Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook Twitter Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook Twitter Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Home»VĂN HỌC»Thơ»Vũ Hoàng Chương: Bút nở hoa đàm
    Thơ

    Vũ Hoàng Chương: Bút nở hoa đàm

    28/05/20213 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Email
    Trang Tuyet Hoa
    (Tranh minh họa: sư cô Trăng Tuyết Hoa)
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    thu phap

    Bút nở hoa đàm

    Ai sẽ là Ngươi trong tương lai
    Một sớm một chiều
    Vươn tay hái cành hoa Thương Yêu
    Làm bút viết
    Nối vào trang sử loài người
    Vẫn chép
    Từ lâu
    Bằng gươm, bằng súng đạn
    Của Mông cổ Thành-cát-tư Đại-Hãn
    Của Nã-phá-luân Hoàng đế Âu châu?

    Bút sa nở trắng bồ câu
    Xé đường bay, vỏ đêm sầu rách bung.

    Dư ảnh chiến thuyền chưa nhạt
    Hồi âm ngựa trận còn rung
    Từng đã lên màu sát phạt
    Hồn Chữ linh lung,
    Từng đã say men gió cát
    Hơi văn chập chùng
    Muôn nét chữ, một nghe triều nhựa mát
    Thấm quanh mình, cất cánh sẽ bay tung.

    Ôi, mùa đăng trình
    Có hoa làm bút
    Nhựa tuôn giòng mực trắng tinh và trang giấy mang mang nằm đợi phút
    Quay về bản thể nguyên trinh!
    Đâu đó Trường sa Quảng đảo
    Vật vờ tro bụi chúng sinh
    Ngang dọc xương phơi chừ…
    Nam Việt Bắc Bình!
    Cao thấp máu trôi kìa…
    Đông Tây Bá-Linh!
    Ác mộng ấy phải không còn dấu vết!

    Ai sẽ là ngươi, cánh tay hào kiệt,
    Trong tương lai, một sớm một chiều
    Đủ sức hái cành hoa làm bút viết
    Những vần Thương Yêu?

    [box type=”shadow” align=”” class=”” width=””]

    Vu Hoang ChuongVũ Hoàng Chương sinh năm 1916, đậu tú tài Tây, sau đó học luật. Nhưng chán không thích luật nên ông bỏ học, làm phó giám đốc cho sở hỏa xa. Làm ở sở hỏa xa cũng chán nên ông đi về học toán. Học toán cũng không thích cuối cùng ông làm thơ. Năm 1945 ông tham gia kháng chiến, năm 1950 bỏ kháng chiến. Không tìm thấy hạnh phúc trong ngành luật, toán học, hỏa xa, kháng chiến, nên năm 1951 ông di cư vào miềm Nam.

    Năm 1963 khi Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu cho nhân quyền Việt Nam, Vũ Hoàng Chương xúc động vô cùng và ông đã viết bài thơ Lửa Từ Bi mà nhiều người Phật tử đã thuộc lòng. Hành động tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức đã làm chấn động tâm can Vũ Hoàng Chương, đã biến Vũ Hoàng Chương thành một con người khác và Vũ Hoàng Chương đã thấy rằng mục đích của con người là để xây dựng tình huynh đệ.

    Vũ Hoàng Chương đã đem cả thân mạng và sự sống của mình tham dự vào cuộc đấu tranh bất bạo động để tranh đấu cho hoà bình tại Việt Nam từ 1963 cho đến 1977. Ông đã từng bị tù tội nhiều lần trong thời gian đó. Đọc tác phẩm Bút Nở Hoa Đàm của ông, ta thấy được điều này. Ông đã tranh đấu bằng thơ của ông và biến cố lớn nào của cuộc tranh đấu cũng đều được đánh dấu bằng một bài thơ. Ông thật có tinh thần vô úy và phong độ anh hào. Trong bài bút Nở Hoa Đàm, ông viết:

    Ai sẽ là ngươi, cánh tay hào kiệt,
    Trong tương lai, một sớm một chiều
    Đủ sức hái cành hoa làm bút viết
    Những vần Thương Yêu?

    Đọc tới những câu đó, Thầy Làng Mai đã nói rằng: “Chính Vũ Hoàng Chương là người đã hái được cành hoa từ bi làm bút viết. Chính ông là người thi sĩ xứng đáng nhất của lịch sử tranh đấu bất bạo động cho hòa bình tại Việt Nam.” (Trích từ tác phẩm “Thử tìm dấu chân trên cát”  – Sư cô Chân Không)[/box]

    Vũ Hoàng Chương
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleKhánh Hoàng: Hương quê diệu thường
    Next Article Thích Tâm Nhãn: Vị Trì Luật của thế hệ thứ hai

    Bài viết liên quan

    Khánh Hoàng: Bồ tát Quán Âm cứu khổ cứu nạn

    28/05/2022

    Diệu Trân: Huyền thoại Duy-ma-cật hóa giải mọi băn khoăn của tôi

    22/05/2022

    HT Thích Thái Hòa: Nhìn lại gốc rễ

    19/05/2022
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Khánh Hoàng: Bồ tát Quán Âm cứu khổ cứu nạn

    28/05/2022

    Bhikkhu Bodhi | Nguyễn Duy Nhiên dịch: Đức Phật bên trong

    25/05/2022

    Tiểu sử HT Thích Khế Hội (Trí Thành)

    24/05/2022

    Diệu Trân: Huyền thoại Duy-ma-cật hóa giải mọi băn khoăn của tôi

    22/05/2022
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Phật Giáo Úc Châu

    Thư Viện Hoa Sen

    Thư Viện Số Hóa Kinh Sách

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    Rộng Mở Tâm Hồn

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2022, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version