Thế giới đang chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ XXI, khép lại hai thiên niên sử đầy ấn tượng và biến động do chính con người gây nên trong chuỗi dài tiến hóa của loài người.

Đó là hai thiên niên kỷ mà mốc thời gian phần lớn được đánh dấu bằng những cuộc chinh phục, và chinh phạt. Quốc gia chinh phục và thống trị các quốc gia. Dân tộc chinh phạt và nô dịch các dân tộc. Văn minh hủy diệt các văn minh. Tôn giáo bức hại tôn giáo.

Đó là hai thiên niên kỷ mà những tham vọng vô minh, vị kỷ của con người đã nhân danh chân lý mặc khải, đặt ra những giá trị thần quyền làm chuẩn mực cho sự sống, đồng thời thiết lập chế độ nô lệ và những tòa án dị giáo, tạo nên sự phân chia giai cấp trầm trọng trong xã hội và hợp lý hóa những áp bức bất công bạo ngược của con người đối với con người. Máu xương và những khổ đau trầm thống khốc liệt của những kẻ bị tước đoạt phẩm giá và quyền làm người đã bồi đắp cho một nền văn minh vật chất hào nhoáng với những công trình vĩ đại, những kiến trúc hoành tráng, những cái được gọi là di tích lịch sử, được chiêm ngưỡng và thán phục như là những biểu hiện cụ thể tài năng sáng tạo của con người.

Trong hai thiên niên kỷ đó, con người càng lúc càng trưởng thành, càng khám phá thêm những sự thật, và rồi sự thật sau thay thế sự thật trước; mà những khám phá mới mẻ nhất của con người càng lúc càng gần gũi hơn với các nguyên lý của Phật giáo đã từng có mặt năm trăm năm trước hai thiên niên kỷ đen tối này.

Về mặt vũ trụ quan, cái nhìn của con người cũng đã thay đổi. Thiên nhiên, từ hình ảnh là hợp thể của những hạt nguyên tử đặc cứng, cuối cùng xuất hiện như là giả tượng của những gói năng lượng không định hình, tồn tại như dòng thác của những hạt giống liên tục chảy xiết nhưng không hề trôi chảy vì chúng xuất hiện và biến mất trong từng khoảnh khắc sát na tâm. Trái đất không còn là một khối vật thể duy nhất trong vũ trụ được sáng tạo từ hư vô để tôn vinh quyền năng siêu việt của Đấng Tạo Hóa, mà chỉ là khối ngưng kết nhất thời trong chu kỳ vô tận Thành – Trụ – Hoại – Không, theo quy luật tương quan duyên khởi. Chân lý mặc khải, đã từng được bảo vệ bằng quyền lực và bạo lực, nay chỉ còn là những giá trị ước lệ.

Về mặt nhân sinh quan, cùng lúc với sự bành trướng của các thế lực đế quốc và thực dân, tầm nhìn về thế giới và con người của một bộ phận trí thức mà một thời đã đem hết tài năng trí tuệ của mình biện giải cho đặc quyền thiên khải, nay được mở rộng, do sự giao tiếp với nhiều nền văn minh khác nhau. Giá trị nhân bản với những tính chất đặc thù và phổ quát của nó ngày càng được xác lập. Không phải là thiên mệnh, hay thiên ý, mà chính con người, từng cá nhân một, với những hành động, nói năng và suy nghĩ của mình, trong mối quan hệ hỗ tương giữa ta và những người quanh ta, giữa ta và các sinh vật khác, giữa ta và thiên nhiên, chính những quan hệ hỗ tương ấy đã biến đổi hình thái thiên nhiên và xã hội, đã sáng tạo ra những giá trị từ khát vọng hoặc tạm thời hoặc vĩnh cửu của con người.

Rồi những cuộc cách mạng làm rung chuyển mấy góc trời Tây. Tầng lớp khốn cùng của xã hội đã đứng dậy đòi quyền sống, quyền làm người. Cả thế giới cũng rung chuyển bởi những cuộc nổi dậy của các dân tộc bị áp bức. Thế kỷ XIX, cuối thiên niên kỷ thứ hai, chứng kiến hàng loạt biến động và những thay đổi triệt để các định chế xã hội và trạng thái ý thức ở cả phương Đông và phương Tây, báo hiệu sự cáo chung của hai nghìn năm vong thân và nô lệ của con người. Lúc này con người tự ý thức rằng chính con người đã sáng tạo ra một thế giới cho mình. Chính con người là kẻ thừa tự những gì mình đã làm trong quá khứ, do đó con người phải chịu trách nhiệm những gì mình làm. Một kỷ nguyên mới sẽ bắt đầu, kỷ nguyên của tự giác.

Thế nhưng, những ngọn đuốc hy vọng chợt tắt ngúm. Tham lam, thù hận, cuồng tín, quyền lực tự ngã, vẫn y nguyên là dưỡng chất cho con người tồn tại với ý thức là ta đang tồn tại và sẽ tồn tại, là năng lượng cho con người hoạt động để cạnh tranh, để tiếp tục chiếm hữu và thống trị. Những thiên đường hạnh phúc ngay trên mặt đất được dự phóng, với ý định thay thế thiên đường tôn giáo, đã cổ vũ không ít dân tộc vùng dậy. Sau hơn hai phần ba thế kỷ thực hiện công trình xây dựng bằng biển máu và nước mắt, bóng dáng thiên đường ấy phút chốc tan biến như sương mai dưới ánh nắng mặt trời, để lộ nguyên hình là một quái thai lịch sử. Ý thức tự giác của nhân loại lại thêm một lần nữa, chỉ là bóng mờ, chỉ là biến dạng của những tồn tại quá khứ.

Cho đến ngày nay, những năm tháng cuối cùng của thế kỷ, hằng ngày, nhiều nơi trên mặt đất, loài người vẫn giết nhau, bức hại nhau một cách không thương tiếc; hoặc vì quyền lợi vật chất hoặc vì khác biệt tín ngưỡng, hoặc do bất đồng chính kiến, hay kỳ thị chủng tộc. Tuy nhiên, kiến thức về con người và về vũ trụ được tích lũy, cung cấp phương tiện sinh hoạt và thụ hưởng cho con người. Tình yêu nhân loại được nói đến nhiều hơn. Những tương trợ vật chất giữa các cộng đồng nhân loại cũng thường xuyên hơn trước. Những hỗ trợ mang tầm cỡ toàn cầu cho những cá nhân và những dân tộc bị áp bức và bóc lột đứng lên đòi quyền sống, quyền con người, càng lúc càng trở thành mối quan tâm của phần lớn nhân loại.

Đứng từ quá khứ mà nhìn, những hình thái sinh hoạt ấy rõ ràng đang vẽ lên hình ảnh một thiên đường trên trái đất. Nhưng con người, từng cá nhân, đang sống trên mặt đất này, vẫn còn đau khổ, vẫn cảm thấy bất an. Biên giới vũ trụ đang được thu hẹp dần, nhưng quan hệ gắn bó giữa người và người còn lỏng lẻo. Tranh chấp, ly dị, tự tử, những con số thống kê ấy là những mô tả chính xác về thế giới hiện tại. Người càng xa cách với người hơn. Mỗi cá nhân trở thành những ốc đảo. Khoảng cách giàu nghèo giữa các thành viên xã hội, giữa các cộng đồng chủng tộc, giữa các quốc gia, tạo thành những bất công và những áp bức, bóc lột kiểu mới. Cướp bóc, khủng bố, hằng ngày gieo rắc sợ hãi cho những người dân tại các đô thị phát triển bậc nhất của thế giới.

Thế giới đang phân hóa thành hai cực đối kháng rõ rệt, tạo nên mâu thuẫn mà toàn nhân loại phải có nhiệm vụ giải quyết trên phạm vi toàn cầu, nếu con người muốn tồn tại và truyền lại cho con cháu mình một xã hội tươi sáng. Thế giới hai cực đó là thế giới của những cộng đồng nước giàu và nước nghèo. Mức độ và tốc độ phân cực của hai thế giới ấy càng ngày càng khốc liệt do thế lực lãnh đạo chính trị của các cộng đồng này chưa ý thức trọn vẹn mối tương quan duyên khởi của sự sống nói chung và sự tồn tại của loài người nói riêng. Hậu quả là sự tàn phá không tiếc thương môi trường sống của chính con người bao gồm không khí, đất, nước, cây cỏ và sinh vật, để thỏa mãn nhu cầu tích lũy của cải do lòng tham chi phối. Nguy cơ phân cực này chỉ có thể được giải quyết một cách dứt khoát khi các thế lực lãnh đạo chính trị của các quốc gia biết ý thức quan hệ giữa sự tồn vong và hưng thịnh của quốc gia mình với sự tồn vong và hưng thịnh của quốc gia khác. Các quốc gia giàu có không được quyền làm ngơ trước sự nghèo đói của các quốc gia khác; và ngược lại, các quốc gia nghèo phải tự phấn đấu để trở thành giàu có trong xu thế phát triển toàn cầu.

Nhân loại đã đạt nhiều thành quả trong hai thiên niên kỷ vừa qua. Nhưng mục đích mà từng cá nhân hướng đến, là sống hạnh phúc chân thật thì chưa hề đạt được trên quy mô xã hội. Theo Phật giáo, trái đất này được mệnh danh là ngũ thú tạp cư địa, là trú xứ của con người, của các loài động vật; có thiên đường, cũng có địa ngục. Nhiều khi còn là thế giới của loài quỷ đói. Đây chính là môi trường hành đạo của các Bồ tát, và đây cũng là chỗ các đức Phật nhập Niết bàn. Do đó, lịch sử hai nghìn năm chỉ là một giai đoạn ngắn trong một chu kỳ sinh thành và hủy diệt của thế giới và của vũ trụ. Nơi này, một thế giới hủy diệt thì nơi kia một thế giới mới được hình thành. Không thể biết được bắt đầu từ đâu và chấm dứt từ đâu. Chỉ có giới hạn tận cùng của trí năng, không có giới hạn tận cùng của sự sống.

Và trong lịch sử thế giới, văn minh nhân loại không chỉ mới hai nghìn tuổi. Không thể phủ nhận rằng nền văn minh hiện tại là kế thừa và phát triển liên tục của hàng vạn năm lịch sử. Nhưng hình thái ý thức trong suốt hai nghìn năm này có những biến đổi so với thời thái cổ. Có những hình thái biến đổi nhanh chóng và có những hình thái biến đổi từ từ.

Kết thúc hai nghìn năm lịch sử, là đánh dấu một giai đoạn trong dòng tương tục vô tận của sự sống, để biết trong giai đoạn đó con người đã làm được những gì với minh triết của mình, và đã gây nên những tai họa gì cho người khác với những tham lam, ích kỷ, hận thù, cuồng tín và vô minh.

Trong suốt hai nghìn năm ấy, lịch sử Phật giáo Việt Nam luôn luôn gắn bó với dân tộc. Đạo Phật được truyền vào đất nước này không theo sau những gót giày xâm lược, cũng không cốt vinh danh Đức Thích Ca Mâu Ni như đấng Chúa Tể bắt mọi thần dân phải cúi đầu tuân phục. Giáo lý của đức Phật được truyền vào đây chỉ với mục tiêu dựng dậy những gì cần được dựng dậy nếu đã bị quăng ngã, nâng đỡ những gì đã được dựng dậy nhưng chưa được đứng vững, phát triển những gì đã đứng vững nhưng chưa phát triển.

Lịch sử phát triển của Phật giáo Việt Nam đồng nhịp với sự phát triển của ý thức dân tộc Việt Nam. Hai dòng lịch sử từ hai khởi nguyên khác biệt, trong những điều kiện môi sinh và hoàn cảnh lịch sử khác biệt, đã cùng tồn tại, cùng bổ sung và cùng phát triển thành một chính thể. Ý thức cá biệt tương liên và hòa điệu phát triển lên hình thái phổ quát. Quan hệ cá nhân và tập thể, hay quan hệ đặc thù và phổ quát, là mối quan hệ biện chứng, tức quan hệ duyên khởi, nghĩa là, một là tất cả, tất cả là một. Trong quan hệ đó, cái đặc thù không hy sinh nó cho sự tồn tại của cái phổ quát; cái phổ quát không bị phân mảnh thành những ốc đảo riêng biệt. Trên phổ quát tính, mọi cá nhân đều có giá trị ngang nhau, và mọi dân tộc đều bình đẳng. Trên cơ sở bản thể học đó, ý thức dân tộc được hình thành trong mối quan hệ giữa các dân tộc. Nó không phải đơn giản chỉ là quan hệ ngoại giao giữa các tập đoàn thống trị để phụ thuộc lẫn nhau hay bảo vệ quyền lợi giai cấp cho nhau. Mà thực chất còn là ý nghĩa sinh tồn của từng cá thể tồn tại như một đặc thù trong một cộng đồng nhân loại.

Cho đến thế kỷ VI Phật lịch, tức thế kỷ đầu Tây lịch, Phật giáo đã là tố chất cho một hình thái phổ quát như thế trên toàn châu Á. Giáo lý của Phật đặt trên nền tảng quan hệ duyên khởi, xác nhận giá trị bình đẳng giữa các chúng sinh. Sự khác biệt về tầng bậc xã hội không phải do định mệnh thiên khải mà do quá trình phân công xã hội. Vua không phải là người được đặt lên ghế thống trị do ý muốn của Thượng đế. Kinh Phật gọi hình thái chính quyền đầu tiên là chính quyền Đại tuyển (Mahâsammato), được chọn lựa từ đại chúng, và vua là người làm hài lòng những người khác bằng luật pháp chân chính chứ không phải là ông chủ cai trị theo tư ý chuyên chính. Đức Phật đã thuyết giảng như thế nhưng trong suốt hai mươi lăm thế kỷ phát triển, ý nghĩa đó chưa được suy tư và quảng diễn đúng mức. Chưa hề có một quân vương Phật tử nào có ý định thiết lập một chế độ xã hội trên một cơ cấu chính quyền Đại tuyển. Đó là hạn chế lịch sử. Phải đến một giai đoạn phát triển nhất định của các hình thái sinh hoạt xã hội thì ý nghĩa Đại tuyển mới có thể được nhận thức đầy đủ và thực hiện quy mô.

Theo ý nghĩa đó, trong lịch sử đấu tranh để tồn tại và phát triển của dân tộc Việt, đạo Phật đã hỗ trợ cho sự hình thành ý thức dân tộc và độc lập trong hai khúc quanh lịch sử trọng yếu. Giai đoạn thứ nhất, chống lại sự thống trị và đồng hóa dân tộc của các triều đại phong kiến phương Bắc. Giai đoạn thứ hai, thời hiện đại, chống lại sự rập khuôn các định chế dân chủ phương Tây không phù hợp với xã hội và truyền thống Đông phương qua hai mô thức dân chủ tư sản và dân chủ vô sản.

Trong cả hai giai đoạn, ý thức đấu tranh cho giải phóng và độc lập dân tộc không thuần túy là do động lực kinh tế, mà do ý thức vươn lên của một dân tộc muốn khẳng định giá trị văn hóa của dân tộc mình. Qua mười thế kỷ phát triển cơ sở vật chất của xã hội đã chứng minh điều đó. Nhiều triều đại thay nhau cai trị đất nước, nhưng không có triều đại nào để lại những cung điện huy hoàng tráng lệ biểu trưng mức độ xa hoa trụy lạc của các vua chúa. Các triều đại ấy không phải là không có lấy một hôn quân bạo chúa. Nhưng sự thiếu vắng các công trình kiến trúc đáng lý phải có, chứng tỏ mối quan hệ đặc biệt giữa tầng lớp vua quan và tầng lớp dân dã, giữa cái bị gọi là giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. Các vua chúa của các triều đại Việt Nam đã không hưởng thụ trên mức mà thần dân có thể cống nạp trong khi hiếm có công trình vĩ đại xa xưa nào trên thế giới tồn tại đến ngày nay mà không được xây dựng bằng mồ hôi và nước mắt, thậm chí bằng cả xương máu, của tầng lớp lao động khốn cùng.

Qua một nghìn năm đấu tranh gian khổ, một dân tộc nhỏ bé, với một nền văn minh vật chất tương đối phát triển, với hình thái ý thức xã hội thuần phác, đã dần dần khẳng định những giá trị đặc thù của một dân tộc trong tổng thể phổ quát ngang tầm nhân loại. Đó là những giá trị nhân bản với những biểu hiện nhân ái và khoan dung.

Chiến tranh là những biến cố thường xuyên tại nước ta, và cũng có thể nói là trường kỳ. Nhưng ít có những cuộc tàn sát man rợ. Nói là ít có vì đã có những vụ giết chóc trong cái gọi là đấu tranh giai cấp, cái gọi là giải phóng dân tộc, vốn đã thảm sát không run tay bất cứ ai bị lên án là kẻ thù của giai cấp. Đây là những vết đen trong lịch sử cận đại. Trong khi đó, những vết son của lịch sử nước ta thì lại được sáng rỡ qua lòng độ lượng khoan dung của các vua nhà Trần đối với những người bị buộc tội chạy theo giặc.

Trong suốt hai nghìn năm truyền bá, đạo Phật Việt chưa hề là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây nên những xung đột tôn giáo dù trên quy mô nhỏ. Ngay từ những ngày đầu tiên mới du nhập, những người Phật tử Việt Nam đã chứng tỏ tinh thần khoan dung tôn giáo và tư tưởng. Cho đến những thời kỳ được coi là hưng thịnh nhất, đạo Phật chưa hề, mặc dù với ưu thế sẵn có, tìm cách chiếm lĩnh địa vị độc tôn.

Vào lúc mà phần lớn phương Tây đang đắm chìm trong bóng tối Trung cổ, với những pháp đình tôn giáo phi nhân, với quyền lực của các lãnh chúa đối với các thần dân được thi hành như là quyền lực vô nhân, đất nước Việt Nam đã bước vào thời kỳ độc lập tự chủ, không chỉ với ý nghĩa một triều đình cát cứ riêng biệt, mà là một dân tộc đã xác định được tinh thần và hình thái dân tộc của mình, đã vươn đến những giá trị phổ quát của con người. Lịch sử cho thấy những xã hội được gọi là văn minh tiêu biểu cho nhiều dân tộc noi theo chưa hẳn là những xã hội toàn hảo. Bởi vì một xã hội mà các thành viên của nó chưa hề có ý thức về những giá trị bình đẳng giữa các dân tộc, và chủng tộc, chưa có thái độ sống hòa đồng và bao dung tôn giáo và tư tưởng, thì xã hội đó chưa thể được coi là đã vươn lên trình độ xã hội loài người. Đó vẫn chỉ là trình độ của cộng đồng mà quan hệ giữa các thành viên không được ràng buộc bởi sợi dây thông cảm và tôn trọng phẩm giá của nhau. Có chăng chỉ là sự ràng buộc quyền lợi vật chất với nhau để hình thành những tầng bậc, đẳng cấp phi nhân.

Tuy vậy, trong quá khứ, không phải Việt Nam đã là đất nước của hạnh phúc. Mặc dù dân chúng đã có thể hạnh phúc trong mức độ nào đó với điều kiện vật chất phát triển vào từng thời đại. Không phải không có hay ít có những hôn quân bạo chúa, những cường hào ác bá, những địa chủ và phú nông làm giàu bằng thủ đoạn gian xảo và áp bức bóc lột. Cũng có lúc và có khi chúng đạt đến mức độ ác liệt, dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt, những cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại triều đình. Nhưng mức độ không ác liệt như những sử gia duy vật biện chứng rập khuôn theo hình thái xã hội phong kiến phương Tây để mô tả cái gọi là đấu tranh giai cấp, qua sự cấu kết của bọn quý tộc vua chúa và tăng lữ. Trên đất nước này chưa hề có một xã hội phong kiến kiểu phương Tây, với uy quyền tuyệt đối của các lãnh chúa đối với nông nô. Ở Việt Nam, hình ảnh một ông vua khi nhìn thấy cảnh vàng son nhung lụa của con gái yêu của mình liền chạnh lòng nghĩ đến những tù nhân bị đọa đày, cơ cực trong lao ngục, và tự nhận một trách nhiệm của chế độ đối với hành vi phạm pháp của dân đen; hình ảnh những đại thần cực phẩm triều đình sống hòa đồng với nông dân cùng khổ trong các thôn xóm là hình ảnh mà phương Tây thời Trung cổ không thể hình dung nổi.

Thế nhưng, lịch sử nhân loại không tiến hóa theo quy luật tuyến tính một cách giản dị và máy móc. Đức Phật đã dạy, tội ác nguyên thủy trong xã hội loài người chỉ bắt đầu từ khi con người có ý niệm tích lũy do lòng tham. Quá trình tham lam đưa đến xung đột. Trật tự sinh hoạt xã hội cộng đồng nguyên thủy bị phá vỡ, loài người tiến dần vào xã hội phân công rồi phân hóa thành xã hội có đẳng cấp. Xung đột càng ngày càng khốc liệt để thỏa mãn lòng tham. Tham tài sản, tham quyền lực, tham kiến thức. Tham để sống hạnh phúc. Nhưng có người do tư duy chiêm nghiệm đã phát hiện những hậu quả tai hại của lòng tham và xung đột, nên đi tìm con đường an ổn khác dẫn đến hạnh phúc. Đó là con đường hòa bình, bao dung, nhân ái, biết thương yêu và tôn trọng phẩm giá của tha nhân.

Suối nguồn trong mát khi chảy xuyên núi rừng, băng qua các đồng bằng để đổ vào đại dương bao la xanh biếc, không phải tự thủy chí chung vẫn là dòng suối trong mát. Nó mang theo mình càng lúc càng nhiều những rác rưởi. Lịch sử tiến hóa xã hội loài người cũng thế. Lịch sử tiến hóa xã hội Việt Nam cũng thế.

Ở Việt Nam, ngay từ buổi đầu, trong cuộc đấu tranh để giải phóng và khẳng định độc lập dân tộc, người Phật tử Việt Nam đã khẳng định mọi dân tộc đều bình đẳng như nhau, trong đó có dân tộc Việt Nam và dân tộc Trung quốc. Từ trong khói lửa đấu tranh ở thế kỷ thứ II, Mâu Tử, một nhà tư tưởng của Phật giáo, đã dõng dạc công khai tuyên bố: Mọi loài có máu đỏ đều có thuộc tính Phật; và đất Hán vị tất là trung tâm của trời đất. Đến khi đất nước thu hồi độc lập tự chủ, tăng sĩ Phật giáo tiếp tục là lực lượng xã hội chủ yếu củng cố ý thức dân tộc bình đẳng. Các thiền sư là những cố vấn chính trị xã hội cho các ông vua thoát thai từ nhiều giai tầng xã hội mà lên. Nhưng khi định chế chính trị xã hội trên cơ sở ý thức bình đẳng dân tộc đã được ổn cố, các ngài dứt áo ra đi, không quan hệ gì đến địa vị xã hội hay bổng lộc triều đình. Các ngài sống giữa dân và trong lòng dân, ẩn mình trong các sơn môn mà vẫn không quên sự nghiệp hoằng hóa của mình, tạo nên mạch suối ngầm nuôi dưỡng ý thức độc lập, tự chủ, nhân ái và bao dung của dân tộc.

Nếu đạo Phật không tồn tại như mạch suối ngầm trong dòng lịch sử dân tộc thì ngày nay cái tên “Người Việt” chỉ tồn tại trong sử sách người Trung quốc, và thời kỳ đuợc nói là độc lập dân tộc chỉ được chép trong lịch sử Trung quốc như là những giai đoạn hùng cứ của bọn phản nghịch mà do đức hiếu sinh, Thiên triều đã không tàn sát và chỉ cải tạo dần bằng cuộc nô dịch văn hóa.

Ngay từ lúc chế độ thực dân Pháp thiết lập tại Việt Nam, đã bùng lên những phong trào đấu tranh quyết liệt, liên tục và bền bỉ suốt hơn một trăm năm. Một phần, đấu tranh giành độc lập vì quyền lợi vật chất bị tước đoạt; phần khác, chiến đấu để bảo vệ di sản văn hóa và mạch sống ngầm của dân tộc.

Trong những ngày đầu, khi triều đình đầu hàng, nhân dân tự phát khởi nghĩa. Các thiền sư ẩn cư, tách biệt với triều đình, sống giữa lòng dân, đã tích cực tham gia các tổ chức kháng chiến.

Khi quyền lực không còn xuất phát từ triều đình, Phật giáo trở thành chỗ dựa cho các lực lượng kháng chiến. Đồng lúc, các thiền sư ẩn cư trong các sơn môn lần lượt phát động các phong trào Chấn hưng Phật giáo. Phật giáo phải được tổ chức lại để có thể trở thành lực lượng tiền phong trên mặt trận bảo vệ văn hóa dân tộc. Không ai có thể phủ nhận được sự thật lịch sử này. Dù có những thế lực chính trị mù quáng trước sức mạnh phương Tây, đã lên án các công cuộc Chấn hưng Phật giáo là liều thuốc phiện ru ngủ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Chính thái độ cuồng tín ấy mà một phần lớn di sản quý giá của văn hóa Việt Nam đã bị triệt phá không nương tay. Thêm vào đó, nỗ lực phá hoại về mặt tín ngưỡng và xâm phạm các cơ sở vật chất về mặt văn hóa, đã gieo rắc quá nhiều mất mát và đau thương cho dân tộc Việt.

Hiện trạng mà người bên này tố cáo Phật giáo làm lợi cho bên kia, người bên kia tố cáo Phật giáo làm lợi cho bên này, đã nói lên một sự thật: Phật giáo thoát ly khỏi mọi sự lạm dụng và lợi dụng của các thế lực chính trị hoạt đầu.

Trong hai cuộc chiến vừa qua, chiến tranh giải phóng thuộc địa và chiến tranh ý thức hệ, Phật giáo càng lúc càng ý thức vai trò của mình. Trong chiến tranh chống thực dân và nô dịch văn hóa, Phật giáo là pháo đài bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. Trong chiến tranh ý thức hệ, Phật giáo tự nhận vai trò hóa giải hận thù, thể hiện hòa bình dân tộc, để chấm dứt cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Một cuộc chiến mà hậu quả không đem lại chiến thắng cho nhân dân Việt, trái lại chỉ dẫn đến nghèo đói và lạc hậu.

Sau khi chiến tranh chấm dứt, đất nước tưởng chừng sẽ có được một vận hội mới cho công cuộc xây dựng tái thiết, nhưng thực tế cho thấy, nhà tù dựng lên khắp nơi, máu người Việt tiếp tục đổ vì chính những người anh em không cùng ý thức hệ; và dù rằng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các quốc gia phương Tây một thời là kẻ thù giai cấp và ý thức hệ, thế nhưng, thành tựu đạt được không cân xứng với sự hy sinh hàng mấy triệu người qua nhiều thế hệ đấu tranh cho chủ quyền đất nước. Một đất nước mà sau hơn hai mươi năm chấm dứt chiến tranh, vết thương vẫn chưa lành, hận thù giai cấp vẫn chia rẽ dân tộc. Thêm vào đó là một hệ thống chính trị nuôi dưỡng tham nhũng, hối lộ, bóc lột nhân dân, hà hiếp quần chúng, những tội ác mà hàng triệu người đổ máu để dẹp bỏ càng lúc càng trở thành căn bệnh xã hội trầm kha. Một đất nước như vậy thì không mong gì ngẩng cao đầu nhìn những bè bạn chung quanh: những nước mà một thời đã cùng chung số phận nhược tiểu chịu các ách thống trị của thực dân đế quốc. Những nước đó không có những cuộc chiến làm thế giới chú ý, nhưng có những nhà lãnh đạo biết làm cho dân mình vượt qua ngưỡng cửa nghèo khó.

Nay, khi toàn cầu đang chuẩn bị khép lại quá khứ hai nghìn năm mà trong thời gian đó loài người sống hạnh phúc và vinh quang thì ít, nhưng đau khổ và tội ác thì nhiều, để rồi hy vọng thiên niên kỷ tới là kỷ nguyên của hòa bình, khoan dung, với các giá trị nhân bản trên cả hai phương diện đặc thù và phổ quát được xác lập.

Một lần nữa, Phật giáo Việt Nam ý thức rõ lực lượng và sứ mệnh lịch sử của mình đối với dân tộc và nhân loại trong thiên niên kỷ sắp tới. Lực lượng này không xây dựng trên vũ khí, bè đảng, nhằm mục tiêu tranh quyền cố vị. Lực lượng này xây dựng trên tinh thần Bi, Trí, Dũng; nói rõ là: tôn trọng sự sống, sáng suốt hành động và dũng cảm tự tồn. Sứ mệnh lịch sử của Phật giáo là hóa giải mọi xung đột giữa các cộng đồng xã hội, các xu hướng chính trị, tôn giáo dị biệt, giữa các dân tộc mà do hoàn cảnh lịch sử đã trở thành kẻ thù truyền kiếp của nhau. Sứ mệnh ấy khởi phát từ lòng bi mẫn khoan dung, tôn trọng và đề cao phẩm giá con người, vì con người là nhân cách trung tâm trong việc chuyển hóa gia đình, xã hội, đem lại hạnh phúc, tự do và giải thoát cho quần chúng.

Một xã hội mà các quyền tự do thiêng liêng và căn bản được tôn trọng sẽ là một xã hội mà các thành viên sống hạnh phúc. Ý thức tự giác là nền tảng cho ý niệm tự do. Hiểu biết ý nghĩa và bản chất tồn tại của thiên nhiên, của xã hội, của các cá nhân, trong mối quan hệ duyên khởi; đó là hiểu biết những giá trị nhân bản, hiểu biết phẩm giá của mình, hiểu biết và tôn trọng phẩm giá của người khác.

Một nền văn minh dân chủ là sản phẩm của trí tuệ, chứ không phải chỉ là định chế xã hội dựa trên nguyên tắc phân chia quyền lực. Trí tuệ đó không chỉ là những kiến thức thuần túy khoa học, xã hội, mà là sự hiểu biết lẫn nhau và sự tương kính hội thông giữa người và người trong việc xây dựng một thế giới an lạc, ấm no.

Trong tinh thần tự giác và quy ngưỡng đại chúng như thế, không có một quốc gia nào tự xác định những giá trị truyền thống cá biệt hay đặc thù để chối bỏ những giá trị phổ quát của nhân loại. Trong những năm cuối thế kỷ này, thế giới đang chứng kiến nhiều dấu hiệu khích lệ. Chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, đói kém, không còn là những vấn đề nội bộ của riêng lẻ mỗi quốc gia hay dân tộc. Nơi nào mà một cá nhân bị ức hiếp, một tập thể bị đàn áp, thì các nơi khác trên năm châu đều nỗ lực can thiệp và áp lực đổi thay. Nhân phẩm con người và các quyền cơ bản về dân sự và chính trị đã được toàn cầu hóa. Không thể có một chính quyền nào trên trái đất này còn được thao túng cai trị nhân dân mình một cách tùy tiện theo một hệ tư tưởng nào đó do tự mình và phe nhóm của mình bày đặt ra, trái chống với lòng dân.

Thế giới văn minh là tổng viện lực cho các dân tộc bị áp bức. Quần chúng tự giác là đại chủ lực cho mọi cuộc đổi thay xã hội. Người Phật tử tin rằng mọi loài chúng sinh có một định hướng duy nhất, đó là định hướng thành Phật. Tất cả chúng sinh đều là Phật tương lai.

Phật là người đã giác ngộ mà cũng là người đi giải phóng nhân sinh qua hành động Bồ tát cứu khổ trừ nguy.

Đón mừng Phật Đản, Phật tử Việt Nam cũng hoan hỷ đón chào thế kỷ XXI với tinh thần khoan dung, bi mẫn mà Đức Thích Tôn đã truyền dạy và thể hiện. Cầu mong tất cả các tôn giáo trên hoàn vũ, các hệ tư tưởng dị biệt, đều được phát triển như ý, chung hòa trong tâm nguyện và phát huy trọn vẹn tiềm năng giáo hóa của mình, để cho loài người bước lên cõi Chí Thiện.

Phật Đản 2543

Thừa Ủy nhiệm Hội Đồng Trưởng Lão Viện Tăng Thống
(ký tên)
Hòa Thượng THÍCH HUYỀN QUANG

THE MESSAGE
ON THE ADVENT OF THE TWENTY-FIRST CENTURY
Most Ven. THICH HUYEN QUANG

 

The world is under outfitting for a journey into the 21st century, closing two millennia replete with impressions and upheavals caused by human itself in the long history of its evolution.

It is the two millennia in which the landmark of time was mostly marked with conquests and invasions. Nation invaded and dominated nations. Race conquered and enslaved races. Civilization vandalized civilizations. Religion persecuted religions.he world is under outfitting for a journey into the 21st century, closing two millennia replete with impressions and upheavals caused by human itself in the long history of its evolution.

It is the two millennia in which human’s ambition, spurred on by ignorance and egoism had, in the name of the revealed truth, created the theocratic values the criteria of life, instituted at the same time the slavery and inquisition, pushing far worse the class division among societies, rationalized the tyrannical oppression and injustice of man against men. Blood, blended with bitter suffering, of those whose human dignity and rights had been deprived of, embellished a glorious civilization shone with gigantic monuments, colossal constructions, with what has been named historical achievements, has been admired and extolled as the realistic expressions of human creation.

By these two millennia, beyond all being oppressed and oppressing, mankind was by and by immanently developing, discovering father the truths, and the latest one took the place of the former. Those fresh new discoveries approached more and more the principles of Buddhism that had been declared five hundred years earlier .

In the field of cosmology, men’s view has much been changed. Nature, being previously seen as the composition of monadic atoms, came out to be the nomination of indefinite bags of quantum, subsisting as the swift current of seeds which is continuously rushing forward as yet never flows, for they appear and disappear hic ad nun at every instant of mind. The Earth ceases to be the sole body in universe created ex nihilo as to glorify the supernatural power of its Creator, but it is merely a mass instantly infused and diffused in the endless cycles of the forming-standing-destroying-vacancy progress in conformity with the law of interdependent origination. The revealed truth, that had been protected by violent force and tyrannical power, now showed to be the mere conventional.

 In the philosophy of life, along with the expansion of colonial powers and imperialist domination, the sight into the world and humanity of a great part of intelligentsia who had once upon a time exhausted their capacity of knowledge to justify the theocratical privileged stratum since now was opened wider due to having got contact with the variety of civilizations. Humanist values, altogether with their particularity and universality has been by and by ascertained. It is not the providence or God’s will, but it is human itself, one per one personally, in conformity with its deeds, saying, and thinking, in the mutual relations between itself and persons surrounding, between oneself and others, between oneself and Nature, it is these mutual relations that changes the formation of nature and society, brings about values out of the human temporary or eternal expectation.

Then, the revolutions shook a part of the West. The miserable class stood up to claim for the right to live, right to be human. The whole world was quaked with the upheavals of the oppressed nations. The nineteenth century, next to the last of the second millenium, witnessed chains of agitations, and radical changes of social institutions and the state of consciousness both in the East and the West, forecast the end of nearly two thousand years of alienation and slavery of humanity. Now that man came to recognize that it is the human that had created a world for the sake of its own. It is man who is the heir of what he has done in the past, therefore he has to be responsible for his deeds. A new era is ushered in; the era of self-consciousness.

The torch of hope, for all of that, was suddenly extinguished. Greed, hatred, fanatic, puissance of the self, remains to be, as it used to be, the nutriment for human being subsisting in the awareness that I am existing and will be existing; is the energy for human activity in competition, in progress of appropriation and domination. The happy Heaven just on the Earth that had been projected in the intention of taking the place of the religious one urged not in the least lots of nations to rise. After for two third of century having been constructed in the sea of blood and tear, the silhouette of such a Heaven all of a sudden evaporated like morning dew under the sun, turned out to be a freak of history. The self-consciousness of humanity, once more, is a mere shadow, mere metamorphosis of the lasting past.

In the meantime, by the last years of the century, everyday, on the many parts of the world, men keep killing men, ruthlessly persecuting one another, for the sake of material benefit, or due to the difference of faith, or for political dissidence, or on account of the racial discrimination. The knowledge of human being and Universe has nevertheless been accumulated, providing men with means of living and enjoyment. Human love is much more being mentioned. Mutual assistances of material among human communities are much more being regular than before. Aids on the global level for individuals and communities, those who are under oppression and exploitation rise to claim their right to live, the human rights, more and more become the concern of the great part of mankind.

Viewed from the past, these conditions of living are clearly drawing the image of a Heaven on the Earth. But man, per capita, who is living on earth, remains unhappy, feeling unsafe. The boundaries of the universe are reduced narrower, but the bound relations between men and men are kept too loosing. Conflict, divorce, suicide; statistical figures of which are the exact descriptions of the nowadays world. Men become much far separated from each other. Each individual makes himself an oasis. Gap of the rich and the poor among members of society, between ethnic communities, between nations, shape the new forms of injustice and oppression. Plunder, terrorism, are daily spreading fear about citizens living in the most developed cities on the world.

The world is on the way of polarization into two sharp opposites, bringing forth the contradictions that mankind as a whole is bound to settle on the global level, if humanity is destined to everlasting and hand down its scion a brighter society. The bipolar world consists of communities of the rich nations and the poor ones. Degree and speed of this polarization is intensified ever more by the leading political forces of these communities are much obstinate about accepting the principle of interdependent origination of life in general and the existence of mankind in particular. The outcome is the merciless devastation by men over the environment of living consisting of air, soil, water, plants and animals, in purpose of fulfilling the need to accumulate wealth driven by greed. The risk of polarization can be handled with resolution only when leading political forces of nations are aware of the interdependence upon one another with regard to the rise and fall of each. The poor nations on the other hand should exert itself to cope with the conditions of the rich in the global tendency toward the development.

Hunan kind has achieved lots of exploits during the last two millennia. But the goal individual intends to reach, that is living in happiness, has not been in reach of men on the social level yet. To the Buddhist view, our Earth could be referred to as the melting pot of the five destinies. It is the abode of men, of animals. Paradise is here; yet hell is here as well. So many often it is also the world of hungry ghosts. Here too all the same is the domain for Bodhisattvas to carry out their vow of enlightenment, as well as the place where Buddhas penetrate into Nirvana. Two thousand years of history, therefore, is but a short span in an appearing-disappearing cycle of the world, and of the Universe. Here a world is disappearing, there another world is shaping. It is beyond the grasp the beginning and the end. There is only the extreme limit of intelligence but not of life.

So, in the long history of the world, human civilization is not only two thousand years old. It’s impossible to deny the present civilization as the legacy and uninterrupted development of many tens of thousand year of history. But the states of consciousness during these two millennia have gone much change compared to the ancient. Some changed in a fit; others by and by.

Closing two thousand years of history is marking a period in the endless stream of life, in order to know during this time what man had completed with his wisdom, and what calamity he had waged to others out of greed, selfishness, hatred, fanatic and ignorance.

During those two thousand years, the history of Buddhism in Vietnam has been blended into that of the nation. Its introduction into the country was by no means following at the heels of invaders, nor on purpose to glorify Sakya Muni to be the Supreme Lord pressing submit his subjects in obedience. The teaching of Buddha has been transmitted in here with intent to set up what was to be set up if it has been let down, to support what has been set up but remained unstable, to develop what has been set stable yet undeveloped.

The development of Vietnamese Buddhism was resounding with the growth of the national consciousness. The two tendencies of history, springing from two different origins, under different conditions of living sphere and in different circumstances of history, have been co-existing, completing each other and together developing into a whole. The consciousness of the particularity, in interrelation and harmony, was developing up to the universal formation. The relation of individual and collective, or the relation of the particular and the universal, is a dialectic relation, or the relativism of interdependent origination, that means to say, one is in all and all is in one. In this pattern of relation, the particular is not sacrificed for the existence of the universal, yet in it nothing is fragmented into insulated oases. In the universality, every individual is of the same value, and all nations are equal. On this ontological ground, the consciousness of nation is shaped in relation to other nations. It is not simply the international relation of the ruling clique in need of mutual assistance to protect the class interesting. It means as well the signification of each individual which exists as a particular in a community of mankind.

Down to the fourth century BE, i. g., by the first century AC, Buddhism had been stuff for such a pattern of universality on the whole Asia. Buddha’s teaching, based on the relativity of the interdependent origination, ascertains the equality among sentient beings. The difference of social classes is not owing to the providential destiny but to the process of social division of labor. King is not a person set on throne by God’s will. Buddhist Scripture attributes the term Mahasammato to the first pattern of government. Mahasammato, that elected by the great many, and the king is the one who pleases others by means of the true law, not who rules at will despotically. Such Buddha had taught, but for throughout twenty five centuries of its development, the signification had never been properly reflected and elaborated to the extent as expected. None of Buddhist monarches had it in his mind to establish a social system on the structure of Mahasammato Government. That is the limit of history. Necessarily the significance of Mahasammato could not be recognized thoroughly and carried out largely until social life had been developed to some relevant standard.

In this respect, throughout the history of struggle for surviving and developing of Vietnamese people, Buddhism has assisted the formation of the consciousness of nation and independence by the two decisive turns of history. The first is the resistance against the occupation and assimilation from the North. The second, the modern time, is resisting to being cast in the mould of Western institutions, i. e., of bourgeois democracy and proletarian dictatorship.

In both stages, the consciousness of the struggle for the national liberation and independence was not the mere economic motive, but urged by the will of progress of the people who wants to determine the cultural values of its nation. That has been proved through ten centuries of laying the material foundations for developing. Many dynasties were succeeding one after another to reign over the country, but none of them left behind its fall magnificent palaces as evidences of extravagance and debauchment of feudal lords. Not that under these dynasties there begot no fatuous king nor cruel despot. But that the absence of the constructions that might have been reveals a typical relation of the noble class to the common people, between the so-called oppressing class and the oppressed. Monarches of the dynasties of Vietnam did not enjoy over the scale their subjects were capable to contribute, while few of gigantic earlier monuments all over the world lasting up today has not been built of tears and sweat, even of blood, of the miserable class of labor.

For thousand years of arduous struggle, a nation, endowed with a material civilization relatively developed, in a plain form of social consciousness, had eventually determined the characteristic values of a nation in the universal generality to the compass of humanity. They are the humanist values with the expressions of loving-kindness and tolerance.

Wars were regular, and apt to say protracted, events in Vietnam. But savage slaughters were very exceptional. To say it exceptional means not in the least nothing of the kind did happen. As yet the history of Vietnam was adorned with loving-kindness and tolerance as the Kings of the Tran Dynasty showed to the subjects who had run after the invaders.

During two thousand years of expansion, Vietnamese Buddhism has never been the cause direct or indirect for any religious conflicts whatsoever. Ever since the first days of its introduction, Vietnamese Buddhism had showed their tolerance to religion and thought. Even in the times when it was of the most influence, Buddhism never made use of its superiority to occupy the privileged position.

At the times when the most part of the West was submerging in the darkness of the Middle Age, haunted by the inhuman Inquisitions, overwhelmed with feudal lords ‘ power over the subjects, at that time, Vietnam had already got into the stage of independence, not in the meaning of a separatist regime detached from the North Empire, but that of a people which had succeeded in determining the characteristics of its nation, reaching the universal values of humanity. It is made known by the history that societies referred to as civilization modeling for many nations to imitate are by no means well-made societies. A society, whose members has got neither the state of consciousness of the equal values among nations, and races; nor the attitude of living together in harmony and tolerance toward religion and thought, can not be termed as having reached the higher level of human society. It is merely a level of community in which the relationship among members is not tied up with mutual understanding and respect for other’s dignity. There is only the material interesting tied up together to form inhuman ranks of cast.

Not that, however, in the past, Vietnam was the land of happiness. Although the people could have enjoyed happiness to some extent under the conditions of material production. For it is not that there were no fatuous tyrants, ferocious lords, greedy landlords and rich peasants who grew rich by means of deception and exploitation. At times these reached the fierce level, leading to severe conflicts, peasant insurrections against the royal court. But the it is not as fierce as described by dialectic materialist historians taking after the model of Western feudal society in conformity with the theory of class struggle, i. e, the collusion of the aristocrat and clergy. On this country there was not found a certain feudal society of the Western style, overwhelmed with the absolute authority of the lord over the serf. In Vietnam, the picture of a king as seeing his princess daughter comfortable in the lap of luxury he could not help thinking of prisoners writhed under the drudgery of prison and blamed his own reigning for the common people’s transgression, that of the highest minister of the Court living indiscriminatingly together with the peasants toiling away in hamlets, was likely unimaginable to the West of the Middle Age.

The history of mankind, however, did not simply and mechanically advance in accordance with the linear law. The Buddha has taught, the original sin was committed in the human society only since men had started conceiving the idea of accumulation. The course of accumulation generated by greed leads to social conflict; the order of social life of the original community was broken; men graduated into the society of the division of labour which eventually split up into classes. Conflicts were more and more intensified as to fulfill the greed. Greed for wealth; greed for power; and greed for knowing. To be greedy in order to be happy. As yet by way of reflection and meditation men came to discover the pernicious outcome of greed and conflict, some of them consequently went out to look for another safer way leading to happiness. That’s the way of peace, tolerance, loving-kindness, knowing how to love and respect the other’s dignity.

Just as a clear and refreshing stream while flowing through woods and forests, passing through plains and fields, then pouring into the sea, is by no means the same from beginning to end. It is carrying along with more and more refuse. The same is the history of mankind.

In Vietnam, just in its early days, in struggle for liberation and determining its national independence, Vietnamese Buddhists were apt to declare all nations are equal, included Vietnamese and Chinese. In the struggle by the 2nd century, Mau Tu, a Buddhist thinker, did not hesitate to affirm that all beings of red blood are endowed with the quality of Buddha; and the land of the Han is by no means the center of Heaven and Earth. When the country regained its independence, Buddhist monks remained to be the leading force of society consolidating the conception of equality among nations. Zen Masters were at times counsellors on politic and social affairs to the kings who came on throne from a variety of social ranks. When the socio-political institutions on the foundation of the conception of equality among nations had been firmly established, they tore themselves away, having nothing to do with social position or stipend from the Court. They lived among the people and in the heart of the people, secluded in mountain hermitage yet without forgetting their cause of promoting morality, forming the underground fountains to feed the consciousness of independence, self-sovereign, loving-kindness and tolerance.

Had Buddhism not existed as an underground fountain in the course of the national history, the name “Vietnamese” nowadays would have existed nowhere except in the chronology of the Chinese, and the period named as that of national independence would have been noted in the Chinese history as the times of rebels’ segregation that on account of the love toward life had not been slaughtered by the Heavenly Court but remoulded by and by with the enslavement through culture.

From the very first days when the French colonial sovereign was set up on Vietnam, there erupted the movements of fierce struggle, lasting and persevering throughout over a century. On one part, it was the struggle for independence because of being deprived of material interesting. On the other hand, it was a fight to protect the cultural legacy and the underground fountain of life of the nation.

In those days, when the Court surrendered, the people spontaneously rose in revolt. The secluded monks, having been so far segregated from the Court, now actively took part in the organizations of resistance.

When the national power ceased to be issued from the Court, Buddhism turned out to be the support of the resistance forces. At the same time, the monks who so far had been living in seclusion in the mountain hermitage eventually started the movement of reforming and promoting Buddhism. Buddhism had to be reorganized in such a way it might be the vanguard on the front of covering the national culture. Nobody could deny this historical fact. Although some political forces stunned by the might of the West had accused the Buddhist reformation as a dose of drug lulling the people’s fighting spirit. It was because of this fanatic that a great part of legacy of Vietnamese culture had been carelessly vandalized. In addition to this, the attempt of sabotage against religion and the encroachment of material basis on the culture has wreaked lots of damage for Vietnamese people.

In the two last wars, that of decolonization, and ideology, Buddhism had been more and more conscious of its role. In the war against colonialism and cultural enslavement, Buddhism was a stronghold protecting the legacy of national culture. In the ideological war, Buddhism was taking charge of relieving the animosity, bringing about the national peace, to put an end to the fratricidal war. A war that in its conclusion has brought but a sheer illusion of victory to the Vietnamese people which could have not assisted them in overwhelming the poverty and backwardness.

 As the war came to an end, the country seemed to have entered a new era of reconstruction. The fact, however, is that more jails went on to be brought up everywhere; Vietnamese people’s blood kept on shedding out of brothers of unshared ideology. Even with the fervent assistance from Western countries which had once been the enemies of class and ideology, the outcome, however, was incompatible with the sacrifice of some millions people through many generations fighting for the sovereignty of the nation. A country that after more than twenty years since the war has been over, the wound remains uncured, class vengeance keeps segregating the nation. In addition to this is a political system that fosters corruption and bribery, exploiting the people, oppressing the mass – the evil that million persons had to shed blood to get rid of becomes day and day the social chronological disease. Such a country nurses less hope of raising higher its head to look around for its friends, the countries that shared at a time the common destiny of the weak under the yoke of colonialism and imperialism. Those countries have got no victory stunning the world, they have got all the same the leaders who know how to make their people passing over the threshold of poverty.

Now, as the whole world is on the way of closing a past of two thousand years in which men lived less in happiness and glory than in pain and crime, it is expected the millennium to come will be the era of peace, tolerance, along with humanist values to be defined on both aspects, particularity as well as universality.

Vietnamese Buddhism recognizes once more its historical mission toward the nation and human kind in the millennium to come. Its historical mission is to relieve the conflicts among social communities, politic attitudes, different religions, among the nations that on account of the environment of history have harbored feudal hatred toward each other. That mission might have been sent off with the compassion and tolerance, respect for and . extol the dignity of human, for man is the pivot in the transformation of family, society, bringing about happiness, freedom and liberation for the people.

A society in which the basic and sacred rights of freedom are respected is the one whose members live in happiness. The self-consciousness is the foundation of the concept of freedom. Knowing the significance and the essence of nature, society, individuals, in the relationship of interdependent origination, is knowing the humanist values, knowing his or her own dignity, knowing and respecting other’s dignity.

A democratic civilization is the production of wisdom and not the mere social institution founded on the principle of the division of power. That wisdom does not consists of the mere knowledge of science, sociology and others, but the mutual understanding, mutual respectful and communication between man and man in building a world of peace and prosperity.

In such a spirit of self-determination and devotion to the popularity, no country whatsoever could fixe by itself the particularity of its own traditional values in opposition to the universal values of humanity. By the last years of this century, the world is witnessing lots of encouraging indication. War, plague, natural calamity, are not the interior problems of any individual state or nation. Should in any part of the earth an individual be maltreated, a community be oppressed, the rest of the world would interfere and force to change. Human dignity and the fundamental rights have been defined on the global standard. No any government on earth is entitled to rule at will over its people in conformity with agreement to certain system of thought concocted by itself or by its clique in contradiction with the people’s will.

The civilized world is a general reinforcement to the oppressed people. The self-conscious masses are the main force to every social change. The Buddhist is convinced that all every sentient beings are charged with taking a sole destiny, that of reaching Buddhahood. Each is a Buddha to be.

In jubilation at the Buddha’s Birthday, Vietnamese Buddhists are too joyfully welcoming the twenty first century in the spirit of tolerance, compassion Lord Buddha had ever taught and carried out. Let’s pray for all the religions on earth, all the different systems of thought, to flourish as expected and get the full development of their potentiality of education so that mankind would ascend into the world of goodness. 1

Translated by Ven. Thich Nguyen Chung

Feb 2000, Quang Huong Monastery.

Share.
Leave A Reply

Exit mobile version