“Mom, I have a great day at chùa today!”
Hơn 20 năm sinh hoạt trong các trách nhiệm thuộc khối Nghiên Cứu và Huấn Luyện của GĐPT, cá nhân tôi luôn học hỏi, tham chiếu trao đổi với nhiều anh chị huynh trưởng đi trước, và học những điều mới từ các huynh trưởng trẻ hơn. Những lo lắng canh cánh trong lòng các trưởng vẫn là làm sao cho chương trình huấn luyện và tu học của huynh trưởng đạt kết quả trúng cách tốt nhất. Từ Miền tới Trung Ương, ai cũng muốn huynh trưởng mình được học nhiều nhất, đưa nhiều bài học tham khảo hơn, thời lượng học cho các khoá HL lúc nào cũng không đủ …
Nhưng rất ít trong chúng ta có những lưu tâm đến các vấn đề sau:
Huynh trưởng sẽ có khả năng hình thành được những năng lực gì khi học?
Huynh trưởng có đam mê và tự giác tu học không?
Huynh trưởng có sử dụng được những gì đã và đang học không?
Huynh trưởng có thể tự tìm hiểu và xây dựng lộ trình trong tu học như thế nào?
Huynh trưởng sẽ tham gia những hoạt động gì để phát triển năng lực tư duy và chủ động học hỏi?
Làm thế nào để huynh trưởng chủ động quyết định lựa chọn tu học của mình?
Trên là những ví dụ về các vấn đề xây dựng con người lãnh đạo biết và dám suy nghĩ độc lập, giải quyết vấn đề lớn hơn để thành những con người lãnh đạo tương lai của một tổ chức giáo dục tuổi trẻ hội nhập. Tôi đặc biệt quan tâm tìm câu trả lời cho “điều gì khiến đàn em mình hạnh phúc khi sinh hoạt GĐPT”
Nên chăng, chương trình tu học và huấn luyện GĐPT cần tập trung vào định hướng phát triển năng lực thay vì trang bị kiến thức các bậc học, kỹ năng theo kinh nghiệm sinh hoạt truyền thống mà bao thế hệ đàn anh chị đã trải qua thành công và giữ nhận thức như vậy để áp dụng cho việc huấn luyện huynh trưởng ngày nay.
Huynh trưởng thế hệ ngày nay và tương lai đang đối diện với đàn em sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Đàn em đang chung sống với những phát triển Thông Minh nhân tạo với tốc độ phân tích và xử lý thông tin nhanh gấp chục triệu lần con người. Như vậy, làm sao trao truyền khối lượng kiến thức “truyền thống” một cách hợp lý? làm sao thực hiện mục tiêu “phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng” thực sự của người lãnh đạo GĐPT?
Phật dạy, khoa học đã chứng minh, xã hội Mỹ là bằng chứng: cá nhân con người sẽ phát triển tốt nhất và đạt khả năng cao nhất khi được giải thoát các ràng buộc, tự do trong tinh thần. Vậy, GĐPT có nên coi lại việc huấn luyện và giáo dục của mình, để con người của tổ chức không bị áp đặt, đóng khung về tư duy phải học, phải chịu huấn luyện những gì do tổ chức áp đặt.
GĐPT nên chăng thay đổi, tạo điều kiện cho huynh trưởng tự lựa chọn trên sự hiểu biết và nhận thức của mình, xây dựng động lực cho chính mình để thực sự tu tập trên con đường phát huy tối đa năng lực, phụng sự tổ chức và nhân sinh.
Các bậc học, trại huấn luyện nên tạo các phương tiện, và cách hướng dẫn các phương pháp tu học, trải nghiệm và thực hành, và ứng dụng những điều đã học vào thực tế hành hoạt. Từ đó, giúp các huynh trưởng có được sự tự học hỏi để hình thành các
năng lực thay vì học thuộc và học cho qua trong sự ép buộc.
Mong một ngày nào đó, chúng ta không phải đi theo, nhắc nhở huynh trưởng, mà đi theo để nghe kể về những niềm vui khi học được những điều mới mẻ, có thể ứng dụng cho sự phát triển tự thân, và hướng dẫn đàn em. Có như vậy, phụ huynh đón con ở chùa, mới nghe được câu, “Mẹ ơi, ngày chủ nhật hôm nay ở chùa vui quá!” “Mom, I have a great day at chùa today!”
Dù đối diện nhiều thử thách cam go, niềm mong ước đó, tôi vẫn tin là chúng ta sẽ chung tay làm được.
Nguyên Túc
Những ngày cuối năm 2023
“Mom, I had a great day at the temple today!”
Having been involved in the Research and Training program of GĐPT for over 20 years, I have always been learning, referencing, and exchanging ideas with senior leaders and learning new things from younger leaders. The constant concern in the hearts of leaders is how to make the training and study programs for leaders achieve the best possible results. From the regional to the national level, everyone wants their leaders to learn as much as possible, to provide more reference lessons, and the duration of the training courses is always insufficient…
However, very few of us pay attention to the following issues:
What capabilities can leaders form when learning?
Do leaders have the passion and self-awareness for self-study?
Can leaders use what they have learned and are learning?
How can leaders explore and build their self-study path?
What activities will leaders participate in to develop their thinking ability and proactive learning?
How can leaders proactively decide their own self-study choices?
Above are examples of issues in building leaders who know and dare to think independently and solve significant problems to become the future leaders of an educational organization for the youth in integration. I am particularly interested in finding the answer to “what makes our younger generations happy when participating in GĐPT activities.”
Perhaps the GĐPT’s self-study and training program should focus on developing capabilities rather than equipping knowledge of different levels and skills based on traditional activity experiences that many generations of seniors have successfully gone through and maintained that perception to apply to today’s leader training.
Today’s and future leaders face younger generations born and raised in the U.S. These youngsters live with Artificial Intelligence developments that can analyze and process information millions of times faster than humans. So, how can we reasonably transmit the “traditional” knowledge? How can we achieve the fundamental goal of “developing capabilities, qualities, and skills” of GĐPT leaders?
Buddha taught – science has proven – American society is evidence: an individual will develop best and reach the highest ability when liberated from constraints, free in spirit.
Therefore, should GĐPT reconsider its training and education so that the organization’s people are not imposed and framed in thinking about what to learn and what training to undergo as set by the organization?
GĐPT should perhaps change, creating conditions for leaders to choose based on their understanding and awareness, building motivation for themselves to truly practice on the path of maximizing their capabilities and serving the organization and humanity. Educational levels and training camps should create tools and methods of self-study, experiences, practices, and applying what has been learned into practical activities.
From there, help leaders have self-study to form capabilities instead of rote learning and learning superficially under compulsion.
One day, we won’t have to follow and remind young leaders to study but follow to hear about the joys of learning new things applicable to self-development and guiding more youthful generations. When parents pick up their children at the temple, they will hear, “Mom, I had a great day at the temple today!”
Despite facing many arduous challenges, we can achieve this goal together.