Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook Twitter Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook Twitter Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
      • Chuyên mục khác
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Giới thiệu – Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Home»VĂN HỌC»Văn»Tâm Huy Huỳnh Kim Quang: Thiện duyên hy hữu
    Văn

    Tâm Huy Huỳnh Kim Quang: Thiện duyên hy hữu

    18/07/20225 Mins Read
    Tam Huy
    Cư sỹ Tâm Huy Huỳnh Kim Quang phát biểu trong buổi lễ (Ảnh chụp màn hình Zoom)
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Lời Phát Biểu
    Trong lễ giới thiệu thành tựu sơ bộ
    công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam
    ngày 16 tháng 7 năm 2022 trên Zoom

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,

    Kính bạch chư tôn Trưởng Lão Hòa Thượng, chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni,
    Kính thưa chư vị thức giả, quý cư sĩ Phật tử,

    Con xin cảm ơn TT Thích Nguyên Tạng đã có lời giới thiệu. Con cũng thành kính tri ân Hòa Thượng Thích Như Điển, Chánh Thư Ký Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời và Hội Đồng Hoằng Pháp đã cho phép con được phát biểu trong buổi lễ trang nghiêm và long trọng này về những thành tựu sơ bộ của công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam.

    Có thể nói việc thực hiện một bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam với chuẩn mực hàn lâm có tầm vóc quốc tế để tương xứng với vai trò lịch sử trên hai ngàn năm Phật Giáo có mặt tại Việt Nam và cũng để góp phần phục hưng và phát triển nền văn hóa truyền thống của dân tộc là ước nguyện sâu xa nhất mà mọi người Phật tử Việt Nam đều có. Hôm nay đây, ước nguyện to lớn ấy của Tăng, Ni và Phật tử Việt Nam đã trở thành hiện thực, mà bằng chứng cụ thể trước mắt là bước đầu thành tựu việc phiên dịch và ấn hành bộ Thanh Văn Tạng trong toàn bộ công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam, gồm Thanh Văn Tạng, Bồ Tát Tạng và Mật Tạng.

    Vì lẽ đó, chúng con, cư sĩ Tâm Quang Vĩnh Hảo và con, khi được Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, dạy chúng con góp sức trong Ban Chứng Nghĩa và Chuyết Văn, thì chúng con hoan hỷ ‘y giáo phụng hành’ lời dạy của Hòa Thượng.

    Chúng con nghĩ rằng đây chính là thiện duyên hy hữu mà một cư sĩ như chúng con có thể có để góp phần nhỏ bé của mình cho công trình Phật sự vĩ đại này. Chúng con cũng tâm niệm rằng đây là cơ duyên thuận lợi để chúng con có thể phần nào báo Phật ân đức và báo đáp thâm ân giáo dục của Thầy Tổ trong muôn một.

    Ban Chứng Nghĩa và Chuyết Văn trong Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời chính thức gồm có HT Thích Thiện Quang (ở Canada), TT Thích Nguyên Tạng (ở Úc Đại Lợi), ĐĐ Thích Nhuận Thịnh (ở VN), Cư sĩ Tâm Quang Vĩnh Hảo (ở HK), Cư sĩ Tâm Huy Huỳnh Kim Quang (ở HK). Ngoài ra còn có sự trợ giúp của TT Thích Như Tú ở Âu Châu, ĐĐ Thích Thanh An và Sư Cô Thích Nữ Thông Tánh ở Việt Nam.

    Kể từ khi bắt tay vào việc đọc dò lại các bộ Kinh, Luật và Luận vào đầu tháng 1 năm 2022 đến nay đã được 7 tháng, các thành viên Ban Chứng Nghĩa và Chuyết Văn đã đọc xong khoảng 27 quyển gồm trên 10,000 trang sách.

    Đối với chúng con, việc đọc lại Kinh, Luật và Luận là niềm hoan hỷ và hạnh phúc không có gì sánh bằng. Mỗi ngày ngồi trước máy điện toán lắng lòng đọc lại từng chữ, từng dòng, từng trang Kinh Phật là thời gian thích thú và ý nghĩa nhất đối với chúng con.

    Hơn nữa nhân đọc Kinh, Luật và Luận ấy mà chúng con đã học được vô số điều hữu ích cho kiến thức Phật học và con đường tu tập của mình, từ nội dung những lời dạy vi diệu của đức Phật, của chư vị đại luận sư, đến những chú thích mang tính chuyên môn và tinh tường của một bậc Thầy làu thông Tam Tạng như Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ. Cụ thể là, trong các chú thích giá trị ấy, Hòa  Thượng Thích Tuệ Sỹ đã trưng dẫn các văn bản khác nhau Sanskrit, Pali, Hán và hướng dẫn người đọc hiểu rõ những khác biệt nào giữa các văn bản này. Còn nữa, trong các chú thích, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ cũng đã phân tích cặn kẽ từ ngữ và chỉ ra lý do cách dịch sai biệt từ ngữ âm và nhầm lẫn từ ngữ giữa những nhà phiên dịch từ Phạn văn ra Hán văn. Đây là những ưu điểm đặc biệt mà trong các bản dịch Kinh, Luật, Luận xưa nay hiếm thấy. Chính điều này thẩm định phẩm tính hàn lâm mang tầm vóc quốc tế của bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời thực hiện.

    Cuối cùng, chúng con xin bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, và Giáo Sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Cố Vấn Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, đã cho chúng con duyên lành để góp phần vào công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam.

    Chúng con thành tâm cầu nguyện cho công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam sớm được viên thành.

    Trân trọng kính chào và tri ân chư Tôn Đức Tăng, Ni và chư quý liệt vị.

    Cư sĩ Tâm Huy Huỳnh Kim Quang


    * Tựa do BBT Hoằng Pháp đặt

    Đại tạng kinh Hội đồng Hoằng Pháp Huỳnh Kim Quang
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleThuần Hiếu: Vài nét về Phật giáo Lý – Trần
    Next Article Nguyên Hạnh – Nhã Ca: Kính mừng “Đại Tạng Kinh Việt Nam”

    Bài viết liên quan

    Vĩnh Hảo: Khí hậu bất thường

    27/01/2023

    TN Huệ Trân: Đường lên Yên Tử

    15/01/2023

    Huỳnh Kim Quang: Kinh Pháp Hoa được dịch và phổ biến ở Tây phương như thế nào?

    03/01/2023
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    HT Thích Như Điển: Vài nhận xét về ”The Tale of Kiều” của dịch giả Vương Thanh

    09/02/2023

    Đạo Sinh chú: Đập vỡ Ta ra, để thấy Ta

    09/02/2023

    Khánh Hoàng: Vài nét về Thiền Định trong Tam Giới qua Duy Thức Học

    06/02/2023

    Thích Tâm Nhãn: Nền y học cổ đại của Phật giáo và bộ kinh giáo dục đạo đức y khoa

    05/02/2023
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Phật Giáo Úc Châu

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Thư Viện Hoa Sen

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2022, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version