Khi ta du hành quanh thế giới, dù là ở Ấn Ðộ hay Hoa Kỳ, ở Âu Châu hay Úc Châu, ta đều nhận thấy có sự cực kỳ giống nhau của bản chất con người. Ðiều này đặc biệt đúng tại các trường trung học và các đại học. Chúng ta thành ra, như thể qua một cái khuôn, một mẫu người mà điều chú tâm chính yếu là tìm kiếm sự bảo đảm an toàn, cốt để trở nên một con người quan trọng nào đó, hoặc để có được một thời gian vui chơi thỏa thích với ít suy nghĩ suy tư chừng nào hay chừng ấy.
Nền giáo dục theo tập quán đã làm cho việc suy tưởng độc lập cực độ khó khăn. Sự giống nhau đưa đến tầm thường. Khác biệt với đoàn nhóm hoặc chống lại hoàn cảnh chung quanh không phải dễ dàng gì và thường hay có nhiều hiểm nguy bao lâu mà chúng ta còn tôn sùng thành công. Sự thôi thúc để được thành công là việc chạy theo điều tưởng thưởng có thể nó ở trong vật chất hoặc trong cái gọi là lãnh vực tinh thần, sự tìm kiếm điều bảo đảm an toàn bên trong hay bên ngoài, khát vọng cho sự an lạc – toàn thể tiến trình này đã che đậy cái tinh thần bất mãn bất bình, làm chấm dứt tính tự phát và làm nảy nở sợ hãi; và sợ hãi làm bế tắc sự hiểu biết thông minh của cuộc sống. Với tuổi tác gia tăng, tâm trí và tâm hồn bắt đầu khô cổi.
Trong việc tìm kiếm điều an lạc, chúng ta thường hay tìm một góc xó lặng lẽ trong cuộc sống nơi ít có sự tranh chấp, và lúc bấy giờ chúng ta sợ bước ra ngoài nơi ẩn dật ấy. Ðiều sợ hãi cuộc sống này, sợ hãi tranh đấu và kinh nghiệm mới mẻ này đã hủy diệt cái tinh thần mạo hiểm của chúng ta: hết thảy sự dạy dỗ và giáo dục của chúng ta đã làm cho chúng ta sợ mình khác biệt với người lân cận của chúng ta, sợ việc suy nghĩ trái lại với cái khuôn mẫu đã được thiết lập của xã hội, kính trọng một cách lầm lạc quyền lực và cổ tục.
May mắn thay, còn có một số ít người nhiệt thành, họ sẵn sàng quan sát những vấn đề con người của chúng ta mà không có thiên kiến của phe tả hoặc cánh hữu, nhưng trong tối đại đa số chúng ta, không còn có cái tinh thần bất bình, tinh thần phản kháng thực sự. Khi chúng ta đầu hàng một cách không thể lý giải được với hoàn cảnh chúng quanh, thì bất cứ tinh thần phản kháng nào có thể là chúng ta có được đã lắng dần xuống, và khả năng của chúng ta chẳng bao lâu đến chỗ chấm dứt.
Phản kháng có hai loại: có loại phản kháng bạo động chỉ thuần bằng sức phản ứng, không hiểu biết, chống lại cái trật tự hiện tồn; và có một loại phản khán tâm lý sâu xa của trí năng. Có nhiều người phản kháng chống lại những quy tắc chánh truyền để chỉ lại rơi vào những quy tắc chánh truyền mới, tạo thêm những ảo tưởng và chứa chấp sự tự khoan dung. Những gì thường xảy ra luôn là chúng ta ra khỏi một nhóm này hay hướng về những lý tưởng khác, như vậy tạo ra một khuôn mẫu tư tưởng mới mà chúng ta lại sẽ phản kháng nữa. Sức phản kháng chỉ làm nảy nở sự chống đối tương phản, và sự cải cách này cần sự cải cách khác nữa.
Nhưng có một sự phản kháng thông minh mà nó không phải là sự chống đối, và nó đến với sự tự hiểu biết qua việc nhận ra cảm giác và tư tưởng của mình. Chỉ khi nào chúng ta đương đầu với cái kinh nghiệm như nó xảy đến và không lẩn tránh điều quấy rối của nó thì khi ấy chúng ta mới đánh thức trí thông minh tột bậc; và sự đánh thức trí thông minh tột bậc ấy là trực giác, nó là sự dẫn đạo thực sự duy nhất trong cuộc sống.
Vậy thì đâu là ý nghĩa của cuộc sống? Chúng ta đang sống và chiến đấu cho cái gì. Nếu chúng ta được giáo dục chỉ cốt để đạt đến sự phân biệt ly cách, để chiếm một nghề nghiệp tốt hơn, để được kết quả hơn, để chi phối trên các kẻ khác rộng rãi hơn, thì lúc bấy giờ cuộc sống của chúng ta sẽ nông cạn và trống rộng. Nếu chúng ta được giáo dục chỉ cốt để trở nên những nhà khoa học, những nhà học giả kết hợp với những cuốn sách, hoặc những nhà chuyên môn chăm chú vào kiến thức rồi thì chúng ta sẽ góp phần vào sự hủy hoại và nỗi thống khổ của thế giới.
Mặc dù có một ý nghĩa cao cả và rộng rãi hơn cho cuộc sống, nền giáo dục của chúng ta có giá trị gì nếu chúng ta không bao giờ khám phá ra nó? Chúng ta có thể được giáo dục tột bậc, song nếu chúng ta không hợp nhất sâu xa tư tưởng với cảm giác thì cuộc sống của chúng ta không hoàn toàn, mâu thuẫn với nhau và bị xâu xé với nhiều nỗi sợ hãi; và bao lâu giáo dục không bồi bổ một viễn ảnh hợp nhất về cuộc sống thì nền giáo dục ấy rất ít có ý nghĩa.
Trong nền văn minh hiện thời của chúng ta, chúng ta đã phân chia đời sống thành ra nhiều khu vực thế nên giáo dục có rất ít ý nghĩa ngoại trừ trong việc học một nghề hay một kỹ thuật đặc biệt nào đó. Thay vì đánh thức trí thông minh toàn vẹn của cá thể, giáo dục khuyến khích y làm đúng theo khuôn mẫu và như vậy là làm trở ngại cho sự hiểu biết mình của y như một tiến trình hoàn toàn. Để cố gắng giải quyết nhiều vấn đề sinh tồn ở những bình diện theo thứ tự của chúng, đã chi biệt ra khi chúng nằm trong những phạm trù khác biệt nhau, biểu thị một sự hoàn toàn thiếu thốn sự hiểu biết của nó.
Cá nhân là sự lập thành của những thực thể khác nhau, nhưng nhấn mạnh vào sự khác nhau ấy và khuyến khích phát triển một kiểu mẫu rõ ràng nào đó đưa đến nhiều rối rắm và mâu thuẫn. Giáo dục sẽ gây ra sự hợp nhất của những thực thể riêng rẽ này – bởi vì không có sự hợp nhất, cuộc sống trở nên một chuỗi những chấp tranh và phiền muộn. Có giá trị gì ở việc đào luyện những người như những luật sư nếu chúng ta cứ mãi tranh tụng nhau? Đâu là giá trị của kiến thức nếu chúng ta cứ tiếp tục trong sự lầm lạc của chúng ta? Những gì là tính cách trọng đại của kỹ thuật và khả năng thuộc về công nghiệp nếu chúng ta sử dụng nó để hủy hoại người khác? Đâu là yếu điểm của cuộc sinh tồn của chúng ta nếu nó đưa đến bạo động và hoàn toàn khốn khổ? Mặc dù chúng ta có thể có tiền hoặc có khả năng kiếm ra tiền, mặc dù chúng ta có những lạc thú và những tổ chức tôn giáo của chúng ta, chúng ta vẫn ở trong cuộc chấp tranh vô hạn.
Chúng ta cần phải phân biệt giữa con người và cá thể. Con người là sự ngẫu nhiên, vô cố, và bởi sự ngẫu nhiên vô cố ấy tôi định nói đến những trường hợp sinh đẻ, hoàn cảnh mà trong đó tình cờ chúng ta được nuôi nấng, với chủ nghĩa quốc gia, những mê tín dị đoan, những phân chia giai cấp và các thiên kiến của nó. Con người hay sự ngẫu nhiên vô cố chỉ là trong chốc lát, mặc dù cái chốc lát ngắn ngủi ấy có thể kéo dài suốt cả một đời, và khi hệ thống giáo dục hiện thời dựa trên con người ấy, dựa trên sự ngẫu nhiên chốc lát ấy nó dẫn đến sự suy đồi tư tưởng và khắc sâu vào những nỗi sợ hãi tự phòng vệ.
Tất cả chúng ta đều đã được huấn luyện bởi giáo dục và hoàn cảnh chung quanh để tìm kiếm lợi lộc và an toàn cho cá nhân, và chiến đấu cho bản thân chúng ta. Mặc dù chúng ta che đậy nó dưới những thành ngữ thú vị, chúng ta đã được giáo dục nhiều nghề nghiệp trong một hệ thống tựa nền trên sự lợi dụng và hàm chứa nỗi sợ hãi. Một giáo huấn như vậy ắt không tránh khỏi đưa đến hỗn loạn và thống khổ cho chính chúng ta và cho thế giới, bởi vì nó tạo ra trong mỗi cá nhân những chướng ngại tâm lý chia cách và cô lập y với những người khác.
Giáo dục không chỉ là một vấn đề huấn luyện tâm trí. huấn luyện đưa tới hiệu năng, nhưng nó không gây ra sự toàn vẹn. Một tâm trí chỉ được huấn luyện không thôi thì chỉ là sự kéo dài thêm ra cái quá khứ, và một tâm trí như vậy có thể chẳng bao giờ khám phá ra được điều mới mẻ nào cả. Đó là do đâu, tìm kiếm những gì là nền giáo dục thích đáng chúng ta sẽ phải dò xét toàn thể ý nghĩa cuộc sống.
Đối với hầu hết chúng ta, cái ý nghĩa cuộc sống như một toàn thể thì không phải là điều quan trọng trên hết, và nền giáo dục của chúng ta chỉ nhấn mạnh vào những giá trị thứ yếu, chỉ làm cho chúng ta thành thạo một vài ngành của kiến thức mà thôi. Mặc dù kiến thức và hiệu năng cần thiết đấy, nhưng chỉ khăng khăng một mực nhấn mạnh vào chúng sẽ dẫn đến chấp tranh và hỗn loạn.
Một hiệu năng mà được phát sanh bởi tình yêu vượt quá siêu việt thì lớn lao hơn là cái hiệu năng của lòng tham vọng và không có tình yêu, mà tình yêu đem đến hiểu biết toàn bộ cuộc sống, thì bấy giờ hiệu năng sinh ra sự tàn nhẫn, vô tình. Điều này không phải là những gì hiện đang xảy ra tại khắp nơi trên thế giới sao? Nền giáo dục của chúng ta đã ăn khớp với việc kỹ nghệ hóa và chiến tranh, và mục đích chính của nó là phát triển hiệu năng; và chúng ta đã bị túm lấy trong cuộc ganh đua của máy móc vô tình và sự hủy diệt lẫn nhau này. Nếu giáo dục dẫn đến chiến tranh, nếu nó dạy chúng ta tiêu diệt hoặc bị tiêu diệt, thì không phải nó đã hoàn toàn thất bại rồi sao?
Để phát sanh nền giáo dục thích đáng, hiển nhiên chúng ta phải hiểu biết hết ý nghĩa cuộc sống như một toàn thể, và do đấy, chúng ta cần phải suy tưởng, không phải một cách cứng ngắt giáo điều, nhưng là một cách trực tiếp và thực sự.
Một nhà tư tưởng cứng ngắt giáo điều là một người khinh suất vô tâm, bởi vì ông ta làm đúng theo một kiểu mẫu; ông ta lập lại những thành ngữ và tư tưởng trong lề lối cũ kỹ. Chúng ta không thể nào hiểu biết cuộc sinh tồn một cách trừu tượng hay thuộc về lý thuyết. Hiểu biết cuộc sống là hiểu biết chính chúng ta và đấy là cả hai bắt đầu và chấm dứt giáo dục.
Giáo dục không chỉ là sự tiếp thu kiến thức, gom góp lại những sự kiện có tương quan với nhau; giáo dục là để nhìn thấy ý nghĩa cuộc sống như một toàn thể. Nhưng cái toàn thể ấy không thể đạt đến quan từng phần – đấy là những gì mà các chánh phủ, các tổ chức tôn giáo và các đảng chánh trị đang cố gắng thi thố.
Sứ mạng của giáo dục là đào tạo những con người toàn vẹn và do đấy là những con người thông minh. Chúng ta có thể chiếm được những phẩm trật và có khả năng như máy mà không cần thông minh. Thông minh không chỉ là sự hiểu biết; nó không phải nhờ ở những cuốn sách, cũng chẳng phải cốt ở những phản ứng tự vệ khôn khéo và những xác ngôn công kích. Người vô học cũng có thể thông minh hơn người có học. Chúng ta có những cuộc thi cử và những phẩm trật làm tiêu chuẩn cho trí thông minh và đã làm nảy nở những đầu óc xảo quyệt lẩn tránh những vấn đề sanh tử của con người. Thông minh là khả năng nhận thức được cái cốt yếu, cái tự tại (what is) và việc đánh thức khả năng này, trong bản thân mình và trong các kẻ khác, đấy là giáo dục.
Giáo dục sẽ giúp chúng ta khám phá ra những giá trị muôn đời, thế nên chúng ta không chỉ đeo bám vào những định thức hay lập lại những khẩu hiệu: giáo dục sẽ giúp chúng ta phá vỡ những hàng rào quốc gia và xã hội của chúng ta, thay vì nhấn mạnh vào chúng, bởi vì những hàng rào ấy làm phát sinh sự tương phản giữa người và người. Bất hạnh thay, hệ thống giáo dục hiện tại làm cho chúng ta quá khúm núm, máy móc và cực độ vô tâm, dù nó có đánh thức trí năng chúng ta đi nữa, một cách tinh thần nó lưu lại cho chúng ta sự bất toàn vẹn mà họ tự do với sợ hãi, bởi vì chỉ có giữa những con người như vậy mới có thể có một nền hòa bình vĩnh cửu.
Chính vì hiểu biết bản thân chúng ta mà sợ hãi đi đến chỗ chấm dứt. Nếu cá nhân đương đầu với cuộc sống từng phút giây một, nếu y đối diện với những phức tạp thiên hình vạn trạng của nó, những nỗi thống khổ và những đòi hỏi bất thần của nó, thì một cách vô hạn y hẳn có thể uốn nắn nó được và do đấy tự do với những lý thuyết và những kiểu mẫu đặc biệt nào.
Giáo dục sẽ không khuyến khích cá nhân làm đúng theo xã hội hoặc phủ nhận sự hòa điệu với nó, nhưng để giúp y khám phá ra những giá trị thực sự đến từ sự dò xét vô tư và tự giác. Khi không có sự tự hiểu biết, điều tự bày tỏ trở nên độc đoán khẳng quyết với tất cả những công kích và tham vọng chấp tranh của nó. Giáo dục sẽ đánh thức khả năng tự giác và không chỉ làm thỏa mãn sự phóng túng của sự tự bày tỏ mà thôi.
Đâu là việc học hành giỏi giang nếu trong quá trình của cuộc sống chúng ta hủy diệt chính chúng ta? Khi chúng ta đã có hàng loạt những cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh này tiếp theo sau cuộc chiến tranh kia, hiển nhiên là có một cái gì sai lầm từ căn để ở cái cách thức chúng ta nuôi nấng dạy dỗ con em chúng ta. Tôi nghĩ rằng hầu hết chúng ta đều ý thức đến điều này, song chúng ta không biết làm thế nào tiếp xúc đối mặt với nó.
Các hệ thống, dù là giáo dục hay chính trị, đã không được đổi thay một cách huyền diệu; chúng chỉ chuyển hóa khi nào có một sự thay đổi nền tảng trong chính chúng ta. Cá nhân là quan trọng trên hết, chứ không phải hệ thống; và bao lâu cá nhân không hiểu biết toàn thể quá trình của mình, thì không có một hệ thống nào, dù là ở phe tả hay cánh hữu, có thể mang đến trật tự và hòa bình cho thế giới.
KRISHNAMURTI | HOÀI KHANH dịch
___________________________________________
Trích từ nguyên tác “Education and the significance of life”
Jiddu Krishnamurti | Internet
[box type=”shadow” align=”” class=”” width=””][dropcap]“[/dropcap]
Jiddu Krishnamurti hay J. Krishnamurti, (12 tháng 5 năm 1895–17 tháng 2 năm 1986) là một tác gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần. Các chủ đề bao gồm (nhưng không giới hạn): mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người, và phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu.
Krishnamurti được sinh ra trong một gia đình Bà la môn tại Ấn Độ (khi ấy là một nước thuộc địa của đế quốc Anh). Khi còn thanh niên, Krishnamurti có cơ hội gặp gỡ với ông C.W. Leadbeater một nhà huyền bí học nổi tiếng và có vị trí cao trong Hội Thông Thiên Học tại một khu đất thuộc trụ sở chính của Hội Thông Thiên Học ở Adyar thuộc Madras (bây giờ là Chennai). Sau đó, Krishnamurti được nuôi dưỡng dưới sự giám hộ của bà Annie Besant và ông C.W. Leadbeater, những nhà lãnh đạo của Hội Thông Thiên Học lúc đó tin rằng Krishnamurti sẽ trở thành vị Thầy Thế giới trong tương lai. Krishnamurti đã bác bỏ ý tưởng này và giải tán hội Ngôi Sao Phương Đông (một tổ chức toàn cầu được lập để hỗ trợ ý tưởng này). Krishnamurti khẳng định rằng mình không thuộc bất cứ quốc tịch, tầng lớp, tôn giáo hay trường phái triết học nào, và ông dành suốt quãng đời còn lại của mình đi khắp thế giới như một nhà diễn thuyết độc lập, nói chuyện với các nhóm lớn và các nhóm nhỏ, cũng như với những cá nhân quan tâm. Krishnamurti là tác giả của rất nhiều cuốn sách. Ngoài ra, một khối lượng đồ sộ các bài nói và thảo luận của ông cũng được xuất bản. Ở tuổi 90, Krishnamurti đã diễn thuyết tại Liên Hợp Quốc về chủ đề hòa bình và nhận thức, và ông đã được trao tặng Huân chương Hòa Bình của Liên Hợp Quốc năm 1984. Buổi nói chuyện trước công chúng cuối cùng của ông diễn ra tại Madras, Ấn Độ, tháng 1 năm 1986, một tháng trước khi ông qua đời tại nhà riêng tại Ojai, California.
Những người ủng hộ ông, làm việc trong các tổ chức phi lợi nhuận, trông nom một số trường học độc lập thực hiện quan điểm của ông về giáo dục – tại Ấn Độ, Anh Quốc và Mỹ – và tiếp tục sao chép và phổ biến hàng nghìn bài nói, các cuộc thảo luận nhóm và cá nhân, và các tác phẩm khác, xuất bản chúng dưới nhiều định dạng khác nhau, bao gồm sách, audio, video, sách điện tử, internet, với nhiều ngôn ngữ khác nhau.
J.Krishnamurti, cuộc sống và những lời dạy của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con người có ảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức nhân loại trong thời đại hiện nay. Là một hiền nhân, triết gia và tư tưởng gia, ông soi sáng cuộc sống của hàng triệu người khắp thế giới: những người trí thức và những người bình thường, cả người già lẫn người trẻ. Ông tạo ra ý nghĩa căn bản và mới mẻ cho tôn giáo bằng cách chỉ rõ một cách sống vượt khỏi tất cả những tôn giáo có tổ chức. Ông can đảm đối diện những vấn đề của xã hội hiện nay và phân tích bằng sự rõ ràng có khoa học những hoạt động của trí não con người. Tuyên bố rằng sự quan tâm duy nhất của ông là “làm cho con người được tự do một cách tuyệt đối và không điều kiện”, ông tìm kiếm sự giải thoát con người khỏi tình trạng bị điều kiện sâu thẳm của tánh ích kỷ và đau khổ.
Từ đầu những năm 1920 đến năm 1986, Krishnamurti đi khắp thế giới cho đến cuối đời lúc 91 tuổi, tổ chức những buổi nói chuyện, những cuộc thảo luận, viết sách hay là ngồi yên lặng cùng những người đàn ông và phụ nữ đang tìm kiếm sự hiện diện đầy nhân ái và an ủi của ông. Những lời dạy của ông không dựa vào những hiểu biết thuộc sách vở và kinh điển nhưng dựa vào sự thấu triệt về tình trạng bị điều kiện của con người và quan điểm của ông về sự thiêng liêng. Ông không trình bày bất kỳ “triết thuyết” nào, trái lại nói về những sự việc liên hệ với tất cả chúng ta trong cuộc sống hằng ngày: những vấn đề khi đang sống trong xã hội hiện đại với sự phân hoá và bạo lực của nó, sự tìm kiếm của cá nhân để có an toàn và hạnh phúc, và sự đòi hỏi của con người để được tự do khỏi những gánh nặng tâm lý của tham lam, bạo lực, sợ hãi và đau khổ.
Krishnamurti không lệ thuộc vào bất kỳ tôn giáo, giáo phái, hay là quốc gia nào. Ông cũng không tán thành bất kỳ trường phái tư tưởng thuộc học thuyết hay chính trị nào. Trái lại ông quả quyết rằng những trường phái này chính là những yếu tố phân chia con người với con người và tạo ra xung đột lẫn chiến tranh. Ông nhấn mạnh vào thời gian và lặp lại liên tục rằng chúng ta là những con người cao quý và quan trọng nhất, rằng mỗi người trong chúng ta là phần còn lại của nhân loại và không khác biệt gì cả. Ông vạch ra sự quan trọng để tạo ra cuộc sống hàng ngày của chúng ta một chất lượng thiền định và tôn giáo sâu sắc. Ông nói chỉ có một sự thay đổi triệt để mới có thể tạo ra một cái trí mới mẻ, một nền văn minh mới mẻ. Vẫn vậy lời dạy của ông vượt khỏi tất cả những biên giới do con người tạo ra của những niềm tin tôn giáo, những cảm tình quốc gia và những quan điểm thuộc giáo phái. Cùng lúc, chúng cho một ý nghĩa và một phương hướng mới đến việc tìm hiểu của con người hiện đại về chân lý, về thiêng liêng. Những lời dạy của ông, không chỉ liên quan đến thời đại hiện nay, mà còn có tính tổng thể và không thời gian.
Jiddu Krishnamurti (/ˈdʒɪduːkrɪʃnəˈmuːrti/; 11 May 1895 – 17 February 1986) was a philosopher, speaker and writer. In his early life, he was groomed to be the new World Teacher, but later rejected this mantle and withdrew from the Theosophy organization behind it. His interests included psychological revolution, the nature of mind, meditation, inquiry, human relationships, and bringing about radical change in society. He stressed the need for a revolution in the psyche of every human being and emphasised that such revolution cannot be brought about by any external entity, be it religious, political, or social.
Krishnamurti was born in south India in what is now the modern day Madanapalle of Andhra Pradesh. In early adolescence, he met occultist and theosophist Charles Webster Leadbeater on the grounds of the Theosophical Society headquarters at Adyar in Madras. He was subsequently raised under the tutelage of Annie Besant and Leadbeater, leaders of the Society at the time, who believed him to be a ‘vehicle’ for an expected World Teacher. As a young man, he disavowed this idea and dissolved the Order of the Star in the East, an organisation that had been established to support it.
Krishnamurti said he had no allegiance to any nationality, caste, religion, or philosophy, and spent the rest of his life travelling the world, speaking to large and small groups, as well as individuals. He wrote many books, among them The First and Last Freedom, The Only Revolution, and Krishnamurti’s Notebook. Many of his talks and discussions have been published. His last public talk was in Madras, India, in January 1986, a month before his death at his home in Ojai, California. His supporters — working through non-profit foundations in India, Great Britain, and the United States — oversee several independent schools based on his views on education. They continue to transcribe and distribute his thousands of talks, group and individual discussions, and writings by use of a variety of media formats and languages.
Krishnamurti was unrelated to his contemporary U. G. Krishnamurti (1918–2007), although the two men had a number of meetings.[/box]
Chapter 1
‘Education and the Significance
of Life’
When one travels around the world, one notices to what an extraordinary degree human nature is the same, whether in India or America, in Europe or Australia. This is especially true in colleges and universities. We are turning out, as if through a mould, a type of human being whose chief interest is to find security, to become somebody important, or to have a good time with as little thought as possible.
Conventional education makes independent thinking extremely difficult. Conformity leads to mediocrity. To be different from the group or to resist environment is not easy and is often risky as long as we worship success. The urge to be successful, which is the pursuit of reward whether in the material or in the so-called spiritual sphere, the search for inward or outward security, the desire for comfort – this whole process smothers discontent, puts an end to spontaneity and breeds fear; and fear blocks the intelligent understanding of life. With increasing age, dullness of mind and heart sets in.
In seeking comfort, we generally find a quiet corner in life where there is a minimum of conflict, and then we are afraid to step out of that seclusion. This fear of life, this fear of struggle and of new experience, kills in us the spirit of adventure; our whole upbringing and education have made us afraid to be different from our neighbour, afraid to think contrary to the established pattern of society, falsely respectful of authority and tradition.
Fortunately, there are a few who are in earnest, who are willing to examine our human problems without the prejudice of the right or of the left; but in the vast majority of us, there is no real spirit of discontent, of revolt. When we yield uncomprehendingly to environment, any spirit of revolt that we may have had dies down, and our responsibilities soon put an end to it.
Revolt is of two kinds: there is violent revolt, which is mere reaction, without understanding, against the existing order; and there is the deep psychological revolt of intelligence. There are many who revolt against the established orthodoxies only to fall into new orthodoxies, further illusions and concealed self-indulgences. What generally happens is that we break away from one group or set of ideals and join another group, take up other ideals, thus creating a new pattern of thought against which we will again have to revolt. Reaction only breeds opposition, and reform needs further reform.
But there is an intelligent revolt which is not reaction, and which comes with self-knowledge through the awareness of one’s own thought and feeling. It is only when we face experience as it comes and do not avoid disturbance that we keep intelligence highly awakened; and intelligence highly awakened is intuition, which is the only true guide in life. 7 Now, what is the significance of life? What are we living and struggling for? If we are being educated merely to achieve distinction, to get a better job, to be more efficient, to have wider domination over others, then our lives will be shallow and empty. If we are being educated only to be scientists, to be scholars wedded to books, or specialists addicted to knowledge, then we shall be contributing to the destruction and misery of the world.
Though there is a higher and wider significance to life, of what value is our education if we never discover it? We may be highly educated, but if we are without deep integration of thought and feeling, our lives are incomplete, contradictory and torn with many fears; and as long as education does not cultivate an integrated outlook on life, it has very little significance.
In our present civilization we have divided life into so many departments that education has very little meaning, except in learning a particular technique or profession. Instead of awakening the integrated intelligence of the individual, education is encouraging him to conform to a pattern and so is hindering his comprehension of himself as a total process. To attempt to solve the many problems of existence at their respective levels, separated as they are into various categories, indicates an utter lack of comprehension.
The individual is made up of different entities, but to emphasize the differences and to encourage the development of a definite type leads to many complexities and contradictions. Education should bring about the integration of these separate entities – for without integration, life becomes a series of conflicts and sorrows. Of what value is it to be trained as lawyers if we perpetuate litigation? Of what value is knowledge if we continue in our confusion? What significance has technical and industrial capacity if we use it to destroy one another? What is the point of our existence if it leads to violence and utter misery? Though we may have money or are capable of earning it, though we have our pleasures and our organized religions, we are in endless conflict.
We must distinguish between the personal and the individual. The personal is the accidental; and by the accidental I mean the circumstances of birth, the environment in which we happen to have been brought up, with its nationalism, superstitions, class distinctions and prejudices. The personal or accidental is but momentary, though that moment may last a lifetime; and as the present system of education is based on the personal, the accidental, the momentary, it leads to perversion of thought and the inculcation of self-defensive fears.
All of us have been trained by education and environment to seek personal gain and security, and to fight for ourselves. Though we cover it over with pleasant phrases, we have been educated for various professions within a system which is based on exploitation and acquisitive fear. Such a training must inevitably bring confusion and misery to ourselves and to the world, for it creates in each individual those psychological barriers which separate and hold him apart from others.
Education is not merely a matter of training the mind. Training makes for efficiency, but it does not bring about completeness. A mind that has merely been trained is the continuation of the past, and such a mind can never discover the new. That is why, to find out what is right education, we will have to inquire into the whole significance of living.
To most of us, the meaning of life as a whole is not of primary importance, and our education emphasizes secondary values, merely making us proficient in some branch of knowledge. Though knowledge and efficiency are necessary, to lay chief emphasis on them only leads to conflict and confusion.
There is an efficiency inspired by love which goes far beyond and is much greater than the efficiency of ambition; and without love, which brings an integrated understanding of life, efficiency breeds ruthlessness. Is this not what is actually taking place all over the world? Our present education is geared to industrialization and war, its principal aim being to develop efficiency; and we are caught in this machine of ruthless competition and mutual destruction. If education leads to war, if it teaches us to destroy or be destroyed, has it not utterly failed?
To bring about right education, we must obviously understand the meaning of life as a whole, and for that we have to be able to think, not consistently, but directly and truly. A consistent thinker is a thoughtless person, because he conforms to a pattern; he repeats phrases and thinks in a groove. We cannot understand existence abstractly or theoretically. To understand life is to understand ourselves, and that is both the beginning and the end of education.
Education is not merely acquiring knowledge, gathering and correlating facts; it is to see the significance of life as a whole. But the whole cannot be approached through the part – which is what governments, organized religions and authoritarian parties are attempting to do.
The function of education is to create human beings who are integrated and therefore intelligent. We may take degrees and be mechanically efficient without being intelligent. Intelligence is not mere information; it is not derived from books, nor does it consist of clever self-defensive responses and aggressive assertions. One who has not studied may be more intelligent than the learned. We have made examinations and degrees the criterion of intelligence and have developed cunning minds that avoid vital human issues. Intelligence is the capacity to perceive the essential, the what is; and to awaken this capacity, in oneself and in others, is education.
Education should help us to discover lasting values so that we do not merely cling to formulas or repeat slogans; it should help us to break down our national and social barriers, instead of emphasizing them, for they breed antagonism between man and man. Unfortunately, the present system of education is making us subservient, mechanical and deeply thoughtless; though it awakens us intellectually, inwardly it leaves us incomplete, stultified and uncreative.
Without an integrated understanding of life, our individual and collective problems will only deepen and extend. The purpose of education is not to produce mere scholars, technicians and job hunters, but integrated men and women who are free of fear; for only between such human beings can there be enduring peace.
It is in the understanding of ourselves that fear comes to an end. If the individual is to grapple with life from moment to moment, if he is to face its intricacies, its miseries and sudden demands, he must be infinitely pliable and therefore free of theories and particular patterns of thought.
Education should not encourage the individual to conform to society or to be negatively harmonious with it, but help him to discover the true values which come with unbiased investigation and self-awareness. When there is no self-knowledge, self-expression becomes self-assertion, with all its aggressive and ambitious conflicts. Education should awaken the capacity to be self-aware and not merely indulge in gratifying self-expression.
What is the good of learning if in the process of living we are destroying ourselves? As we are having a series of devastating wars, one right after another, there is obviously something radically wrong with the way we bring up our children. I think most of us are aware of this, but we do not know how to deal with it.
Systems, whether educational or political, are not changed mysteriously; they are transformed when there is a fundamental change in ourselves. The individual is of first importance, not the system; and as long as the individual does not understand the total process of himself, no system, whether of the left or of the right, can bring order and peace to the world.