Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook Twitter Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook Twitter Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Home»PHẬT HỌC»Phật điển phổ thông | Dẫn vào Tuệ Giác Phật: Chương 7: Tu Định
    PHẬT HỌC

    Phật điển phổ thông | Dẫn vào Tuệ Giác Phật: Chương 7: Tu Định

    03/09/2021139 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Email
    Dan vao tue giac
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    CHƯƠNG 8

    TU ĐỊNH

    THƯỢNG TỌA BỘ

    Nội dung

    • CHƯƠNG 8
    • TU ĐỊNH
    • THƯỢNG TỌA BỘ
      • Mục đích của thiền định
        • Th.121 Bản tánh của tâm
        • Th.122 Cần thiết tu tâm
    • Các tùy miên cũng như các tiềm năng sáng chói của tâm
      • Th.123 Tâm ngây thơ chẳng phải là hoàn toàn thanh tịnh
      • Th.124 Tâm sáng chói
    • Năm triền cái và các phiền não khác
      • Th.125 Năm triền cái là phiền não khách trần chính
      • Th.126 Các triền cái tổn hại trí tuệ
      • Th.127 Chế ngự năm triền cái
      • Th.128 Duyên khởi của lậu và vô minh
    • Quan trọng của tác ý
      • Th.129 Tác ý sai biệt
      • Th.130 Như lý tác ý trừ tham, sân, si
      • Th.131 Từ diệt bất thiện tầm
    • Chỉ (samatha) và quán (vipassanā)
      • Th.132 Đối trị tham và vô minh
      • Th.133 Định tuệ tương y
    • Niệm công đức Phật, Pháp, Tăng và sự chết
      • Th.134 Niệm Phật, Pháp, Tăng
      • Th.135 Niệm tử
    • Bốn vô lượng tâm: từ, bi, hỷ và xả
      • Th.136 Tu tập từ, bi, hỷ, xả
      • Th.137 Tâm sáng chói và tâm từ
    • Bốn niệm trụ (satipaṭṭhāna): tu quán (vipassanā) và chỉ (samatha)
      • Th.138 Bốn niệm trụ: trực chỉ giải thoát
    • Niệm hơi thở (ānāpāna-sati)
      • Th.139 Niệm hơi thở
    • Thiền, thắng trí và vô sắc định
      • Th.140 Bốn thiền
      • Th.141 Tri, kiến và các thắng trí
      • Th.142 Các định vô sắc và tưởng thọ diệt
    • ĐẠI THỪA
      • Sơ nghiệp tu định
        • M.91     Bước đầu tu định, phù hợp với các cá tính khác nhau
      • Không tham chấp thiền định
        • M.92     Cảnh báo ý tưởng tham chấp định được chứng
      • Tâm quang minh
        • M.93     Tâm sáng rỡ
        • M.94     Phật tánh thanh tịnh
    • Tu tập từ và bi
      • M.95     Tâm từ đối với tất cả chúng sanh
    • Niệm Phật
      • M.96     Thấy Phật A-di-đà và chư Phật trong thiền định
    • Chánh Niệm
      • M.97     Tám quán tưởng
      • M.98     Niệm Thân
    • Chỉ và bốn thiền
      • M.99     Lợi ích của Thiền
      • M.100  Tu tập viễn ly không ly cách mọi người
      • M.101  Tu tập Năm pháp
      • M.102  Tu tập Thiền Chỉ
    • Tu Quán
      • M.103  Tu tập quán sát rõ ràng
      • M.104  Ba Giải thoát môn
      • M.105  Tọa thiền chánh quán thực tướng
    • Thiền (Chan/Zen)
      • M.106  Phương pháp tọa thiền[1]
      • M.107  Tọa Thiền
      • M.108  Nhất hành tam-muội
      • M.109  Định và Tuệ
      • M.110  Tín Tâm Minh
    • KIM CANG THỪA
      • Xả bỏ tán loạn
        • V.55  Ẩn cư lợi lạc
        • V.56  Xả ly thế sự và giá trị độc cư
    • Thiền định
      • V.57   Ba bậc tu thiền
    • Tu đối trị phiền não
      • V.58  Liệt kê các đối trị
      • V.59  Đối trị tham dục: bất tịnh quán
      • V.60  Đối trị sân khuể: từ tâm quán
      • V.61  Đối trị si mê: duyên khởi quán
      • V.62  Đối trị tật đố: tự tha bình đẳng quán
      • V.63  Đối trị ngã mạn: tự tha giao hoán quán
      • V.64  Đối trị nhiều vọng niệm: sổ tức quán
    • Tu bốn vô lượng
      • V.65  Tu xả
      • V.66  Tu từ
      • V.67  Tu bi
      • V.68  Tu hỷ
    • Bốn niệm
      • V.69  Bài ca Bốn niệm
    • Tu tự tánh tâm
      • V.70  Dẫn nhập về Bản giác

    Mục đích của thiền định

    Trong khi tu giới là để chế ngự hiện hành của những phiền não, thì tu định làm nó suy yếu, và với cuối cùng, bằng trí tuệ mà đoạn trừ, những vọng động của tâm có gốc rễ từ khát ái và vô minh dẫn đến tạo nghiệp, và bởi đó dẫn tái sanh trong tương lai. Quan hệ giữa tu định với đạo quả có thể được thấy trong đoạn *Th.97–101.

    Th.121 Bản tánh của tâm

    Những bài kệ này làm nổi bật bản chất hay thay đổi của tâm, sự cần thiết chế ngự tâm và do vậy sẽ mang lại an lạc. Ở đây Māra, Ma, hay ‘Thần Chết’ (tử ma), nhân cách hóa thành vị thần được coi là biểu hiện cho sự chết và ái dục, dẫn đến sinh và tử; māra cũng là một từ ngữ nhân cách hóa chỉ cho những phiền não (phiền não ma). ‘Vương quốc của Māra’ cũng chỉ cho tất cả những gì lệ thuộc vào vô thường và do đó lệ thuộc sự chết.

    Tâm dao động, biến ảo, khó thủ hộ, khó ngăn. Người trí nắn thẳng tâm, như thợ tên, nắn tên.

    Như cá lìa khỏi nước, vất bỏ trên đất liền, tâm run rẩy cũng vậy, hãy xả ly Ma giới.

    Bồng bột, khó ức chế, quay cuồng theo các dục, lành thay, chế ngự tâm, tâm chế ngự, an lạc.

    Vi tế, rất khó thấy, quay cuồng theo các dục, hiền trí thủ hộ tâm, tâm thủ hộ, an lạc.

    Độc hành, đi xa mãi, vô hình, ẩn hang động, ai tự chế ngự tâm, thoát khỏi Ma trói buộc.

    Ai tâm không an định, không biết Pháp vi diệu, tín niệm trôi phiêu bồng, trí tuệ không tròn đầy.

    Ai tâm không rò rỉ, ý tư không mê loạn, xả ly thiện và ác, người tỉnh thức, không sợ.

    Biết thân như ghè gốm, định tâm như thành trì, gươm trí kích quân Ma; thủ thắng, không nghỉ ngơi.

    Không bao lâu thân này, sẽ nằm dài trên đất, bị vất, không ý thức, như khúc cây vô dụng.

    Kẻ thù đối kẻ thù, oan gia đối oan gia, tự gây ác cho nhau, không như tâm hướng tà.

    Không do cha, mẹ làm, cũng không do thân quyến, tự gây thiện cho mình, không bằng tâm hướng chánh.

    Citta-vagga: Dhammapada 33–43, dịch Anh P.D.P.

    Th.122 Cần thiết tu tâm

    Đoạn này nhấn mạnh mức độ nguy hiểm của tâm trí khi các khuynh hướng bất thiện trong nó không bị chế ngự, nhưng nó có lợi như thế nào khi được tu tập bằng thiền định.

    Này các tỳ-kheo, ta không thấy một pháp nào khác mang lại tai hại to lớn như tâm không được tu tập, không tu tập nhiều. Tâm không được tu tập, không tu tập nhiều, đem lại tai hại.

    Này các tỳ-kheo, ta không thấy một pháp nào khác đem lại lơi ích to lớn như tâm được tu tập, tu tập nhiều. Tâm được tu tập, tu tập nhiều, đem lại lợi ích. …

    Này các tỳ-kheo, ta không thấy một pháp nào khác đưa đến lợi ích lớn như tâm được thủ hộ, được bảo hộ, được phòng hộ. …

    Akammanīya-vagga, suttas 9–10 và Adanta-vagga, suttas 9–10: Aṅguttara-nikāya I.6–7, dịch Anh P.D.P.

    1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
    Dẫn vào tuệ giác Phật Phật điển phổ thông
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleTâm Nhiên: Thanh Lương trên đường về cố quận
    Next Article Quảng Dũng: Tổ chức Tuổi trẻ truyền cảm hứng: “SOS Outreach”

    Bài viết liên quan

    Thích Nhuận Thịnh: Mối liên hệ giữa nền văn học Avadāna và các kinh Đại thừa

    16/05/2022

    Nguyên Giác: Đức Phật ra đời, như mặt trời chói sáng

    16/05/2022

    Hạnh Phương: Nơi ngài đến

    14/05/2022
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Thích Nhuận Thịnh: Mối liên hệ giữa nền văn học Avadāna và các kinh Đại thừa

    16/05/2022

    James Blumenthal: The Ever-Changing Forms of Buddhism

    16/05/2022

    Tâm Quảng Nhuận dịch Việt: Các hình thức luôn thay đổi của Phật giáo

    16/05/2022

    Nguyên Giác: Đức Phật ra đời, như mặt trời chói sáng

    16/05/2022
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Phật Giáo Úc Châu

    Thư Viện Hoa Sen

    Thư Viện Số Hóa Kinh Sách

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    Rộng Mở Tâm Hồn

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2022, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version