Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ – Sáng nay, Cô Dewi Lestari – một nhà văn và đồng thời cũng là ca sĩ người Indonesia – đã chào mừng Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tham gia buổi Pháp Thoại với hơn 1000 sinh viên Indonesia. Chủ đề của buổi Pháp thoại là về những Câu chuyện Jataka (Chuyện Tiền Thân của Đức Phật) được ghi lại trong cuốn sách ‘Jatakamala’, hay ‘Chuỗi những câu chuyện Tái sanh’, và đã được mô tả trên Bảo tháp Borobodur. Sự kiện này nhằm khai trương Lễ hội Sách Phật Pháp Nusantara đang diễn ra với sự hợp tác của cộng đồng Kadam Chöling Indonesia.
Một thành viên của khán giả trực tuyến đang cúng dường mandala truyền thống khi bắt đầu cuộc trò chuyện trực tuyến của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma với các sinh viên Indonesia từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 11 tháng 8, 2021 | Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel
Đức Ngài bắt đầu bằng lời cảm ơn dành cho một diễn viên người Indonesia đã cúng dường Mạn đà la truyền thống và lời chào “Chào buổi sáng” gởi đến các thính giả.
Ngài tiếp tục: “Hôm nay, tôi mong muốn được tham gia cuộc thảo luận với những thanh thiếu niên Indonesia – những vị đã có sự quan tâm đối với Phật giáo. Tôi là một hành giả Phật giáo; và một trong những cam kết của tôi là thúc đẩy sự hòa hợp giữa các tôn giáo. Tất cả các truyền thống tôn giáo khác nhau của chúng ta – cho dù chúng ta nói về Ấn Độ giáo, Cơ đốc giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo hay Phật giáo … thì tất cả đều mang một thông điệp chung về tầm quan trọng của lòng từ ái. Mỗi truyền thống đều sử dụng các quan điểm triết học khác nhau để trưởng dưỡng lòng vị tha, sự quan tâm đến người khác. Một số truyền thống cho rằng có Đức Chúa, những truyền thống khác thì nhấn mạnh vào luật nhân quả. Mục đích thực sự của tất cả các truyền thống là giúp những tín đồ của mình trở thành những con người tử tế hơn, nhân ái hơn.
“Liên quan đến một Đấng Thượng Đế sáng tạo, Cơ đốc giáo đã mô tả Ngài như một hiện thân của tình yêu thương vô hạn. Hồi giáo thì nói về Đức Chúa từ bi và nhân ái. Do Thái giáo thì đề cập đến Đức Chúa Trời là một Đấng công bằng, không thiên vị. Mặt khác, Kỳ na Giáo và Phật Giáo thì không có khái niệm về một Đấng Thượng Đế Sáng Tạo, nhưng họ vẫn hướng đến mục đích đào tạo những con người từ bi chân chính.
“Ở Ấn Độ nơi tôi đang sinh sống, tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới đều hiện hữu. Và họ đã sống hòa thuận bên nhau trong hơn cả nghìn năm qua.
“Hôm nay, tôi rất vui khi được gặp gỡ các anh chị em từ quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới này. Chúng ta có chấp nhận tôn giáo hay không thì đó là một vấn đề của sự lựa chọn cá nhân. Tất cả chúng ta đều là con người. Ngay từ lúc vừa chào đời, chúng ta đã được thọ hưởng sự lợi ích từ lòng bi mẫn và sự chăm sóc của mẹ. Thật vậy, nếu không có tình cảm và lòng từ ái của mẹ thì chúng ta đã không thể sống sót.
“Trong thế giới ngày nay, do chúng ta thiếu sự ý thức đúng đắn về tình anh chị em, cho nên chúng ta phải đối mặt với các vấn đề rắc rối và sự xung đột. Chúng ta thờ ơ với những giá trị cơ bản của con người. Chúng ta cố gắng giải quyết các tranh chấp và sự khác biệt về quan điểm bằng cách sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, tôi tin rằng, hầu hết loài người đã chán ngấy sự bạo lực và chiến tranh. Do đó, các cộng đồng tôn giáo của chúng ta phải có trách nhiệm trưởng dưỡng lòng nhân ái. Chúng ta phải sống cùng nhau trên một hành tinh này, vì vậy chúng ta phải hoạt động để biến thế giới này trở thành một thế giới hòa bình hơn.
Ngài công nhận sự quan tâm đặc biệt của một số người Indonesia đối với 34 Câu chuyện Jataka kể lại những tiền thân của Đức Phật. Tác giả – Ngài Thánh Dũng (Aryashura) – lúc ban đầu không phải là Phật tử, mà là một học giả xuất sắc của một truyền thống khác. Vào thời điểm đó, các học giả của Đại học Nalanda lo lắng rằng ông ấy có thể đánh bại họ trong cuộc tranh luận; nên họ đã kêu gọi Ngài Long Thọ giúp đỡ. Đức Long Thọ đã cử một trong những đệ tử giỏi nhất của mình – Ngài Thánh Thiên – người đã thuyết phục được ngài Thánh Dũng về giá trị lời dạy của Đức Phật. Sau đó, vào cuối đời, ngài Thánh Dũng, cũng là một nhà thơ nổi tiếng, đã sáng tác cuốn ‘Chuỗi những câu chuyện Tái sanh’ bằng tiếng Phạn với vần điệu êm ái.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu trước khán giả trong cuộc trò chuyện trực tuyến với các sinh viên Indonesia từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào ngày 11 tháng 8 năm 2021. Ảnh của Ven Tenzin Jamphel
Đức Ngài nhận xét rằng, những câu chuyện rất hay để đọc, nhưng đôi khi Ngài cảm thấy chúng có phần cường điệu quá mức. Điểm quan trọng cần lưu ý là đạo đức của câu chuyện, trong đó có các ba la mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục; Bồ tát đã thị hiện những tấm gương điển hình. Nền tảng cơ bản của tất cả các câu chuyện là khái niệm Ấn Độ cổ đại về ‘karuna’ và ‘ahimsa’ – lòng từ bi và bất bạo động. Ngài nhấn mạnh rằng, những chủ đề này là phổ biến đối với hầu hết các tôn giáo, nhưng cho dù chúng ta có theo truyền thống tôn giáo nào hay không, thì chúng ta đều cần phải có trái tim nồng ấm và tấm lòng từ bi – nếu chúng ta muốn được hạnh phúc.
Khi trả lời các câu hỏi của khán giả, Ngài giải thích rằng, sự hy sinh mạng sống của mình vì lợi ích của tha nhân – như Bồ tát đã làm trong một số câu chuyện – là đáng giá nếu như điều đó mang lại lợi ích thực sự. Ngài nói thêm rằng, cần phải có trí tuệ và đầu óc tỉnh táo sáng suốt để thẩm định xem lợi ích của điều đó sẽ là gì.
Đối với những khó khăn nghiêm trọng mà thế giới đang phải đối mặt ngày nay – đại dịch virus corona và sự nóng lên toàn cầu – chúng ta có thể thực hiện các bước để làm giảm bớt nguy cơ của chúng. Nhưng chúng ta cần phải dũng cảm và quyết tâm. Chúng ta không thể từ bỏ hy vọng hoặc từ bỏ hành động.
Ngài kể lại rằng, Ngài đã từng đến thăm Borobodur. Ngài mô tả bảo tháp là một ngôi đền tuyệt vời, nhưng Ngài cũng nói rõ rằng, điều quan trọng hơn chính là ngôi đền bên trong trái tim của chúng ta, nơi mà chúng ta nuôi dưỡng tâm từ bi và lòng nhân ái. Nếu chúng ta kết hợp lòng từ bi với trí tuệ thông minh tuyệt vời của con người, thì chúng ta có thể tạo ra một thế giới hạnh phúc hơn, không chỉ bằng cách đọc những lời cầu nguyện, mà bằng cách tham gia vào hành động thiết thực.
Khi được hỏi làm thế nào để đối phó với sự tiêu cực thì Ngài khuyên rằng nên tuân thủ các nguyên tắc đạo đức của sự trung thực và lòng từ bi. Ngài đề cập đến những khó khăn mà Ngài đã phải đối mặt trong cuộc sống của mình, ở Tây Tạng và sau đó là với thân phận của một người tị nạn, nhưng Ngài tiết lộ rằng, Ngài đã tiếp tục sự thực hành của mình theo Truyền thống Nalanda mà Ngài Tịch Hộ đã truyền sang Tây Tạng.
Ngài tuyên bố: “Người Tây Tạng chúng tôi là những người dũng cảm, kiên quyết; nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi sử dụng đến bạo lực. Tinh thần Tây Tạng của chúng tôi kiên định và từ bi, những phẩm hạnh này đã thu hút sự ngưỡng mộ ngay cả đối với một số người Trung Quốc”.
Một thanh niên đã đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa Indonesia và Tây Tạng bằng tiếng Tây Tạng. Ngài trả lời rằng vị Đạo sư Ấn Độ Dipankara Atisha đã đi thuyền từ Ấn Độ đến Sumatra (tên của một hòn đảo ở Indonesia) để học về Bồ Đề Tâm với một Đạo sư tên là Pháp Xứng. Trong thời gian đó, Ngài Atisha đã nhận lời mời đến viếng thăm Tây Tạng – nơi mà Ngài đã trải qua những năm tháng còn lại của cuộc đời mình tại đó. Ngày nay, Ngài Pháp Xứng được người Tây Tạng tưởng nhớ đến với tên gọi Lạt ma Serlingpa – Đạo sư của Cù Lao Vàng. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng, nhờ những chuyến du hành rộng rãi của Ngài Atisha, mà ngày nay việc trao đổi những quan điểm và chia sẻ kiến thức với nhau được trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Một thành viên là khán giả trực tuyến đặt câu hỏi cho Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuộc trò chuyện trực tuyến với các sinh viên Indonesia từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 11 tháng 8, 2021. Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel
Đức Ngài đã từ chối về việc trả lời cho biết câu chuyện nào trong số những ‘Câu chuyện về Tiền Thân Đức Phật’ mà Ngài cho là truyền cảm hứng nhất. Ngài nhấn mạnh rằng, điểm mấu chốt là thừa nhận tính đồng nhất của nhân loại; để nhận ra rằng tất cả chúng ta đều là những con người như nhau. Từ quan điểm thực tế, tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào nhau; và chúng ta có thể phục vụ lẫn nhau trên cơ sở đó.
“Tôi là người Tây Tạng, sống ở Ấn Độ. Tôi coi mỗi con người mà tôi gặp gỡ đều giống như người anh, người chị đối với tôi. Đánh đấu nhau là điều vô ích và tự chuốc lấy sự thất bại. Chúng ta phải tìm cách để cùng tồn tại và cùng chung sống với nhau trong hòa bình”.
Khi được mời để bình luận về cách mà một cộng đồng thiểu số có thể tự ứng xử khi đối mặt với chủ nghĩa cực đoan, Đức Ngài đã chấp nhận rằng, trong quá khứ, trong số các dân tộc bị cô lập có thể cảm thấy thích hợp khi nói về một chân lý và một tôn giáo. Tuy nhiên, ngày nay, tình hình đã thay đổi; và tất cả chúng ta đều nhận thức được về nhiều truyền thống tôn giáo cũng như nhiều khía cạnh của chân lý.
Một trong những phẩm chất của Phật giáo là có một cái nhìn khoa học về tâm thức và cảm xúc; và có thể giải thích về những phương pháp để đạt được sự bình yên trong tâm hồn. Truyền thống Nalanda có các phương pháp làm giảm thiểu cảm xúc tiêu cực và trưởng dưỡng cảm xúc tích cực. Tâm lý học Phật giáo có thể hữu ích cho bất kỳ ai quan tâm đến việc khám phá tìm hiểu nó mà không cần phải thực hiện bất kỳ cam kết tôn giáo nào. Đây là một trong những cách mà Phật giáo có thể góp phần tạo ra một thế giới hòa bình hơn.
Trả lời cho sự nhận xét rằng, dường như vào thời Đức Phật thì dễ dàng đạt được sự chứng ngộ hơn, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma khẳng định rằng Ngài không tin rằng có người đạt được sự chứng ngộ một cách tự nhiên khi họ lắng nghe Đức Phật. Ngài nêu ra rằng, chính Đức Phật cũng đã phải trải qua sáu năm thiền định nghiêm ngặt trước khi đạt được Phật quả. Ngài đề nghị mọi người lắng nghe những gì Đức Phật đã thuyết giảng và suy ngẫm về điều đó để hoàn thiện sự hiểu biết của mình. Sau đó, nên thiền định về những gì mà mình đã hiểu, áp dụng thiền chỉ và thiền quán, điều này sẽ giúp họ có khả năng chuyển hóa được nội tâm.
Ngài gợi ý rằng Trung Quán là phương pháp rất hữu hiệu để giảm bớt tà kiến. Ngài nói rằng, hãy suy ngẫm về cách mà chúng ta nghĩ về ‘cơ thể của tôi’, ‘lời nói của tôi’ và ‘tâm thức của tôi’; và rồi sau đó tự hỏi bản thân mình rằng, cái ‘tôi’ mà sở hữu những đặc điểm này – thì ở đâu. Ngài khẳng định rằng mỗi ngày Ngài đều tự hỏi bản thân rằng cái ‘tôi’ ở đâu; và Ngài không thể tìm thấy một cái tôi tồn tại một cách độc lập cố hữu. Điều này có tác dụng mạnh mẽ trong việc giảm bớt sự sân giận và chấp trước của Ngài. Ngài trích dẫn ba bài Kệ trong “Nhập Trung Quán Luận” của Ngài Nguyệt Xứng mà nó đã khích lệ Ngài rằng Ngài đang đi đúng hướng.
Như thế, được chiếu soi bằng ánh dương của tuệ giác;
Bồ Tát thấy rõ như quả amla trong lòng bàn tay mở toạc;
Rằng ba cõi vốn dĩ vô sanh kể từ khoảnh khắc đầu tiên;
Và thông qua năng lực Tục Đế – Vị ấy tiến về nơi đoạn diệt. (6.224)
Dù tâm Ngài có thể an trú triền miên trong cảnh giới tịch diệt;
Ngài vẫn khởi Bi Tâm đối với chúng sanh không được chở che;
Tiến xa hơn nữa – nhờ vào tuệ giác – Ngài đã vượt trội hơn
Tất cả hàng Thanh Văn, Duyên Giác và bậc trung trong chư Phật. (6.225)
Như Chúa Tể loài Thiên Nga luôn bay trước đầu đàn
Với đôi cánh của Chân Đế và Tục Đế rộng dang.
Được thúc đẩy bởi sức mạnh của cơn gió đại hùng Giới Đức,
Vượt đến bờ bên kia, đạt được phẩm chất đại dương của Chiến thắng Huy hoàng. (6.226)
Khi được hỏi làm thế nào để đáp lại những người không đáp ứng được sự mong đợi của chúng ta, Ngài cho biết rằng, Đức Phật đã giải thích rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Ngài nói, cơ thể ít quan trọng hơn, mà chính tinh thần mới là điều chủ yếu. Có những cấp độ ý thức khác nhau bên trong tâm thức. Chính vì mọi người đều có Phật tính cho nên cuối cùng mọi người đều có thể đạt được quả vị Phật.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời các câu hỏi từ khán giả trong cuộc trò chuyện trực tuyến với các sinh viên Indonesia từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 11 tháng 8, 2021. Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel
Dewi Lestari muốn biết cách chúng ta có thể làm gì để luôn luôn được tươi tắn và sắc sảo như Đức Ngài. Ngài trả lời rằng chúng ta đã phung phí nhiều thời gian để bị phân tâm bởi những sự tiếp xúc của các giác quan; tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tập trung vào ý thức của mình và đạt được kinh nghiệm về bản chất của tâm thức. Khi chúng ta phát triển sự định tĩnh và tập trung, áp dụng tâm thức vào việc phân tích cái ‘tôi’ ở đâu; và những cảm xúc tiêu cực là gì. Khi chúng ta phát triển sức mạnh nội tâm, chúng ta đạt được sự an lạc nội tâm vững chắc hơn. Và khi chúng ta có được kinh nghiệm sâu sắc hơn về tâm thức và các cấp độ vi tế hơn của nó, thì tâm của ánh sáng quang minh (quang minh tâm) sẽ hiển lộ. Đó là tâm vi tế của Phật tính; và tâm này – cuối cùng sẽ trở thành tâm của Đức Phật.
Được mời đưa ra một số lời khuyên cuối cùng, Đức Ngài nhấn mạnh cơ hội đặc biệt mà thính giả của Ngài có được để chia sẻ ý tưởng về lòng nhân ái, đó là điều mà tất cả chúng ta đều cần đến. Tương tự như thế, tất cả chúng ta đều cần tâm từ bi và lòng tha thứ; và bằng cách khuyến khích phát triển những phẩm hạnh này, chúng ta có thể góp phần tạo ra một xã hội hài hòa, từ bi hơn. Tiềm năng của lòng từ bi là yếu tố rất chung mà tất cả con người chúng ta đều có. Đó là cơ sở để tôn trọng lẫn nhau và có thể học hỏi lẫn nhau.
Dewi Lestari đã dâng lời cảm ơn lên Đức Ngài – người đã tự động đề nghị mọi người trong khán giả cùng tham gia với Ngài trong một phút thiền định về lòng từ bi. Sau đó, Ngài xưng tán những phẩm hạnh của Bồ Đề Tâm và những lợi ích bất khả tư nghì của nó. Ngài nói, chúng ta cần lòng từ bi để có thể giúp đỡ tha nhân. Chúng ta cần lòng từ bi để tịnh hoá những năng lượng tiêu cực của mình và tích lũy năng lượng tích cực. Tất cả những hành động vị tha được mô tả trong ‘Những câu chuyện Tiền Thân của Đức Phật’ đều bắt nguồn từ Bồ Đề Tâm – khát vọng đạt được Phật quả để giúp đỡ tha nhân.
Ngài đã trích dẫn những bài Kệ trong “Nhập Bồ Tát Hạnh” của Ngài Tịch Thiên tán thán việc thực hành hạnh bình đẳng và hoán đổi giữa mình và người khác.
“Đối với người không thực sự hoán đổi hạnh phúc của mình
Cho những khổ đau của bao nhiêu người khác;
Thì chắc chắn cảnh giới Phật họ sẽ không bao giờ đạt;
Mà ngay cả trong luân hồi cũng sẽ chẳng thể nào vui. (8/131)
Được cỡi trên lưng con tuấn mã Bồ Đề Tâm,
Điều đó xua tan mọi mệt mỏi chán phiền,
Ai biết đến Tâm này sẽ tiến từ hạnh phúc này đến niềm vui khác,
Làm sao có thể tuyệt vọng trong sự mỏi mệt triền miên? (7/30)
Ngài nói thêm rằng, khi quý vị quyết tâm phụng sự người khác, thì quý vị có thể thực hành theo đại nguyện của Ngài Tịch Thiên:
“Cho đến khi nào không gian còn tồn tại,
Và đến khi nào chúng sinh vẫn hiện còn,
Con nguyện ở lại cho đến thời điểm ấy,
Để tận trừ những đau khổ của thế gian”. (10/55)
____________
Nguồn: VP Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma
__________________________________________________
In Conversation
with Indonesian Students
Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, India – This morning, Mrs Dewi Lestari, an Indonesian writer and singer, welcomed His Holiness the Dalai Lama to a conversation with more than 1000 Indonesian students. The theme of the conversation was the Jataka Tales or stories of the Buddha’s previous lives, which are recorded in the book the ‘Jatakamala’, or ‘Garland of Birth Stories’, and are depicted on the Borobodur Stupa. The event was to launch the Nusantara Dharma Book Festival which is taking place in collaboration with the Indonesian Kadam Chöling community.
His Holiness began by thanking an Indonesian actor who had made a traditional mandala offering and wished his listeners “Good morning”.
“Today,” he continued, “I’m looking forward to holding discussions with young Indonesians, some of whom have an interest in Buddhism. I’m a Buddhist practitioner, and one of my commitments is to promoting inter-religious harmony. All our different religious traditions, whether we’re talking about Hinduism, Christianity, Judaism, Islam, or Buddhism carry a common message about the importance of loving kindness. They each employ different philosophical views to strengthen a sense of altruism, a concern for others. Some say there is a God, others focus on the law of causality. The real aim of them all is to help their followers become kinder, more compassionate people.
“With regard to a creator God, Christianity describes him as a being of infinite love. Islam speaks of God the compassionate and merciful. Judaism refers to God the just. Jainism and Buddhism on the other hand have no concept of a creator God, but they still aim to train genuinely compassionate human beings.
“In India where I live, all the world’s major religions are present. And they have lived side by side in harmony for more than a thousand years.
“Today, I’m happy to meet brothers and sisters from the world’s most populous Muslim nation. Whether we accept religion or not is a matter of personal choice. We are all human beings. We benefited from our mother’s compassion and care from birth. Indeed, without her affection and loving kindness we would not have survived.
“In today’s world, we face problems and conflicts because we lack a proper sense of brotherhood and sisterhood. We neglect our basic human values. We try to resolve disputes and differences of opinion by the use of force. However, I believe most human beings are fed up with violence and war. As a consequence, our religious communities have a responsibility to promote loving-kindness. We have to live together on this one planet, so we have to work to make this a more peaceful world.
His Holiness acknowledged the special interest some Indonesians have in the 34 Jataka Tales that recount previous lives of the Buddha. The author, Aryashura, was originally not a Buddhist, but an astute scholar of another tradition. At the time, the scholars of Nalanda University were nervous that he might defeat them in debate so they called on Nagarjuna for help. He sent one of his most skilled disciples, Aryadeva, who convinced Aryashura of the validity of the Buddha’s teaching. Subsequently, at the end of his life, Aryashura, who was also a renowned poet, composed this ‘Garland of Birth Stories’ in mellifluous Sanskrit.
His Holiness remarked that the stories are beautiful to read, but he sometimes feels they are somewhat over-embellished. The important point to note is the moral of the story, which of the perfections, generosity, ethics, and patience, the Bodhisattva was exemplifying. Underlying all the stories are the ancient Indian concepts of ‘karuna’ and ‘ahimsa’—compassion and doing no harm. These themes, he noted, are common to most religions, but whether we follow a religious tradition or not, we all need to be warm-hearted and compassionate if we want to be happy.
In answering questions from the audience, His Holiness explained that sacrificing your life for the sake of others, as the Bodhisattva does in several of the stories, is worthwhile if real benefit results. He added that it takes intelligence and a clear mind to assess what that benefit will be.
With regard to the critical difficulties the world is facing today, the corona virus pandemic and global heating, there are steps we can take to reduce their gravity. But we need to be brave and determined. We cannot give up hope or abandon taking action.
His Holiness recalled that he has visited Borobodur. He described the stupa as a wonderful temple, but declared that even more important is the inner temple of our heart where we cultivate compassion and loving-kindness. If we combine that with our marvellous human intelligence we can create a happier world, not just by saying prayers, but by engaging in practical action.
He was asked how to deal with negativity and advised holding to the moral principles of honesty and compassion. He mentioned the difficulties he has faced in his own life, in Tibet and later as a refugee, but disclosed that he has kept up his practice according to the Nalanda Tradition that Shantarakshita introduced in Tibet.
“We Tibetans are determined, courageous people,” he declared, “but that doesn’t mean we resort to violence. Our Tibetan spirit is firm and compassionate, qualities that have attracted admiration even among some Chinese.”
One young man asked his question about the relationship between Indonesia and Tibet in Tibetan. His Holiness replied that the Indian master Dipankara Atisha sailed from India to Sumatra to learn about bodhichitta with a master called Dharmakirti. In due course, Atisha accepted an invitation to visit Tibet where he spent the remaining years of his life. Dharmakirti is remembered by Tibetans today as Lama Serlingpa, Master of the Golden lsle. His Holiness commented that in the light of Atisha’s extensive travels, it is today much easier to exchange views and share knowledge with each other.
His Holiness declined to say which of the ‘Jataka Tales’ he thinks is the most inspiring. The key point, he stressed, is to acknowledge the oneness of humanity; to recognise that we are all the same in being human. From a practical point of view, we are all dependent on each other and we can serve one another on that basis.
“I’m a Tibetan, who lives in India. I consider every human being I meet is like a brother or sister to me. Fighting is useless and self-defeating. We must find ways to co-exist and live together in peace.”
Invited to comment on how a minority community might conduct itself in the face of extremism His Holiness accepted that among isolated peoples in the past it might have felt appropriate to speak of one truth and one religion. Today, however, the situation has changed and we are all aware of a variety of religious traditions as well as many aspects of the truth.
One of the qualities of Buddhism is that it takes a scientific view of our minds and emotions and is able to explain ways to achieve peace of mind. The Nalanda Tradition includes methods to reduce negative emotions and increase those that are positive. Buddhist psychology can be useful to anyone interested in exploring it without having to make any religious commitment. This, His Holiness averred, is one of the ways Buddhism can contribute to creating a more peaceful world.
Responding to the observation that it seemed to be easier to attain realization at the time of the Buddha, His Holiness maintained that he does not believe that anyone became spontaneously enlightened as they listened to the Buddha. He pointed out that the Buddha himself had spent six years in rigorous meditation before achieving Buddhahood. He suggested that people listened to what the Buddha had to say and reflecting on it improved their understanding. Then they meditated on what they had understood, applying concentration and insight, which enabled them to make an inner transformation.
His Holiness suggested that the Middle Way (Madhyamaka) is a powerful way of reducing wrong views. Think about how we think of ‘my body’, ‘my speech’ and ‘my mind’, he said, and then ask yourself where is the ‘I’ that possesses these features. His Holiness affirmed that he asks himself where is the ‘I’ every day and is unable to find an independent, inherently existent self. This has the powerful effect of reducing his anger and attachment. He quoted three verses from Chandrakirti’s ‘Entering into the Middle Way’ that give him encouragement that he’s on the right track.
Thus, illuminated by the rays of wisdom’s light,
the bodhisattva sees as clearly as a gooseberry on his open palm
that the three realms in their entirety are unborn from their very start,
and through the force of conventional truth, he journeys to cessation. 6.224
Though his mind may rest continuously in cessation,
he also generates compassion for beings bereft of protection.
Advancing further, he will also outshine through his wisdom
all those born from the Buddha’s speech and the middle buddhas. 6.225
And like a king of swans soaring ahead of other accomplished swans,
with white wings of conventional and ultimate truths spread wide,
propelled by the powerful winds of virtue, the bodhisattva would cruise
to the excellent far shore, the oceanic qualities of the conquerors. 6.226
Asked how to respond to people who fail to meet our expectations His Holiness revealed that the Buddha explained that all sentient beings have Buddha nature. The body is less important, he said, it’s the mind that is essential. Within the mind are different levels of consciousness. It’s because everyone has Buddha nature that ultimately it’s possible for everyone to achieve Buddhahood.
Dewi Lestari wanted to know what we can do to remain fresh and sharp like His Holiness. He replied that we spend a lot of time distracted by sensory input, however, it is also possible to pay attention to our mental consciousness and gain experience of the nature of the mind. As we develop tranquillity and concentration it becomes easier to apply the mind to analysing where is the ‘I’ and what are the negative emotions. As we develop inner strength, we achieve a firmer peace of mind. And as we gain deeper experience of the mind and its subtler levels, the mind of clear light will manifest. It’s that subtle mind of Buddha nature that ultimately becomes the mind of the Buddha.
Invited to offer some final words of advice, His Holiness highlighted the special opportunity his listeners have to share the idea of loving-kindness, which is something we all need. Similarly, we all need compassion and forgiveness and by encouraging the development of these qualities we can contribute to creating a more harmonious, compassionate society. The potential for compassion is something all human beings have in common. It’s the basis for mutual respect and being able to learn from one another.
Dewi Lestari offered thanks to His Holiness who spontaneously asked everyone in the audience to join him in a minute’s meditation on compassion. Following that he extolled the virtues of the awakening mind of bodhichitta and its incredible benefits. We need compassion to be able to help others, he said. We need compassion to purify our negativities and accumulated positive energy. All the altruistic deeds described in the ‘Jataka Tales’ are rooted in bodhichitta, the aspiration to achieve Buddhahood to help others.
His Holiness quoted verses from Shantideva’s ‘Entering into the Way of a Bodhisattva’ that praise the practice of equalizing and exchanging self and others.
For those who fail to exchange their own happiness for the suffering of others, Buddhahood is certainly impossible – how could there even be happiness in cyclic existence? 8/131
Proceeding in this way from happiness to happiness, what thinking person would despair, after mounting the carriage, the awakening mind, which carries away all weariness and effort? 7/30
He added that when you are determined to be of service to others, you’ll be able to follow Shantideva’s great aspiration:
As long as space endures,
And as long as sentient beings remain,
Until then, may I too remain
To help dispel the misery of the world. 10/55