Joaquín Selva, Bc.S., Nhà tâm lý học; nghiên cứu khoa học thần kinh và biên tập viên về lãnh vực khoa học. Joaquín vừa là trợ lý giảng dạy, vừa là trợ lý nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu để đưa ra những nhận định khả tín, thông qua thẩm định. Kể từ đó, công việc của anh ấy bao gồm viết cho PositivePsychology.com và làm biên tập viên tiếng Anh cho các bài báo học thuật.
Chúng tôi đã thảo luận về một số khía cạnh khác nhau của chánh niệm. Chúng tôi đã khám phá nhiều cách khác nhau để học về chánh niệm, thực hành nó, và thậm chí nghiên cứu đến nghệ thuật hướng chánh niệm cho người khác.
Nhưng chánh niệm từ đâu mà có? Và tại sao gần đây nhiều người ở phương Tây lại quan tâm đến nó đến như vậy?
Không có câu trả lời dễ dàng cho câu hỏi này, nhưng có một giải pháp là truy tìm nguồn gốc của chánh niệm từ các tôn giáo phương Đông sơ khai cho đến sự hiện diện hiện đại, thế tục của nó trong khoa học phương Tây.
Bài viết này sẽ đề cập đến lịch sử của chánh niệm; nguồn gốc của nó từ Ấn Độ giáo và Phật giáo, nó liên quan như thế nào đến yoga, và cách nó trở nên phổ biến ở thế giới phương Tây. Cuối cùng, chúng ta sẽ thảo luận về khía cạnh phù hợp nhất của chánh niệm cho các mục đích của chúng ta — nó phù hợp với lĩnh vực tâm lý tích cực như thế nào.
Lịch sử của Chánh niệm
Chánh niệm là một thực hành liên quan đến các truyền thống tôn giáo và thế tục khác nhau — từ Ấn Độ giáo và Phật giáo đến yoga và gần đây là thiền phi tôn giáo (non-religious meditation). Mọi người đã thực hành chánh niệm trong hàng ngàn năm, dù là tự nó hay là một phần của một truyền thống lớn hơn.
Nói chung, chánh niệm được phổ biến ở phương Đông bởi các tôn giáo và tâm linh, trong khi ở phương Tây, sự phổ biến của nó có thể bắt nguồn từ những người cụ thể và các tổ chức thế tục. Tất nhiên, ngay cả truyền thống chánh niệm thế tục ở phương Tây cũng có nguồn gốc từ các tôn giáo và truyền thống phương Đông.
Điều quan trọng cần phải kể đến là một số nhà bình luận cho rằng lịch sử của chánh niệm không nên bị chỉ giới hạn trong Phật giáo và Ấn Độ giáo, vì chánh niệm cũng có nguồn gốc từ Do Thái giáo, Cơ đốc giáo và Hồi giáo (Trousselard và cộng sự, 2014).
Điều đó nói lên rằng, hầu hết các học viên và giáo viên dạy chánh niệm phương Tây hiện đại đã học về chánh niệm trong truyền thống Phật giáo và Ấn Độ giáo, vì vậy bài viết này sẽ tập trung vào chánh niệm từ quan điểm Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Điều này không có nghĩa là phủ nhận nguồn gốc của chánh niệm trong các tôn giáo khác, và những độc giả quan tâm được khuyến khích tìm hiểu về chánh niệm trong sự tương quan với các tôn giáo khác. Leisa Aitken, một nhà tâm lý học lâm sàng và là một Cơ đốc nhân thực hành, cho rằng việc tìm kiếm như vậy là một điểm khởi đầu khả dĩ mặc dù đây chỉ là một trong nhiều lựa chọn.
Lược sử về Ấn Độ giáo
Thần tượng trong Ấn Độ giáo: Đạo giáo được nhiều người coi là tôn giáo lâu đời nhất còn tồn tại trên thế giới, nhưng thật khó để lần ra lịch sử của nó.
Điều này là do ban đầu nó phát sinh như một sự tổng hợp của nhiều truyền thống tôn giáo xung quanh khu vực lịch sử mà ngày nay tạo nên Ấn Độ.
Nói cách khác, Ấn Độ giáo không có người sáng lập duy nhất và không có điểm xuất phát cụ thể.
Trên thực tế, truyền thống tôn giáo không được gọi là Ấn Độ giáo hay thậm chí không được coi là một thực thể đơn lẻ cho đến khi các nhà văn Anh bắt đầu gọi truyền thống Vệ Đà là “Ấn Độ giáo” vào những năm 1800.
Từ đó, những truyền thống sớm nhất, , đã phát sinh cách đây hơn 4.000 năm ở Thung lũng Indus – nay là Pakistan, cũng đã được kết hợp vào Ấn Độ giáo
Những truyền thống tôn giáo này tiếp tục phát triển trong các tác phẩm Vệ Đà cho đến cách đây 2.500-3.500 năm. Những tác phẩm này bao gồm các nghi lễ và việc thờ cúng các vị thần phổ biến trong Ấn Độ giáo ngày nay.
Khoảng 1.500-2.500 năm trước, các văn bản bổ sung đã được soạn có liên quan đến Ấn Độ giáo ngày nay, bao gồm các văn bản giới thiệu những khái niệm về pháp và thờ cúng trong đền thờ.
Vài trăm năm trước, Ấn Độ giáo đã trải qua một số cuộc cạnh tranh ở Ấn Độ với sự trỗi dậy của Hồi giáo, nhưng những nhà cải cách ở thế kỷ 19 đã làm sống lại Ấn Độ giáo và giúp gắn nó với bản sắc dân tộc của Ấn Độ.
Điều này đã được chứng minh là thành công vì những người Ấn Độ thuộc tầng lớp trung lưu bắt đầu đồng nhất với Ấn Độ giáo vào khoảng giữa thế kỷ 19 (Hatcher, 2007). Mối liên hệ này sau đó được củng cố khoảng một trăm năm sau với phong trào giành độc lập của Ấn Độ.
Chánh niệm đã gắn liền với Ấn Độ giáo trong nhiều thiên niên kỷ. Từ những cuộc thảo luận của Bhagavad Gita về yoga đến thiền Vệ Đà, lịch sử của Ấn Độ giáo phần nào giống như lịch sử của chánh niệm. Tất nhiên, đó chỉ là một phần lịch sử — một nhân tố quan trọng khác trong lịch sử của chánh niệm là Phật giáo.
Lược sử Phật giáo ngắn gọn
Đức Phật là trung tâm tín ngưỡng của Phật giáo. So với Ấn Độ giáo, lịch sử của Phật giáo được xác định rõ ràng hơn nhiều.
Phật giáo được thành lập vào khoảng 400-500 trước Công nguyên bởi Siddhartha Gautama, người được gọi là Đức Phật.
Gautama sinh ra và lớn lên ở Ấn Độ và Nepal ngày nay. Dựa trên địa điểm và thời gian Gautama được lớn lên, người ta cho rằng Ấn Độ giáo là nền tảng cho sự trưởng thành của Ngài.
Phật giáo và Ấn Độ giáo có nhiều điểm chung — cả hai đều phát sinh trong cùng một khu vực và đều quan tâm nhiều đến khái niệm pháp. Một khái niệm rất khó định nghĩa hoặc dịch, trong đó bao gồm nghĩa là một cách sống hài hòa với trật tự tự nhiên của vũ trụ.
Bất chấp sự hiện diện chung của giáo pháp trong cả hai nền triết học / tôn giáo này, Phật giáo không phải là một phân ngành của Ấn Độ giáo bởi vì Phật giáo không quan tâm đến các tác phẩm thiêng liêng của Veda (Hacker & Davis, Jr., 2006).
Nói chung, Phật giáo là một tôn giáo nhằm mục đích chỉ cho tín đồ của mình con đường dẫn đến giác ngộ. Kể từ thời Đức Phật còn tại thế, nó đã chia thành nhiều truyền thống khác nhau — bao gồm Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Thiền tông.
Chánh niệm có thể tìm thấy nhiều hơn trong Phật giáo so với Ấn Độ giáo, vì chánh niệm (Sati) được coi là bước đầu tiên dẫn đến giác ngộ. Trên thực tế, một số nguồn thậm chí còn coi từ “Mind” trong tiếng Anh là một bản dịch đơn giản của khái niệm Sati trong Phật giáo.
Rõ ràng chánh niệm là một khía cạnh cốt yếu của Phật giáo. Thêm vào đó, việc nhiều nhân vật có ảnh hưởng ở phương Tây học chánh niệm dưới sự hướng dẫn của các thầy Phật giáo cũng cho thấy rằng chánh niệm phương Tây phần lớn dựa trên nền tảng Phật giáo.
Chánh niệm liên quan như thế nào đến Yoga
Có rất nhiều sự trùng lặp giữa chánh niệm và yoga, cả về lịch sử và hiện tại. Nhiều bài thực hành yoga kết hợp với chánh niệm và một số bài thực hành thiền định, chẳng hạn như thanh lọc cơ thể, rất giống với yoga vì cả hai đều liên quan đến nhận thức về cơ thể của một người.
Một nghiên cứu đã kiểm tra ý tưởng này bằng cách đo lường sự chánh niệm ở những người tập yoga (Gaiswinkler & Unterrainer, 2016).
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tập yoga thường xuyên có mức độ chánh niệm cao hơn so với những người chỉ tham gia nhẹ vào yoga hoặc những người không tham gia tập luyện yoga.
Điều này chỉ ra rằng yoga có tương quan tỉ lệ thuận với mức độ chánh niệm, và một vài hình thức yoga và một vài hình thức chánh niệm đều phấn đấu để đạt đến một mục tiêu giống nhau.
Điều thú vị là, trong khi nguồn gốc của yoga trùng với nguồn gốc của Ấn Độ giáo, thì sự gia tăng gần đây của yoga ở phương Tây cũng trùng với sự gia tăng của chánh niệm. Điều này nhấn mạnh bản chất đan xen của Phật giáo, Ấn Độ giáo, chánh niệm và yoga.
Nhưng chính xác thì làm thế nào mà tất cả những ý tưởng này, đặc biệt là chánh niệm, lại được phổ biến rộng rãi ở phương Tây?
Cách Chánh niệm chuyển từ Đông sang Tây
Có lẽ gần đây người có ảnh hưởng lớn nhất đến việc đưa chánh niệm từ phương Đông sang phương Tây là Jon Kabat-Zinn.
Kabat-Zinn thành lập Trung tâm Chánh niệm tại Trường Y Đại học Massachusetts và Viện Oasis về Giáo dục và Đào tạo Chuyên nghiệp Dựa trên Chánh niệm-Mindfulness-Based Professional Education and Training.
Đây là nơi Kabat-Zinn đã phát triển chương trình Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm – Mindfulness-Based Stress Reduction (MBSR) của mình, một chương trình kéo dài 8 tuần nhằm mục đích giảm căng thẳng.
Kabat-Zinn đã tìm hiểu và nghiên cứu về chánh niệm dưới sự hướng dẫn của một số giáo viên Phật giáo, trong đó có Thiền sư Thích Nhất Hạnh (một nhân vật có ảnh hưởng và phổ biến chánh niệm ở phương Tây). Điều này đã mang lại cho ông ấy một nền tảng phương Đông về chánh niệm mà ông ấy đã tích hợp với khoa học phương Tây để phát triển MBSR.
Sự kết hợp với khoa học phương Tây này là một khía cạnh quan trọng trong việc giúp chánh niệm trở nên phổ biến rộng rãi ở phương Tây.
MBSR là nguồn cảm hứng cho một chương trình trị liệu dựa trên chánh niệm khác, Liệu pháp Nhận thức Dựa trên Chánh niệm-Mindfulness-Based Cognitive Therapy (MBCT). Liệu pháp này nhằm điều trị Rối loạn trầm cảm nặng.
Điều này cùng với sự tích hợp khác của khoa học và chánh niệm đã giúp phổ biến chánh niệm ở phương Tây, đặc biệt là đối với những khán giả quen với khoa học phương Tây và không quen với các thực hành phương Đông.
Một lý do mà người phương Tây phải một mất thời gian để thích nghi và phổ biến truyền thống phương Đông cho hành giả phương Tây là vì thế giới quan khác nhau ở mỗi bán cầu. Có thể tìm thấy một cuộc thảo luận về một số khác biệt này (chẳng hạn như tư duy cá nhân so với thể chế, và tư duy theo chu kỳ so với tuyến tính) có thể được tìm thấy trong một bài nói chuyện TED từ Devdutt Pattanaik.
Ngoài khoa học hàn lâm, Jack Kornfield, Sharon Salzberg và Joseph Goldstein cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc mang chánh niệm đến với phương Tây khi họ thành lập Hiệp hội Thiền Thấu Hiểu-Insight Meditation Society (IMS) vào năm 1975.
IMS đã giúp giới thiệu thiền chánh niệm đến phương Tây, và sự kết hợp của thiền chánh niệm và MBSR đã giúp phổ biến chánh niệm ở phương Tây trong cả nhóm dân số lâm sàng và không lâm sàng. Tất nhiên, IMS chỉ là một trong nhiều tổ chức đã giúp phổ biến thiền chánh niệm ở phương Tây, và đặc biệt là ở Hoa Kỳ.
Vai trò của Chánh niệm trong Tâm lý học (Tích cực)
Chánh niệm đóng một vai trò quan trọng trong cả lĩnh vực tâm lý học nói chung và đặc biệt tâm lý học tích cực nói riêng.
MBSR và MBCT đã trở thành phương tiện được chấp nhận cho các nhà tâm lý học để điều trị nhiều nhóm bệnh nhân.
Thiền chánh niệm đã trở thành một phương pháp hữu ích trong tâm lý học tích cực cho bất kỳ ai muốn tăng mức độ hạnh phúc của họ và MBSR cũng trở nên phổ biến ở những người không lâm sàng.
Khoa học phương Tây đã phát triển đến mức có thể đánh giá hiệu quả của việc thực hành chánh niệm — làm cho chánh niệm trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với những người hoài nghi về truyền thống phương Đông.
Trên thực tế, một nhóm các nhà nghiên cứu gần đây đã cố gắng tích hợp trực tiếp chánh niệm với tâm lý tích cực trong một dự án mà họ gọi là Chương trình Chánh niệm Tích cực – Positive Mindfulness Program (Ivtzan và cộng sự, 2016).
Mục tiêu của nghiên cứu này là kết hợp rèn luyện chánh niệm và ứng dụng tâm lý tích cực nhằm mục đích tăng cường hạnh phúc cho những người tham gia.
Các nhà nghiên cứu đã thành công khi làm như vậy – cho thấy rằng tâm lý tích cực và chánh niệm có thể được kết hợp trong một môi trường nghiên cứu.
Thực hành Chánh niệm và Triết học
Vậy chánh niệm là gì, và thực hành chánh niệm trông như thế nào?
Chánh niệm có thể có nhiều dạng khác nhau — đó có thể là một bài tập yoga liên quan đến chánh niệm, nó có thể liên quan đến việc dành thời gian cho các buổi thiền định, hoặc nó có thể liên quan đến việc thực hành chánh niệm trong các hoạt động hàng ngày. Chánh niệm có thể được thực hành riêng lẻ hoặc theo nhóm trong khóa tu. Trên thực tế, chánh niệm rất dễ dàng, bạn có thể thực hành nó ở bất cứ đâu!
Chánh niệm có thể được thực hành với mục đích duy nhất là trở nên chánh niệm hơn và có một số phương pháp và tổ chức thực hành chánh niệm nhằm vào những nhóm người cụ thể.
Một ví dụ là Dự án Chiến binh Chánh Niệm – Mindful Warrior Project, chỉ là một trong những nhóm nhằm giúp các cựu binh sử dụng chánh niệm để tăng cường sức khỏe sau chiến đấu. Cũng có nhiều nhóm khác nhau tập trung vào việc dạy chánh niệm cho trẻ em, chẳng hạn như Chương trình Trẻ em – Kids Programme từ Chánh niệm Thanh niên – Youth Mindfulness.
Vấn đề là bất kể bạn là ai hay cuộc sống hàng ngày của bạn bao gồm những gì, rất có thể có một phương pháp thực hành chánh niệm phù hợp với bạn. Tính linh hoạt này làm cho nó có thể khả dụng cho tất cả những người sẵn sàng học hỏi và đầu tư một ít thời gian.
Đây là một phần quan trọng của triết lý về chánh niệm, cho dù nó được thực hành trong sinh hoạt tôn giáo hay trong một vấn đề thế tục. Rốt cuộc, những người thực hành chánh niệm đều đang phấn đấu cho cùng một điều, dùgọi đó là tỉnh giác hay giác ngộ trong chánh niệm. Rất ít (nếu có) các truyền thống chánh niệm dựa trên việc giới hạn các giáo lý của họ cho một nhóm độc quyền.
Tạm kết luận
Nguồn gốc của Chánh niệm Tâm lý tích cực là một truyền thống có một lịch sử phong phú, bao trùm trong các thể chế tôn giáo và gần đây là các thể chế thế tục.
Thực tế là nó đã tìm thấy rất nhiều người sùng mộ trong cả cộng đồng tôn giáo và thế tục, cho thấy tính phổ quát của nó.
Bất cứ ai muốn bắt đầu thực hành chánh niệm đều có thể chọn điểm xuất phát ưa thích của mình, cho dù đó là kinh thánh Hindu hàng nghìn năm tuổi hay những giáo lý đã được phương Tây hóa gần đây.
Tổng quan ngắn gọn về nhiều khía cạnh lịch sử của chánh niệm này không có nghĩa là đầy đủ, nhưng chúng tôi hy vọng nó sẽ là điểm khởi đầu để độc giả tìm hiểu thêm về chánh niệm và cách thực hành chánh niệm.
Bạn không cần biết lịch sử của chánh niệm để bắt đầu thực hành nó, nhưng biết nguồn gốc của chánh niệm có thể giúp bạn chọn ra truyền thống và thực hành sẽ hữu ích nhất cho cuộc sống và nhu cầu của bạn.
Sau khi bạn đã tìm thấy điều phù hợp với mình, bạn có thể sẽ truyền cảm hứng cho ai đó bắt đầu thực hành chánh niệm trong cuộc sống của chính họ.
___________________________
Source: History of Mindfulness: From East to West and Religion to Science