Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook Twitter Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook Twitter Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Home»TUỔI TRẺ»Gia đình Phật tử»Phan Cảnh Tuân: Dự án về trường hàm thụ Gia đình Phật tử
    Gia đình Phật tử

    Phan Cảnh Tuân: Dự án về trường hàm thụ Gia đình Phật tử

    15/02/20227 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Email
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
    ADuc3
    Trưởng Phan Cảnh Tuân đứng giữa Nam và Nữ Huynh trưởng
    Ở giữa TT. Thiện Minh, Thiện Hoa, ĐĐ. Thiện Châu, Quảng Long (Ảnh: Ái hữu Vĩnh Nghiêm)

    Bài của Niên trưởng Hồng Liên – Phan Cảnh Tuân tức Đại đức Thích Phổ Hòa

    I) TRƯỜNG HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP HÀM THỤ
    II) VĂN PHÒNG ĐẶT TẠI SÀI GÒN
    III) TRƯỜNG CÓ NHIỀU LỚP

    A) Lớp Trưởng: Đào tạo Đoàn trưởng cốt cán cho GĐPT. 

    B) Lớp Hướng Dẫn Mở Các Trại: Hướng dẫn cách thức ở các Trại Huấn Luyện, Trại Hè, địa điểm, thời gian, chương trình, các khóa học cho từng nơi, riêng từng Trại, Đội và Đoàn, Nam và Nữ. 

    C) Lớp Hướng Dẫn Công Tác Xã Hội: Giới thiệu các công tác dễ làm, vừa sức với các thiếu niên để tập cho quen với các công tác, hợp với tinh thần Đạo và GĐPT. Những hoạt động của Thanh niên Phật tử. Hợp tác với các 

    Đoàn thể khác trên phương diện nào để công tác xã hội. 

    D) Lớp Học Nghề: Những nghề có thể học bằng phương pháp Hàm thụ: đóng sách, sửa đồng hồ, may thêu, họa, nghề sơn, nghề kẽ chữ, chụp hình, rửa hình, quay phim, lái xe hơi vân vân… hòng giúp các Đoàn sinh GĐPT có một nghề trong tay. 

    Đ) Lớp Học Giáo Lý: Chuyên môn đặc biệt về giáo lý. Học kinh điển và các nghi lễ trong nhà Phật. 

    Sau khi thực hiện được lớp này, nhà trường sẽ mở thêm nhiều lớp nữa. 

    ADuc2
    Đoàn Trưởng Phan Cảnh Tuân, Đoàn Phó Nguyễn Hữu Huỳnh (Ảnh: Ái hữu Vĩnh Nghiêm)

    TỔ CHỨC CỦA NHÀ TRƯỜNG 

    BAN CỐ VẤN VÀ GIÁO SƯ 

    Trên hết là Quý vị Cố vấn Gia đình Phật tử, Quý Anh Chị cựu huynh trưởng của Gia đình, Quý vị huynh trưởng đang nỗ lực sinh hoạt cho Gia đình họp lại làm một Ban Giáo sư, gởi tài liệu và việc soạn bài vở giúp cho nhà trường. Quý Bác và Quý Bạn chuyên nghiệp cố vấn các lớp học nghề… (Tất cả anh chị em ở khắp nơi đều có thể gởi giúp tài liệu cho GĐPT). 

    BAN CHỈ HUY. 

    a) Gồm có một Giám đốc chỉ huy trưởng lo điều hòa mọi công việc của nhà trường. 

    b) Giám đốc sưu tầm nghiên cứu: thu thập các bài vở, tài liệu và đúc kết soạn lại cho vừa khuôn khổ bài học, trình bày bài làm dưới hình thức trắc nghiệm (test). 

    c) Giám đốc ấn loát trình bày: In bài vở, giấy tờ sổ sách của nhà trường. 

    d) Giám đốc kỹ thuật. Luôn luôn theo dõi đôn đốc… để bài vở được thực tế, sát với phong trào, có thời gian tính và từ cách chăm bài, gởi bài, mọi tổ chức của nhà trường cho thật chu đáo, khoa học. Sửa bài, đề nghị và cấp chứng chỉ cho các học viên. 

    đ) Giám đốc Văn phòng liên lạc giữa các bạn, giữa nhà trường và các học viên, nhận bài gởi bài, trả lời thư từ cho học viên. 

    e) Giám đốc các lớp Lớp Trưởng, Lớp Học nghề, Lớp Giáo lý… Mỗi lớp có mỗi Giám đốc chịu trách nhiệm về tinh thần và kết quả học tập của các học viên về môn mình phụ-trách.

    BAN ĐẠI DIỆN NHÀ TRƯỜNG. 

    Ở khắp các Tỉnh, nhà trường mời một số huynh trưởng các nơi nhận làm Đại diện cho nhà trường. 

    Vị Đại diện nhà trường có trách nhiệm đôn đốc, cổ động, khuyến khích cho nhà trường có nhiều học viên, kiểm soát sự học hỏi của học viên, ủng hộ nhà trường về mặt tài chánh và kỹ thuật và đại diện nhà trường để trao cấp bằng, chứng chỉ khi học viên được trúng tuyển mãn khóa. 

    LỚP TRƯỞNG 

    MỤC ĐÍCH 

    1) Xây dựng cho Đoàn trưởng có một căn bản vững chắc và Giáo lý, một hiểu biết đầy đủ về Thanh niên, về sứ mạng thiêng liêng của GĐPT cùng những kiến thức cần thiết để gây Đoàn và giữ Đoàn bằng phương pháp hàm thụ. 

    2) Gây tinh thần thông nhất phong trào (bất kỳ Đoàn trưởng ở tập đoàn nào đều có thể theo học. 

    Mãn khóa học nếu bài làm của học viên đủ điểm trung bình, học viên sẽ được nhận chứng chỉ “Đoàn trưởng GĐPT Việt nam và có thể đeo thêm một huy hiệu đặc biệt của khóa học. Lễ phát cấp bằng, chứng chỉ sẽ do Ban Hướng dẫn Tỉnh hay Chi hội long trọng trao lại cho Đoàn trưởng.

    ĐIỀU KIỆN HỌC.

    1) Phải là Đoàn trưởng GĐPT đang hoạt động cho 1 đoàn (Thiếu niên, Thiếu nữ, Oanh Vũ hay Nam Nữ Phật tử).
    2) Đóng đủ số tiền phí tổn về bài vở.
    3) Phải làm bài thường xuyên gửi về cho Ban phụ trách khóa học. 

    THỜI GIAN HỌC CỦA 1 HỌC VIÊN. 

    Mỗi tuần có thể 1 hoặc 2 bài học tùy học viên có thì giờ nhiều hay ít. Mỗi khi bạn phụ trách nhận được bài tập của học viên gửi đến là gửi tiếp liền bài học sau học viên. Ban phụ trách sẽ ngưng gửi bài nếu học viên không chịu gửi bài làm cho Ban phụ trách. Sổ bài học và tập không quá 50 bài. Học viên chuyên cần có thể theo trọn khóa này trong 5 hay 7 tháng, còn nếu vì điều kiện thời gian eo hẹp, thư từ đi về mất nhiều thì giờ, cả khóa học không quá một năm. 

    THỜI GIAN CỦA CÁC KHÓA.

    Các học viên nối tiếp nhau, không có ngày bắt đầu và ngày cuối của một khóa nhất định. Ai học xong, đủ bài học, đủ bài làm là đủ khóa học: Vì vậy, công việc này sẽ nối tiếp nhau mãi mãi khi nào còn GĐPT là còn lớp học này để đào tạo Huynh trưởng cốt cán, đề gây uy tín cho Tổng Hội, để đi đến thống nhất tinh thần và tổ chức GĐPT điều mà chúng ta hằng ước nguyện. 

    CÁCH THỨC THEO KHÓA HỌC.

    Muốn ghi tên vào danh sách học viên, Đoàn trưởng phải điền tên vào một tờ khai xin nhập học (tại văn phòng ban phụ trách có sẵn).

    – Đồng thời gởi ngân phiêu 200$00 tiền in bài học (so bài học và số bài tập) Ngân phiếu đề tên…
    – Khi ban phụ trách nhận được tờ khai và ngân phiếu, liền gởi bài học số 1 kèm theo bài tập số 1 cho học viên.
    – Học viên nhận được bài học và bài tập số 1 đã in sẵn, học viên nghiên cứu đề tài và làm bài tập. Khi nào làm xong bài tập, học viên gửi bài tập cho bạn phụ trách, trong thư nhớ kèm theo một con tem 2 đồng để nhận bài học sau.
    – Ban phụ trách nhận được bài tập số 1, sẽ chấm liền và gửi tiếp liền bài học số 2 kèm theo bài tập số 2 cho học viên.

    Nhuận Pháp sưu lục

    Phan Cảnh Tuân
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticlePháp Hoan: 8 bài Haiku (316-323)
    Next Article Lê Mạnh Thát: Nghiên cứu tình trạng Phật Giáo Việt Nam trong giai đoạn chống xâm lăng

    Bài viết liên quan

    Hội đồng Tăng Già Bản Thệ: Tâm thư Phật đản PL. 2566

    09/05/2022

    Thị Nghĩa Trần Trung Đạo: Nếp sống Gia Đình Phật Tử

    21/04/2022

    Tuệ Sỹ: Ấn tượng khoảnh khắc

    11/04/2022
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Bhikkhu Bodhi | Nguyễn Duy Nhiên dịch: Đức Phật bên trong

    25/05/2022

    Tiểu sử HT Thích Khế Hội (Trí Thành)

    24/05/2022

    Diệu Trân: Huyền thoại Duy-ma-cật hóa giải mọi băn khoăn của tôi

    22/05/2022

    Hương Sơn: Nếp sống Thiền môn

    22/05/2022
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Phật Giáo Úc Châu

    Thư Viện Hoa Sen

    Thư Viện Số Hóa Kinh Sách

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    Rộng Mở Tâm Hồn

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2022, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version