Trong Phạn văn, bodhisattva có nghĩa đen là “hữu thể giác ngộ”. Nguồn gốc của từ này không rõ ràng, nhưng thường được giải thích theo nghĩa một “hữu thể chú tâm vào việc thành tựu giác ngộ”, tức một chúng sinh quyết tâm trở thành Phật. Trong các tông phái chủ lưu, đức Phật tự xem mình là một bồ-tát trong nhiều đời quá khứ trước khi giác ngộ. Trái lại, theo các truyền thống Đại thừa, bồ-tát chỉ cho bất kỳ ai quyết định phát Bồ-đề tâm và đi theo Bồ-tát thừa để thành tựu Phật quả.
Theo Đại thừa, nghĩa gốc của từ này xuất hiện lần đầu tiên trong kinh Bát Thiên Tụng Bát-Nhã Ba-la-mật-đa (Aṣṭasāhasrikā-prajñā-pāramitā; 小品般若經)—một bộ kinh được xem là sớm nhất của Đại thừa—gợi ý rằng nghĩa của từ này đã được sử dụng ít nhất vào thế kỷ thứ I trước Tây lịch. Các tông phái chủ trương khác nhau về chiều dài chính xác và các giai vị hình thành Bồ-tát đạo; tuy nhiên nhìn chung tất cả đều đồng ý con đường này bao gồm vô số đời—nhiều trần thuật cho rằng có đến 3 a-tăng-kỳ-kiếp. Trong suốt thời gian đó bồ-tát phát triển các phẩm chất đặc thù gọi là ba-la-mật và trải qua một chuỗi các giai vị khác nhau.
Mặc dù mọi truyền thống đều đồng ý bồ-tát phát khởi tâm Đại bi để có thể sớm tựu thành giác ngộ, nhưng văn học Tây phương thường mô tả bồ-tát là người trì hoãn sự giác ngộ của mình để cứu độ tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau. Mô tả này phù hợp với các tông phái chủ lưu khi cho rằng hành giả nhìn nhận mình có khả năng nhanh chóng đạt được giác ngộ của một A-la-hán bằng cách thực hành giáo pháp của một vị Phật, nhưng thay vì thế đã chọn con đường tu tập lâu dài hơn để trở thành một bồ-tát. Với chọn lựa này, hành giả tự viên mãn bản thân qua nhiều đời nhiều kiếp để tựu thành giác ngộ tối thượng của một vị Phật vào một thời điểm nào đó trong tương lai xa, khi giáo pháp của vị Phật trước đó đã hoàn toàn biến mất.
Đại thừa không coi trọng niết-bàn của A-la-hán và xem như thấp hơn Phật quả. Vì thế, bồ-tát không trì hoãn gì cả mà chỉ nỗ lực tựu thành Phật quả nhanh như có thể. Theo các truyền thống chủ lưu cũng như Đại thừa, một bồ-tát, sau khi trải qua đời sống trước đó ở trời Đâu-suất, sẽ tái sinh lần cuối cùng để thành Phật và tái hiện chánh pháp cho thế gian. Di-lặc là vị bồ-tát sẽ tiếp nối việc hoằng pháp của đức Phật hiện tại là Gautama hay Thích-ca Mâu-ni. Ngài vẫn đang chờ ở cõi trời Đâu-suất cho đến khi đầy đủ nhân duyên để tái sinh lần cuối và trở thành vị Phật kế tiếp trong chuỗi tiếp nối này.
Truyền thống Đại thừa mô tả nhiều bồ-tát có các năng lực tương đương hay có khi còn cao hơn các vị Phật; và vì thế, biểu trưng cho nhiều phẩm tính tâm linh đặc thù, như Quán Thế Âm (Bồ-tát Từ bi), Văn-thù (Bồ-tát Trí tuệ), Kim Cang Thủ (Bồ-tát Uy lực), và Phổ Hiền (Bồ-tát Phổ hành). Văn học phương Tây có khi đề cập đến các bồ-tát này là “Bồ-tát cõi trời”.
~ Princeton Dictionary of Buddhism | Đạo Sinh chuyển ngữ
————
bodhisattva. (P. bodhisatta; T. byang chub sems dpa’; C. pusa; J. bosatsu; K. posal 菩薩).
In Sanskrit, lit. “enlightenment being.” The etymology is uncertain, but the term is typically glossed to mean a “being (SATTVA) intent on achieving enlightenment (BODHI),” viz., a being who has resolved to become a buddha. In the MAINSTREAM BUDDHIST SCHOOLS, the Buddha refers to himself in his many past lifetimes prior to his enlightenment as a bodhisattva; the word is thus generally reserved for the historical Buddha prior to his own enlightenment. In the MAHĀYĀNA traditions, by contrast, a bodhisattva can designate any being who resolves to generate BODHICITTA and follow the vehicle of the bodhisattvas (BODHISATTVAYĀNA) toward the achievement of buddhahood.
The Mahāyāna denotation of the term first appears in the AṢṬASĀHASRIKĀ-PRAJÑĀ-PĀRAMITĀ, considered one of the earliest Mahāyāna sūtras, suggesting that it was already in use in this sense by at least the first century BCE. Schools differ on the precise length and constituent stages of the bodhisattva path (MĀRGA), but generally agree that it encompasses a huge number of lifetimes—according to many presentations, three incalculable eons of time (ASAṂKHYEYAKALPA)—during which the bodhisattva develops specific virtues known as perfections (PĀRAMITĀ) and proceeds through a series of stages (BHŪMI).
Although all traditions agree that the bodhisattva is motivated by “great compassion” (MAHĀKARUṆĀ) to achieve buddhahood as quickly as possible, Western literature often describes the bodhisattva as someone who postpones his enlightenment in order to save all beings from suffering. This description is primarily relevant to the mainstream schools, where an adherent is said to recognize his ability to achieve the enlightenment of an ARHAT more quickly by following the teachings of a buddha, but chooses instead to become a bodhisattva; by choosing this longer course, he perfects himself over many lifetimes in order to achieve the superior enlightenment of a buddha at a point in the far-distant future when the teachings of the preceding buddha have completely disappeared.
In the Mahāyāna, the nirvāṇa of the arhat is disparaged and is regarded as far inferior to buddhahood. Thus, the bodhisattva postpones nothing, instead striving to achieve buddhahood as quickly as possible. In both the mainstream and Mahāyana traditions, the bodhisattva, spending his penultimate lifetime in the TUṢITA heaven, takes his final rebirth in order to become a buddha and restore the dharma to the world. MAITREYA is the bodhisattva who will succeed the dispensation (ŚĀSANA) of the current buddha, GAUTAMA or ŚĀKYAMUNI; he is said to be waiting in the tuṣita heaven, until the conditions are right for him to take his final rebirth and become the next buddha in the lineage. In the Mahāyāna tradition, many bodhisattvas are described as having powers that rival or even surpass those of the buddhas themselves, and come to symbolize specific spiritual qualities, such as AVALOKITEŚVARA (the bodhisattva of compassion), MAÑJUŚRĪ (the bodhisattva of wisdom), VAJRAPĀṆI (the bodhisattva of power), and SAMANTABHADRA (the bodhisattva of extensive practice). In Western literature, these figures are sometimes referred to as “celestial bodhisattvas.”