Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook Twitter Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook Twitter Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
      • Chuyên mục khác
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Giới thiệu – Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Home»VĂN HỌC»Văn»Huệ Trân: Tuệ đăng hiện tướng, muôn hướng đồng quy
    Văn

    Huệ Trân: Tuệ đăng hiện tướng, muôn hướng đồng quy

    02/12/202210 Mins Read
    thay TS
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Ánh đèn trí tuệ không chỉ rực sáng trên nhân cách những bậc hiền nhân mà ánh đèn đó còn được các Ngài phương tiện, thắp sáng để chỉ dẫn và soi đường cho hàng hậu học trong tâm nguyện học hỏi giáo pháp, tìm cầu giác ngộ.

    Bồ Tát vào đời khi ẩn, khi hiện, tuỳ duyên hoá độ chúng sanh, chỉ cần lắng tâm quán chiếu hành giả có thể nhận biết phần nào những bước chân đại sỹ ngay khi các Ngài hiện tiền và thấy rõ nét hơn sau khi các Ngài tịch diệt.

    Định luật vô thường luôn chuyển động, nhanh hay chậm tuỳ duyên kết nối giữa nhân gian, vạn hữu. Là người con Phật, khi quán chiếu sự việc chúng ta thường nhắc nhau lắng tâm mà thấy cả hai bình diện tích-môn và bản-môn. Tích môn là bình diện tương đối, có sanh diệt, có còn mất… Và bản môn là bình diện tuyệt đối, không sanh diệt, không còn mất …

    Chúng ta thường đan cử hình ảnh tiêu biểu nhất, sáng rực nhất giúp chúng ta vững tin, bước vào không gian mênh mông tìm học Giáo Pháp nhiệm mầu qua hai bình diện này. Đó chính là hình ảnh Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Chúng ta có một Đức Thế Tôn trong lịch sử với thân thế, giòng dõi, gia phong rõ ràng nhưng đồng thời chúng ta cũng có một Đức Thế Tôn vượt thời gian và không gian sau khi Ngài từ bỏ cuộc sống vô thường, quyết tìm đường giác ngộ tự thân và chỉ dẫn chúng sanh thoát khỏi vô minh ràng buộc.

    Từ bài pháp đầu tiên thuyết giảng cho ngũ huynh đệ Kiều Trần Như, tới tăng đoàn 1250 vị Tỳ-kheo luôn theo sát bên Ngài – như trên những trang mở đầu mọi kinh điển – đã rõ nét cho hậu thế cảm nhận rằng 26 thế kỷ qua, Đức Thế Tôn chưa từng rời chúng sanh. Ngài luôn còn đó, qua những lời trao truyền, chỉ dạy, những ân cần nhắc nhở của những bậc hiền nhân, những vị đạo sư, minh sư… suốt chiều dài 26 thế kỷ.

     Vi diệu nhường bao khi người con Phật trì tụng kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Tùng Địa Dũng Xuất, đã khó ngăn nổi cảm xúc tột cùng khi các vị Bồ Tát hiện diện trong pháp hội, chắp tay xin Đức Thế Tôn cho phép các ngài biên chép, giảng nói Pháp Hoa ở cõi Ta bà, sau khi Phật diệt độ để làm lợi ích chúng sanh.

    Đức Thế Tôn đã từ chối lời thỉnh cầu này mà dạy rằng sau khi Ngài diệt độ, sẽ có vô lượng Bồ Tát cùng cả quyến thuộc đều có khả năng giảng dạy Pháp Hoa Kinh. Phật vừa dứt lời thì ba ngàn thế giới rúng động và vô số Bồ Tát thân mầu hoàng kim, đủ các tướng tốt, từ dưới lòng đất, bỗng nhiên xuất hiện…

    Chỉ một đoạn ngắn này trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, những người con Phật vững niềm tin nơi kim khẩu Phật được lưu truyền trong kinh điển từ nhiều thế kỷ qua, đã không thể không cảm nhận rằng vô số Bồ Tát Tùng Địa Dũng Xuất khi xưa vẫn không ngừng xuất hiện dưới mọi thời, mọi cảnh huống, mọi quốc độ để sách tấn, nhắc nhở, dìu dắt chúng sanh cùng bước trên con đường Trung Đạo mà đạt tới giải thoát giác ngộ.

    Các Ngài là ai, nếu không những bậc minh sư, đạo sư, không thời nào không xuất hiện, đúng như lời Đức Thế Tôn đã chứng minh và hứa khả trong Pháp Hội Linh Sơn. Nếu không được tiếp tục truyền thừa như vậy thì với thời gian đằng đẵng 26 thế kỷ, với vô vàn biến động, với vô biên tang thương khổ luỵ nơi cõi Ta-bà quay cuồng trong tham sân si, trong sanh già bệnh chết… thì Giáo Pháp khi xưa khó mà tồn tại, nói chi còn có hàng hậu bối miên mật hành trì!

    Lành thay! Lành thay!

    Giáo Pháp khởi từ Xứ Phật đã không chỉ luân lưu bao phương trời Á mà dòng chảy vi diệu đó còn lan toả tới trời Âu, trời Tây. Tới phương nào thì uyển chuyển hội nhập văn-hoá-tính, dân-tộc-tính của nhân dân quốc độ đó, như muôn sông ra biển để hoà với đại dương, cùng chung vị mặn.

    Một buổi sáng mùa thu, khi mặt trời tỏ rạng, vàng rực những đóa hoa hướng dương trước tịnh thất, kẻ hậu bối bỗng cực kỳ hân hoan, tưởng như trái tim có thể vỡ oà khỏi lồng ngực mà cất lời tán thán cho thoả niềm mừng vui ! Không chỉ nơi am thất nhỏ bé này, mà cộng đồng chúng đệ tử Phật khắp các châu lục đã gọi nhau để chia sẻ mừng vui khi niềm bâng khuâng ôm ấp bấy lâu vừa được giải toả.

    Thưa vâng, bấy lâu nay, khi thì gặp nhau ở khoá tu trời Âu, khi lại cùng an cư ở trời Tây, hay hội ngộ tham quan các đạo tràng phương trời Á, ánh mắt chúng đệ tử Phật nhìn nhau dường như không che dấu nổi sự chờ đợi âm thầm nhưng nao nức từng ngày!

    Và ngày ấy đã tới!

    Vị Sứ Giả Như Lai – người được Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất uỷ thác việc điều hành Viện Tăng Thống – đã chính thức đứng lên nhận trọng trách, sau một thời gian chỉ khiêm cung xin là một tỳ-kheo thiện-thệ-tử, khâm thừa di chúc của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống.

    Khi duyên đã tròn đầy, việc đã tới tay, vị Sứ Giả Như Lai – Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ – người từng thể hiện trọn vẹn Bi Trí Dũng, đã hiện diện trong buổi lễ Phát Nguyện và suy tôn Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương tại chùa Phật Ân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai để ngay ngày hôm sau 22 tháng 8 năm 2022, Phật lịch 2566 tại Tổ Đình Từ Hiếu là buổi lễ chính thức trao truyền Di Chúc, Ấn Tín và Khai Ấn, với sự tham dự và chứng minh của Chư Tôn Thiền Đức trong Giáo Hội.

    Khi âm thầm cân nhắc tìm người tài đức trao trọng trách điều hành Viện Tăng Thống, hẳn là Đức Đệ Ngũ Tăng Thống đã nhìn lại thời kỳ ách nạn của Giáo Hội khi bị những uy lực thế tục thao túng. Sự ngang nhiên lấn áp đó đã không cần che dấu khi họ truy lùng, bắt bớ, giam cầm cả những vị tu sỹ, chỉ vì các Ngài đã từ bi lên tiếng, nói thay cho những người dân không còn được nói! Tội trạng họ viết trên những bản án đó là tội phản động!

    Vị Sứ Giả Như Lai đã hân hạnh nhận một, trong những bản án vô luân, vô lý đó chính là Thiền-sư Thích Tuệ Sỹ.

    Án tử hình cho vị tu sỹ mình hạc sương mai, chưa từng cố tình giết hại con sâu, cái kiến, đã là động lực khiến công luận thế giới nhìn về giải đất hình chữ S  xa xôi, rồi đồng loạt lên tiếng phản đối, đòi phải trả tự do cho Thiền-sư.

    Đó là những sự kiện ồn ào bên ngoài. Nhưng còn người trong tù thì sao?

    “Vấn dư hà cố toạ lao lung
    Dư chỉ khinh yên bán ngục khung
    Tâm cảnh tương trì kinh lữ mộng
    Cố giao gia toả diện hư ngưng”

    Xin tạm phỏng dịch:
    Hỏi ta, sao ở trong tù?
    Thì như khói mỏng thoảng mờ phòng giam!
    Cảnh, tâm, quyện mộng bàng hoàng
    Nhớ lời xưa dạy, hân hoan nhìn trời.

    Có bao nhiêu tâm thế gian trong đời thường, ở hoàn cảnh ngồi tù với án tử hình mà có thể an nhiên tự tại như vậy?

    Còn nữa! cũng trong ngục tối, Thiền-sư viết:

    “Trách lung do tự tại
    Tán bộ nhược nhàn du
    Tiếu thoại độc ảnh hưởng
    Không tiêu vĩnh nhật tù”

    Xin tạm phỏng dịch:
    Nhà tù chật, khó giam lòng tự tại
    Khách nhàn du, ta thả bộ thong dong
    Ta cười nói, mình ta nghe thanh thản
    Ngày tù dài trôi nhẹ tựa như không!

    Thương thay cho những kẻ vô minh, lấy nhà tù hạn hẹp thế gian mà giam người tiên cảnh! Ngay nơi phòng biệt giam, do vận động tích cực từ thế giới bên ngoài, người tù mang án tử hình được giảm án chung thân khổ sai, đã bình thản khắc thơ lên đá:

    “Ngã cư không xứ nhất trùng thiên
    Ngã giới hư vô chân cá thiền
    Vô vật, vô nhân, vô thậm sự
    Toạ quan thiên nữ tán hoa miên”

    Xin tạm phỏng dịch:
    Ta cư ngụ cõi trời Không Vô Biên Xứ
    Cõi riêng ta, tĩnh lặng cõi thiền
    Không xôn xao, không người, vật huyên thuyên
    Ta ngồi ngắm muôn hoa thiên nữ rải.

    Công luận thế giới không thể ngừng lại ở sự giảm án miễn cưỡng này, đã tiếp tục vận động ngày càng quyết liệt hơn nên cũng tới thời điểm nhà cầm quyền đó phải trả tự do cho Thiền-sư. Họ cố vớt vát sự nhục nhã bằng cách xuống phòng giam, trao cho người tù một tờ giấy đã soạn sẵn, nội dung là xin khoan hồng, chỉ cần ký tên là sẽ được trả tự do ngay.

    Sự kinh ngạc của họ có lẽ khó mà diễn tả khi Thiền-sư thản nhiên từ chối “xin tha” điều mình “chưa từng phạm”. Chính nơi ranh giới tử sinh đó, bản án tử đã trở thành Bất Tử.

    Nơi phòng giam, người tù chỉ lặng lẽ tuyệt thực để bày tỏ tâm ý mình. Nhưng hẳn là trong im-lặng-sấm-sét đó đã loé lên lằn sáng xanh biếc diệu kỳ của thanh gươm Bát Nhã nên cuối cùng, cánh cửa ngục phi luân đã phải mở ra.

    Vậy mà, sau bao năm tháng bị tù đầy, vị Sứ Giả Như Lai vẫn thể hiện Tứ Vô Lượng Tâm và hạnh thứ ba trong Lục Độ Ba La Mật khi cất lời:

    “Tình chung không trả thù người
    Khuất thân cho trọn một đời luân lưu”

    Vị Sứ Giả Như Lai luôn thể hiện Bi Trí Dũng dù trước bất cứ cảnh huống nào, đã vừa ban hỷ lạc vô biên cho chúng đệ tử Phật khắp nơi, qua sự kiện khâm thừa uy đức uỷ nhiệm, chính thức nhận trọng trách Chánh Thư Ký Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống.

    Thuyền đã vỗ sóng ra khơi. Vị thuyền trưởng trước sau như một, xác định lộ trình hải hành chỉ hướng về mục tiêu duy nhất là đưa người từ Bờ Mê qua Bến Giác. Không một quyền uy nào, thế lực nào, nhân danh bất cứ gì khác mà thay đổi địa bàn.

    Chúng đệ tử Phật xin năm vóc sát đất, hướng về trời Nam, đảnh lễ Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ, đã và đang chứng minh lời Đức Thế Tôn từng hứa khả.

    (Tào-Khê tịnh thất – Đông chí, Nhâm Dần niên)
    Thích nữ Huệ Trân cẩn bái

    Huệ Trân
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleNguyên Cẩn: Quách Tấn, lòng đạo nguyền dâng trọn ý thơ
    Next Article Nguyệt san Chánh Pháp số 133 | tháng 12.2022

    Bài viết liên quan

    Vĩnh Hảo: Khí hậu bất thường

    27/01/2023

    TN Huệ Trân: Đường lên Yên Tử

    15/01/2023

    Vĩnh Hảo: Quán niệm mùa xuân

    03/01/2023
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    HT Thích Như Điển: Vài nhận xét về ”The Tale of Kiều” của dịch giả Vương Thanh

    09/02/2023

    Đạo Sinh chú: Đập vỡ Ta ra, để thấy Ta

    09/02/2023

    Khánh Hoàng: Vài nét về Thiền Định trong Tam Giới qua Duy Thức Học

    06/02/2023

    Thích Tâm Nhãn: Nền y học cổ đại của Phật giáo và bộ kinh giáo dục đạo đức y khoa

    05/02/2023
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Phật Giáo Úc Châu

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Thư Viện Hoa Sen

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2022, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version