(Tâm Quang – Vĩnh Hảo): Trên bầu trời vần vũ mây đen, mấy con quạ đen lượn đuổi một con chim ưng lớn. Chuyện cũng lạ! Nhưng ngẫm cho kỹ thì cũng không lạ. Đã từng có bầy dã can rượt đuổi sư tử trong rừng già châu Phi. Đó là chuyện thật được thấy trong phim tài liệu, chẳng phải chuyện kể trong thần thoại, cổ tích.
Chim ưng đã làm gì khi bầy quạ ồn ào xua đuổi để giành một khoảnh không gian trên bầu trời bát ngát? – Chẳng làm gì cả. Chỉ bay cao hơn, cao hơn, tuyệt tích vào nơi thinh lặng, nơi mà bầy quạ không thể vói đến. Có vẻ như là một sự thua trận. Trong khi đó, bầy quạ hả hê, vui say chiến thắng, rồi hạ cánh xuống mặt đất, tiếp tục tranh giành với nhau những miếng mồi tanh hôi, rữa nát.
Bậc đại sĩ gánh trọng nhiệm với đời, với đạo, nhiều khi bị đặt vào những cảnh huống khó xử, khó làm hài lòng tất cả. Cân nhắc việc lợi/hại, sinh/tử, còn/mất… có khi phải bạc trắng cả đầu trong một đêm hay nhiều đêm không ngủ (trong khi mọi người say giấc, rồi thức dậy thì đòi hỏi câu trả lời, câu quyết định, xem có vừa ý mình hay không).
Năm 1981, Hòa thượng Thích Trí Thủ đã kinh qua việc ấy. Quyết định của ngài làm xôn xao Phật giáo cả nước. Quyết định chịu nhục. Quyết định làm cây cầu, bắc qua hai bờ sinh/tử, bắc ngang cái cũ/mới. Chỗ then chốt nhất trong hành xử của ngài vào thời điểm ấy–mà nếu không tinh tế thì khó mà hiểu nổi–đó là, không có bất cứ lập ngôn hay chứng từ nào để khai tử cái cũ. Trong cương vị lãnh đạo tối cao của giáo hội, nắm cả hai viện (Phụ tá Đức Tăng Thống và Viện trưởng Viện Hóa Đạo), ngài đã không ban hành bất cứ một giáo chỉ, thông bạch, thông tư, quyết định nào để ép toàn thể thành viên phải chịu nhục sát nhập, hoặc phải giải tán. Nhờ vậy mà 11 năm sau, năm 1992, Hòa thượng Thích Huyền Quang mới có cơ hội để đơn thân đứng dậy, đòi hỏi pháp lý và quyền phục hoạt cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất; và nhờ vậy, 11 năm tiếp theo, năm 2003, mới có Đại hội Bất Thường tại Tu viện Nguyên Thiều để dựng lại Hội đồng Lưỡng viện một cách vẻ vang, diệu thường.
Những điều ngài làm được trong cuộc đời, nhiều người cũng làm được: nêu những ý tưởng cao xa, bảo vệ danh dự và phẩm giá của mình trước nghịch cảnh, bày tỏ được khí tiết của kẻ sĩ trước vũ lực. Nhưng trong hoàn cảnh tế nhị, khó xử, liên quan đến vận mệnh của số đông, của cả một truyền thống dài lâu, hiếm người có đủ cái dũng để chịu nhục, đưa vai lưng của mình ra cho những người sau dẫm lên mà tiến bước. Cái dũng ấy, không có từ bi thì không thể biểu hiện, mà thiếu trí tuệ cũng không sao vận dụng.
Nhưng hành xử thượng thừa ấy, cũng chỉ là một vốc nước trong biển đức bao la của đời ngài.
Biển có cần phải đong đếm? Đức có thể nào khai ngôn, ghi chép?
Thôi thì, hãy cứ vọng nhìn đường bay siêu tuyệt của chim bằng trên trời cao thẳm. Đường bay ấy, chim quạ nào mà hiểu nổi!
- Tiểu sử Hòa thượng Thích Trí Thủ
- HT Thích Thiện Siêu: Lời phát biểu trong lễ chung thất Hòa thượng Thích Trí Thủ
- HT Thích Đỗng Minh: Tiếng lòng
- HT Thích Thiện Hạnh: Nhân một bài thơ về HT Thích Trí Thủ
- HT Thích Huyền Quang: Tuyên dương đạo nghiệp HT Thích Trí Thủ
- HT Thích Tuệ Sỹ: Một thời truyền luật
- HT Thích Phước Sơn: Pháp âm đồng vọng
- HT Thích Nguyên Siêu: Hòa thượng Thích Trí Thủ, dáng Từ trên đồi Trại Thủy
- HT Thích Tín Nghĩa: Ôn Già Lam
- HT Thích Nguyên Giác: Vị Pháp sư Pháp hoa
- HT Thích Thái Hòa: Vị Thầy của nhiều thế hệ
- Đại Lãn: Vài nét về những bài thơ của Hòa thượng Thích Trí Thủ
- HT Thích Minh Tuệ: Bảo tháp HT Thích Trí Thủ
- Thanh Tịnh: Nhớ Thầy
- Như Tâm Nguyễn Khắc Từ: Một lời ca – Một huấn thị
- Tâm Huy Huỳnh Kim Quang: Ân đức giáo dục của Ôn Già Lam
- Vĩnh Hảo: Già Lam
- Thích Tâm Nhãn: Những vị tông sư luật học thời cận đại
TÁC PHẨM:
- Sơ lược về mục đích thị hiện của đức Phật
- Xuân Vạn Hạnh
- Đạo từ trong lễ kỷ niệm 10 năm thành lập ĐH Vạn Hạnh
- Đạo từ Đại hội Văn hóa Phật giáo toàn quốc
- Tâm Như Trí Thủ
THƯ TỊCH của Hòa-thượng THÍCH TRÍ THỦ
TRUNG HẬU sưu tầm
Chúng tôi vừa nhận được bản kê thư tịch các tác phẩm của Hòa thượng Thích Trí Thủ, do Đại đức Thích Trung Hậu sưu tầm. Việc làm này đòi hỏi nhiều thời gian và công phu. Như chúng tôi thấy vì mới khởi đầu sưu tập nên chưa được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Hơn nữa, phần nhiều các tác phẩm còn trong tình trạng chưa rõ thời điểm xuất xứ và bối cảnh sáng tác, một số bài thơ lại được ghi từ sổ tay của Hòa Thượng, hoặc do các đệ tử của Hòa thượng trao lại. Cho nên, cần phải có thời gian truy cứu, bổ sung hoàn chỉnh, mới tổng kết được. Tuy vậy, chúng tôi cũng xin giới thiệu.
BTHKY
1. PHẦN DỊCH THUẬT:
– Kinh Thập thiện nghiệp đạo, PHĐ Báo Quốc, Huế 1949.
– Trường Bất Khinh Bồ Tát, Liên Hoa, Huế, 1953.
– Kinh Bát đại nhân giác (dịch thơ), Tạp chí Liên Hoa, số 4 và 5, Huế 1958.
– Kinh Bất tăng bất giảm, Liên Hoa, Huế PL 2504
– Phát Bồ đề tâm luận, Hoa Sen, Nha Trang, 1962.
– Luật Tỳ Kheo, Già Lam, Sài Gòn 1971.
– Yết ma yếu chỉ, 1983.
– Bát nhã tâm kinh, Quảng Hương, 1983.
– Kinh A Di Đà (dịch thơ bốn chữ), 1983, chưa in.
– Tứ phần luật Tỳ kheo giới bổn hiệp chú, 1984.
– Kinh Vô thường, 1984, chưa in.
2. PHẦN BIÊN SOẠN, BIÊN KHẢO, LUẬN THUYẾT:
– Đâu là Tịnh độ, Tạp chí Viên âm, Huế, số 28, năm?
– Tam quy, Tạp chí Viên âm, Huế số 84, 1949.
– Ba tháng an cư, các Tạp chí Viên âm, Liên hoa, Giác ngộ (cũ), số?, Huế 1949.
– Giới luật Tạp chí Viên âm, số 89 – 90 – 91, Huế 1950.
– Pháp môn Tịnh độ, Hoa Sen, Nha Trang, 1961
– Mẹ hiền .Quan Âm. Hi mã lạp sơn, Sài Gòn 1968.
– Những điều căn bản cho Phật tử mới quy y Tam Bảo, Tu viện QHGL, Sài Gòn 1970
– Thử vạch một quy chế cho Tăng sĩ và một chương trình đào tạo Tăng sinh thích ứng với nhu cầu của Giáo hội trong hiện tại và tương lai, PHV Trung phần, Nha Trang, 1971.
– Nghi thức Phật Đản, Tu viện QHGL, Sài Gòn 1971.
– Nghi thức truyền giới Thập thiện và Bồ tát tại gia, Tu viện QHGL, Sài Gòn 1974.
– Để trở thành một Phật tử, 1980, chưa in.
– Nghi thức tụng niệm hằng ngày của Phật tử, 1984, chưa in.
– Nghi thức lễ sám hối buổi khuya, 1984, chưa in.
– Chỉnh lại cuốn luật Tỳ kheo, 1983.
– Nghi thức cúng Giao thừa và vía Di Lặc.
– Pháp môn lễ sám.
– Chúng ưu bà di nội quy.
– Nghi thức lễ sám hằng ngày,
– Giáo lý về nghiệp (Cơ sở đạo đức học và luật học).
– Nghi thức quy giới.
– Bát quan trai giới.
– Sự tích Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
– Pháp trưởng tịnh (Bồ tát) cho người tại gia.
– Bồ đề tâm.
– Nghi thức cầu an, Lễ thành hôn.
– Quy kính Phật Đà.
– Nghi thức cúng cô hồn.
– Nghi chẩn tế.
– Phạm vi cõi Cực lạc.
– Một Đức Phật hai hình ảnh.
– Nghi thức trì chú Đại bi.
3. PHẦN SÁNG TÁC:
– Thăm đạo hữu Nguyễn Mậu Tùng tại Nước ngọt, thơ 194O.
– Cảm niệm đức Thế Tôn thành đạo, thơ 1948.
– Hướng về, thơ, Đặc san MỪNG PHẬT ĐẢN, PHVTP Nha Trang 1957.
– Thích Ca thành đạo sao lục kỷ niệm, thơ, Đặc san ĐỜI SỐNG ĐẠO, PHVTP, Nha Trang, PL 2505.
– Xuân Quý Mão cảm tác, thơ 1963.
– Thơ nhác, Tạp chí Thiện Mỹ, số 48, Sài Gòn 1965.
– Vịnh cây Bồ Đề, 1968
– Tự Thuật, thơ 1968.
– Nhớ làng, thơ 1969.
– Xuân Canh Tuất, thơ 1970.
– Xuân 72, thơ.
– Xuân Mậu Ngọ, thơ 1978.
– Viếng cảnh Hương Sơn, thơ l980.
– Viếng lại Chùa Hương, thơ 1983.
– Thăm lại chùa Non Nước, thơ.
– Pháp ngữ 12 nhân duyên, pháp ngữ.
– Việt Nam Phật giáo Thống nhất Giáo hội Tăng già Bi minh, Văn bia.
– Chín bài phú pháp cho đệ tử, kệ.
– Lời đề tựa Từ điển bách khoa Phật giáo Việt Nam, văn xuôi.
– Thơ tặng Trí lực.
– Điếu sư huynh Trí Giải, văn điếu, trong Tra Am và Sư Viên Thành, của? nơi? năm?
– Vịnh Tra Am, thư dịch lục bát, trong Tra am và sư Viên Thành, của? nơi? năm?
– Phần hương nhất nguyện, thơ.
– Cảm đề non bộ bản đồ Việt Nam thơ, PHVTP Nha trang, mùa đông Quý Sửu.
– Hạ trung cảm tác, thơ.
– Cảm tác xuân Tân Mão, thơ.
– Vịnh lại một bài thơ, thơ.
– Lên vọng hải đài l, thơ.
– Lên vọng hải đài 2, thơ.
– Bái vị chân tu Thích Thiện Hoa, thơ.
– Được tin Thầy Kim Tiên viên tịch gởi về điếu.
– Điếu Hòa thượng Mật Nguyện chùa Linh Quang, Huế.
– Khai bút Xuân Nhâm Tý, thơ, PHVTP Nha Trang.
– Cảm niệm ngày Thầy nhập diệt (7-l0 Bính Thìn – 48 năm khi Thầy viên tịch).
– Cảm tác sinh nhật 67 tuổi.
– Khuyên tu Tịnh độ, thơ.
– Làm thay con gái ông Đắc khóc cha, thơ.
– Tôn thờ đức Phật chí kiên trinh, thơ.
– Ngùi đọc Nga thi, thơ.
– Cảm tác bài thơ già của Sư Bà Như Không, thơ.
– Bài kệ tặng ĐM để kỷ niệm an cư 2520 tại QHGL.
– Vô đề thơ.
– Tặng một Phật tử, thơ.
– Bài thơ Bèo (HT Trí Thủ dịch sát nghĩa).
– Người ngâm Hoa Đào (Tân Dậu cảm tác), thơ.
[trích Kỷ yếu tưởng niệm HT Thích Trí Thủ]
HÌNH ẢNH TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG LÚC SINH TIỀN








HÌNH ẢNH TANG LỄ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG











