Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn dạy Mãn Từ Tử (Pūrṇa Maitrāyanīputra) rằng, ‘Nếu Bồ-tát ma-ha-tát muốn chứng đắc vô thượng chánh đẳng bồ-đề, thì lúc sơ phát tâm cần phải suy nghĩ như thế này, “Nhất thiết sự vật mà tôi sở hữu, dù là thân hay là tâm, thì trước hết tôi phải làm lợi ích cho mọi loài, khiến cho tất cả sở nguyện của chúng ta được tròn đầy.”
Như người nô bộc thầm nghĩ, “bất cứ lúc nào tôi đi đứng, ngồi hay nằm, thảy đều làm vì chủ, ta không tự ý mà làm tùy tiện. Khi muốn ra khỏi nhà để đi đến chợ, trước phải hỏi chủ rồi mới đi. Ăn uống thứ gì, phải được chủ cho phép mới dùng. Bất cứ làm gì đều phải làm theo ý chủ muốn.” Cũng vậy, Bồ-tát ma-ha-tát muốn chứng đắc vô thượng chánh đẳng bồ-đề, cần phải suy nghĩ như vậy, “Bất cứ thứ gì mà ta sở hữu dù thân hay tâm, ta không thể động dụng tùy tiện, mà làm bất cứ sự nghiệp gì chỉ tùy theo lợi ích của chúng sinh. Tất cả phải được hướng đến thành tựu cứu cánh ấy.” Do vậy, Bồ-tát ma-ha-tát y chỉ tinh tấn ba-la-mật, không rời tinh tấn ba-la-mật này, thệ nguyện vì chúng sinh mà làm những gì cần làm. Các Bồ-tát ma-ha-tát đều an trụ trong tinh tấn ba-la-mật như vậy.
Ví dụ như, một con ngựa quý khi được người cưỡi, nó nghĩ rằng, “Ta không nên làm cho thân của người cưỡi bị dao động, mệt mỏi, nhọc nhằn, hoặc làm hư hỏng yên cương. Cho dù ra có xoay mình đi hay đứng, nhanh hay chậm, tùy theo người cưỡi, hộ trì người cưỡi, không để vì ta mà người ấy nổi giận, cũng như những điều sau quấy khác.” Cũng vậy, các Bồ-tát ma-ha-tát thực hành tinh tấn ba-la-mật không làm theo sở dục của mình, mà làm bất cứ điều gì đều làm lợi ích tùy theo ý hướng mong cầu của chúng sinh, hộ trì chúng sinh; không khiến cho phiền não ác nghiệp khởi lên trong chính bản thân. Chúng sinh thoạt đầu tuy vô ân đối với các Bồ-tát ma-ha-tát, nhưng các Bồ-tát không nghĩ đến chúng trả ân, duy chỉ vì chúng sinh mà thành toàn mọi sự nghiệp. Các Bồ-tát ma-ha-tát như vậy thành tựu tinh tấn ba-la-mật, hộ trì tâm chúng sinh, động chuyển tùy theo ý chúng sinh, để làm mọi thứ tăng ích và an lạc cho chúng sinh. Bồ-tát như vậy nhiếp thọ tinh tấn ba-la-mật, làm những việc lợi ích, an lạc cho chúng sinh, như là làm các sự nghiệp cho chính mình không hề mệt mỏi. Như vậy chư Bồ-tát an trụ trong tinh tấn ba-la-mật. – Mahā-Prajñāpāramitā Sūtra, Taishō vol.7, text 220, p.1050b01-26, dịch Anh T.T.S. and D.S.
M.57 The perfection of vigour, employed for the benefit of others
At that time, the Blessed One said to Pūrṇa Maitrāyaṇīputra, ‘If a bodhisattva, a great being, wants to attain unsurpassed perfect awakening, then when he first sets his mind on awakening, he should think, “Everything I possess, my body and my mind, should be employed for the benefit of others, so that all their wishes will be fulfilled.”
A serving boy bears in mind that whenever he walks, stands, sits, or lies down, he should not do so arbitrarily but with submission to his master. If he intends to go out to the market he should first ask for his master’s permission. He should only take food or drink if he has obtained his master’s permission. He should only do what his master wants. In just the same way, when bodhisattvas, great beings, first set their minds on awakening, in order to attain unsurpassed perfect awakening, should think, “Whatever I possess, my body and mind, should not be employed arbitrarily, but only for the benefit of others. Everything that I intend to do should be directed towards that end.” bodhisattvas thus rely on the perfection of vigour, making a great effort, and never deviating from the perfection of vigour. They take a vow to do whatever will benefit living beings. All bodhisattvas, great beings, should dwell in the perfection of vigour in this way.
A treasured horse which is being ridden thinks, “I should not cause the rider’s body to sway. I should not get tired, or damage the harness. Whether I move backwards, forwards or stop, moving slow or fast, I will serve the rider, taking good care of him, without behaving in such a way as to make him angry.” In just the same way, bodhisattvas, great beings who are practising the perfection of vigour do not act according to their own desires, but according to others’ hopes. They act for the benefit of others. They act in order to take care of others. They act in such a way that no defilements or unwholesome actions will arise in their bodies. At first people show no gratitude to bodhisattvas, great beings, but bodhisattvas have no expectation of reward. Their only aim is to help people in various different ways. Bodhisattvas, great beings, therefore, take care of the minds of others, act according to the will of others, and realize different kinds of happiness and bliss in order to develop the perfection of vigour. Bodhisattvas, great beings, thereby take hold of the perfection of vigour, and bring benefit and happiness to living beings as if they were bringing benefit and happiness to themselves, without ever getting tired. This is how a bodhisattva dwells in the perfection of vigour, making a great effort. – Mahā-prajñāpāramitā Sūtra, Taishō vol. 7, text 220, p.1050b01–26, trans. T.T.S. and D.S.