
Phật giáo là một con đường sống; Phật giáo đặt trọng tâm vào việc giáo hóa con người, giáo hóa con người thành ra con người, trở về dùng bản vị là con người với trọn tất cả nghĩa đen và nghĩa bóng của chữ người; chẳng những thế Phật giáo lại đưa con người đến chỗ tự siêu hóa, tự vượt mình thường xuyên để thể nhập cuộc sống toàn diện của thiên nhiên.”
(HT Thích Minh Châu – Đường hướng giáo dục Phật giáo)
- Tiểu sử HT Thích Minh Châu
- “Đại đức Minh Châu – Một viên ngọc sáng của Nalanda” – HT Thích Thiện Châu
- Giá trị lịch sử của Trường Bộ Kinh – HT Thích Mãn Giác
- Nhìn từ một thời – Kính tưởng nhớ HT Thích Minh Châu – HT Thích Phước Sơn
- Nhìn từ một thời – HT Thích Phước Sơn
- Lần đầu tiên tôi gặp một nhà sư – Bhikkhu Bodhi
- Bóng của Đại sư – Cao Huy Thuần
- Không có gì là tất cả – Tâm Đức Trần Quang Thuận
- Kính ngưỡng – HT Thích Chơn Trí
- (Thơ) Kính dâng HT.Minh Châu – Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải
- Nhà hoạch định hướng phát triển cho Phật giáo Việt Nam – Thích Hạnh Bình
- Ân tình Pháp Hội – Tuệ Hạnh
- Tiếc thương cố Hòa Thượng – GS. Trần Văn Khê
- Thi điếu tưởng niệm giác linh Người – Tỳ-khưu Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
- Tự tại đường mây – Vĩnh Hảo
- Tưởng niệm HT Thích Minh Châu, Nghĩ về con đường giáo dục của Phật giáo Việt Nam – Huỳnh Kim Quang
- Đứng giữa Đại học Nalanda tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Minh Châu – TT Thích Nguyên Hiền
- Tưởng nhớ một người Thầy trong Đạo – GS Trần Ngọc Ninh
- “Ngoại” – Thị Nghĩa Trần Trung Đạo

Bài viết của Hòa thượng:
- Đạo Phật với văn học và nghệ thuật
- Đức Phật của chúng ta
- Nói và làm
- Mục tiêu và đường hướng của Viện Cao đẳng Phật học
- Hội đồng Đại học Tư lập Việt Nam
- Sung sướng thay, được một bậc Thầy như Đức Phật
- Phương pháp giáo dục trong Gia đình Phật tử
- Một cơ sở giáo dục Phật Giáo Việt Nam đối mặt với thế giới hiện đại (Chân Pháp dịch Việt)
- Pháp là tối thượng
- Trách nhiệm của nhà giáo dục
- Phật giáo trong thời đại mới – Cơ hội và thách thức
- Ý đẹp với mùa xuân
- Thái độ tâm linh của đạo Phật
- Bản thệ trong cuộc phục hồi ý nghĩa cho đời sống con người
- Bức thư kính gửi chư Tăng trong dịp Thọ Tuế Phật lịch 2506
- Sứ mệnh của con người trí thức trong hoàn cảnh Việt Nam và thế giới hiện nay
- Khả tính của Phật giáo đối với vấn đề hòa bình
- Bất bạo động của phương Đông: sức mạnh của kẻ mạnh nhất
- Đứng giữa sự sụp đổ hiện nay
- Diễn văn lễ Phật đản 2518 và kỷ niệm 10 năm ĐH Vạn Hạnh
- Vì sao Gia đình Phật tử ra đời
- Đức Phật với vấn đề cải tiến xã hội
- Sứ mệnh của Viện Cao đẳng Phật học
- Đường hướng giáo dục Phật giáo
拈花領旨祖道久嬰懷南地雲遊惟慧是業
撥草参玄宗風長挺振柴城卓錫厥道乃珍
Lê Mạnh Thát
Âm Hán – Việt và dịch:
Niêm hoa lĩnh chỉ tổ đạo cửu anh hoài nam địa vân du duy tuệ thị nghiệp;
(Nhận lãnh niêm hoa giữ gìn tổ đạo, vân du về nam địa, chỉ xem Tuệ là nghiệp)
Bát thảo tham huyền tông phong trường đĩnh chấn Sài thành trác tích quyết đạo nãi trân.
(Tham cứu huyền môn, hưng chấn tông phong dựng gậy tại Sài thành, riêng trọng đạo đứng đầu)
Sách:
- Trước sự nô lệ của con người – Con đường thử thách của Văn hóa Việt Nam
- Phật Pháp bốn Cấp – Tài liệu GĐPT (Soạn chung với HT Đức Tâm, HT Thiên Ân, HT Chơn Trí)
Chủ bút:
Trước ngày trăng tròn 2508, Viện Tăng thống có quyết định khuyến khích sự phiên dịch Tam tạng thuộc văn hệ Pāli và Hoa văn. Riêng văn hệ Pāli, Thượng tọa Minh Châu phát nguyện phiên dịch, và sẽ được xuất bản tuần tự từng tập một.
Thích Trí Quang
Tam tạng thuộc văn hệ Pāli là tài liệu tương đối chính xác của tư tưởng hệ Phật giáo Nguyên thủy, hiện vẫn là kinh sách căn bản của hết thảy Phật giáo ở các quốc gia Tích Lan, Thái Lan, Ai Lao, Miến Điện, Cao Miên và quốc mẫu Phật giáo là Ấn Độ.
Với Tam tạng quan trọng như vậy, ban đầu Viện Tăng thống nghĩ tổ chức một hội đồng phiên dịch và kiểm duyệt cho viên mãn. Nhưng sau thấy như vậy sẽ khó thực hiện được trong tình trạng Phật giáo hiện tại, một tình trạng “cây muốn lặng mà gió không ngừng”. Viện lại thấy công tác phiên dịch Tam tạng Pāli không thể trì hoãn, nên thà là tạm làm bởi một người, huống chi người ấy là Thượng tọa Minh Châu, bác sĩ văn học Pāli xuất xứ từ Nalanda, nơi xưa kia đã đào tạo ra ngài Huyền Trang. Về sự nhuận sắc, Viện Tăng thống có ý kiến hãy để y nguyên dụng ngữ và văn khí của Thượng tọa Minh Châu, vì lẽ ai đã từng đọc dịch văn của ngài La Thập và ngài Huyền Trang thì thấy rõ là có những văn khí và từ ngữ mà nhìn vào là tức khắc biết của ngài nào, chứa đựng ý nghĩa gì.
Viện Tăng thống thiết tha cầu nguyện Phật giáo Việt Nam song song phát triển ba mặt: học lý, tổ chức và hộ pháp. Phải có ba phần ấy, Phật giáo Việt Nam mới có nội dung và hình thức, mới có bề sâu và bề rộng, mới còn và còn một cách có ý nghĩa. Công tác phiên dịch nằm trong công tác hoằng pháp, trở nên tối trọng đại chính là vì thế.
(Tổng Thư ký Viện Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất)
Phật lịch 2508 Saigon 1-2-1965