dranandaguruge

Ananda Wahihana Palliya Guruge, là một nhà ngoại giao Sri Lanka, học giả Phật giáo và nhà văn. Guruge từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Sri Lanka tại UNESCO, Pháp và Hoa Kỳ trong thời gian từ năm 1985 đến năm 1994 | Ananda Wahihana Palliya Guruge known as Ananda W.P. Guruge, was a Sri Lankan diplomat, Buddhist scholar and writer. Guruge was the former Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary of Sri Lanka to UNESCO, France, and United States during the period from 1985 to 1994.


Trước hết xin tìm hiểu ý nghĩa của đời sống hiện đại. Thật khó cho chúng ta đi tìm một định nghĩa về bản chất của đời sống hiện đại. Có thể nói rằng đặc điểm của đời sống hiện đại là sự kiện thế giới đang thu nhỏ dần, con người trên hành tinh dễ tiếp xúc với nhau hơn, những chướng ngại về truyền thông mau chóng được loại bỏ, con người có thể biết những gì xảy ra khắp nơi trên thế giới trong một thời gian ngắn; và vì thế họ có thể tham gia vào một bình diện lớn hơn của cuộc sống thế giới mà họ từng nghĩ trước đây. Đó là một mặt của đời sống hiện đại. Xét theo lĩnh vực khoa học kỹ thuật, trong nỗ lực chinh phục thiên nhiên, bệnh tật, những trở ngại tự nhiên, con người đã thành tựu những kỳ công khoa học kỹ thuật phức tạp đến mức đáng ngạc nhiên; và đó là một mặt khác của cuộc sống hiện đại. Một phần khác của cuộc sống hiện đại , có lẽ đáng quan ngại hơn là với thế giới trở nên nhỏ hơn, các hàng rào truyền thông được loại bỏ, khoa học kỹ thuật phát triển quá nhanh, chúng ta đang đối đầu với một số vấn đề nghiêm trọng như tranh chấp chính trị, kinh tế, ô nhiễm môi trường, nạn nhân mãn, thiếu năng lượng và sử dụng bừa bãi các tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra còn những vấn đề khác có thể được gọi một cách đơn giản là “sống còn”.

Nền văn minh hiện đại có thể sống còn hay không?

Với câu hỏi này, người ta có thể thêm vào mặt đạo đức và luân lý và hỏi: Trong quá trình hiện đại hóa và chinh phục thiên nhiên, chúng ta đã xa rời khả năng chinh phục bản thân đến mức nào? Đấu tranh để sinh tồn còn có nghĩa là con người hiện đại đã trở nên nô lệ cho sự ích kỷ, cho dục vọng của bản thân hay còn có ý nghĩa nào khác? Chúng ta đã đánh mất tất cả những giá trị của con người như mối quan hệ giữa các cá nhân, sự quan tâm đến lợi ích của những người xung quanh, tinh thần phục vụ mọi người một cách vị tha; chúng ta có đánh mất những điều đó hay không?

Vì thế khi nghĩ đến đời sống hiện đại, người ta có thể cảm thấy lạc quan nhưng đồng thời cũng có nhiều bi quan. Người ta có thể rất bằng lòng với cuộc sống hiện nay, ở vào lúc mà có lẽ không có gì con người không thể chinh phục được. Có thể còn có một số bệnh tật đang thách thức con người, còn có một số nơi trong vũ trụ mà con người muốn khám phá, nhưng còn thiếu kỹ thuật để đạt được mục đích; nhưng những điều này đều có thể ở trong tầm với của con người. Với sự lạc quan về khả năng của con người và mặt bi quan về việc chúng ta có thể đã bị mất một cái gì đó trong quá trình đi tới. Chúng ta nên ghi nhớ hai điều này.

Phật giáo:

Phật giáo là gì? Chúng ta hiểu Phật giáo như thế nào? Phật giáo có thể có nhiều nghĩa đối với nhiều người. Đối với một số người, Phật giáo tức là cuộc đời thu nhỏ của Đức Phật và các đại đệ tử của Ngài, tấm gương, kỳ công và vinh quang của một người đã đứng trước nhiều người như một con người và tuyên thuyết một con đường giải thoát. Đây là một loại hình Phật giáo. Có người thì cho rằng Phật giáo là một khối giáo lý đồ sộ chứa đựng lời dạy của Đức Phật. Giáo lý này hiển bày một triết lý sống rất cao cả, sâu sắc, phức hợp và thông thái. Rồi dựa trên những gì Đức Phật đã dạy, đã áp dụng trong thời của Ngài, một nền văn hóa phong phú đã phát triển, lan rộng khắp Á châu và cả thế giới qua 2.500 năm qua, và người Phật tử thuộc mọi tầng lớp trong xã hội với các bối cảnh khác nhau của tất cả các quốc gia trên thế giới đã đóng góp sự lâu bền cho nền văn hóa này. Một số lớn những tông phái và những hệ thống triết học đã hình thành và tất cả đều được biết một cách đúng đắn dưới cái tên gọi là Phật giáo. Rồi lại có một định nghĩa khác về Phật giáo, đó là một loại hình nghi lễ đã phát triển xung quanh giáo lý của Đức Phật và sau cùng đã nâng lên thành một tôn giáo . Dù Đức Phật có ý định hay không, giáo đoàn của Ngài cũng đã trở thành một tôn giáo mà người ta sẵn sàng trung thành, một tôn giáo có nghi lễ, tổ chức, đường lối, tiêu chuẩn riêng để quyết định điều gì đúng điều gì không đúng, đó là một loại Phật giáo khác. Nếu người ta phải tách rời các phương tiện này ra để cố gắng nghiên cứu sự tác động của cái gọi là Phật giáo lên đời sống hiện đại, thì chắc chắn sẽ là công việc rất lớn lao.

Đối với người viết, Phật giáo là tất cả những điều nói trên. Đó là Đức Phật và cuộc đời của Ngài, là giáo lý, là nền văn hóa và lễ nghi được hình thành và liên kết quanh giáo pháp này. Một khi chúng ta coi Phật giáo như một khối lớn những kinh nghiệm con người, được sàng lọc trong một quá trình tốt nhất và được trình bày cho cbúng ta trong một phương pháp thiện xảo để mỗi người có thể lựa chọn phần nào khế hợp với mình, chúng ta sẽ thấy sự độc đáo đáng chú ý của Phật giáo. Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài thường nhấn mạnh ở điểm này. Bạn không cần phải làm một học giả và nghiên cứu tất cả khi bạn nghiên cứu Phật giáo.

Nghiên cứu Phật giáo không giống như nghiên cứu một môn học khác, ví dụ như toán học, ta phải học hết tất cả các định lý và các cách giải thích khác nhau của các loại đề toán. Ở Phật giáo, nếu ta biết những điều căn bản thì ta có thể áp dụng mà không cần phải học một cách chuyên môn như một học giả. Vì vậy, đối với Phật giáo, mỗi người chúng ta sẽ tìm thấy điều gì phù hợp với cuộc sống của mình, phù hợp với tình cảnh của mình.

Một giáo lý không thời gian:

Nhiều người thường tự hỏi rằng tại sao Phật giáo lại được gọi là “Akàlika”, nghĩa là “không thời gian” (timeless), một giáo lý đã hiện hữu trong nhiều thế kỷ qua. Càng thấy những thay đổi xảy ra trong Phật giáo, chúng ta càng thấy rõ Phật giáo đã luôn khế hợp theo mọi nhu cầu của các thời đại, các dân tộc và các cá nhân khác nhau; chúng ta càng thấy rõ rằng Đức Phật đã có thể thiết lập một thông điệp luôn luôn tươi mới. Vì thế nếu Phật giáo được ứng dụng ngày nay và nếu Phật giáo có một vị trí trong đời sống như ngày nay là vì khả năng áp dụng tính vượt thời gian đó, phát sinh từ một hệ thống những giá trị vĩnh cửu. Nói đến đặc tính hiện hữu vĩnh cửu là cách trình bày hay mô tả về nó một cách nghịch lý về một tôn giáo lấy giáo lý chính yếu về sự vô thường (impermanence) làm nền tảng. Đặc tính không thời gian này xuất phát từ sự kiện mọi vật được hiểu là có tính liên tục, nhưng liên tục trong biến đổi, trong một tiến trình thay đổi và biến hóa liên tục. Vì vậy, Phật giáo đã có khả năng thích ứng với mọi thời đại và các nền văn minh khác nhau. Do đó, chúng ta có thể tiếp cận với bất cứ lĩnh vực nào của Phật giáo như một điều phù hợp và có thể áp dụng cho tất cả chúng ta trong đời sống hiện đại này.

Cá nhân

Những nhân tố nào làm cho Phật giáo có giá trị mãi mãi với thời gian? Trước hết đó là sự nhận biết trách nhiệm của cá nhân. Đức Phật là một bậc Thầy tôn giáo nổi tiếng trong lịch sử nhân loại, Ngài đã giải thoát con người ra khỏi tất cả mọi ràng buộc, những ràng buộc siêu nhiên, một Thượng đế, sự sáng tạo vũ trụ, tội lỗi nguyên thủy hay một đặc tính nào khác mà ta đã được di truyền từ một người nào đó (khác với bất cứ điều gì mà chính ta đã làm). Vì vậy, Khi Đức Phật nói rằng mỗi người là chủ nhân ông của chính mình, Ngài tuyên bố một nguyên tắc mà khả năng áp dụng trở nên mạnh hơn khi con người mỗi lúc mỗi tự tin hơn trong việc kiểm soát bản thân và môi trường xung quanh. Vì thế, nếu ngày nay, với khoa học và kỹ thuật phát triển, con người cảm thấy mình đã đến một điểm mà trí tuệ của mình khiến cho mình siêu đẳng hơn vạn vật, hay cho mình có thể giải quyết bất cứ vấn đề nào mà mình đã gặp dù vật chất hay đạo lý hay chính trị hay một tính chất nào khác, thì nguyên tắc con người là chủ của chính mình và chịu trách nhiệm cho chính mình về bất cứ những gì mình đã làm. Nhận ra được điều đó rất quan trọng để tự nhìn lại bản thân mình.Vì vậy, phương cách tiếp cận cơ bản này sẽ giúp cho con người thoát khỏi mọi ràng buộc hoặc tinh thần hoặc có tính chất khác là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo mà nó đã góp phần cho tính không thời gian của tôn giáo này. Khi chúng ta tiến tới với những tiến bộ lớn hơn của con người, sẽ có nhu cầu lớn hơn cho con người khẳng định sự tự chủ của chính mình.

Tự do tư tưởng:

Rồi đến một giáo lý khác cũng không kém phần quan trọng bằng giáo lý về tâm trí rộng mở, sự tự do tư tưởng. Phật giáo không chỉ giải thoát chúng ta khỏi một Trời Thần hay những ràng buộc siêu nhiên mà còn giải thoát con người khỏi mọi giáo điều (dogma). Chúng ta hãy hình dung thời kỳ Đức Phật còn tại thế, đó là một thời đại mà các giáo lý tôn giáo khác nhau đang ở trong bối cảnh sôi nổi, và Ấn Độ của thế kỷ thứ VI trước Tây lịch là một trong những xứ sở hấp dẫn nhất mà mọi người muốn có mặt ở đó. Các vị giáo chủ tôn giáo tuyên bố các loại giáo lý khác nhau hầu lôi kéo được nhiều tín đồ. Ngoài những giáo lý mới này là những giáo phái tôn giáo khác đã cắm rễ sâu ở xứ huyền bí này. Tất cả các giáo phái này đều tuyên bố: “Chúng tôi đã tìm thấy đạo “; “Đây là con đường chân chánh“; “Hãy đến đây các ngươi sẽ được cứu rỗi”. Trong bối cảnh này, Đức Phật đã đến và nói: “Đừng tin tưởng vào những gì kinh sách đạo mình nói. Đừng tin tưởng điều gì vì dựa vào một tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vin vào uy tín và thẩm quyền của một người nào đó. Đừng tin tưởng điều gì vì có được nhiều người nói đi nhắc lại. Hãy tin tưởng vào những gì mà mình đã từng trải, kinh nghiệm, thấy là đúng, thấy có lợi cho mình và người khác“. Đây là một thái độ rất mới mẻ mà người ta có thể tiếp nhận được, mà trong đó mọi người đều thấy rõ quyền tự do mà mình đang tranh đấu để đạt được, quyền tự do suy nghĩ cho chính mình. Và, một lần nữa, đây là một giáo lý hay một nguyên tắc, đã mang đến cho Phật giáo tính chất vượt thời gian; và chính đặc tính này đem lại sự thích hợp của Phật giáo với mọi thời đại khi con người tiến tới phía trước. Trong chế độ phong kiến, lúc trước khi có những tiến bộ hiện tại, chúng ta đã không thể khẳng định quyền tự do tư tưởng của chính mình, thì chính Phật giáo đã trao cho con người cái quyền ấy. Chúng ta chỉ tin là mình chỉ được thuyết phục sau khi tự mình đã xem xét những nguyên tắc, những sự kiện, những giới điều cho phép và không cho phép. Đây là quyền mà chúng ta coi như bất khả xâm phạm. Đây là giáo lý thứ hai mà khả năng áp dụng cho thời đại này cũng như tương lai mai sau sẽ còn mãi.

Vai trò của Phật giáo:

Rồi đến một câu hỏi quan trọng nhất, ngoài sự hỗ trợ cho cái quyền tự do tư tưởng như trên, Phật giáo có nắm giữ vai trò chấn chỉnh đạo đức không? Cùng với câu hỏi này, xuất hiện một vấn đề quan trọng mà tất cả đều quan tâm tới ngày nay. Đó là khi con người đang thực hiện tất cả những tiến bộ này, họ cũng cảm nhận rằng áp lực của đời sống hiện đại, như cạnh tranh để sống còn, ganh đua làm tốt, làm nhiều hơn người khác, thích cuộc sống có thi đua kinh tế, chính trị, văn hóa hay một hình thức nào đó, đã tạo ra sự căng thẳng. Để hóa giải những căng thẳng đó người ta đã đặt ra nhiều phương tiện giải trí và nghỉ ngơi. Kết quả căng thẳng có giảm đôi chút, nhưng người ta mỗi lúc mỗi lạc vào vòng tội lỗi nhiều hơn. Vì có những căng thẳng, người ta đã lao vào những hoạt động tìm quên, và vì những hoạt động này chiếm quá nhiều thời gian, người ta phải bắt kịp với tiến trình sống còn và rồi lại rơi vào một giai đoạn căng thẳng khác tệ hại hơn. Tiến bộ kinh tế càng nhanh, hiểu biết chính trị càng nhiều, người ta càng dùng nhiều loại thuốc an thần để giữ mình làm việc bình thường. Ta phải uống một viên để thức, một viên để ngủ, một viên để xoa dịu tâm trí v.v… Loại hình hiện đại hóa này đã xảy ra, trong khi những căng thẳng của con người đã lên đến mức báo động mà chính họ thấy rằng tất cả những gì họ đạt được đều trở nên vô dụng. Thêm vào những căng thẳng này là một góc độ khác mà con người đối phó, là sự nhàm chán; vì ngày nay ta có nhiều thời giờ rảnh rỗi, kết quả của sự thoát khỏi việc làm đơn điệu. Vì vậy, với sự căng thẳng ở một bên, bên kia là nhàm chán, những điều phức tạp khác xuất hiện làm cho con người thật sự bất an. Ngày nay, người ta có thể hỏi: Chúng ta đang ở đâu trong tình trạng mà mọi người cuối cùng đều nhận ra rằng đã đánh mất một cái gì đó trong đời sống, dù có tất cả mọi thứ mà họ có thể đạt được? Lỗi này là của ai? Chúng ta có nên buộc tội khoa học kỹ thuật không? hay các chế độ chính trị? Hay buộc tội các chính sách kinh tế mà mình đã và đang thừa hưởng? Hay chúng ta tự buộc tội ngay chính mình?

* Ta phải chịu trách nhiệm:

Trở lại cách nhìn vấn đề của chính đạo Phật, ta sẽ nói ta phải buộc tội ngay chính mình. Vì bất cứ điều gì đã sai lầm, ta phải chịu trách nhiệm, ta là chủ nhân của chính ta. Ta đã để cho vấn đề cho nó tuột khỏi tay mình. Buộc tội người khác là điều dễ dàng, khi nói: “Anh đã bỏ lỡ một cơ hội. Nó đã vuột khỏi tay anh”. Nhưng như thế có giúp gì được chăng? Sự vĩ đại của Phật giáo là ở chỗ nó không ngừng lại sau khi đặt trách nhiệm lên bạn, Phật giáo không nói: “Thế đó, chúng tôi đã tìm ra thủ phạm”; Phật giáo chỉ nói: “Đây là một số điều có thể làm được”. Nếu người ta đi một vòng quan sát các tôn giáo, tâm lý học, thần học, với các biện pháp khác nhau được hình thành để cứu giúp con người hay chữa cho con người khỏi căng thẳng và nhàm chán, người ta sẽ thấy có nhiều phương pháp, nhưng không có phương pháp nào không tốn tiền và thực dụng bằng một số phương pháp đơn giản mà Đức Phật đã đưa ra. Người ta sẽ hỏi: Như thế có phải một khi ta trở thành tín đồ Phật giáo, ta sẽ thoát khỏi căng thẳng và nhàm chán của đời sống hiện tại? Sẽ rất khó trả lời câu hỏi này, vì không phải ai cũng trở thành Phật tử.

* Trở về với Phật giáo:

Không có ai được gọi là phật tử, vì Phật giáo không phải là một trong những triết học hay lối sống hay tôn giáo đó, chúng ta dùng danh từ “tôn giáo” vì không có sự phân loại nào khác để Phật giáo có thể được đặt gọn vào, do đó không cần phải có một nhãn hiệu. Trong thời của Đức Phật, người ta đến với Ngài và nếu họ hài lòng với Ngài, họ sẽ nói: “Con muốn trở về với Ngài, trở về với lời dạy của Ngài và trở về với Tăng đoàn của Ngài, với cộng đồng và với những đệ tử đi theo lối sống này”. Ngay cả hiện tại cũng thế, đó là tất cả những gì cần thiết cho bất cứ ai gọi mình là Phật tử. Như vậy sau khi đã biết rằng những gì Đức Phật dạy là thích hợp với những vấn đề đời sống của mình và cảm thấy rằng trong đó có một lối sống mà mình có thể ứng dụng và đem lại lợi ích cho mình, người nào quy y với Phật, Pháp và Tăng với niềm tin như vậy thì họ sẽ trở thành người Phật tử mà không cần mộ lễ nghi nào, không một loại hình thức nào, không đăng ký, không thể lệ nào để phải làm theo. Vì vậy mà, F.L Woodword, một trong những dịch giả nổi tiếng về những lời dạy của Đức Phật, đã từng nói Phật giáo là “tôn giáo tự mình làm lấy” (a do it yourself religion). Trong tôn giáo tự làm này không cần tên gọi mình là người Phật tử, có nguyên tắc hay các giới luật mà ta phải làm theo để trở thành người Phật tử hay không? Ta có phải sống theo lối sống mà Đức Phật đã dạy không?

Điều tối quan trọng ngày nay là có thể có hàng ngàn người chưa bao giờ bước đến một ngôi chùa Phật giáo nào, chưa bao giờ tham gia vào một lễ nghi nào của Phật giáo, nhưng đã nhận biết trong tâm họ cái giá trị bức thông điệp của Đức Phật và đã sống theo những lời dạy ấy. Trên thực tế, chúng ta thấy đại đa số các dân tộc trên thế giới đã quy ngưỡng Đức Phật vì lý do này hay lý do khác. Đây là một trong những điều đáng chú ý nhất mà người ta có thể xem gần như là một phép lạ.

Một lối sống:

Lối sống mà Đức Phật đã dạy rất đơn giản, đối với người tại gia, chỉ áp dụng năm nguyên tắc sống: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu, đây là một bảng nguyên tắc thật sự rất đơn giản. Nhưng lối sống của Phật giáo, con đường mà Đức Phật đã mô tả không ngừng lại ở luật tắc này. Lời dạy đó được đơn giản hóa theo một cách mà ai cũng có thể hiểu được và làm được là bố thí (dàna), trì giới (sila) và thiền định (bhàvana).

Bố thí (dàna) là cho người khác một cách rộng rãi. Rất quan trọng cho một Phật tử thực hành bố thí này như một hạnh đầu tiên phải làm để đi vào con đường chân chánh, vì cho người khác là một hành động hy sinh. Có khả năng cho ra một cái gì là sửa soạn tâm trí trọn vẹn để từ bỏ vật sở hữu của mình, cái mình yêu quý, cái mình đã buộc dính vào. Do đó, ta đối mặt với một trong những nguyên nhân lớn nhất là dục vọng và tham lam. Thật là hấp dẫn khi ta thấy lối sống này được hướng dẫn theo cách thức mà khi áp dụng từng bước một, ta sẽ loại bỏ được một số nhược điểm và cá tính con người vốn đã tạo ra sự căng thẳng và nhàm chán quấy nhiễu chúng ta hàng ngày. Thái độ rộng lượng, bao dung với người khác là liều thuốc chống dục vọng, tham lam, keo kiệt, và ích kỷ.

Trì giới (Sila) là giữ một số luật tắc đạo đức và luân lý. Đức Phật biết rõ là người ta không thể đặt những điều lệ hay kỷ luật cho mọi người theo cùng một phương cách. Vì vậy chỉ có một số luật tắc cho người tại gia. Có thêm một ít điều khác cho những người muốn sống ở tự viện trở thành người xuất gia, những người tự nguyện đi theo con đường nghiêm khắc của luật tắc và thanh tịnh hóa. Vì thế trì giới là một sự thực hành dần dần để mỗi người chọn theo khả năng hiện tại của bản thân.

Cuối cùng là Thiền định (Bhàvana), hay luyện tập tâm trí. Bhàvana có nghĩa nguyên thủy là phát triển, sự phát triển thêm trí tuệ. Đức Phật cho rằng mọi sự đều phát nguồn từ tâm trí của con người, và Ngài là một trong những người đầu tiên phát biểu về điều này. Hiến chương của Liên Hiệp Quốc mở đầu với câu “Vì chiến tranh bắt đầu từ trong tâm trí của con người, cũng từ trong tâm trí con người mà sự bảo vệ hòa bình được thiết lập“. Câu này phản ánh đúng theo tinh thần lời dạy đầu tiên của Phật trong kinh Pháp Cú: “Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác“. Một tâm trí có thể được kiểm soát bởi ý chí, một tâm trì không chạy theo ngoại cảnh để đưa đến sự căng thẳng và nhàm chán; ngược lại luôn được tỉnh thức, luôn tự phát triển, luôn tự khám phá, một tâm trí như thế là kho báu lớn nhất của con người.

Chúng ta không có gì ngạc nhiên khi thấy trong các quốc gia phát triển khoa học kỹ thuật cao nhất có một nhu cầu gần như cuồng nhiệt là luyện tập đủ các loại thiền định. Ai thuyết giảng điều gì, triết lý gì, kỹ thuật nào được chấp nhận không phải là vấn đề quan trọng. Sự thật là người ta bắt đầu nhận ra rằng mỗi lúc chiêm nghiệm trong yên tĩnh, mỗi lúc tư duy sâu lắng, mỗi lúc tâm trí vận động có sự kiểm soát đúng, có hướng dẫn đúng, là một điều thiết yếu cho cách sống tốt của con người.

Hai ngàn năm trăm năm trước đây, Đức Phật cũng dạy như thế và nếu không có gì khác mà con người ngày nay cần , cái mà con người cần chính là sự yên tĩnh ở tâm hồn. Con người muốn thoát ra mọi sự căng thẳng của mình và nỗ lực chống lại sự nhàm chán và chúng ta thấy sự giải đáp trong Phật giáo đặc biệt là ba con đường đạo đã nói: bố thí, trì giới và thiền định.

Hãy xét nguyên tắc hay sự bắt đầu của Đức Phật. Chúng ta đã nghe nhiều người đi từ cảnh nghèo đến giàu sang, nhưng đây là trường hợp của một người đi từ chỗ giàu sang đến chỗ nghèo, ta có thể nói là để tìm sự yên tĩnh cho tâm trí, điều an lạc lớn nhất của con người. Kết quả người đó đã tìm lại được chính mình, rồi dạy những khác rằng nhược điểm lớn nhất là sự ràng buộc với những sự vật vô thường và đó là đầu mối của mọi rắc rối và khổ đau.

Lời kết:

Dù chúng ta quyết định thế nào về việc đạt được mục đích có một điều mà chúng ta không thể thoát khỏi, chúng ta không thể chối bỏ sự kiện tất cả những phát triển hiện đại không mang lại điều gì ngoài sự bất an và sự đấu tranh không ngừng nghỉ của con người, Phật giáo đã cống hiến một số phương pháp rất đơn giản và rất hữu hiệu để hóa giải những điều đó. Vì vậy, người viết thấy rằng Phật giáo có một vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta, một vai trò mà trong đó chúng ta, những người Phật tử, tham dự một phần quan trọng vào đời sống xã hội. Bổn phận của chúng ta là chia sẻ những kinh nghiệm, những hiểu biết của mình với càng nhiều người càng tốt để cuối cùng tất cả chúng ta thấy được bức thông điệp của Đức Phật dành cho chúng sinh tiếp tục đến với loài người trên khắp năm châu bốn bể.

Trích dịch từ “Buddhism in Modern Life” trong quyển “Parents and Children, Key to Happiness“, trang 158-164. Xuất bản tại Singapore, tháng 11/1994.


Buddhism in Modern Life

 

The topic as it stands has several parts to it: What is modern life? What is Buddhism? And what role has Buddhism to play in modem life? Modem life in itself is very difficult to define. One might say that modem life is characterized by the fact that the world is getting smaller; that people are having greater access to each other; that communication barriers are fast disappearing; that it is possible for one to know what happens everywhere in the world within a short time, and thereby pen-nits participation in the life of a larger cross-section of the world than one could have ever imagined. That would be one aspect of modern life. Related to that would be modern life understood in terms of science and technology. Man in his attempt to conquer nature, disease, natural barriers, has performed certain feats of a technological complexity which are quite mind boggling. That is another aspect of modem life. A third, perhaps a more disturbing aspect of modern life, is that with the world getting closer, communication barriers breaking away, and scientific and technological advance becoming so rapid, we have come face to face with several problems in terms of economic and political rivalry, pollution, population explosion, scarcity of resources and the indiscriminate use of resources that might not be replaced. With these come a host of other issues which can be plainly labelled as “survival.”

Can Modem Civilization Survive?

To this one may add also a moral dimension – an ethical question – and ask: “To what extent, in the process of modernization and conquering nature, have we deviated from the ability to conquer ourselves? Has the struggle for survival meant that the modem man has become a slave to selfishness, bound by his own desires and his whims? Have we lost all the things of very special value to human beings such as inter-personal relations, the anxiety to look after the well-being of others, the spirit of being of selfless service to others? Have we lost these?”

So when one thinks of modern life one can think in terms of a great degree of optimism and, at the same time, an equal degree of pessimism. One can be so pleased that we live today at a time when there seems to be nothing that man cannot conquer. Maybe, there are still some diseases that challenge him. Maybe, there are still certain places in the universe where man would like to be, and still he has not developed his technology to be there. But it appears as if all these are within reach of man. With this optimism about man’s capacity, comes the pessimistic aspect that we have, in the process, lost something. Let us keep both of these in mind.

Buddhism

Then let us look at what Buddhism is. What do we understand by Buddhism? It can mean many things to many people. To someone it can be only life of the Buddha; the example that the Buddha and his immediate disciples set -that glorious feat of a man, who stood before men as a man and declared a path of deliverance. This is one kind of Buddhism. To another, Buddhism would mean the massive doctrine as recorded in the Buddhist literature, which indeed is voluminous and contains several thousand pages recording the words of the Buddha. And in it is described a very lofty, abstruse, complex and learned philosophy of life. Then based on whatever the Buddha taught, whatever the practices current at the time of the Buddha, there has grown a very rich culture, a culture which has extended to all ‘ parts of Asia for over 2500 years, and to which people from various walks of life with various backgrounds from all these countries have made a lasting contribution. A large number of sects or schools or philosophical systems have evolved and all of them, quite rightly, go under the name of Buddhism. Then comes another definition of Buddhism and that is the kind of ritual that has grown around the doctrine of the Buddha as a result of his teachings and the way of life preached by him, becoming a religion. Whether the Buddha intended it or not, his teachings became a religion, a religion to which people were prepared to hold allegiance and which has its own ritual, organization, and ways or criteria for deciding what is properly done or what is improperly done. Now that is another kind of Buddhism. If one were to take each of these aspects separately, and try to examine the impact of what he would call Buddhism on modern life, it would certainly be an enormous task.

To me Buddhism is all these. It is the Buddha and his life, the doctrine, the culture that evolves around it, and the ritual that is connected with it. Once we take this to be one large body of human experiences, distilled in the finest form and presented to us in such a manner that each one of us could select that part which appeals to us, we begin to see the remarkable uniqueness of Buddhism. During the days of the Buddha himself he used to emphasize this point. One need not be a scholar and learn everything. Buddhism is not like studying a subject like mathematics where you have to learn all your theorems and different methods of working out the various types of problems. If you know the fundamentals, the basis, a scholarly detailed study is not an important precursor to practice. So out of this vast Buddhist culture, religion, or literature, or the vast body of experiences that come to us as Buddhism, each one of us would find that which is relevant to our life, to our type of problems.

A Timeless Doctrine

I have often wondered how Buddhism came to be called ‘Akalika” which means “timeless” – that it exists for all time. The more I see the changes that have taken place in Buddhist culture or religion, the more I see how it keeps on adjusting to the needs of different eras, populations, individuals, the more I see that it has been possible for the Buddha to evolve a message that would remain eternally fresh. So if Buddhism has an application today and if Buddhism has a place in modem fife, it is because of that timeless relevance, emanating from a set of eternal values. To talk of a characteristic of being eternal is a very paradoxical way of presenting or describing a religion which has the principle doctrine of impermanence at the bottom of it. the characteristic of timelessness comes from the fact that it had understood that everything continues, but continues in a flux, in a process of continuing change and evolution. Thus Buddhism was able to adjust to different times and civilizations. We can therefore without any hesitation approach any aspect of Buddhism as something relevant and applicable to us today.

What are these elements that make Buddhism timeless? Let me take just a few of them. First of these would be the recognition of the responsibility of the individual. the Buddha is one of the most remarkable religious teachers who emancipated man from all bonds – bonds of supernatural ties, a Godhead, a creation, sin Of- any other characteristic inherited from anyone else (rather than what you yourself have done). So when the Buddha says that each person is his own master, he promulgates a principle whose applicability becomes stronger as man begins to get more and more confidence in the control of himself and the environment. So if, today, with scientific and technological development, man feels that he has come to a point where his own intellect makes him superior to anybody else or allows him able to solve any problem that he has, whether physical or ethical or political or whatever, would not the principle that man is the master of himself – that he has to be responsible to himself because whatever he does he inherits – become one of the most important ways of looking at himself?

So this fundamental approach to making man free from all bondages, spiritual and otherwise, is one of those very important doctrines of Buddhism that have contributed to its timelessness. As we advance, as greater progress is made by man, there will be the greater need for him to assert that he is the master of himself. The more he asserts himself to be the master of himself, the more is he reiterating the Buddha’s own statement: ‘Atta hi attano natho.”

Freedom of Thought

Then comes another equally important doctrine. The doctrine of open-mindedness – the liberty of thinking. Buddhism not only frees us from a Godhead or super natural tie but also liberates mankind from dogma. Let us visualize the time when the Buddha was preaching. It was a time when various religious teachings were in a ferment and India of the 6th century B. C. was one of the most interesting places to be. Religious teachers propounding various types of doctrines were vying with each other to have more and more converts. Besides these new teachings, there were religious systems that were deep rooted. In all these religious systems, the theory was: “We have found a way.” This is the correct path.” “You come, you will be saved.” Into their midst comes the Buddha who says: “Do not believe what your book says. Do not believe what your teachers would say. Do not believe what your tradition says. Do not take anything merely because it comes to you with the authority of somebody else. Make it a personal experience. Think for yourself. Be convinced. And once you are convinced act accordingly.” Now this was a very refreshing manner in which man was given one of the greatest freedoms that he is fighting for, the freedom to think for himself. If under feudalism, before the present advances were made, we were not able to assert so much of our light to think for ourselves, as these advances take place we will be asserting that right more and more. We will be wanting to feel that we are convinced, after our own investigations, after we have been able to go through the principles, the facts, the pros and cons. This we consider an inviolable right This is the second doctrine, whose applicability to modern times, and future times, would continue.

Role of Buddhism

Then comes the most important question – apart from supporting what man will want to assert for himself today and in the future, has Buddhism a corrective role to play? With this question comes the most important aspect to which all of us should pay a fair amount of attention today. While man is making all these advances, we also find that the pressure of modern life – the rivalry for survival, the rivalry for doing better than the other, the desire to live a life of competition economically, politically, culturally, or in whatever form – has brought tensions. In order to relieve these tensions man has evolved more and more recreations and relaxations. They apparently result in slight relaxation of the tensions but seem to take people more and more into a vicious circle. Because of the tensions one engages oneself in a variety of escapist activities, and because these escapist activities take too much time, one has to catch up with the process of survival, only to oneself in a worse period of tremendous tension. The greater the economic progress, the greater the political enlightenment, the more the people need sedatives and tranquilizers to keep themselves doing their normal duties. You have to take one pill to keep awake, one pill to sleep, one pill to relax and so on. This kind of modernization that has come in, wherein man’s tensions have mounted to a point where he finds that all that he has gained is of no use, is a very serious situation. In addition to these tensions comes another facet wherein, with the greater amount of leisure that man gets today as a result of freedom from work drudgery, he has another problem to cope with – that is, boredom. So with tension on one side, boredom on the other, comes a variety of other complications which make many people really unhappy. Today one may ask the question: Are we in a situation where people are really happy or are we in a situation where people at last have realized that in spite of all that they could gain, they have lost something in the form of some fundamental aspects of life? Who is to be blamed? Are we to blame science? Are we to blame technology? Are we to blame the political systems? Are we to blame the economic system that we have inherited or we have developed? Or are we to blame ourselves?

You are your own Master

Going back to the Buddha’s own way of looking at the problem you will say, you hold the reins of life in your hands. Because whatever has gone wrong you are responsible, you are your own master. You have let it go – allowed it away out of your hands. It is easy to blame a person, saying “You have let an opportunity pass. It has slipped away from your hands!” But does that help? The greatness of Buddhism lies in the fact that it does not stop after placing the responsibility on you, it does not say “Now that is it. We have now found the culprit.” It proceeds to the next stage of saying: “Here are a few things that could be done.”

If one were to go around looking at the various types of religious, psychiatric, psychological measures that have been evolved in order to save man or to cure man from tension on one side and boredom on the other side, you would find that there are many but not one as inexpensive and as practical as some of the very simple directions that Buddhism offers. One would ask the question – does this mean that once you become a Buddhist you would be freed from the tension and boredom of modern life? To answer that question is very difficult because no one becomes a Buddhist. There is no one who is to be labelled as a Buddhist. Because Buddhism is not one of those philosophies or ways of life or religions – I use the word religion because there is no other classification to which it can be put squarely – wherein there is a need to have a label. During the days of the Buddha, people went to him, listened to him and if they were pleased with him they would say, I take refuge in you, I take refuge in your teachings, I take refuge in the Sangha, the community, the disciples who are following this way of life.” Even today that is all that is needed for anybody to call himself a Buddhist. Having been convinced that what the Buddha has taught has some relevance to one’s life problems, one feels that it is a way of life that could be followed with profit, by taking refuge in the Buddha, the Dhamma and the Sangha. With this inner conviction he becomes a Buddhist with absolutely no ceremony, no ritual of any kind, no registration, no other legal requirements. It is what F.L. Woodword, one of the finest translators of the words of Buddha, calls “a do-it-yourself religion.”

What is very significant today is that there may be thousands of people who have never gone into a Buddhist temple, never got into the ritualistic set-up which has evolved in the Buddhist countries, but who in their own heart have seen the validity of the message of the Buddha and who are leading a life according to the tenets of Buddhism. In fact, we are finding that a vast majority of the world’s population hold allegiance to the Buddha for one reason or another. This is one of the most remarkable things that one would regard as almost a miracle.

A Way of Life

The way of life the Buddha preached was very simple. To the layman it consisted of just five simple precepts: do not kill, do not steal, do not engage in sexual pleasures through wrong means, do not lie, do not take intoxicants – a very simple set of precepts indeed. But the Buddhist way of life, the way the Buddha described does not end with this kind of precepts. Simplified in a manner that anyone could understand, there are three things that each person is expected to do, namely (using the Pali words because most of you are familiar with them) Dana, Sila and Bhavana. Dana would mean liberality, generosity – the act of giving. It is very important that Buddhism begins with Dana as the first virtuous act which one should engage in, in order to put himself on the correct path, because giving is an act of sacrifice. To be able to give something is to prepare your mind fully to give up something that you have, something you treasure, something to which you are attached. Thereby you counter one of the biggest causes of all the problems which, again in Pali, is called Lobha or desire or greed. It is very interesting to see how the way of life is presented to us in a manner that in following it step by step we get rid of some of the human weaknesses and characteristics that cause tension, and the boredom that is bothering most of us today. Liberality is to counteract desires, the greediness, the clinging nature.

Then Sila is adherence to certain precepts, or ethical or moral conduct. Buddha was fully aware of the fact that one could not set rules and regulations for everybody in the same manner. So there are a few rules for the lay people. There are a few more for those who want to enter into a committed religious life, and still more for monks, who have committed themselves to adhere to a very strict path of discipline and purification. So the Sila is a graduated thing, so that each person picks up that which he is able to follow for the present.

In Sila, or moral conduct or the ethical teachings of the Buddha, we come back to this original doctrine: they are not commandments, they are not prescribed from above, they are not prescribed by the Buddha as commandments to obey. Each one of the precepts, which we, as Buddhists, take, is a promise unto ourselves of our own freewill. And the way they are worded is I take upon myself the discipline of not killing”, I take upon myself the discipline of not stealing” and so on, because I am the master of my own destiny and it is I who should decide which kind of life I should lead. The Buddha as a guide had shown certain fundamental weaknesses, or faults, that one should try to avoid. The second cause of most of the problems we have is our animosity, or hatred to others. In Pali we say Dosa. Sila is one of those antidotes for this second cause of all our weaknesses. When we follow Sila we control, or rather we completely eliminate the cause of hatred. The Buddha was one of those who were very conscious of the many effects of hatred. He had seen people ruining themselves as a result of hatred. That is what made it possible for him to state very categorically that hatred never ceases by hatred, that the more you hate, the worse it becomes. You hate me, I hate you: I hate you more, you hate me more and the hatred keeps on increasing to a point where both you and I burn ourselves in our mutual hatred, and to the Buddha the only way to solve it is that one party must stop. Because without one party, or better still both parties, trying to conquer hatred with friendship, hatred with non-hatred, this sequence of hatred would never cease. One way of dealing with it is based on the entire doctrine of the virtuous life of Buddhism. Because a virtuous life is attacking the second cause of our weaknesses, namely hatred, we have in Buddhism a most interesting, and again a timeless doctrine, of loving kindness. Loving kindness, which is the cornerstone of Buddhism, (the foundation on which the Buddhist doctrine is built) has not been taken by the Buddha as merely a simple ethical principle. He had analysed the principle of loving kindness into sublime life.

Then comes Karuna – compassion. Compassion is more easily generated. You see somebody in trouble, you see somebody who needs your help, your heart moves towards that person and you rush to help him. That quality of rushing to somebody’s help ~ feeling sorry for the other who is suffering, that is another aspect of loving kindness.

Then comes a third aspect of it which is more difficult to practise, and that requires tremendous love and pains, that is called Mudita that is, to share in others’ happiness – to wipe out from your mind all traces of jealousy and envy, so that you enjoy the well-being of the other person, your neighbour, even your enemy.

Last of all comes the fourth aspect of loving kindness and that is total equanimity, Upekkha. You have no friends, no enemies, no one higher, no one lower. You have absolutely no distinctions between one person and another, and you are totally merged in a kind of unity with all beings, all things, all situations. So once you are able to live a life in which all these four characteristics govern your actions, there is no place for hatred, there is no place for rivalry, there is no place for competition. So this second principle of Sila looks after this set of troubles that we would have.

Last of all comes the most significant, and the one to which you will be preparing to proceed immediately after this, that is Bhavana – meditation. Bhavana means the training of the mind. The word itself etymologically means development – a further development of the mind. The Buddha believed, and he is one of the earliest to state it in that manner, that everything emanates from the man’s mind. The organization that I represent has as the preamble to its Constitution “As wars begin in the minds of men, it is in the minds of men that the defences of peace must be constructed.” And that reflects the first line of the first verse of the Dhammapada. A pure mind, a trained mind, a well-developed mind, a mind that can be controlled at will, a mind that does not go on to subjects that are conducive to tension and boredom, but keeps alert, keeps on developing itself, discovering itself and within itself the secret of life, the problems of life and the reality of life, is man’s greatest treasure.

I am not surprised today that there is almost a craze, in the highly technologically developed part of the world, for all types of meditation. It makes no difference who preaches what, or what philosophy or technique is adopted. But the fact remains that the people are beginning to realize that a moment of quiet contemplation, a moment of deep penetrative thinking, a moment of well-directed properly controlled functioning of the mind, is an essential thing for the well-being of Man.

Two thousand five hundred years ago the Buddha taught exactly the same way. And if there is nothing else that the man of today needs, he needs peace of mind. He wants to get away from his tensions and battle against boredom. And I see the answer in Buddhism, particularly in the three-fold path of Dana, Sila, Bhavana.

Look at the Buddha’s own principle as the basis or beginning of his religious life. We hear of so many people who go from rags to riches but here was the case of a man who went from riches to rags, in search of, we may say, peace of mind – that greatest of blessings. As a result, he saw for himself, then taught to others, that the great handicap, the source of all trouble, is attachment.

So, if somebody were to come today and say: I can take you straight to Nibbana this very minute,” I think most of us will have lots of excuses to give. Someone will say, can’t I wait till my daughter gets married?” Another might say, can’t I wait till this World Fellowship of Buddhists General Conference is over?” can’t I wait till I have finished my assignment in Bangkok?” We have our own preferred times when it comes to the ultimate goal.

Whatever be our decision as to reaching this goal, there is a point at which we have no escape. We cannot deny the fact that all modern developments have nothing to offer but insecurity and competitiveness as well as tensions and boredom associated with them. Buddhism offers a few very simple and very efficacious methods to combat that. And with this I feel that Buddhism has a role to play in our life and a role in which we, from the Buddhist countries, have an important part to play. It is our responsibility to share our thinking, our knowledge, and our experience, with as many as possible, so that ultimately we all see that the message of the Buddha, which is meant for the good of mankind, continues to reach mankind in every nook and corner of the world.

Share.
Leave A Reply

Exit mobile version