Giáo Pháp
Chú Trọng Thực Hành
Th.23 Pháp để thoát khổ chứ không phải để chấp chặt
Đoạn này giải thích rằng Pháp – giáo pháp, hành trì và kết quả chứng đắc – là để vượt qua ‘bờ-bên kia’, tức Niết-bàn, vượt thoát khổ, chứ không phải để bám chặt theo hay chấp trước giáo điều. Pháp cần có để tu tập chứ không phải để bám chặt.
Này chư tỳ-kheo, Pháp mà Ta chỉ cho các ông ví như chiếc bè để vượt qua sông chứ không phải để giữ chặt lấy. Hãy nghe và khéo tác ý… Như một người đang đi trên con đường cái, gặp một con sông lớn, bờ bên này nguy hiểm và đáng sợ, bờ bên kia an ổn và không đáng sợ. Nhưng không có thuyền hay cầu để vượt bờ này sang đến bờ kia. Người đó suy nghĩ: ‘Hay là ta thu lượm cỏ, cây, nhánh, lá…?’ Rồi người ấy kết buộc cỏ, cây, nhánh, lá thu lượm được lại thành một chiếc bè, nương chiếc bè này, nỗ lực bằng cả tay chân, an toàn vượt sang bờ bên kia. Sang đến bờ bên kia rồi, người đó suy nghĩ: ‘Chiếc bè này có nhiều lợi ích cho ta. Ta đã an toàn vượt qua bờ bên kia là nhờ nó, với nỗ lực bằng cả tay chân. Vậy ta nên đội chiếc bè này trên đầu, hoặc vác nó trên vai, và đi đến chỗ nào ta muốn?’ Này các tỳ-kheo, nếu người đó làm như vậy, có làm đúng với sở dụng của chiếc bè chăng?… Và người đó phải làm thế nào cho đúng sở dụng của chiếc bè?
Này các tỳ-kheo, người đó sau khi vượt qua bờ bên kia, có thể suy nghĩ: ‘Chiếc bè này có nhiều lợi ích cho ta. Ta đã an toàn vượt qua bờ bên kia là nhờ nó, với nỗ lực bằng cả tay chân. Giờ ta có thể kéo chiếc bè này lên bờ đất khô, hoặc nhận chìm xuống nước, rồi đi đến nơi nào ta muốn?’ Người đó làm như vậy là làm đúng sở dụng của chiếc bè ấy. Cũng vậy, này các tỳ-kheo, Pháp mà Ta chỉ cho các ông ví như chiếc bè để vượt qua sông chứ không phải để giữ chặt lấy… Chánh pháp còn phải xả với những ai đã biết. Huống nữa là phi pháp?
Alagaddūpama Sutta: Majjhima-nikāya I.134–135, dịch Anh P.D.P.
The teachings as having
a practical focus
Th.23 The Dhamma is for crossing over but not for clinging to
This passage explains that the Dhamma – Buddhist teachings, practices and the states of mind they lead to – are to reach the ‘further shore’ that is nirvana, beyond suffering, and are not to be clung to with attachment and dogmatism. One needs to cultivate good states of mind without attachment to them.
Monks, I will show you how the Dhamma is comparable to a raft, being for the purpose of crossing over but not for the purpose of grasping. Listen to it and bear it in mind well. Just as a man who has come to the highway would see a large stretch of water, (of which) the near shore is insecure and fearful, and the further shore secure and without fear. There is no ship, boat or bridge to cross over from the near shore to the further shore. It occurs to him thus: ‘What if I build a raft by collecting grass, sticks, branches and creeper?’ So he built a raft by collecting grass, sticks, branches and creepers and, making effort with hands and feet, reached the other shore safely. Then to the one who has crossed over this thought occurred: ‘This raft was of great service to me. I safely crossed over to the other shore depending on it, putting forth effort with my hands and feet. What if I mount it on my head or haul it on my back and go where I like?’ Monks, is he doing the right thing if he does so with the raft? And doing what, will he be doing the right thing with the raft?
Monks, to the man who has crossed over this thought might occur: ‘This raft was of great service to me, I safely crossed over to the other shore depending on it and putting forth effort with my hands and feet. What if I pulled it up to dry ground, or sunk it in the water and go where I like?’ A man doing that would be doing the right thing. Just so, monks, my Dhamma is comparable to a raft, for the purpose of crossing over and not for grasping hold of. Even good states should be let go of by those who understand. How much so bad states?
Alagaddūpama Sutta: Majjhima-nikāya I.134–135, trans. P.D.P.
_________________________
THỈNH SÁCH
PHẬT ĐIỂN PHỔ THÔNG
DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT
Chủ Biên:
LÊ MẠNH THÁT | TUỆ SỸ