Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook Twitter Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook Twitter Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Giới thiệu – Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Home»PHẬT GIÁO VIỆT NAM»Thích Như Điển: Bổn phận của người Phật tử đối với Giáo hội
    PHẬT GIÁO VIỆT NAM

    Thích Như Điển: Bổn phận của người Phật tử đối với Giáo hội

    01/03/202113 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Email
    thich nhu dien
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Thượng tọa THÍCH NHƯ ĐIỂN
    Tổng Thư Ký GHPVNTNH – Âu Châu

    Tọa chủ chùa Viên Giác – Đức Quốc.

     

    Kể từ khi đức Phật thành đạo cho đến ngày nay đã hơn 2500 năm lịch sử truyền thừa; đạo Phật đã đi từ Đông sang Tây, từ Tây sang Úc, đến Phi, Mỹ v.v… và có lẽ rồi đây đạo Phật cũng sẽ không dừng lại ở đó, mà còn đi mãi vào tương lai của nhân loại của những thiên niên kỷ kế tiếp nữa.

    Sau khi độ cho năm anh em Kiều Trần Như, giáo đoàn đầu tiên mà đức Phật thành lập gồm có 60 vị Tăng sĩ và sau một thời gian huấn luyện, đức Phật đã dạy rằng: Mỗi vị nên đi một ngả nhằm mang giáo pháp từ bi trí tuệ ấy đi truyền khắp đến muôn phương cho những người Ấn độ lúc bấy giờ, và kể từ đó đến nay chư Tăng đã thừa hành trọng trách nầy liên tục trong gồm 26 thế kỷ qua.

    Ngày xưa chúng ta không có Giáo hội mà chúng ta chỉ có Giáo đoàn. Chữ Giáo đoàn đa phần dùng để ám chỉ nơi tập họp của những người Tăng sĩ. Còn chữ Giáo hội ngày nay hay dùng là tập họp của những người cư sĩ tại gia và người tu sĩ xuất gia. Vậy sự khác biệt như thế nào giữa hai danh từ và hai tổ chức nầy?

    Nhìn vào toàn bộ giáo lý nguyên thỉ; chúng ta thầy rằng đức Phật đầu tiên chỉ đặc biệt lưu ý đến người xuất gia. Do vậy mà những lời dạy lúc ban đầu trong kinh điển thường hay chỉ đề cập đến người xuất gia nhiều hơn là người cư sĩ. Mặc dầu thuở ấy các vị cư sĩ tại gia như vua Tần Bà Sa La, vua Ba Tư Nặc cùng những vị quan lại cũng như công chúa, hoàng hậu và thứ dân cũng đã hỗ trợ cho Giáo đoàn như xây dựng tự viện cho Tăng chúng ở, cúng dường trai phạn hằng ngày cho chư Tăng, nhưng lúc ấy dường như vị trí của người cư sĩ chưa được lưu tâm mấy.

    Sau 49 năm thuyết pháp độ sanh của đức Phật, ta thấy rằng Ngài đã chú trọng đến người cư sĩ càng nhiều hơn; nhất là tinh thần nầy được giới thiệu cũng như dạy dỗ qua các kinh điển như Bát Nhã, Đại Bát Niết Bàn, Pháp Hoa, v.v…. Một điều đặc biệt, đức Phật đã giao nhiệm vụ phụng thờ Xá lợi của Ngài sau khi hỏa thiêu cho người cư sĩ chứ không phải cho người tu sĩ. Điều ấy chứng tỏ rằng, đức Phật đã lưu tâm đến sự hộ đạo của người cư sĩ một cách rõ ràng và có hệ thống hơn.

    Kể từ đó, chúng ta thấy rõ ràng có hai tổ chức cùng trong một Giáo đoàn hay Giáo hội. Đó là tổ chức của người Tăng sĩ và tổ chức của người Cư sĩ. Đức Phật dạy rằng: nhiệm vụ của người Tăng sĩ là hoằng pháp lợi sanh và nhiệm vụ của người Cư sĩ tại gia là hộ trì Tam bảo. Như vậy chúng ta thấy có hai nhiệm vụ rất rõ rệt. Người xuất gia lo về vấn đề tinh thần, còn người tại gia lo phương tiện vật chất để chư Tăng có cơ hội phát triển giáo lý của đức Phật ở nhiều bình diện trong xã hội.

    Ngày nay nếu ai đó đến Thái lan, chúng ta sẽ thấy rõ ràng được vai trò của hai tổ chức nầy. Hằng người cư sĩ mang cơm gạo, vật thực đến chùa để cúng dường cho chư Tăng. Đồng thời họ cũng làm chùa hay tinh xá cho chư Tăng trú ngụ. Song song đó chư Tăng lo vấn đề trì kinh, hành thiền trau dồi giáo lý và trong nhiều chùa của Tích lan ngày nay cư sĩ xây những trường học rất lớn để chư Tăng có nơi chốn giảng dạy ngôn ngữ, văn hóa và Phật pháp cho con cái của các vị cư sĩ tại gia. Như vậy ta có thể thấy được ở đất nước nầy tinh thần hỗ tương nhau trong hai lãnh vực mà đức Phật đã dạy dỗ trong 25 thế kỷ trước mãi cho đến hôm nay tại Tích lan và một vài dân tộc các xứ Phật giáo Nam tông vẫn còn hành trì để tiếp tục duy trì cũng như phát triển mạng mạch của Phật giáo.

    Đó là ngày xưa, còn ngày nay thì như thế nào? Dĩ nhiên là thời gian và năm tháng có đổi thay thì phương pháp thực hành giáo lý của đức Phật cũng như sự hội nhập vào mỗi xã hội của Phật giáo được truyền vào cũng phải có sự thấy đổi để thích nghi với bổn phận của người Phật tử trong từng giai đoạn. Riêng lãnh vực của chư Tăng Việt nam theo tinh thần Đại thừa được hiểu như sau: “Hoằng pháp thị gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp” nghĩa là hoằng pháp chính là nhiệm vụ của người xuất gia và làm lợi ích cho mọi loài chúng sanh, chính là một sự nghiệp của người Tăng sĩ vậy. Sự nghiệp của người tu không phải là chùa to, Phật lớn, đệ tử cho đông mà là sự nghiệp của người tu là vì lợi ích của mọi người.

    Sự hoằng truyền giaó pháp của đức Như Lai nó không giới hạn ở một thời gian và địa dư nào cả, mà nó được thể hiện như sau:
    Con là trưởng tử Như Lai,
    Phát nguyện trọn đời hy sinh cho đạo.
    Chỗ nào chúng sanh cần con đến,
    Chỗ nào đạo pháp gọi con đi,
    Chẳng nệ gian lao, chẳng từ khó nhọc.

    Đó là bổn phận hoằng pháp lợi sanh của người Tăng sĩ vậy. Còn người Cư sĩ Đại thừa hộ đạo cho Tam bảo ngày hôm nay như thế nào đối với Tăng đoàn và Giáo hội?

    Dĩ nhiên là cũng không khác ngày xưa mấy, nhưng ngày nay thì người cư sĩ bận rộn hơn để có vật chất nhằm hỗ trợ cho chùa viện. Do vậy mà một số công chuyện của chùa chiền đôi nơi các vị Tăng sĩ cũng kiêm nhiệm luôn. Nếu với đà phát triển nầy chúng tôi e rằng chúng ta sẽ đi vào một khúc quanh mới. Đó là nhiệm vụ chính của người Tăng sĩ bị quên lãng, còn người tại gia lại ít quan tâm về nhiệm vụ của mình thì e rằng sự phát triển của Giáo hội bây giờ và trong tương lai phải cần đánh giá và suy nghĩ lại.

    Tam bảo được định nghĩa có ba ngôi và ba loại Tam bảo. Đó là: Phật, Pháp và Tăng và Tự tánh Tam bảo, Đồng thể Tam bảo cũng như Thế gian Trụ trì Tam bảo.

    Thế nào gọi là Tự tánh Tam bảo?  Nghĩa là Phật vô khứ, vô lai, không còn, không mất, không được, không thua. Mọi chúng sanh đều có tự tánh là Phật. Còn Tự tánh Pháp bảo?  Nghĩa là ai tu theo giáo lý ấy cũng được giải thoát cả. Tự tánh Tăng bảo?  Nghĩa là sự thiện hiện của chư vị Bồ tát trong cõi đời ngũ trược nầy.

    Thế nào là Đồng thể Tam bảo? Đồng thể Phật bảo có Pháp thân và Hóa thân. Đồng thể Pháp bảo là Tánh không và Bát nhã. Đồng thể Tăng bảo có các vị Thanh văn, A la hán giác ngộ ngay giáo lý của đức Phật trong đời sống ô trược nầy.

    Ngày nay nhất là ở đời mạt pháp nầy, chúng ta chỉ còn lại Thế gian Trụ trì Tam bảo; đó là Phật bảo gồm tượng Phật bằng đồng, bằng vàng, bằng gỗ, đá v.v… mà người Phật tử hay tôn thờ lễ lạy. Pháp bảo nghĩa là những kinh sách được viết hoặ in lên lá bối, lên giấy, đóng thành quyển, thành pho v.v.., Tăng bảo đó là những phàm Tăng đang ở trong cõi đời ngũ trược nầy phát tâm xuất gia để xiển dương giáo lý Phật đà.

    Trở lại phần trước, đối với việc hộ trì Tam bảo của người cư sĩ tại gia có nghĩa là ngày nay người cư sĩ chỉ còn hỗ trợ gìn giữ ba ngôi báu qua hình thức Thế gian Trụ trì Tam bảo.

    Chúng tôi thường hay ví dụ về nhiệm vụ của người cư sĩ cũng như tu sĩ không khác gì hai cánh của một con chim. Nếu con chim dù là con chim Đại bàng đi chăng nữa thì cũng không thể bay được, nếu chim ấy chỉ có một cánh và nếu có cố gắng bay cũng chỉ là đà trên mặt đất mà thôi.

    Người Tăng sĩ là những nhà mô phạm, đạo đức là kẻ dẫn đường tiên phong cho chính mình và cho hàng ngũ cư sĩ tại gia. Thế nhưng có nhiều khi vì Nghiệp duyên chưa rửa sạch nên cũng đã xảy ra nhiều chuyện lủng củng trong cửa thiền. Thế nhưng chúng ta quên rằng như tinh thần trong Đại trí Độ luận mà đức Phật đã dạy cho người tại gia cũng như người xuất gia như sau:

    “Ví như một cái túi dơ, trong ấy có đựng vàng ròng. Dĩ nhiên là ta chọn vàng chứ không chọn cái túi dơ ấy; nhưng nếu không nhờ cái túi dơ ấy thì làm sao ta có được vàng. Vàng ròng là Phật tánh. Túi dơ ấy tượng trưng cho những cái thường tình trong cuộc sống hằng ngày”.

    Cũng trong Đại trí Độ luận, đức Phật dạy rằng: “Nếu ta lỡ gặp đêm tối, có một người hủi trao ngọn đuốc cho ta, dĩ nhiên là ta chọn ngọn đuốc chứ chẳng chọn ngườu hủi, Nhưng nếu không có người hủi thì làm sao ta có được ngọn đuốc để soi sáng trong đêm tối mịt mờ kia”.

    Hai ví dụ trên đây ai cũng hiểu và ai cũng biết rằng chúng ta phải chọn gì, cũng như bỏ gì rồi, nhưng để chấp nhận nó cũng không phải là chuyện đơn giản. Vậy ta phải làm gì đây khi mà giaó pháp của đức Phật càng ngày càng yếu và các thế lực của ma vương càng ngày càng mạnh.

    Có nhiều nơi trên thế giới ngày nay, người Cư sĩ không còn nhiệm vụ hộ trì Tam bảo nữa mà đi chi phối Tam bảo, khiến Tăng Ni trở thành kẻ thừa hành cho những vọng tưởng điên đảo của người xuất gia, thì quả là điều đáng trách. Ở đây phải trách cả hai, chứ không phải chỉ có người cư sĩ. Lỗi ấy vì lẽ người Tăng sĩ thiếu sót nhiệm vụ hành trì của mình và không đủ khả năng để lãnh đạo quần chúng nữa, nhưng vẫn nghĩa rằng mình vẫn là mô phạm của mọi người. Từ đó, người Cư sĩ lạm quyền và trở thành ngông nghênh nơi của Phật, trông thấy mà chướng tai, chướng mắt vô cùng. Có nhiều nơi Tăng Ni thì ở nhà ngoài, còn cư sĩ thì ở chùa và làm chủ lễ cũng như thuyết giảng Phật pháp. Quả thật là chuyện ngược đời.

    “Ngựa đua dưới nước, thuyền chèo trên non”.

    Do vậy mà mọi người nên trở về lại vị trí của mình vậy. Người Bác sĩ không thể đi cày ruộng bằng người nông dân được và cũng thế, người Cư sĩ không thể thay thế nhiệm vụ của người Tăng sĩ được. Mọi người nên định rõ lại vị trí của mình như bên trên đã định nghĩa thì mới mong Phật giáo cũng như Giáo hội mới được phát triển một cách vững vàng.

    Khi ra làm việc, chúng ta phải biết chấp nhận mọi điều có thể xảy đến và dấn thân để công việc Phật sự được thành công. Khi một luồng gió mạnh thổi qua, chắc chắn là cây cao phải bị dập vùi trước. Lúc ấy chỉ có thái độ chấp nhận là đủ rồi. Chúng ta phải là như những chùm cây cỏ dại mọc khắp nơi và rải rác khắp đó đây. Tuy là phận bọt bèo nhưng chúng biết đâu đầu lại với nhau để bảo vệ, thì gió dầu mạnh đến mấy chúng cũng không thể làm cho cỏ cây trốc gốc được. Đó là chưa kể Tám loại gió Nghiệp của chúng sanh mà Tô đông Pha đại cư sĩ cũng đã bị động trước lời nói của Thiền sư Phật ấn tự thuở nào!

    Giáo hội cả Cư sĩ lẫn Tăng sĩ phải có bổn phận bảo vệ chứ không phải có bổn phận chê trách và đổ lỗi cho nhau. Nếu tất cả giới xuất gia và tại gia đều lập một đại nguyện cao cả như lời Phật dạy từ ngàn xưa thì không mong gì đạo Phật không có ngày hưng thịnh.

    Riêng tôi đã hai mươi lăm năm làm việc với Giáo hội, qua bao nhiêu thử thách của cuộc đời, tôi đã tự phát nguyện cho đời mình rằng:

    “Con nguyện làm một dòng sông để chuyên chở hết tất cả những trong đục của cuộc đời. Phát nguyện mình là mặt đất để hứng chịu những sạch nhơ của nhân thế”.

    Tôi như hạt bụi bên đường chỉ nguyện làm được một chút gì có lợi cho thế nhân là hạnh phúc lắm rồi.

    Năm nay 2002, tôi đến Hoa kỳ lần thứ 21 sau 26 năm ở Đức, đã gặp Thượng tọa Thích Tín Nghĩa, Viện chủ Tổ đình Từ đàm Hải ngoại ở Dallas, Texas, đương kim Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Cư sĩ của Văn phòng II Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa kỳ có nhờ tôi viết một bài cho tập Kỷ yếu nói về nhiệm vụ của người Phật tử đối với Giaó hội trong giai đoạn hiện tại. Nên tôi với tư cách là Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Thanh niên Gia đình Phật tử đặc trách các châu, đương kim Tổng thư Ký của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất Âu châu đã chấp bút viết bài nầy trên chuyến bay của hãng Continental bay từ Houston đến Minneapolis vào ngày 31 tháng 12 năm 2002 và mong quý là ngày cuối năm dương lịch của năm nầy.

    Hy vọng với một chút đóng góp nhỏ nhoi nầy sẽ làm cho vườn hoa Giác ngộ tâm linh càng có thêm khơi sắc và nếu chẳng may có việc gì không hợp với các vị Tôn túc và các vị Đại cư sĩ cũng xin chấp tay và mong quý vị niệm tình hỷ thứ cho.

    GHPGVNTN Hoa Kỳ Thích Như Điển
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleThích Nguyên Siêu: Một vài nét biểu trưng của người cư sĩ Phật tử nơi hải ngoại
    Next Article Thích Nhất Hạnh (Đạo Phật của tuổi trẻ): Chương II: Huynh trưởng Gia đình Phật tử

    Bài viết liên quan

    Tâm Hương: Theo bước chân Thầy

    28/07/2022

    Viên Giác Tùng Thư xuất bản: Đặc san Văn hóa Phật Giáo 2022 “Tôi Học Phật”

    27/07/2022

    GHPGVNTN Âu Châu: Thông bạch Vu Lan PL 2566

    26/07/2022
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    HT Thích Mãn Giác: Chim bay về núi

    13/08/2022

    HT Thích Nguyên Siêu: Vu Lan về, Mẹ là nguồn thi ca vô tận

    12/08/2022

    Quảng Tánh: Hạnh Hiếu thế thường của vị tỷ-kheo

    11/08/2022

    Thích Tâm Nhãn: “Sắc phục Tăng lữ” – Chặng đường tìm lại cội nguồn

    10/08/2022
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Phật Giáo Úc Châu

    Thư Viện Hoa Sen

    Thư Viện Số Hóa Kinh Sách

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    Rộng Mở Tâm Hồn

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2022, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version