Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook Twitter Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook Twitter Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Home»PHẬT HỌC»Phật điển phổ thông | Dẫn vào Tuệ Giác Phật: Chương 5: Về nhân sinh
    PHẬT HỌC

    Phật điển phổ thông | Dẫn vào Tuệ Giác Phật: Chương 5: Về nhân sinh

    27/07/202199 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Email
    Dan vao tue giac
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Nội dung

        • PHẦN II: PHÁP
    • CHƯƠNG 5
    • VỀ NHÂN SINH
    • THƯỢNG TỌA BỘ
      • Vòng luân hồi (saṃsāra)
        • Th.55 Tối sơ không thể biết
        • Th.56 Thực tại của tái sanh và nghiệp
        • Th.57 Tin vào tái sanh và nghiệp là ‘đặt cược tốt nhất’
        • Th.58 Các cảnh giới tái sanh chính
    • Thân người là quý
      • Th.59 Tái sanh làm người là một cơ hội hiếm có
      • Th.60 Được sanh làm người và được nghe Pháp là hiếm có
      • Th.61 Hãy nhớ, đời người ngắn ngủi, hãy hành trì khi còn có thể!
    • Thế giới của chúng ta trong tương quan với vũ trụ
      • Th.62 Các cụm thế giới trong khắp vũ trụ
      •  Th.63 Các chu kỳ kiếp vũ trụ
    • Nghiệp
      • Th.64 Nghiệp là ý chí
      • Th.65 Ác nghiệp sẽ bắt kịp ngươi, dù sớm hay muộn
      • Th.66 Hành động và tư duy quyết định tái sanh, chứ không phải do cầu nguyện lễ bái
      • Th.67 Nghiệp quá khứ dẫn tới những sai biệt giữa con người
      • Th.68 Những cảm thọ, các thiện ác hành, không phải hết thảy đều do nghiệp quá khứ, Thượng Đế, cũng không vô nhân duyên
      • Th.69 Cảm thọ và bệnh tật chẳng phải đều do nghiệp quá khứ
      • Th.70 Chuyển nghiệp
      • Th.71 Tự quyết định tái sanh
      • Th.72 Nghiệp có thể trổ chậm và tri kiến cùng tâm trạng lúc lâm chung là quan trọng
    • Những hàm ý nghiệp và tái sánh cho thái độ đối với tha nhân
      • Th.73 Ngươi cũng đã trải qua điều này
      • Th.74 Gặp lại những thiện tri thức trong các đời trước
    • Đời này và tất cả tái sanh đều dẫn đến già, bệnh, và chết
      • Th.75 Không pháp hữu vi nào là thường
      • Th.76 Đời người mong manh
      • Th.77 Chấp nhận cái chết không thể tránh
      • Th.78 Tầm cầu dục lạc dẫn đến khổ
    • ĐẠI THỪA
      • Vũ trụ của chúng ta
        • M. 39 Viễn ảnh vũ trụ
    • Nghiệp
      • M.40  Chết không phải là hết chịu ảnh hưởng của nghiệp
      • M.41  Bất định nghiệp
      • M. 42 Giảm nhẹ nghiệp ác
    • Thân người khó được
      • M.43  Thân người khó được, Phật pháp khó gặp
    • Vô thường
      • M.44  Bản chất tạm thời của vạn hữu
      • M.45  Không có các yếu tố vật chất thường hằng
    • KIM CANG THỪA
      • Thân người quý báu
        • V.14  Tánh quý báu của thân người
        • V.15  Thí dụ về thân người khó được
        • V.16  Tinh chất cam lồ: đời người ngắn ngủi, chớ quên hành từ!
    • Luân hồi khổ
      • V.17  Khuyến giới mê đắm tuổi trẻ
      • V.18  Tổng quát khổ luân hồi
      • V.19  Khổ loài người
      • V.20  Ba khổ tánh
      • V.21  Khổ sanh, già, bệnh, chết
      • V.22  Ái biệt ly khổ
      • V.23  Milarepa trách cứ: đừng phí bất cứ cơ hội hành pháp nào!

    Nghiệp

    M.40  Chết không phải là hết chịu ảnh hưởng của nghiệp

    Đoạn trích thứ nhất phê phán quan điểm cho rằng một hiện tượng tồn tại độc lập trong một thời gian, rồi làm nhân cho những hiện tượng khác, nên nó trên thực tế phủ nhận dòng nhân quả tương tục, để rồi hàm ngụ một cách sai lầm rằng các hiện tượng hiện tồn đều không có kết quả từ nhân, kể cả những hành vi (nghiệp) đều không tạo ra quả trong vị lai. Đoạn thứ hai nhấn mạnh rằng nghiệp dẫn đến quả trong tương lai.

    Này Đại Huệ (Mahāmati), có một số sa-môn và bà-la-môn tin là, sự vật sẽ sinh sau khi đã diệt. Họ tuyên bố rằng, một pháp chính là một biểu hiện của nhân và quả, nó tồn tại trong thời gian, rằng uẩn, xứ, giới y các duyên sinh khởi, tồn tại rồi diệt mất, vì sau khi sanh, nó diệt. Này Đại Huệ, các vị ấy chủ trương đoạn diệt luận, cho rằng, các chuỗi tương tục, hoặc tác sự, hoặc sinh hoặc diệt, hoặc hữu, hoặc Niết-bàn, hoặc đạo, hoặc nghiệp, hoặc quả, hoặc chân đế, thảy đều tận diệt. Đó là do bởi những điều này không khả đắc bằng trực kiến, không được thấy có khởi thủy.

    Này Đại Huệ, cái bát bị vỡ, không còn có tác dụng như là cái bát và một hạt giống bị cháy thì không thể nảy mầm. Này Đại Huệ, cũng vậy, thể tánh của uẩn, xứ, giới mà đã diệt, đang diệt, sẽ diệt, không tồn tại dòng lưu chuyên không gián đoạn, vì không có nhân để thấy, mà đó chỉ là tri kiến tư duy vọng tưởng của tự tâm.

    Laṅkāvatāra Sūtra, ch.2, dịch Anh from Sanskrit by D.S.

    Ta thường nói Không tính, viễn ly thường và đoạn. Luân hồi như mộng tưởng – nhưng các nghiệp không mất.

    Laṅkāvatāra Sūtra, ch.2, v.135, dịch Anh from Sanskrit by D.S.

    M.41  Bất định nghiệp

    Đoạn này giải thích rằng bố thí cho những người có tu tập,[14] cho cha mẹ, hoặc người bệnh, có quả báo lớn hơn là bố thí cho những hạng người khác. Thêm nữa, bằng trí tuệ, một hành giả có thể giảm trừ các nghiệp quả từ những hành vi bất thiện (như trong *Th.70). Nghiệp quả tiêu cực của những hành vi mà một người trí đã thực hiện sẽ đến trong đời này nhẹ hơn, thay vì ở đời sau nặng hơn. Thậm chí khi kẻ trí ấy vượt lên trên những giới hạn của thiện nghiệp, nhưng vì chưa ngộ nhập trí tuệ uyên thâm, cho nên, chính thiện nghiệp ấy, đã giữ họ trong luân hồi. Nghiệp quả không chỉ xuất hiện theo một phương hướng cố định và mang tính cơ giới, tương tợ như là bản chất và trạng huống từ những hành vi đã làm chúng phát sinh, mà chúng xuất hiện một cách linh hoạt nhiều hơn gắn liền cùng sự tương tác của những yếu tố hay những nhân duyên vô cùng tinh tế, và điều này phụ thuộc vào sự phát triển tâm linh cho một đời sống phạm hạnh. Lại nữa, khi đức Phật còn là một vị Bồ-tát, thì Ngài đã chọn địa ngục để tái sinh nhằm giáo hóa chúng sinh nơi ấy.

    Sư Tử Hống (Siṃhanāda) bạch Phật rằng, ‘Bạch Thế Tôn, điều này có ý nghĩa là gì, như kinh nói rằng, bố thí cho một súc sinh có quả báo gấp trăm lần, bố thí cho một người nhất- xiển-đề[15] có quả báo gấp một ngàn lần, bố thí cho một vị trì giới có quả báo gấp một trăm ngàn lần, bố thí cho một ngoại đạo đã đoạn phiền não được quả báo vô lượng, nếu đang cúng bốn hướng, bốn quả,[16] cho đến các vị Độc Giác, được quả báo vô lượng, bố thí cho Bồ-tát bất thoái chuyển, và các đại Bồ-tát tối hậu thân, hoặc Như Lai Thế Tôn, thì phước báo có được là vô lượng vô biên không thể tính đếm, không thể nghĩ bàn. Vậy, những ai đã đạt được phước báo vô lương vô biên như vậy, khi nào sẽ chứng đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác?

    Bạch Thế Tôn, Kinh cũng dạy rằng, “Những ai tạo nghiệp thiện hoặc bất thiện với tâm trọng đại, chắc chắn sẽ lãnh thọ quả báo ngay trong đời này, hoặc đời sau và đời  sau nữa.  Như thế, nay Thuần-đà (Cunda) đại  sỹ đã tạo nghiệp thiện  với tâm chí thành, nên biết, nghiệp này nhất định cho quả báo, thế thì làm sao chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng chánh giác? Và làm sao có thể thấy được Phật tánh?[17]

    Lại nữa, bạch Thế Tôn, Kinh dạy rằng, cúng dường cho ba hạng người này sẽ được quả báo không cùng tận, đó là người bệnh, cha mẹ và Như Lai. Bạch Thế Tôn, Kinh lại nói, Phật bảo A-nan (Ānanda) rằng, bất kì chúng sinh nào mà không tạo nghiệp dục giới, sắc giới hay vô sắc giới, tức thì sẽ chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Bạch Thế Tôn, như bài kệ trong Kinh Pháp Cú[18] nói:

    Không trên trời, dưới biển, không lánh vào núi đá, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp…

    Nếu vậy, làm sao ai có thể tỏ ngộ Phật tánh và chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng chánh giác?’

    Phật dạy, ‘Lành thay, lành thay, thiện nam tử, chỉ có hai hạng người là có thể nhận được vô lượng vô biên công đức để có thể chuyển Pháp luân của Như Lai mà thôi. Thứ nhất là người khéo hỏi và thứ hai là người khéo đáp.

    Này thiện nam tử, trong số mười lực của đức Phật, thì lực biết rõ nghiệp là sâu xa nhất. Này thiện nam tử! Có những chúng sinh không suy nghĩ thấu đáo, không tin nhân quả nghiệp báo; để độ thoát số chúng sinh ấy, Ta đã nói rằng, ‘Này thiện nam tử, tất cả nghiệp được tạo tác đều có khinh hay trọng. Khinh và trọng, mỗi loại nghiệp đều có hai tính: quyết định và không quyết định. Có người nói rằng, “Ác nghiệp không cho quả. Nếu ác nghiệp quyết định cho quả, thế thì sao gã chiên-đà-la sát sanh lại được sanh thiên? Và làm sao mà Ương-quật-ma-la (Aṅgulimāla)[19] lại đắc quả giải thoát?” Do ý nghĩa này, ông (Sư Tử Hống) nên biết, kết quả của nghiệp đã tạo có thể quyết định hoặc bất định. Vì để diệt trừ tà kiến như vậy, cho nên Kinh nói, “Không có nghiệp đã tạo nào mà không cảm kết quả.” Này thiện nam tử, nghiệp nặng có thể có quả báo nhẹ hoặc ngược lại, nghiệp nhẹ nhưng quả báo nặng. Thật thế, trong chúng sinh có người trí, kẻ ngu. Do thế, ông nên biết rằng không phải bất cứ nghiệp nào cũng mang lại kết quả, quả mang lại có thể là cố định hay bất định. Này thiện nam tử! Tất cả chúng sinh đều được phân thành hai hạng: trí và ngu. Người trí với tuệ lực của mình, có thể chuyển trọng nghiệp địa ngục thành kết quả nhẹ trong đời này. Kẻ ngu biến khinh nghiệp của mình thành trọng nghiệp địa ngục.

    Sư Tử Hống bạch rằng, ‘Thế Tôn, nếu thế thì không nên cầu phạm hành thanh tịnh và quả giải thoát.’ Phật dạy, ‘Này thiện nam tử, nếu tất cả nghiệp đều dứt khoát cho quả, vậy tất nhiên không nên mong cầu phạm hành và giải thoát. Nhưng, này thiện nam tử, vì nghiệp (có khi) bất định, cho nên tu phạm hành và cầu quả giải thoát.’

    Này thiện nam tử, nếu tránh xa mọi ác nghiệp thì nhất định có được quả thiện; nếu lánh xa nghiệp thiện, tất sẽ nhận được quả ác. Nếu hết thảy nghiệp đều nhất định cho quả, thế thì không nên cầu tu tập Thánh đạo. Nếu không tu Thánh đạo, tất không thể giải thoát. Hết thảy Thánh nhân sở dĩ tu đạo là để chuyển định nghiệp thành quả báo khinh nghiệp, và vì các nghiệp bất định đều không nhất thiết cho quả. Nếu tất cả nghiệp đều cho quả, thế thì không thể cầu tu Thánh đạo. Nếu tránh xa tu tập Thánh đạo mà đạt được giải thoát, không có trường hợp này. Không đạt giải thoát mà chứng Niết-bàn, không có trường hợp này.

    Này thiện nam tử, nếu tất cả nghiệp đều nhất định cho quả, thì nghiệp thuần thiện được làm trong suốt một đời, thì người ấy luôn được an lạc vĩnh viễn. Cũng vậy nghiệp cực kỳ ác được tạo suốt trong một đời, thế thì, người ấy lãnh thọ cực kỳ thống khổ không bao giờ dứt. Nếu như đó là nghĩa của nghiệp và quả, thế thì sẽ không có tu tập Thánh đạo, không có giải thoát, không có Niết-bàn. Nếu ai tạo nghiệp loài người thì sẽ nhận quả loài người; tạo nghiệp bà-la-môn sẽ nhận quả bà-la-môn; như thế sẽ không có giai cấp hạ đẳng, không có con người hạ liệt; người bình thường sẽ mãi mãi là người bình thường, bà-la-môn sẽ mãi mãi là bà-la-môn; nghiệp tạo lúc trẻ thì không thể thọ báo lúc trung niên hay tuổi già. Nếu khi tuổi già mới tạo ác nghiệp đọa địa ngục, thế thì không thể thọ quả với thân buổi đầu trong địa ngục mà phải đợi đến tuổi già trong địa ngục mới thọ quả. Nếu đến tuổi già mới không sát sanh, thế thì tuổi tráng niên không thể mong cầu trường thọ. Nếu tráng niên mà không thể mong cầu trường thọ, là sao sống đến già? Vì nghiệp không mất. Nếu nghiệp không mất, làm sao có tu đạo, đắc Niết-bàn?

    Này thiện nam tử, nghiệp có hai loại: định nghiệp và bất định nghiệp. Trong đó, nghiệp quyết định có hai: một là quả báo xác định, hai là thời gian xác định. Có nghiệp cho quả xác định mà thời gian không xác định. Hoặc có nghiệp mà quả báo xác định nhưng thời gian bất định, khi nào đủ duyên thì cho quả. Hoặc có nghiệp cho quả trong ba thời: đời này (hiện thọ), đời sau (sanh thọ) và đời sau nữa (hậu thọ).

    Này thiện nam tử, nếu có người với tâm quyết định tạo các nghiệp ác hoặc các nghiệp thiện, người ấy sanh tín tâm sâu đậm và hoan hỷ đối với nghiệp đã tạo, hoặc phát nguyện cúng dường Tam Bảo, những nghiệp ấy được gọi là định nghiệp.

    Này thiện nam tử, gốc rễ thiện của kẻ trí thâm sâu và kiên cố, rất khó lay động, do đó có thể chuyển nghiệp trọng thành nghiệp khinh. Trong khi đó, vì thiện căn của kẻ ngu si không thâm sâu kiên cố, cho nên khiến khinh nghiệp chuyển thành trọng nghiệp. Do ý nghĩa này, tất cả nghiệp đều không được gọi là định nghiệp.

    Đại Bồ-tát không tạo nghiệp địa ngục, nhưng vì cứu  độ chúng sinh mà phát nguyện sinh vào trong đó. Này thiện nam tử, trong thời quá khứ lâu xa, khi con người thọ đến trăm tuổi, (lúc bấy giờ), có vô số chúng sinh thọ quả báo của nghiệp địa ngục. Quán thấy điều này, Ta liền phát đại nguyện thọ thân địa ngục. Bồ-tát khi ấy thật không có nghiệp địa ngục, nhưng vì chúng sanh mà thọ quả địa ngục. Ta bấy giờ trải qua vô số năm trong địa ngục phân biệt giải thuyết rộng rãi 12 bộ kinh cho những tội nhân ở đấy. Khi chúng được nghe pháp rồi,  quả báo của ác nghiệp liền tận diệt, địa ngục trống không, trừ hạng nhất-xiển-đề.

    Mahā-parinirvāṇa Sūtra, Taishō vol.12, text 374, ch.38, p.549b29– 50b18, dịch Anh T.T.S. and D.S.

    M. 42 Giảm nhẹ nghiệp ác

    Đoạn này nêu lên hy vọng chuyển nghiệp.

    Có người tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ, tất biết rằng, thiện nghiệp hay ác nghiệp nhất định đều có quả báo, nhưng có khả năng chuyển những nghiệp nặng thành nghiệp nhẹ, với các nghiệp nhẹ thì không thọ quả. Nếu người ấy may gặp phước điền[20], hội ngộ thiện tri thức, tu đạo, tu thiện; người ấy có thể chuyển hóa nghiệp nặng phải thọ địa ngục trong đời sau thành nghiệp nhẹ thọ báo trong đời này.

    Upāsaka-śīla Sūtra, Taishō vol.24, text 1488, ch.24, p.1070c13–16, dịch Anh T.T.S. and D.S.

    _____________

    [14] Cũng như Majjhima-nikāya III.254–255, với một vài chi tiết khác biệt nhỏ.

    [15] Nhất-xiển-đề (icchantika) ‘đoạn thiện căn’, một người rất khó hay không thể thành Phật (trong đời này) (xem thêm *V.1).

    [16] Những vị đang trên đạo lộ hướng đến hoặc là đã chứng đắc Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, và A-la-hán: xem đoạn *Th.201.

    [17] Tức là, liệu người ấy sẽ không tiếp tục lãnh thọ những quả của thiện nghiệp đã tạo suốt trong luân hồi?

    [18] Cf. Dhammapada v.128.

    [19] Tên cướp và kẻ sát nhân Aṅgulimāla – xem đoạn *L.45.

    [20] Chỉ cho người tu tập chứng đắc cao, nên bố thí cho những vị này sẽ được quả báo rất lớn.

    1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
    Dẫn vào tuệ giác Phật Phật điển phổ thông
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleThubten Chodron | Diệu Liên Lý Thu Linh dịch: Đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống theo quan điểm Phật Giáo
    Next Article Thích Nhất Hạnh: Tu phước và tu tuệ

    Bài viết liên quan

    Bhikkhu Bodhi | Nguyễn Duy Nhiên dịch: Đức Phật bên trong

    25/05/2022

    Thích Nhuận Thịnh: Mối liên hệ giữa nền văn học Avadāna và các kinh Đại thừa

    16/05/2022

    Nguyên Giác: Đức Phật ra đời, như mặt trời chói sáng

    16/05/2022
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Bhikkhu Bodhi | Nguyễn Duy Nhiên dịch: Đức Phật bên trong

    25/05/2022

    Tiểu sử HT Thích Khế Hội (Trí Thành)

    24/05/2022

    Diệu Trân: Huyền thoại Duy-ma-cật hóa giải mọi băn khoăn của tôi

    22/05/2022

    Hương Sơn: Nếp sống Thiền môn

    22/05/2022
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Phật Giáo Úc Châu

    Thư Viện Hoa Sen

    Thư Viện Số Hóa Kinh Sách

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    Rộng Mở Tâm Hồn

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2022, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version