HT thich thien an

Tiểu sử
Hòa thượng Thích Thiên Ân

(1925 – 1980)

Hòa thượng Thích Thiên Ân, thế danh Đoàn Văn An, sinh ngày 22 tháng 9 năm Ất Sửu 1925, tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của Ngài là Đoàn Mễ, sau xuất gia là Thượng tọa Thích Tiêu Diêu một bậc tử đạo Vị pháp thiêu thân, thân mẫu là một tín nữ chuyên lo công quả ở chùa Báo Quốc và tu viện Quảng Hương Già Lam, Ngài là con trai thứ trong một gia đình có 4 anh em.

Ngài xuất thân trong một gia đình thế gia vọng tộc, có truyền thống kính tin Phật pháp lâu đời. Nhờ duyên gần gũi Tam bảo từ thuở nhỏ, Ngài đã sớm mến cảnh thiền môn với tiếng kệ câu kinh, nên năm lên 10 tuổi (1935), Ngài theo bước phụ thân xin xuất gia đầu Phật tại chùa Báo Quốc, làm đệ tử của Hòa thượng Phước Hậu, được Bổn sư ban pháp danh là Thiên Ân, Ngài tinh tấn chấp tác, học tập thiền môn qui tắc, hầu cận sư trưởng.

Năm Tân Tỵ 1941, khi được 16 tuổi, Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa di tại giới đàn chùa Quốc Ân – Huế, do Hòa thượng Đắc Quang làm Đường đầu truyền giới.

Năm Mậu Tý 1948, Ngài thọ Cụ túc giới tại giới đàn Hộ Quốc Đàn, tổ chức tại Tổ đình Báo Quốc, do Hòa thượng Tịnh Khiết làm Đường đầu truyền giới. Đồng khóa với Ngài, còn có các vị Minh Châu; Đức Tâm; Minh Tánh…

Năm Giáp Ngọ 1954, với khả năng Phật học và thế học xuất chúng, Ngài được chư tôn đức cho xuất dương du học tại Nhật Bản. Đến nước Nhật, Ngài vào học ở Đại học đường Waseda, là một trường đại học nổi tiếng. Trải qua 6 năm miệt mài đèn sách, Ngài đậu Tiến sĩ Văn Chương vào năm 1960, sau đó Ngài về nước, trong khi chờ Giáo hội bố trí công tác, Ngài nhận lời thỉnh giảng ở các trường đại học.

Năm Tân Sửu 1961, với mơ ước thành lập một viện đại học riêng của Phật giáo. Ngài được lời khuyên của các vị tôn túc lãnh đạo Giáo hội, cần phải trau giồi thêm kinh nghiệm, phương pháp quản lý một đại học Phật giáo có tầm cỡ quốc tế. Vì thế Ngài lại xuất dương để tu nghiệp. Đến Nhật Bản lần này, Ngài đã tìm học pháp môn Thiền Rinzai (Lâm Tế) chính thống của các thiền sư Nhật Bản và thành tựu được sở nguyện này.

Năm Quý Mão 1963, thời cuộc chính trị trong nước đã không thuận lợi như ý định, do sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm, dẫn đến cuộc đấu tranh của Phật giáo đồ trên toàn miền Nam Việt Nam. Nặng lòng vì đạo pháp, Ngài bèn trở về nước cùng chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội và Tăng Ni Phật tử tham gia công cuộc đấu tranh. Ngài bị chính quyền Diệm bắt giam chung với chư tôn đức lãnh đạo trong cuộc tổng tấn công các chùa vào ngày 20 tháng 8 năm 1963, đòn cuối cùng báo hiệu trước sự sụp đổ của một chính quyền bạo tàn.

Năm Giáp Thìn 1964, sau pháp nạn, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập. Ngài được cử làm Ủy viên Phật học vụ thuộc Tổng vụ Tăng sự. Ngày 13 tháng 3 cùng năm, Viện Cao đẳng Phật học được thành lập do Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Viện trưởng, Hòa thượng Thích Minh Châu làm Phó Viện trưởng, Ngài làm Giáo Thọ trưởng. Thời gian đầu tiên, Viện Cao đẳng Phật học đặt tại chùa Pháp Hội ở đường Phan Thanh Giản, Sài Gòn, có hai lớp học giảng dạy tại chùa Xá Lợi, quận Ba – Sài Gòn.

Năm Bính Ngọ 1966, Ngài được Cơ quan Văn hóa Á Châu của Liên hiệp quốc mời hợp tác giảng dạy trong chương trình trao đổi giáo sư. Mùa hè năm ấy, Ngài lên đường sang Mỹ quốc, giảng dạy tại Đại học đường Nam California ở thành phố Los Angeles, với tư cách là Giáo sư thỉnh giảng về ngôn ngữ và triết học. Tại đây, Ngài được sinh viên yêu cầu dạy phương pháp thực hành thiền định và sau đó lập nên nhóm nghiên cứu Phật học đầu tiên.

Năm Đinh Mùi 1967, sau khi kết thúc chương trình giảng dạy Đại học đường, Ngài dự định sẽ về Việt Nam, nhưng thiền sinh, sinh viên Mỹ thỉnh cầu Ngài ở lại để hướng dẫn tu học. Ngài được xem là vị Tăng sĩ Việt Nam đầu tiên hoằng pháp tại nước Mỹ. Khởi đầu, Ngài thuê một căn hộ ở phía nam đại lộ Vermont – Los Angeles để hướng dẫn sinh viên Mỹ học thiền theo truyền thống Nhật Bản. Do ngày càng đông giới thanh niên Mỹ theo học, Ngài thành lập Trung tâm Thiền học Quốc tế (International Buddhist Meditation Center) tọa lạc tại South New Hampshire – Los Angeles. Ngay từ những ngày đầu thành lập, đã có nhiều sinh viên Mỹ xin xuất gia tu học; nổi bật trong số đó có Sư cô Karuna Dharma, là một Tiến sĩ Phật học, người kế tiếp sự nghiệp của Ngài sau này.

Kế tiếp ba năm sau đó, Ngài xây dựng một ngôi chùa lấy tên là chùa Phật Giáo Việt Nam, ngôi chùa Việt đầu tiên trên đất Mỹ cho cộng đồng người Việt ở California có nơi quy tụ chiêm bái và tu học.

Tháng 10 năm 1973, Ngài kết hợp với các nhà giáo dục Mỹ, Nhật, Triều Tiên, Tây Tạng, Tích Lan để sáng lập trường Đại học Đông Phương (University of Oriental Studies), một nơi thu hút đông đảo sinh viên Mỹ ghi danh học Phật học, ngôn ngữ và triết học phương Đông.

Năm Giáp Dần 1974, Ngài tổ chức Đại giới đàn để truyền giới Tỳ kheo, Tỳ kheo ni và Pháp sư (Nhà truyền giáo cư sĩ 25 giới) cho người Mỹ đến tu học với Ngài. Trong quá trình hoằng pháp ở Mỹ, Ngài quan tâm đến việc đào tạo thêm nhiều Pháp sư cư sĩ, người có thể đi vào mọi tầng lớp xã hội phương Tây để truyền dạy chân lý nhà Phật.

Đầu tháng 9 năm 1980, Ngài cảm thấy pháp thể khiếm an, bác sĩ cho biết Ngài mắc phải bệnh nan y do u não và ung thư gan, nhưng Ngài vẫn tiếp tục miệt mài với công tác hoằng pháp. Trong những tháng cuối cùng của cuộc đời, người ta thường nhìn thấy Ngài ngồi một cách thanh thản trên các bậc thang của tháp chuông, họ cảm phục năng lực tinh thần của Ngài kiên định vượt qua sự cam chịu của tật bệnh.

Ngày 23 tháng 11 năm Canh Thân 1980, Ngài đã viên tịch ở tuổi 56, với 32 Hạ lạp. Ngài ra đi trong sự tiếc thương đưa tiễn của hàng trăm ngàn người Việt tại Mỹ và hàng ngàn thiền sinh người Mỹ học trò của Ngài. Một Thiền sinh người Mỹ nói : “Ngài là sức mạnh, là chỗ dựa trong đời sống tu tập của chúng tôi. Ngài đã dạy chúng tôi biết thế nào là sự vô thường, biến loạn của vạn vật, nhưng chúng tôi không nghĩ là mất Ngài sớm như vậy”.

Trong cuộc đời hoằng pháp lợi sanh, Ngài đã để lại dấu ấn cho đời qua các tác phẩm :

– Phật Pháp (viết chung với 3 tác giả)
– Trao đổi văn hóa Việt – Nhật
– Buddhism and Zen in Vietnam.

Sự nghiệp hoằng pháp của Hòa thượng Thích Thiên Ân được các đệ tử của Ngài kế thừa và phát triển mạnh mẽ trên đất Mỹ. Ngài xứng đáng là một Tăng sĩ Việt Nam tiêu biểu trong số các nhà Sư châu Á đầu tiên hoằng pháp trên đất Mỹ.

[Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam, tập 1 | Thích Đồng Bổn chủ biên]

Sư Tổ Thích Thiên-Ân (師祖釋天恩)
September 1926 – November 1980

Compiled and Edited from Vietnamese and English Sources by Ven. Dr. Thích Đức Tâm. ©2015+

The Most Venerable Dr. Thích Thiên Ân was born Đoàn Văn An on September 22nd of 1926 at An Truyền village in the Phú Vang district, of Thừa Thiên province in Vietnam. The eldest of four brothers born to a father named Đoàn Mễ (who would later ordain as Thích Tiêu Diêu), Dr. Thiên Ân’s mother was a devout temple maiden who cared for Báo Quốc pagoda, and Quảng Hương Già Lam monastery.

Having been raised in sincere and respected Buddhist household, Dr. Thiên Ân had shown an affinity for the practice of Thiền meditation and Buddhist liturgy from a very early age. It was thus in 1936 at just 10 years of age, that the young Đoàn Văn An followed in his father’s footsteps and requested to be ordained, becoming a disciple of the Most Venerable (Hòa Thượng) Thích Vĩnh Thừa at Châu Lâm pagoda, receiving the dharma name Thiên Ân (Heavenly Grace).

The Venerable Thiên Ân diligently served his seniors, adhering to their direction, and strictly observing his practice of the precepts and meditation, and at the age of 15 in 1941 he qualified to receive the Sramanera precepts with the permission of his original teacher from a precepts platform convened at Quốc Ân pagoda in Huế under the authority of Venerable Đắc Quang.

In 1948 at the age of 22 the then novice Thiên Ân received the Upasampada precepts of a fully ordained monk from the Hộ Quốc Đàn precepts platform convened at at Báo Quốc shrine under the authority of Venerable Tịnh Khiết. Notably it was at this same ceremony that such masters as Thích Minh Châu, Thích Đức Tâm, and Thích Minh Tánh received their full ordination alongside the Venerable Thích Thiên Ân.

By 1954, noting his exceptional learning aptitude, the Venerable Thích Thiên Ân was given a scholarship from Báo Quốc pagoda to travel and study abroad in Japan. Enrolling in Toyo University, Thiên Ân received his BA in Buddhist Studies in 1957. Looking to further his education, the Venerable Thiên Ân was given a scholarship by the Japanese government and admitted to the well-known Waseda University, where he received his MA in Oriental Studies in 1959, and the prestigious Doctor of Literature degree in the same field in 1964 (in what would be the first awarding of that degree in Japan since WWII). Returning to Vietnam following the completion of his studies, Dr. Thiên Ân was invited to frequently to lecture at numerous universities throughout the country.

By 1961, with a mind toward establishing a cutting edge Buddhist University in Vietnam, Dr. Thiên Ân was charged by his seniors with the task of further developing his knowledge base and experience in the management of academia on an international level. Whilst these efforts would eventually result in the founding of the famed Vạn Hạnh Buddhist University in Saigon, alongside his his dharma brothers the Most Venerable Thích Minh Châu, and the Most Venerable Thích Nhất Hạnh, of further note is Dr. Thiên Ân’s committed study and practice under the tutelage of several Japanese Rinzai masters, having once again found himself in Japan.

In 1963 Dr. Thiên Ân’s home country exploded in political turmoil under the oppression of the Diệm regime. Pained by the atrocities committed again Buddhism and in particular Buddhist monks in Vietnam, Dr. Thiên Ân returned home to assist in the fight for Buddhist freedoms. Along with numerous of the monks and nuns, Dr. Thiên Ân was arrested in a sweeping act of aggression by the Diệm regime, just before it’s collapse following the self-immolation of Thích Quảng Đức on June 11th 1963. Dr. Thiên Ân’s own father, Thượng Tọa Thích Tiêu Diêu (1892-1963) followed Thích Quảng Đức as the second monk to self-immolate to call attention to the plight of the Vietnamese people under Diệm.

Following the liberation from the oppression of the practice of Buddhism by Diệm, the Unified Buddhist Church of Vietnam was founded in 1964, and Dr. Thiên Ân was elected as a Councilor of Buddhist Studies and Sangha Affairs. Thus, 1966 Dr. Thiên Ân was invited by the Department of Asian Cultural Study of the United Nations to participate in an academic exchange program. Arriving in Southern California in the summer of 1966, Dr. Thiên Ân taught philosophy and language as an exchange professor at the University of California Los Angeles (UCLA). His students would quickly discover that Dr. Thiên Ân was not only a renowned scholar, but also a Zen Buddhist Master, and in short order, they would convince him to start teaching the practice of meditation.

Having formed a study group to offer instruction on the finer points of Buddhist practice, in addition to his continued presentation of the academic viewpoints of the tradition, by 1968 Dr. Thiên Ân’s exchange program had come to an end, and he was planning to return to Vietnam. However, his now enthusiastic followers encouraged Dr. Thiên Ân to apply for permanent residence and start a full-fledged meditation center that could include a place residential practitioners.

First renting an apartment south of Vermont Highway in Los Angeles, Dr. Thiên Ân continued to instruct his American students in the practice of meditation. As his body of disciples continued to grow, Dr. Thiên Ân would eventually purchase several properties on South New Hampshire Boulevard near downtown Los Angeles, resulting in the founding of the International Buddhist Meditation Center (IBMC or Trung Tâm Thiền Học Quốc Tế) in 1970.

Sư Tổ (a title meaning “First Patriarch”), as Dr. Thiên Ân’s students called him, rather than establishing a remote and rural center, believed in the importance of being accessible to all those interested in the Buddhist path, and thus chose to establish his temples in the center of Los Angeles’ urban core.

From the beginning of the establishment of his first center, Sư Tổ’s mission in the West was to bring Buddhism fully into American culture, adapting as needed to the national values and understandings present therein. He understood the Western mindset and culture, and had a sense of how Buddhist practice needed to differ for Westerners to properly develop, and yet often mentioned how the West would eventually reintroduce true Buddhism to the East.

In October of 1973, calling on his years of training and experience as a collegiate educator and administrator, Dr. Thiên Ân, collaborating with American, Korean, Tibetan, and Sri Lankan Buddhist scholars and leaders established the University of Oriental Studies (Trường Đại Học Đông Phương) as a means to increase the educational standards of American students of the Dharma, offering advanced courses in Buddhist doctrine, canonical languages, and Eastern philosophy.

When Saigon fell in 1975, Sư Tổ perceived the needs of the myriad refugees of his homeland, and took personal responsibility to help them establish a new home in the West. He thus constructed a traditional Vietnamese temple one block away from IBMC, to serve as a place for the transplanting of Vietnamese culture, and the building of community amongst the incoming refugees. Naming this new temple Chùa Phật Giáo Việt Nam, it would become the first Vietnamese temple ever built on American soil.

Sư Tổ’s Buddhist centers became a residence for as many of the displaced Vietnamese people as possible, and much networking was done to ensure help for the others to come, with the Western monks working side by side with the Vietnamese monks in the service of the incoming refugees.
When the fleeing Vietnamese people, having left all their material belongings as well as family and friends behind, got off the ships to the warm welcome of monks and laypeople from Sư Tổ’s temples, many of them were so relieved that they were brought to tears.

Sư Tổ’s vision of Buddhism in America included a softening of the lines between different Buddhist traditions, and he went out of his way to always include teachers from the Theravada, Mahayana and Vajrayana traditions, as well as monks and students from many different countries. He encouraged interfaith as well as inter-Buddhist activities. Uniquely, Sư Tổ provided opportunities for students who wished to become ordained while not completely relinquishing family life, showing unique insight into future of Buddhist practice in the West (1974 would see the convening of the first Grand Ordination platform organized by Dr. Thiên Ân in the West. Several students were ordained to various levels of the Buddhist presbyterate, to include the full ordination of both single and married practitioners alike). Sư Tổ ordained many American monks and nuns, a number of whom have become Masters themselves and still continue his work.

In September of 1980, the Most Venerable Dr. Thích Thiên Ân, the first Vietnamese Patriarch to the West, was diagnosed with cancer that spread rapidly from his liver to his brain. With this knowledge, Sư Tổ contined his work, propagating the Buddha Dharma in the United States.

Sư Tổ died in November of 1980 at the age of 54. In his last months, one could often find him sitting peacefully on the steps of the IBMC bell tower. His students speak of what a gift it was to be able to sit quietly next to him and feel the energy of his understanding throughout that time. He had many plans for the future of Buddhism in the West, which he had only begun to actualize and even share in lectures throughout Asia, and yet saw the reality of his situation. He smiled, as he smiled often, a smile of great compassion and loving-kindness for all world.

Sư Tổ’s written legacy of the Dharma includes numerous lectures, and four masterpiece books:
– Zen Philosophy, Zen Practice
– Buddhism and Zen in Vietnam
– Trao đổi văn hóa Việt – Nhật
(Exchange of Culture between Vietnam and Japan)
– Phật Pháp (Buddhism – One of three authors)

_________________________________________
Source: United Buddhist Church Inc

Share.
Leave A Reply

Exit mobile version