Trong Phạn ngữ, dharma có nghĩa là “yếu tố”, “nguyên tố”; một chữ rất nhiều nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong Phật giáo và vì thế thường mang tiếng là khó dịch―một vấn đề được thừa nhận trong các nguồn tư liệu truyền thống. Có khoảng mười nghĩa của chữ này trong nền văn học đó. Chữ dharma xuất phát từ động từ căn tiếng Phạn √dhṛ, có nghĩa là “giữ” hay “duy trì’.

Trong văn học Vệ-đà, dharma thường dùng chỉ cho sự hy sinh* nhằm duy trì trật tự vũ trụ. Các vị vua Ấn-độ đã dùng chữ này để chỉ các chính sách ở các địa vực của họ. Trong Ấn giáo, có một thể loại văn học quan trọng gọi là dharmaśāstra, luận giải về pháp, nhằm đề ra trật tự xã hội và các bổn phận cá nhân của mỗi thành viên, liên quan đến giai cấp, giới tính, và cấp bậc của đời sống. Căn cứ ý nghĩa này, nhiều dịch giả Tây phương đã chuyển ngữ dharma sang tiếng Anh là “law”, có cùng nghĩa được chuyển tải trong cách dịch của Trung hoa là “pháp”.

Trong Phật giáo, dharma có nhiều ý nghĩa riêng biệt. Một trong những cách dùng thông dụng và ý nghĩa nhất là để chỉ cho “giáo pháp” hay “giáo thuyết”, cho dù có thuộc về Phật giáo hay không. Vì thế khi kể lại việc tìm kiếm chân lý của mình trước khi giác ngộ, đức Phật đã nói về pháp mà Ngài đã nhận được từ các vị thầy của mình. Sau khi giác ngộ, bài giảng đầu tiên của Ngài có tên là “Chuyển Pháp Luân”. Khi đức Phật mô tả những gì chính Ngài đã dạy cho học trò của mình, Ngài gọi đó là Pháp-Luật; trong đó Luật chỉ cho các điều lệ tu tập trong tự viện, và Pháp có thể chỉ cho mọi điều khác.

Định nghĩa dharma là giáo pháp, và sự quan trọng của nó đối với truyền thống, thì rất dễ thấy từ việc bao gồm Pháp làm viên ngọc quý thứ hai trong ba viên ngọc quý (Tam bảo, cùng với Phật và Tăng), là những nơi mà mọi Phật tử xem như chỗ trú ẩn của mình (quy y). Các nhà chú giải minh định rằng chữ Pháp trong công thức dùng để quy y chỉ cho sự thật thứ ba và thứ tư của bốn Thánh đế: sự thật về diệt các nhân dẫn đến khổ đau (Diệt đế) và sự thật về con đường dẫn đến sự diệt này (Đạo đế). Ở đây, ý nghĩa “gìn giữ” của động từ căn dharma được gợi lên về mặt ngữ nguyên để lý giải Pháp hàm nghĩa một cái gì đó có tác dụng “giữ lại không để rơi vào các trạng thái đau khổ”. Một sự khác biệt cũng được vạch ra giữa (1) dharma hay giáo pháp là cái được nghe hay được học, gọi là Pháp điển, với (2) dharma hay giáo pháp là cái được làm cho hiển lộ trong tâm của người tu gọi là Pháp chứng.

Một nghĩa quan trọng thứ hai (và rất khác) của dharma là các “yếu tố” của thân hay tâm, là các “thành tố” nền tảng, hay đơn giản chỉ là các “hiện tượng”. Theo nghĩa này, các đơn vị riêng lẻ cấu thành hiện hữu sinh diệt (hữu vi) của chúng ta là Pháp; Pháp ở đây có nghĩa là cái gì đó “giữ gìn” thể tính của chính nó. Vì thế khi đề cập đến các nguyên tố cấu thành hiện hữu, kinh sách Phật giáo thường nói đến “tất cả các pháp” (vạn pháp), như trong câu “Tất cả các pháp đều vô ngã”.

Chữ Abhidharma, thường được diễn dịch là “thắng pháp” hoặc “đối pháp”, nhằm chỉ cho sự phân tích các yếu tố vật lý và tinh thần, nhất là trong lãnh vực nhân quả và nhận thức học. Các luận thư chứa đựng những phân tích như thế được xem là một trong ba phạm trù tổng quát của kinh điển Phật giáo (cùng với Kinh và Luật), gọi là Tam Tạng hay “ba cái giỏ”.

Ý nghĩa thứ ba của dharma là “phẩm tính” hay “đặc tính”. Như vậy, dharma vốn là từ chỉ cho Phật pháp; nhưng với nghĩa này thì nó lại chỉ cho rất nhiều phẩm tính cát tường khác nhau của đức Phật, cho dù các phẩm tính này thuộc về thân, ngữ, hay tâm. Đây là ý nghĩa tiên khởi của dharma trong từ Pháp Thân. Mặc dù từ này có khi được diễn dịch trong tiếng Anh là “truth body” nhưng dường như từ khởi thủy Pháp thân đã hàm ý một tập hợp toàn bộ các phẩm tính siêu việt của đức Phật.

Dharma còn xuất hiện trong nhiều từ kép quan trọng. Saddharma, hay “thật pháp”, được dùng rất sớm trong truyền thống Phật giáo như một phương cách dùng để phân biệt giáo pháp của đức Phật với các đạo sư khác không phải Phật giáo. Trong kinh điển Đại thừa, saddharma được dùng, có lẽ vì tinh thần hộ pháp, để chi cho giáo pháp Đại thừa. Một trong những bản kinh Đại thừa nổi tiếng nhất là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, được biết đến trong tiếng Anh là “Lotus Sūtra” nhưng nhan đề đầy đủ là “White Lotus of the True Dharma Sūtra”.

Theo các thuyết về lịch sử của Phật giáo, thời kỳ sau khi đức Phật nhập diệt (thường cho là kéo dài 500 năm) được gọi là thời của Thật pháp. Thời kỳ Thật pháp này, (theo một số thuyết), được nối tiếp bởi một thời kỳ “tương tợ” với thật pháp, và kế tiếp là thời kỳ “suy đồi”.

Từ ngữ Pháp giới dùng để chỉ cho thể tính tối hậu của thực tại, giống như từ Pháp tính. Cũng nên chú ý rằng chữ Pháp thường xuất hiện trong các danh xưng về người. Vì thế, dharmabhānaka là người thuyết pháp; dharmapāla là thiên thần bảo vệ pháp (hộ pháp); trong cả hai từ, pháp đều chỉ cho Phật pháp. Dharmarājan là một vị vua chính trực (Pháp vương), nhất là một vị vua duy trì Phật pháp.

~ Princeton Dictionary of Buddhism | Đạo Sinh chuyển ngữ

————

(*) hy sinh: việc dùng súc vật để tế lễ.

DHARMA (P. dhamma; T. chos; C. fa; J. hō; K. pŏp 法).

In Sanskrit, “factor,” or “element”; a polysemous term of wide import in Buddhism and therefore notoriously difficult to translate, a problem acknowledged in traditional sources; as many as ten meanings of the term are found in the literature. The term dharma derives from the Sanskrit root √dhṛ, which means “to hold” or “to maintain.” In Vedic literature, dharma is often used to refer to the sacrifice that maintains the order of the cosmos. Indian kings used the term to refer to the policies of their realms. In Hinduism, there is an important genre of literature called the dharmaśāstra, treatises on dharma, which set forth the social order and the respective duties of its members, in relation to caste, gender, and stage of life. Based on this denotation of the term, many early European translators rendered dharma into English as “law,” the same sense conveyed in the Chinese translation of dharma as fa (also “law”).

In Buddhism, dharma has a number of distinct denotations. One of its most significant and common usages is to refer to “teachings” or “doctrines,” whether they be Buddhist or non-Buddhist. Hence, in recounting his search for truth prior to his enlightenment, the Buddha speaks of the dharma he received from his teachers. After his enlightenment, the Buddha’s first sermon was called “turning the wheel of the dharma” (DHARMACAKRAPRAVARTANA). When the Buddha described what he himself taught to his disciples, he called it the DHARMAVINAYA, with the vinaya referring to the rules of monastic discipline and the dharma referring presumably to everything else.

This sense of dharma as teaching, and its centrality to the tradition, is evident from the inclusion of the dharma as the second of the three jewels (RATNATRAYA, along with the Buddha and the SAṂGHA, or community) in which all Buddhists seek refuge. Commentators specified that dharma in the refuge formula refers to the third and fourth of the FOUR NOBLE TRUTHS: the truth of the cessation (NIRODHASATYA) of the causes that lead to suffering and the truth of the path (MĀRGA) to that cessation. Here, the verbal root of dharma as “holding” is evoked etymologically to gloss dharma as meaning something that “holds one back” from falling into states of suffering. A distinction was also drawn between the dharma or teachings as something that is heard or studied, called the scriptural dharma (ĀGAMAdharma), and the dharma or teachings as something that is made manifest in the consciousness of the practitioner, called the realized dharma (ADHIGAMAdharma).

A second (and very different) principal denotation of dharma is a physical or mental “factor” or fundamental “constituent element,” or simply “phenomenon.” In this sense, the individual building blocks of our compounded (SAṂSKṚTA) existence are dharmas, dharma here glossed as something that “holds” its own nature. Thus, when Buddhist texts refer to the constituent elements of existence, they will often speak of “all dharmas,” as in “all dharmas are without self.”

The term ABHIDHARMA, which is interpreted to mean either “higher dharma” or “pertaining to dharma,” refers to the analysis of these physical and mental factors, especially in the areas of causation and epistemology. The texts that contain such analyses are considered to be one of the three general categories of the Buddhist canon (along with SŪTRA and vinaya), known as the TRIPIṬAKA or “three baskets.”

A third denotation of the term dharma is that of “quality” or “characteristic.” Thus, reference is often made to dharmas of the Buddha, referring in this sense not to his teachings but to his various auspicious qualities, whether they be physical, verbal, or mental. This is the primary meaning of dharma in the term DHARMAKĀYA. Although this term is sometimes rendered into English as “truth body,” dharmakāya seems to have originally been meant to refer to the entire corpus (KĀYA) of the Buddha’s transcendent qualities (dharma).

The term dharma also occurs in a large number of important compound words. SADDHARMA, or “true dharma,” appears early in the tradition as a means of differentiating the teachings of the Buddha from those of other, non-Buddhist, teachers. In the MAHĀYĀNA sūtras, saddharma was used to refer, perhaps defensively, to the Mahāyāna teachings; one of the most famous Mahāyāna sūtras is the SADDHARMAPUṆḌARĪKASŪTRA, known in English as the “Lotus Sūtra,” but whose full title is “White Lotus of the True Dharma Sūtra.”

In Buddhist theories of history, the period after the death of the Buddha (often said to last five hundred years) is called the time of the true dharma. This period of saddharma is followed, according to some theories, by a period of a “semblance” of the true dharma (SADDHARMAPRATIRŪPAKA) and a period of “decline” (SADDHARMAVIPRALOPA). The term DHARMADHĀTU refers to the ultimate nature of reality, as does DHARMATĀ, “dharma-ness.” It should also be noted that dharma commonly appears in the designations of persons. Hence, a DHARMABHĀṆAKA is a preacher of the dharma, a DHARMAPĀLA is a deity who protects the dharma; in both terms, dharma refers to the Buddhist doctrine. A DHARMARĀJAN is a righteous king (see CAKRAVARTIN), especially one who upholds the teachings of the Buddha.

Share.
Leave A Reply

Exit mobile version