dan vao tue giac Phat

Common Buddhist Text:
Guidance and Insight from the

Copyright by Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU).

Chief Editor: Venerable Brahmapundit
Editor: Peter Harvey
Translators: Tamás Agócs, Peter Harvey, Dharmacārī Śraddhāpa,
P.D. Premasiri, G.A Somaratne, Venerable Thich Tue Sy

Phật Điển Phổ Thông:
Dẫn vào Tuệ Giác Phật

Chủ biên bản Việt ngữ:
LÊ MẠNH THÁT – TUỆ SỸ

Ban biên dịch:
Thích Hạnh Viên, Thích Nữ Khánh Năng, Thích Thanh Hòa, Pháp Hiền Cư sỹ, Nguyễn Quốc Bình.

Dịch Việt và Ấn hành với Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền
của Viện Đại Học Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU), Thái-lan, 2018.

Nhà xuất bản Hồng Đức, 2019. Hương Tích ấn hành.

SÁCH ẤN TỐNG – FREE DISTRIBUTION


TỰA

 

Phước lạc thay chư Phật chánh đẳng giác xuất hiện.
Phước lạc thay Giáo pháp trung đạo dẫn đến lạc của chư Phật được tuyên dương.
Phước lạc thay chúng đệ tử hiểu và hành như Chánh pháp.
Phước lạc thay chúng đệ tử hòa hiệp đồng tu.
(Dhammapada, kệ 194)

Đại lễ Vesak, nhằm vào ngày trăng trong tháng Vesak, thông thường trong khoảng tháng Năm (dương lịch), là khánh tiết ngày Đản sinh của Đức Phật, và cũng là ngày Thành đạo và nhập Niết-bàn.

Tháng 12 năm 1999, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc công nhận ngày này là ngày lễ quốc tế, và tập sách này có thể được xem là triển khai từ sự công nhận này. Ý nghĩa quan trọng của ngày lễ như vậy đã xúc tiến thế giới Phật giáo đồng nhất tâm hướng về đại lễ Vesak, lần thứ nhất, năm 2000, được cử hành tại trụ sở của Liên Hợp Quốc ở New York và tại đây các đại lễ được cử hành thường niên, cho đến từ 2004 hầu hết được cử hành tại Bangkok, với hai năm trung đoạn được cử hành tại Việt Nam, và một năm tại Sri Lanka. Sự vân tập của các Phật tử khắp nơi trên thế giới đã dẫn đến việc thành lập Ủy Hội Quốc Tế Ngày  Lễ Vesak (the International Council for the Day of Vesak/ICDV), nay với tư cách tư vấn đặc biệt tại Ủy hội Kinh tế Xã hội Liên Hợp Quốc.

Bản thân của ICDV đã hội tụ trên hai mươi cơ cấu Phật học cao cấp và hỗ trợ thành lập Hiệp hội Quốc tế các Đại học Phật giáo, (the International Associtaion of Buddhist Universities, IABU). ICDV và IABU đã tạo cơ hội cho sự hợp tác thường xuyên trong các phương diện nghiên cứu và hành trì giữa ba hệ truyền thừa chính đang hiện hành của Phật giáo, Theravāda (Thượng tọa bộ), Mahāyāna (Đại thừa) và Vajrayāna (Kim cang thừa). Một trong những nỗ lực chung như vậy là một dự án được khởi động từ năm 2009 tại Đại học Hoàng gia Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU), Thái-lan, với mục đích thống nhất những điểm tương đồng giữa các truyền thống Phật giáo khác nhau và đồng thời khánh chúc sự phong phú và đa dạng giữa các truyền thống này. Thành quả của sự nghiệp tập đại thành lịch sử này được công bố với tác phẩm: Phật điển Phổ thông, Dẫn vào Tuệ giác của Phật.

Được khích lệ bởi nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc và được gợi hứng bởi viễn kiến của các vị lãnh đạo Phật giáo Theravāda và Đại thừa, đề khởi một số điểm cơ bản thống nhất các tông phái Phật giáo tại Hội nghị lần thứ nhất của Hội Đồng Tăng-già Thế giới (the World Buddhist Sangha Council, WBSSC) tại Colombo năm 1967, một số khoảng 20 học giả Phật giáo được ICDV và IABU tuyển chọn từ ba truyền thống Phật giáo đã đảm trách dự án này. Trong suốt bảy năm, ủy ban biên soạn đã tổ chức không dưới 20 hội thảo chuyên đề tại MCU để phát huy nhận thức và triển khai phương án cụ thể. Khoảng 490 trích đoạn từ các kinh điển và các luận thư hậu kỳ cùng với các sớ thích của ba truyền thống Phật giáo được tuyển dịch trong tác phẩm này hợp đồng giới thiệu những gì Đức Phật đã thuyết. Bản văn trong tay bạn này đã trải qua hai vòng duyệt sách của các nhà lãnh đạo và các học giả Phật giáo thế giới, hoàn toàn tán đồng văn phong cũng như nội dung, hy vọng mang lại nhiều lợi ích cho người đọc.

Dưới huệ cố của Hội Đồng Tăng-già Tối Cao Thái-lan và với sự hộ trì của Chính phủ Hoàng gia Thái-lan, MCU được đặc ân giao nhiệm vụ tán trợ ngay từ đầu. Tôi hy vọng mối cảm thông được phát huy trong quá trình tập đại thành của công trình quan trọng này sẽ giúp các truyền thống tôn giáo khác nhau, Phật giáo và phi Phật giáo, tăng cường hòa điệu và sống chung hòa bình như đã được đức Phật triển vọng.

Hòa Thượng GS TS Phra Brahmapundit
Trưởng Biên tập Viện Trưởng Viện Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya
Chủ tịch Ủy Hội Quốc Tế Đại Lễ Vesak Chủ tịch Hiệp hội Quốc tế các Viện Đại học Phật giáo


NỘI DUNG

Bối cảnh biên dịch 5*
Tựa 9
Nội dung 11
Dẫn luận 17
I.  Tổng quan 17
II.  Cuộc đời đức Phật lịch sử 24
III.  Tăng-già – Chúng hội đệ tử 41
IV.  Tuyển dịch Phật giáo Thượng tọa bộ 44
V.  Tuyển dịch kinh điển Phật giáo Đại thừa 57
VI.  Tuyển dịch kinh điển Phật giáo Kim cang thừa 74
PHẦN I.  ĐỨC PHẬT 87
Chương 1.  Cuộc đời đức Phật lịch sử 88
Giáng thần, đản sanh và thuở thiếu thời 88
Tầm cầu giác ngộ 98
Đắc các định vô sắc vi tế 102
Khổ hạnh tự hành xác 107
Giác ngộ và kết quả 116
Phẩm đức viên mãn của đức Phật 123
Đức Phật vị đạo sư 128
Xưng tán Phật 150
Dung nghi của đức Phật 152
Điều phục và giáo hóa những người chống đối hoặc đe dọa 160
Phật an trú thiền tọa, tán thán tịch tĩnh và tri túc 170
Thân bệnh của đức Phật, và tâm từ chăm sóc người bệnh 175
Những tháng cuối đời của đức Phật 185
Chương 2.  Các quan điểm khác nhau về đức Phật 204
THƯỢNG TỌA BỘ 204
Tương quan Phật và Pháp 204
Tự tánh của Phật 206
Tiền thân Phật: Bồ-tát tích tập các ba-la-mật, và những đệ tử đắc quả 207
Như Lai sau khi chết 211
ĐẠI THỪA 214
Danh hiệu và phẩm đức của đức Phật 214
Phật tánh 219
Ba ‘thân’ Phật 224
KIM CANG THỪA 231
Phật tánh 231
Tam thân Phật 234
Ngũ bộ Phật bộ 235
Phật trong tâm 239
PHẦN II.  PHÁP 245
Chương 3.  Các phẩm tính của Pháp 246
THƯỢNG TỌA BỘ 246
Đặc tính tổng thể của Pháp 246
Mục đích tu Phật 248
Thái độ đối với các đạo giáo khác 248
Tranh luận và khoan dung 249
Giáo pháp chú trọng thực hành 257
Con đường dẫn đến trí giải thoát 259
ĐẠI THỪA 265
Những phẩm tính của Pháp 265
Lý do quyết định tu Phật 268
Tranh chấp và bao dung 269
Pháp là phương tiện đưa tới cứu cánh 270
Giáo pháp phân định tùy căn cơ, thu nhiếp tất cả 271
KIM CANG THỪA 273
Phẩm tính của Pháp 273
Lược giải về Pháp 276
Chương 4.  Về Xã hội và Quan hệ nhân sinh 285
THƯỢNG TỌA BỘ 285
Thuật trị nước 285
Hòa bình, bạo lực, và tội ác 289
Tài sản và hoạt động kinh tế 297
Bình đẳng xã hội 303
Bình đẳng nam nữ 308
Quan hệ nhân sinh tốt đẹp 311
Cha mẹ và con cái 313
Vợ chồng 314
Bằng hữu 316
ĐẠI THỪA 317
Thuật trị nước 317
Hòa bình, bạo loạn và tội ác 320
Sung Túc và Kinh tế 321
Bình đẳng nam nữ 322
Thờ kính và báo ơn Cha mẹ 323
Hồi hướng công đức cho những người thân đã mất 327
KIM CANG THỪA 329
Giáo huấn vương đạo nhân ái 329
Suy tưởng ân đức của mẹ 334
Chương 5.  Về Nhân sinh 342
THƯỢNG TỌA BỘ 342
Vòng luân hồi (saṃsāra) 342
Thân người là quý 345
Thế giới của chúng ta trong tương quan với vũ trụ 346
Nghiệp 347
Những hàm ý nghiệp và tái sanh cho thái độ đối với tha nhân 360
Đời này và tất cả tái sanh đều dẫn đến già, bệnh, và chết 361
ĐẠI THỪA 367
Vũ trụ của chúng ta 367
Nghiệp 369
Thân người khó được 374
Vô thường 375
KIM CANG THỪA 377
Thân người quý báu 377
Luân hồi khổ 381
Chương 6  Đạo tích và Đạo hành 393
THƯỢNG TỌA BỘ 393
Trách nhiệm cá nhân – tự thân nỗ lực 393
Yêu cầu đồng hành thiện tri thức tài đức 395
Chức năng và bản chất của tín 397
Quy y Phật, Pháp, Tăng 399
Hành vi lễ bái 400
Tụng các phẩm tánh của Phật, Pháp, và Tăng có thể mang lại sự hộ trì và phước lành 400
Giới, định, tuệ 404
Trung đạo: Thánh đạo tám chi 407
ĐẠI THỪA 409
Tín 409
Quy y Phật, Pháp và Tăng 413
Trách nhiệm và nỗ lực cá nhân 419
Trung Đạo 420
Bồ-tát đạo cao hơn Thanh Văn và Độc Giác 424
Thầy dạy Đạo 429
Tu tập bồ-đề tâm (bodhi-citta) 432
KIM CANG THỪA 439
Tín tâm 439
Quy y Phật, Pháp, Tăng 442
Thiện tri thức 444
Hành trung đạo 445
Bồ-đề tâm (bodhi-citta) 447
Thứ đệ đạo 454
Chương 7.  Đạo Đức 458
THƯỢNG TỌA BỘ 458
Thiện và bất thiện hành 458
Bố thí 461
Trì giới 464
Chánh mạng và các giới khác 466
Từ ái và kham nhẫn 469
Giúp mình và giúp người 471
Chăm sóc thú vật và môi trường 473
ĐẠI THỪA 475
Năng lực của thiện pháp 475
Bố thí 475
Các học xứ giới 477
Chánh mạng và các giới phụ 480
Giúp mình và người 482
Giáo hóa người khác 484
Chăm sóc thú vật và môi trường 485
Từ và Bi 486
Ba-la-mật của Bồ-tát 488
Bồ-tát nguyện và Bồ-tát giới 497
KIM CANG THỪA 504
Nghiệp thiện và bất thiện 504
Bố thí ba-la-mật 505
Trì giới ba-la-mật 508
An nhẫn ba-la-mật 511
Tinh tấn ba-la-mật 516
Chương 8.  Tu Định 517
THƯỢNG TỌA BỘ 517
Mục đích của thiền định 517
Các tùy miên cũng như các tiềm năng sáng chói của tâm 518
Năm triền cái và các phiền não khác 520
Quan trọng của tác ý 524
Chỉ (samatha) và quán (vipassanā) 527
Niệm công đức Phật, Pháp, Tăng và sự chết 528
Bốn vô lượng tâm: từ, bi, hỷ và xả 530
Bốn niệm trụ (satipaṭṭhāna): tu quán (vipassanā) và chỉ (samatha) 531
Niệm hơi thở (ānāpāna-sati) 538
Thiền, thắng trí và vô sắc định 542
ĐẠI THỪA 548
Sơ nghiệp tu định 548
Không tham chấp thiền định 548
Tâm quang minh 548
Tu tập từ và bi 550
Niệm Phật 551
Chánh Niệm 553
Chỉ và bốn thiền 556
Tu Quán 559
Thiền (Chan/Zen) 561
KIM CANG THỪA 569
Thiền định 571
Tu đối trị phiền não 572
Tu bốn vô lượng 575
Bốn niệm 582
Tu tự tánh tâm 584
Chương 9.  Trí Tuệ 588
THƯỢNG TỌA BỘ 588
Bản tánh của trí tuệ 588
Khổ và bốn Thánh Đế 590
Duyên sinh và khổ sinh 598
Suy nghiệm có phê phán về ý niệm thượng đế sáng tạo 608
Không có tự ngã thường hằng 609
ĐẠI THỪA 620
Bản tánh của trí tuệ 620
Duyên khởi 621
Suy nghiệm có phê phán về ý niệm Thượng đế sáng tạo 624
Không có ngã thể thường hằng 627
Tự tánh Không 631
Duy thức và tánh Không của năng-sở nhị nguyên 640
Phật tánh: thực tại tích cực 644
Sự tương liên tuyệt đối của tất cả pháp 648
KIM CANG THỪA 654
Ba tuệ 654
Duyên khởi 656
Quán vô ngã 660
Chương 10  Những mục tiêu của Phật giáo 670
THƯỢNG TỌA BỘ 670
Hạnh phúc đời này và đời sau 670
Niết-bàn 670
ĐẠI THỪA 677
Hạnh phúc đời này và đời sau 677
Chứng ngộ tối hậu 678
Niết-bàn 678
Phật quả 686
Tịnh Độ 691
KIM CANG THỪA 694
Hạnh phúc đời này và đời sau 694
Chứng ngộ tối hậu 695
Niết-bàn 695
Sở hành của Phật 697
PHẦN III.  TĂNG 701
Chương 11.  Các đệ tử xuất gia, tại gia và hiền thánh 702
THƯỢNG TỌA BỘ 702
Chúng đệ tử xuất gia và tại gia 702
Chế độ tăng lữ 703
Giới luật xuất gia 705
Các hạng thánh đệ tử 711
A-la-hán 716
ĐẠI THỪA 720
Bồ-tát tại gia và xuất gia 720
Giới luật xuất gia 722
KIM CANG THỪA 725
Đời sống tu đạo 725
Chương 12  Những đời sống gương mẫu 730
THƯỢNG TỌA BỘ 730
Các đại đệ tử tỳ-kheo A-la-hán 730
Các đại đệ tử A-la-hán tỳ-kheo-ni 737
Các đại đệ tử tại gia 745
ĐẠI THỪA 749
Những đại đệ tử xuất gia 749
Những đại đệ tử tại gia 757
KIM CANG THỪA 760
Đại thành tựu giả 760
Phụ Lục 775
Từ vựng Phật học và tên riêng 806

______________
* Ghi chú: Số trang theo bản sách tiếng Việt

Share.

1 Comment

  1. Pingback: GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ Hướng Về Đại Hội Lần Thứ I, Hội Đồng Hoằng Pháp, GHPGVNTN | 2021 |

Leave A Reply

Exit mobile version