Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook Twitter Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook Twitter Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Home»PHẬT HỌC»DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT: Từ ái và kham nhẫn | Loving kindness and patient acceptance | Th.114
    PHẬT HỌC

    DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT: Từ ái và kham nhẫn | Loving kindness and patient acceptance | Th.114

    17/04/20214 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Email
    buddha 3
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    dvtgp tu ai va kham nhan

    Từ ái và kham nhẫn

    Th.114 Tu tập tâm từ và giá trị tu tập

    Đoạn này là lối diễn đạt có tính kinh điển về phẩm tính của mettā, từ tâm, và thường được tụng, bằng tiếng Pāli, để tu tập phẩm tính này và tạo ra một sức mạnh nội tâm để hộ trì (như một bài tụng paritta: xem tiểu tựa ở trên *Th .95). Lòng từ là tâm đầu tiên được gọi là ‘vô lượng tâm’, những tâm khác là bi, hỷ và xả. *Th.136, 137, *M.113 và *V.65–68 nói về tu tập bốn vô lượng này.

    Người thiện xảo mục đích, cần phải làm như vầy: Sau khi đã thông, đạo tịch tĩnh Niết-bàn, hãy là người khả năng, chất trực, thuần chất trực, thiện ngôn và nhu hòa, không kiêu mạn, quá mạn. Tri túc, dễ hài lòng, ít bận rộn, đạm bạc; căn tịch tĩnh, hiền minh, khiêm, không tham vọng tộc.

    Không làm điều ác dù nhỏ, khiến kẻ trí chê trích. Cầu hết thảy chúng sanh, an lạc và an ổn.

    Mong tất cả chúng sanh, kẻ yếu hay kẻ mạnh, cao dài hay to lớn, trung, thấp, nhỏ, hay mập; loài được thấy, không thấy, loài sống xa, hay gần, loài đã sanh, sẽ sanh, cầu hết thảy an lạc.

    Mong không ai dối ai, không khinh ai dù đâu, không cầu người bất hạnh, do giận hay oán hờn.

    Như mẹ yêu con một, liều mình bảo vệ con, đối với con của mình, người tu vô lượng từ, đối tất cả cũng vậy.

    Hãy tu từ vô lượng, đối hết thảy hữu tình, sung mãn khắp các phương, trên dưới và bốn phương, không kết không oán hận.

    Khi đứng, đi, ngồi, nằm, trong khi còn tỉnh thức, an trú chánh niệm, đây gọi là từ phạm trụ.

    Không dấn sâu kiến chấp, có giới và chánh kiến, trị tham trong các dục, không tái nhập thai mẹ.*

    Mettā Sutta: Sutta-nipāta 143–152, dịch Anh P.D.P.

    ________

    * Điều này có thể có nghĩa là chứng quả A-la-hán giải thoát vĩnh viễn không còn tái sanh, hoặc quả Bất hoàn giải thoát không tái sinh trở lại Dục giới.

    ____________________________

    Loving kindness
    and patient acceptance

    Th.114 The way to cultivate loving kindness and the value of its cultivation

    This passage is the classic expression of the quality of mettā – loving kindness, good-will, friendliness – and is often chanted, in Pāli, to cultivate this quality and generate an inner protective power (as a paritta chant: see heading above *Th.95). Loving kindness is the first of states known as ‘limitless qualities’, the others being compassion, empathetic joy and equanimity. *Th.136, 137, *M.113 and *V.65–68 are on the meditative development of these.

    One who is skilled in welfare should act thus: Having understood that path of calmness he should be able, upright, perfectly upright, open to words (of guidance), gentle, not conceited, contented, easily supported, with few involvements, of light livelihood, of calmed senses, prudent, non-aggressive, not greedily attached to families (to gain alms).

    He should not behave in the slightest manner that would expose him to the censure of others who are wise. (He should think:) May all beings, be happy and secure, and may they be well.

    Whatever living beings there be, weak or strong, long or large, medium, short, minute or fat, seen or unseen, living far or near, those who have come to be or those seeking to be, may all beings be well.

    Let not one deceive another, nor despise anyone anywhere. Let not one desire the unhappiness of another due to anger or feelings of aversion.

    Just as a mother would protect her only child at the risk of her own life, in the same way let one cultivate a limitless mind towards all beings.

    Let one cultivate a mind of limitless loving kindness towards all beings – upwards, downwards, across without obstruction, free from hatred, free from enmity.

    While standing, walking, being seated, or lying down, as long as one is awake, let one firmly maintain this mindfulness. It is called the highest living here.

    Without entering into a dogma, ethically disciplined, endowed with insight, having removed greed for sensual pleasures, he will never again come to lying in a womb.*

    Mettā Sutta: Sutta-nipāta 143–152, trans. P.D.P.

    ____________

    * This may mean attaining either an arahant’s freedom from any rebirth, or a non-returner’s freedom from rebirth in the sense-desire realm.

    ______________________

    THỈNH SÁCH
    PHẬT ĐIỂN PHỔ THÔNG
    DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT

    Chủ Biên:
    LÊ MẠNH THÁT | TUỆ SỸ

    logo HTPV

    Dẫn vào tuệ giác Phật
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleThích Trí Hải: Hồi ký thành lập Hội PGVN | Thời kỳ thứ sáu: Giáo Hội Tăng Già Việt Nam
    Next Article Tiểu sử Hòa thượng Thích Mật Hiển

    Bài viết liên quan

    Mục Đồng: Ba cấp độ nhận thức

    08/06/2022

    HT Thích Tuệ Sỹ: Truy tìm tự ngã

    01/06/2022

    Khải Tuệ: Nhân cách của một vị Bồ tát – Từ lý tưởng đến hiện thực

    30/05/2022
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Nguyễn Hữu Liêm: Đọc và phản biện Tuệ Sỹ: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP

    30/06/2022

    Thông Tin Báo Chí – Số 4, 22/06/2022: Lễ Giới thiệu thành tựu sơ bộ Công trình Phiên dịch và Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam

    25/06/2022

    Bắc Phong: Tương thân tương ái

    20/06/2022

    Thích Nguyên Hiệp: Phật giáo qua cái nhìn của Jawaharlal Nehru

    13/06/2022
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Phật Giáo Úc Châu

    Thư Viện Hoa Sen

    Thư Viện Số Hóa Kinh Sách

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    Rộng Mở Tâm Hồn

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2022, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version