Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook X (Twitter) Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
      • Chuyên mục khác
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Giới thiệu – Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Trang chủ » Phật điển phổ thông | Dẫn vào Tuệ Giác Phật: Chương I: Cuộc đời Đức Phật lịch sử (tt)
    PHẬT HỌC

    Phật điển phổ thông | Dẫn vào Tuệ Giác Phật: Chương I: Cuộc đời Đức Phật lịch sử (tt)

    30/05/2021103 Mins Read
    tuong phat 2 1
    Tượng Đức Phật, chùa Địa Tạng Phi Lai
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    CHƯƠNG 1

    CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT LỊCH SỬ (tt)

    Xưng tán Phật

    L.36  Chư thiên xưng tán

    Nội dung

    • CHƯƠNG 1
    • CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT LỊCH SỬ (tt)
      • Xưng tán Phật
        • L.36  Chư thiên xưng tán
      • Dung nghi của đức Phật
        • L.37  Dung sắc của Phật giống như các tỳ-kheo khác
        • L.38  Tướng hảo của Phật do nghiệp thiện quá khứ
        • L.39  Cử chỉ và hành xử trầm tĩnh cẩn trọng của Phật
      • Điều phục và giáo hóa những người chống đối hoặc đe dọa
        • L.40  Chỉ cho một người giận dữ về lỗi của vị ấy
        • L.41  Giáo hóa một cư sĩ tưởng nhầm mình không chấp trước như người xuất gia
        • L.42  Điều phục Mānatthaddha cao ngạo
        • L.43  Giáo hóa những người được phái tới giết Ngài
        • L.44  Hàng phục con voi dữ
        • L.45  Hàng phục tướng cướp sát nhân Aṅgulimāla
      • Phật an trú thiền tọa, tán thán tịch tĩnh và tri túc
        • L.46  Thiền tọa độc cư
        • L.47  Các đệ tử lắng nghe
        • L.48  Một con voi tìm chỗ độc cư phục vụ Phật
      • Thân bệnh của đức Phật, và tâm từ chăm sóc người bệnh
        • L.49  Mệt mỏi và nằm nghỉ do lưng đau
        • L.50  Xin nước nóng
        • L.51  Nhịn đau do thương tích và ngủ
        • L.52  Đọc bảy giác chi lành bệnh
        • L.53  Chăm sóc tỳ-kheo bệnh
        • L.54  Giúp đỡ sản phụ đẻ khó
      • Ngủ và ăn
        • L.55  Đức Phật ngủ thế nào
        • L.56  Người xuất gia được nhận thịt vào bát?
        • L.57  Hộ trì Phật pháp bằng tài vật không phải là thiết yếu duy nhất
      • Làm thơ và thưởng thơ
        • L.58  Đáp thi kệ bằng thi kệ
        • L.59  Thưởng thức thơ
      • Những tháng cuối đời của đức Phật
        • L.60  Vượt qua bạo bệnh – dạy chánh niệm, nương tựa chính mình và Pháp
        • L.61  Xả thọ hành
        • L.62  Giáo huấn tối hậu
        • L.63  Tối hậu cúng dường
        • L.64  Tĩnh dưỡng cuối cùng
        • L.65  Ānanda bi cảm
        • L.66  Những người Mallā kinh động Phật sắp nhập diệt
        • L.67  Đệ tử cuối cùng và câu hỏi về các tôn sư khác
        • L.68  Phật di giáo
        • L.69  Phật nhập Niết-bàn

    Bạch Thế Tôn, Thiên đế Thích biết được chư Thiên ở Tam thập tam thiên tín tâm hoan hỷ, liền nói với họ: ‘Này các thiện hữu, các bạn có muốn nghe tám pháp như thật xưng tán Thế Tôn không?’ ‘Thưa Tôn chủ, chúng tôi muốn…’ Biết được ý muốn, Thiên đế Thích tuyên thị tám pháp như thật xưng tán Thế Tôn: ‘Này các thiện hữu Tam thập tam thiên, các bạn nghĩ thế nào? Như Lai hành đạo vì lợi ích cho số đông, vì an lạc cho số đông, vì thương tưởng thế gian, vì mục đích, vì lợi ích, vì an lạc cho loài trời và loài người. Cho đến như vậy, chúng ta thật không tìm thấy một vị đạo sư nào với các phẩm tánh như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

    Chánh Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, là pháp được hiện chứng (như là chân lý và thực tại), tức thời (kết quả trì hoãn), đến để mà thấy, dẫn đạo, được thể nghiệm nội tâm bởi trí giả, và chúng ta chẳng thể tìm được một vị đạo sư nào có pháp dẫn đạo như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

    Thế Tôn thiện xảo thi thiết cái gì là thiện và cái gì là bất thiện, cái gì là tội và cái gì là không tội, cái gì nên hành theo và cái gì không nên hành theo, cái gì là hạ liệt và cái gì là cao thượng, cái gì là đen, trắng và vừa đen vừa trắng. Chúng ta không tìm thấy một vị đạo sư nào thuyết những pháp như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

    Thế Tôn thiện xảo thi thiết cho các đệ tử đạo tích dẫn đến Niết-bàn, và cả hai, Niết-bàn và đạo tích, hợp lại thành một, như nước sông Hằng hợp lưu với nước sông Yamuna và cùng chảy. Và chúng ta không tìm thấy một vị đạo sư thi thiết đạo tích dẫn đến Niết-bàn như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

    Và Thế Tôn cũng sở đắc các đồng bạn, cả các vị hữu học chánh hướng cùng các vị đã cứu cánh lậu tận, và Thế Tôn không sống tách biệt với họ, mà tất cả cùng đồng một hỷ lạc trú. Và chúng ta không tìm thấy một vị đạo sư như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

    Với Thế Tôn sở đắc hoàn bị cả lợi dưỡng lẫn danh xưng, cho đến mức mà, và ta nghĩ rằng, các vị sát-đế-lỵ hằng an trú với sắc diện ái mộ Thế Tôn, nhưng Thế Tôn thọ dụng vật thực với tâm không kiêu mạn. Và chúng ta tìm thấy một vị đạo sư như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn. Thế Tôn hành như thuyết, thuyết như hành. Thế Tôn như vậy hành pháp-tùy pháp. Và chúng ta không tìm thấy một vị đạo sư như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn.

    Thế Tôn đã đoạn nghi, dứt trừ do dự, đã cứu cánh tư duy, chí hướng, và tối sơ phạm hạnh. Và chúng ta không tìm thấy một vị đạo sư như vậy, trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, trừ Thế Tôn’.

    Và khi Thiên đế Thích tuyên thuyết tám pháp như thật xưng tán Thế Tôn, chư thiên Tam thập tam thiên sau khi nghe càng sinh tâm hoan hỷ, tràn đầy hỷ lạc.

    Rồi một số chư thiên thốt lên: ‘Ôi, nguyện sao có bốn vị Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, và diễn thuyết Chánh Pháp như Thế Tôn! Như thế là lợi ích cho số đông, an lạc cho số đông, vì thương tưởng thế gian, vì lợi ích và an lạc cho chư thiên và nhân loại!’ Một số chư thiên khác lại nói: ‘Không nhất thiết có bốn vị Chánh Ðẳng Giác, chỉ nguyện sao có ba vị!’ Một số khác lại nói: ‘Không nhất thiết có ba, chỉ nguyện sao có hai vị!’

    Khi nghe vậy, Thiên đế Thích nói: ‘Chư thiện hữu, không thể có, không bao giờ có hai vị Chánh Ðẳng Giác đồng thời xuất hiện trong cùng một thế giới hệ.[1] Trường hợp này không thể xảy ra. Ước nguyện sao Thế Tôn hiện tại ít bệnh, ít hoạn, trụ thế lâu dài, như thế là vì lợi ích cho số đông, an lạc cho số đông, vì thương tưởng thế gian, vì lợi ích và an lạc cho loài người và loài trời!’

    Mahā-govinda Sutta: Dīgha-nikāya II.222–225, dịch Anh G.A.S.

    ____________

    [1] Xem *Th.62 về các thế giới hệ.

    Về trang Mục lục

    1 2 3 4 5 6 7 8
    Dẫn vào tuệ giác Phật Phật điển phổ thông
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleTâm Phương: Đề nghị thuyết phân kỳ Phật giáo Việt Nam
    Next Article Thích Như Điển: Vai trò của người Tăng Sĩ đối với vấn đề tổ chức

    Bài viết liên quan

    HT Thích Tuệ Sỹ: Sự hủy diệt của một trào lưu tư tưởng

    26/09/2023

    HT Thích Đức Thắng: Tứ đế và quan điểm của Bồ tát Long Thọ

    12/09/2023

    Thích Nhuận Châu dịch: Bồ-tát đạo

    11/09/2023
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Bùi Giáng viết về thơ Tuệ Sỹ

    03/10/2023

    HT Thích Tuệ Sỹ: Triết học về tánh Không

    03/10/2023

    Hoàng Quốc Bảo: Đêm sâu Tuệ Sỹ

    02/10/2023

    Phạm Công Thiện: Hai vị Thiền sư

    02/10/2023

    Huỳnh Kim Quang: Đọc thơ tù chữ Hán của Thầy Tuệ Sỹ

    02/10/2023

    Tuệ Hạnh: Ân tình Pháp Hội

    02/10/2023

    Nguyệt san Chánh Pháp số 143 | tháng 10.2023

    02/10/2023

    Vĩnh Hảo: Bắt đầu từ bước chân

    02/10/2023

    Nguyên Đạo Văn Công Tuấn: Những phương trời viễn mộng (Khung trời Tuệ Sỹ)

    30/09/2023

    Khánh Hoàng: Hướng về ngày mai

    30/09/2023
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Phật Giáo Úc Châu

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Thư Viện Hoa Sen

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2023, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version