Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook Twitter Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook Twitter Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Home»PHẬT HỌC»Phật điển phổ thông | Dẫn vào Tuệ Giác Phật: Chương 7: Đạo đức
    PHẬT HỌC

    Phật điển phổ thông | Dẫn vào Tuệ Giác Phật: Chương 7: Đạo đức

    26/08/2021111 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Email
    Dan vao Tue giac Phat
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    CHƯƠNG 7

    ĐẠO ĐỨC

     

    THƯỢNG TỌA BỘ

    Thiện và bất thiện hành

     

    Nội dung

    • CHƯƠNG 7
    • ĐẠO ĐỨC
    • THƯỢNG TỌA BỘ
      • Thiện và bất thiện hành
        • Th.102 Thiện và bất thiện hành cùng căn bổn của chúng
        • Th.103 Không hành động gây hại cho mình và cho người khác
        • Th.104 Chuẩn vàng đạo đức trong giáo pháp của Phật
    • Bố thí
      • Th.105 Quả bố thí
      • Th.106 Bố thí với tấm lòng rộng mở
      • Th.107 Bố thí người có giới
      • Th.108 Thí Pháp: thí tối thắng
      • Th.109 Hồi hướng công đức
    • Trì giới
      • Th.110 Tam quy và Ngũ giới
      • Th.111 Mười thiện nghiệp đạo
    • Chánh mạng và các giới khác
      • Th.112 Chánh mạng
      • Th.113 Giới cận sự cho tại gia thọ vào những ngày trai
    • Từ ái và kham nhẫn
      • Th.114 Tu tập tâm từ và giá trị tu tập
      • Th.115 Xả sân hận thù oán
      • Th.116 Kham nhẫn và kiên trì thiện ý
    • Giúp mình và giúp người
      • Th.117 Về việc lợi mình và lợi người
      • Th.118 Hộ mình và hộ người: hỗ tương tác dụng
    • Chăm sóc thú vật và môi trường
      • Th.119 Không gây hại các chúng sanh khác
      • Th.120 Loại bỏ tế tự hiến sinh, đối xử từ ái với thú vật
    • ĐẠI THỪA
      • Năng lực của thiện pháp
        • M.77 Thiện thắng ác
    • Bố thí
      • M.78 Thực hành Bố thí
      • M.79 Các loại bố thí
    • Các học xứ giới
      • M.80 Tu giới, không chấp thủ giới, không phán đoán người phá giới
      • M.81 Năm giới
      • M.82 Tam quy và Ngũ giới
      • M.83 Giữ giới loại bỏ sợ hãi các chúng sanh khác
      • M.84 Về việc tự sát
      • M.85 Về Việc Ăn Thịt
      • M.86 Giới Bồ-tát về việc ăn thịt
      • M.87 Đặc tính của chánh ngữ
    • Chánh mạng và các giới phụ
      • M.88 Chánh mạng
      • M.89 Bát quan trai giới
    • Giúp mình và người
      • M.90. Lợi mình và lợi người
      • M.91 Thanh tịnh giới mình, gánh vác việc người
      • M.92 Quan tâm đến cộng đồng, người và phi người
      • M.93 Giới Bồ-tát về chăm sóc người bệnh
      • M.94 Giúp người khác là để giúp mình
    • Giáo hóa người khác
      • M.95 Bồ-tát giáo hóa không mệt mỏi
    • Chăm sóc thú vật và môi trường
      • M.96 Chăm sóc tất cả chúng sanh
    • Từ và Bi
      • M.97 Tâm từ
      • M.98 Sức mạnh của Tâm bi
      • M.99 Những hoạt động từ bi, vị tha của Bồ-tát trên thế gian
    • Ba-la-mật của Bồ-tát
      • M.100 Tu các ba-la-mật vì lợi ích của người khác
      • M.101 Sáu ba-la-mật đồng hành
      • M.102 Nhẫn ba-la-mật I
      • M.103 Nhẫn ba-la-mật II
      • M.104 Tinh tấn ba-la-mật
      • M.105 ba-la-mật tác thành Phật quốc
      • M.106 Chân thật Bồ-tát
    • Bồ-tát nguyện và Bồ-tát giới
      • M.107 Phổ Hiền hành nguyện
      • M.108 Bồ-tát giới hệ Phạm võng
    • KIM CANG THỪA
      • Nghiệp thiện và bất thiện
        • V.41 Mười thiện nghiệp
    • Bố thí ba-la-mật
      • V.42 Tài thí
      • V.43 Pháp thí
      • V.44 Vô úy thí cho người và vật
    • Trì giới ba-la-mật
      • V.46 Nhiếp tập thiện pháp
      • V.47 Nhiêu ích hữu tình
      • V.48 Luật nghi giới
    • An nhẫn ba-la-mật
      • V.49 Vì sao nhẫn
      • V.50 Nhẫn là gì
      • V.51 Kham nhẫn tổn hại
      • V.52 Nhẫn thọ khổ
      • V.53 Pháp nhẫn
    • Tinh tấn ba-la-mật
      • V.54 Gia hành tinh tấn

    Th.102 Thiện và bất thiện hành cùng căn bổn của chúng

    Đoạn này làm rõ một số hành động thân, ngữ và ý là akusala – bất thiện, không thiện xảo, không khéo (không được dẫn bởi trí tuệ) – và việc tránh xa chúng là kusala, thiện, thiện xảo. Bất thiện xuất phát từ một hoặc nhiều hơn trong ba căn: động cơ tham hoặc sân, và một xu hướng si (xem *Th.26). Thiện xuất phát từ những động cơ đối nghịch lại: vô tham, vô sân, và vô si.

    Chư Hiền, bất thiện là gì, và căn của bất thiện là gì? Bất thiện là những gì? Đó là, sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, ác khẩu, nói phù phiếm, tham dục, ác tâm, tà kiến.

    Căn của bất thiện là gì? Tham, sân, si.

    Thiện là gì? Từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ ác khẩu, từ bỏ nói phù phiếm, không tham dục, không ác tâm, chánh tri kiến là thiện.

    Căn bổn thiện là gì? Vô tham, vô sân, vô si là căn bổn thiện.

    Sammā-diṭṭhi Sutta: Majjhima-nikāya I.47, dịch Anh P.D.P.

    Th.103 Không hành động gây hại cho mình và cho người khác

    Trong đoạn này, đức Phật dạy con trai là Rāhula khi còn là sa-di, chú tiểu tập sự. Thay vì tập trung vào gốc rễ bên trong của hành động xấu và tốt, như trong đoạn trên, Phật tập trung vào hậu quả của chúng như là những lý do để làm hoặc không làm: hoặc gây khổ cho chính mình hoặc người. Suy ngẫm về những điều này hỗ trợ cho thiện hành.

    ‘Này Rāhula, mục đích của cái gương là gì?’ ‘Bạch Thế Tôn, mục đích là để nhìn thấy mình.’ ‘Cũng vậy, này Rāhula, sau khi nhìn lại mình nhiều lần rồi hãy làm bằng thân nghiệp; sau khi nhìn lại mình nhiều lần rồi hãy làm bằng ngữ nghiệp; sau khi nhìn lại mình nhiều lần rồi hãy làm bằng ý nghiệp.

    Này Rāhula, trước khi con muốn làm một việc gì bởi thân, hãy suy xét việc làm bởi thân ấy như sau: “Việc mà tôi muốn như bởi thân này có khiến hại mình, hại người, hại cả hai không? Việc làm này là không khéo chăng? Nó đưa đến hậu quả khổ, chín muồi trong khổ chăng?” Sau khi suy xét, nếu con biết, “Việc mà tôi muốn làm bởi thân này có thể khiến hại mình… quả khổ”, này Rāhula, như vậy con nhất định chớ có làm một việc bởi thân như vậy.

    Này Rāhula, nếu sau khi suy xét, con biết rằng, “Việc mà tôi muốn làm bởi thân này không khiến hại mình, hại người, hại cả hai; nó là việc làm khéo, có kết quả an lạc, chín muồi trong an lạc.” Rāhula, con nên làm một việc bởi thân như vậy.

    Ngay trong khi đang làm một việc bởi thân, con cần phải suy xét việc làm bởi thân ấy như sau: “Việc tôi đang làm bởi thân này có khiến hại mình… đau khổ chăng?” Rāhula, nếu có, con hãy từ bỏ việc làm bởi thân vậy… Nhưng nếu con biết như sau, “Việc mà tôi đang làm bởi thân này không khiến hại mình…”, con nên tiếp tục làm.

    Cũng vậy, sau khi con đã làm một việc bởi thân, con cần phải suy xét việc đã làm bởi thân ấy như sau. “Việc tôi đã làm bởi thân này có khiến hại mình… đau khổ chăng?” Nếu sau khi suy xét, con biết là có, con cần phải nói ra, cần phải phát lộ, cần phải thú nhận việc đã làm bởi thân như vậy trước các vị giáo thọ, hay trước các vị đồng phạm hạnh có trí. Sau khi đã nói ra, đã phát lồ, đã thú nhận, con cần phải phòng hộ trong tương lai. Rāhula, nếu trong khi suy xét, con biết “Việc tôi đã làm bởi thân này không khiến hại mình…”, con nên an trú trong đó với hỷ lạc tự mình ngày đêm tu tập trong các phẩm thiện.’ [Tương tự lặp lại cho ngữ và ý.]

    Này Rāhula, những sa-môn hay bà-la-môn nào tịnh hóa những việc đã làm bởi thân, ngữ, ý trong quá khứ, các vị ấy cũng suy xét nhiều lần như vậy. Những sa-môn hay bà-la- môn nào tịnh hóa những việc sẽ làm bởi thân, ngữ, ý trong vị lai, các vị ấy cũng sẽ suy xét nhiều lần như vậy. Những sa- môn hay bà-la-môn nào tịnh hóa những việc đang làm bởi thân, ngữ, ý trong hiện tại, các vị ấy cũng suy xét nhiều lần như vậy. Do vậy, này Rāhula, con cần phải học như sau: “Sau khi suy xét nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa những việc đã làm bởi thân, ngữ, ý.”

    Ambalaṭṭhikā-rāhulovāda Sutta: Majjhima-nikāya I.415–420, dịch Anh P.D.P.

    Th.104 Chuẩn vàng đạo đức trong giáo pháp của Phật

    Trong đoạn đầu trích dịch, những người tại gia thỉnh cầu chỉ dẫn làm sao để thành công trong đời này và hạnh phúc đời sau, đức Phật nêu ra một ‘chuẩn vàng’ đạo đức: không gây ra cho người khác điều mà ta không muốn người khác gây ra cho mình (xem *V.62). Đoạn thứ hai diễn đạt ngắn gọn chuẩn vàng này.

    Này các gia chủ, thế nào là pháp môn tự lợi? Ở đây, này các gia chủ, thánh đệ tử suy nghĩ như sau, ‘Ta muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét khổ. Nếu có ai đến tước đoạt mạng sống của ta, một người muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét khổ, như vậy là việc làm không khả ái, không khả ý đối với ta. Và nếu ta tước đoạt mạng sống một người muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét khổ, như vậy là việc làm không khả ái, không khả ý đối với người ấy. Những gì không khả ái, không khả ý cho ta, những thứ ấy cũng không khả ái, không khả ý cho người khác. Sao ta lại buộc ràng người khác những gì không khả ái, không khả ý cho ta?’ Sau khi suy nghĩ như vậy, thánh đệ tử từ bỏ sát sanh, khuyến khích người khác từ bỏ sát sanh, tán thán từ bỏ sát sanh. Như vậy, vị ấy ba mối thanh tịnh thân hành.

    Lại nữa, này các gia chủ, thánh đệ tử suy nghĩ như sau, ‘Nếu có ai trộm lấy của không cho của ta, như vậy là việc làm không khả ái, không khả ý cho ta… Nếu có ai tà dâm với những người vợ[1] của ta… Nếu có ai nói dối gây tổn hại ta… Nếu có nói hai lưỡi gây chia rẻ các thân hữu của ta… Nếu có ai nói lời thô bạo… Nếu có ai nói lời phù phiếm….’ Nên vị ấy tự mình từ bỏ lời nói phù phiếm, khuyến khích người khác từ bỏ nói lời phù phiếm, tán thán từ bỏ nói lời phù phiếm. Như vậy, vị ấy ba mối thanh tịnh ngữ hành.

    Veḷudvāreyya Sutta: Saṃyutta-nikāya V.353–355, dịch Anh P.D.P.

    Ai cũng sợ bị đánh; ai cũng sợ bị giết. So người dụ với mình, chớ giết chớ bảo giết.

    Dhammapada 130, dịch Anh P.H.

    _______________

    [1] Mặc dù chế độ một vợ một chồng là tiêu chuẩn trong hầu hết các vùng đất Phật giáo.

    1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22
    Dẫn vào tuệ giác Phật Phật điển phổ thông
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleBhikkhu Cittacakkhu: Ngã và ngã sở
    Next Article Minh Đức Triều Tâm Ảnh: Quy y Tam bảo

    Bài viết liên quan

    Thích Nhuận Thịnh: Mối liên hệ giữa nền văn học Avadāna và các kinh Đại thừa

    16/05/2022

    Nguyên Giác: Đức Phật ra đời, như mặt trời chói sáng

    16/05/2022

    Hạnh Phương: Nơi ngài đến

    14/05/2022
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Thích Nhuận Thịnh: Mối liên hệ giữa nền văn học Avadāna và các kinh Đại thừa

    16/05/2022

    James Blumenthal: The Ever-Changing Forms of Buddhism

    16/05/2022

    Tâm Quảng Nhuận dịch Việt: Các hình thức luôn thay đổi của Phật giáo

    16/05/2022

    Nguyên Giác: Đức Phật ra đời, như mặt trời chói sáng

    16/05/2022
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Phật Giáo Úc Châu

    Thư Viện Hoa Sen

    Thư Viện Số Hóa Kinh Sách

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    Rộng Mở Tâm Hồn

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2022, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version