Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook Twitter Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook Twitter Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Home»TUỔI TRẺ»Gia đình Phật tử»Quảng Pháp: Gánh như vậy, cũng đáng!
    Gia đình Phật tử

    Quảng Pháp: Gánh như vậy, cũng đáng!

    10/11/202111 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Email
    dai hoi gdpt au chau
    Đại hội Huynh trưởng BHD GĐPT Âu Châu kỳ X, năm 2021 (Ảnh: GĐPT Hải Ngoại)
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Đại hội GĐPT Việt Nam tại Âu Châu vừa hoàn mãn. Anh trưởng của tôi – Nguyên Hòa Phạm Phước Thuận – tiếp tục đảm nhiệm vai trò Trưởng Ban thêm một nhiệm kỳ nữa, dù anh luôn mong trẻ trung hóa tổ chức. Tôi tin điều anh suy nghĩ là đúng, và cần.

    Chị Tâm Bạch Trần Huyền Đan, hiện là Ủy Viên Ngoại Vụ BHD thế giới; kiêm Phó Trưởng ban Ngoại vụ BHD hải ngoại; nay phải gánh thêm Phó Trưởng ban Nội Vụ – kiêm Tổ Kiểm BHD Âu Châu. Trong Lễ Ra mắt tân Ban Hướng dẫn, chị thổ lộ: “Khi một người mang 2, 3 trách nhiệm thì tổ chức cần nhìn lại. Một điều có thể hiểu là do thiếu nhân sự. Như vậy tổ chức cần phải đặt trọng vấn đề đào tạo kế thừa…”.

    Ở trời Âu, tâm tình của Trưởng niên Nguyên Hòa và lời phát biểu của Chị Tâm Bạch trùng hợp với điều tôi chia sẻ với trưởng Nguyên Viễn, trước đó chỉ chừng vài giờ – giờ Cali, Hoa Kỳ.

    HTr Huyen Dan

    Tình trạng một vai hai, ba gánh như Chị, dường như là tình trạng chung không chỉ riêng ở Âu Châu, ở thượng tầng Thế giới, Hải ngoại, Trung Ương mà cả hạ tầng cơ sở các BHD Miền, đâu đâu cũng như vậy. Cho nên cần nhìn nhận lại thực trạng của tổ chức mình, đây là văn hóa lãnh đạo, hay chỉ vì tình trạng nhất thời do yếu kém ở việc đào tạo?

    Bởi lẽ từ điều chị Tâm Bạch nhận xét, một phần tư thế kỷ ở hải ngoại, chúng ta đâu thiếu các kỳ trại huấn luyện, các khóa tu học, những lần thêm cấp càng ngày càng cao!

    Qua đó ta thấy hai vấn đề cần nhìn lại – 1. “thiếu nhân sự” vì công tác đào tạo thế hệ huynh trưởng kế thừa thiếu khả năng lãnh đạo thượng tầng(?), nhưng được bồi thêm tính chất ảo cho hàng ngũ huynh trưởng qua việc thăng cấp vội vàng. Nói một cách khác, cả hai huấn luyện và xét cấp ngày càng quá dễ dãi(!); 2. Ý chí trẻ trung hóa tuy có, nhưng không có kế hoạch cụ thể chuyển tục.

    Ở đây cũng cần nói thêm một nguyên nhân nữa, là có nhiều Huynh trưởng rất khả năng, nhưng lại không có tinh thần tham gia hàng ngũ BHD.

    Là người quan sát nhiều năm, tôi muốn chia sẻ riêng góc nhìn của mình. Ngoài những điều mà chị Tâm Bạch chia sẻ và tin chắc cũng của nhiều anh-chị-em khác, lâu nay chúng ta quá tập trung vào BHD, nghĩa là thành phần ủy viên BHD mà hời hợt với sinh hoạt của UBQHT, bao gồm các Hội Đồng Cấp, Huynh Trưởng Đoàn, Cựu Huynh Trưởng, Ban Bảo Trợ…v.v. Còn nữa, đối với niều tổ chức trẻ phương Tây, tầng lớp “hậu đại học” luôn là một bộ phận vừa là “think tank”, vừa là bảo trợ rất thiết yếu cho hoạt động tổ chức phát triển tốt đẹp. Cần khôi phục tinh thần quản trị-điều hành của các bộ phận trong một BHD đúng nghĩa, nó là một hệ thống, như những bánh xe răng khớp với nhau chuyển động, bổ sung cho nhau. Thực tế không có một UV BHD nào có thể đảm lược và chu toàn công việc tốt nhất có thể, nếu đơn phương. Và thực tế, nếu duy trì mãi hoạt động chỉ tập trung quyền hạn vào BHD, thì tình trạng “đào tạo thiếu chất lượng,” và kế hoạch chuyển tục khó thành vì không đủ nhân sự có khả năng.

    Nếu chỉ tập trung vào Ban Hướng dẫn, mà không thúc đẩy cùng lúc các bộ phận khác của hệ thống điều hành tương tác BHD-UBQTHT, thì các BHD có phạm vi rộng lớn như Thế giới, Hải ngoại, và Quốc gia-liên bang, sự điều hành thiếu sát thực sẽ càng lớn. Chưa nói cấu trúc nhân sự và nhiệm vụ của từng cơ chế này.

    Như đôi cánh, BHD có nhiệm vụ thực hiện những hoạt động mặt nổi, có tính di động, thay đổi; UBQTHT có nhiệm vụ duy trì và phát triển mặt tĩnh một cách ổn định. Đồng thời hỗ tương giám sát nhau trong quá trình hoạt động. BHD tổ chức đào tạo nhân tố lãnh đạo, nhưng UBQTHT giám sát và trưởng dưỡng, phát huy chất lượng của hàng ngũ lãnh đạo cho tổ chức một cách có hiệu quả.

    Tóm lại, một phần tư thế kỷ xây dựng GĐPT ở hải ngoại, không thể nói chúng ta không có đào tạo, mà chỉ có đào tạo không tới mức(?) Và cần nhìn nhận do đâu mà chúng ta “thiếu nhân sự.” Mặc dù nhân sự mà nhất là thế hệ trẻ được đào tạo và trưởng thành ở hải ngoại không phải là ít. Ở đây, cũng nên quan tâm đến những yếu tố tuổi trẻ chỉ có một giai đoạn nào đó để được xem là trẻ. Không có phương pháp và ý chí chuyển tục thì không thể khai thác hết tiềm năng tuổi trẻ thật sự. Một mô hình tập quyền như hiện nay, khó tránh nhân sự phải một vai, hai ba gánh!

    Dù sao một lần Đại hội, bên cạnh những điều chưa trọn vẹn vẫn là những lần hy vọng. Cái hy vọng được nuôi dưỡng chính ra từ lần nhìn thấy những điểm chưa trọn vẹn của tổ chức, mà điều này hơn ai hết, quý anh-chị Trưởng trẻ trăn trở và tự thấy trước sau trong mọi không gian, thời gian nào mình cũng có thể gánh vác trách nhiệm theo cách nào đó tùy thuận. Tổ chức nào, sự kiện nào cũng không thiếu một thành phần hết sức quan trọng, nhưng vô cùng ý nghĩa: “Volunteers”

    Huynh trưởng thì có thứ bậc, BHD thì có chức vụ, nhưng bất cứ lam viên nào thì cũng chỉ một ý nghĩa giá trị của mình, là những “thiện nguyện viên”. Trên toàn thế giới hiện nay, chúng tôi tin vẫn có hàng ngàn Anh-Chị Huynh trưởng, đang âm thầm đóng góp cho tổ chức, mà không phải đeo cấp hiệu nào mới làm được. Anh-Chị là những người thường xuyên lui tới với các em mỗi tuần. Ròng rã tháng năm lặng lẽ.

    Tổ chức được duy trì và lớn mạnh khởi đi từ đó. Các BHD cũng theo sau được thành hình. Mà tính hiệu quả của các BHD là tầm nhìn thông qua các hoạt động cụ thể sát thực và thiết thực trong từng giai đoạn và môi trường phát triển của toàn xã hội văn minh. Tâm niệm rằng, chúng ta hoạt động để củng cố BHD thượng tầng, hay phát triển tổ chức đồng bộ mà luôn luôn lấy cơ sở hạ tầng làm nền tảng. Đại hội là mốc thời gian suy nghiệm điều này!

    Ở đây, cũng cần nhận thức lại một chút khái niệm về “nhân sự lãnh đạo”, điều này cũng đồng thời xét lại phương pháp “đào tạo nhân sự lãnh đạo” của GĐPT lâu nay có vẻ không hề thay đổi trong nội dung huấn luyện, trong khi đó “toàn cầu hóa đã biến thế giới thành một ngôi làng nhỏ toàn cầu; một ngôi làng mà ở đó luôn có một lượng lớn các nội dung và cuộc thi đua giữa các tổ chức. Trong trường hợp này, cách vận động hiệu quả và có lợi nhất cho bất kỳ tổ chức nào là tạo ra những cách thức sáng tạo trong hoạt động của tổ chức mình. Vì Vậy, cũng cần nhìn lại vai trò của lãnh đạo trong các hiện tượng thay đổi và đổi mới tổ chức. Người lãnh đạo với tư cách là người phụ trách hoặc tác nhân thay đổi có thể điều hành một tổ chức hoặc quá trình thay đổi tổ chức một cách hiệu quả và thành công hơn nếu họ có đủ năng lực. Tiến bộ công nghệ nhanh chóng, kỳ vọng cao của đối tác, thành viên và tình hình môi trường luôn thay đổi đã buộc các tổ chức phải liên tục đánh giá lại và đánh giá lại cách thức hoạt động của họ cũng như hiểu, áp dụng và thực hiện các thay đổi trong mô hình hoạt động chuyên môn của họ theo xu hướng thay đổi. Thay đổi tổ chức là một nhu cầu của thời đại và cần thiết để các tổ chức tồn tại. Các tổ chức ngày nay hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề này và nghiêm túc chuẩn bị cho mình không chỉ hiện tại mà còn cho các xu hướng trong tương lai để có được mức độ thành công bền vững, nhưng cùng với tất cả các hàm ý và tầm quan trọng của nó, quá trình thay đổi tổ chức cũng là một việc rất phức tạp và đầy thách thức. Nghiên cứu cho thấy 70% thay đổi tổ chức không đạt được mục tiêu của họ. Vì sự lãnh đạo có vai trò trung tâm trong quá trình phát triển và phát triển một tổ chức, quá trình thay đổi tổ chức đòi hỏi một sự lãnh đạo rất hiệu quả và có năng lực cao, có khả năng nhận thức tốt hình dạng mong muốn nhất của một tổ chức và giải quyết vấn đề thay đổi tổ chức theo cách phù hợp nhất. Việc nghiên cứu, phân tích, và tìm ra kết quả giúp cho những nhà lãnh đạo trang bị năng lực “Tầm nhìn” và “Phương pháp tiếp cận sáng tạo” cùng với các đặc điểm khác có thể chứng minh hiệu quả hơn trong việc điều hành, luôn luôn là cần thiết và thường xuyên. Hơn nữa, sự thay đổi tổ chức thành công có thể dẫn đến sự đổi mới cho tổ chức, đây là chìa khóa của sự thành công lâu dài và bền vững.”*

    Để đóng lại những lời tâm tình của mình, tôi nhắc lại quan điểm của hai bậc đàn Anh đáng kính – cố Huynh trưởng Tâm Huệ Cao Chánh Hựu và Tâm Lạc Nguyễn Văn Thục. Anh Tâm Huệ quan niệm xây dựng “từ trên xuống”, nghĩa là tổ chức BHDTG cái đã, còn ở dưới dù chưa chuẩn bị chu đáo, sẽ sắp xếp và tính sau; Anh Tâm Lạc ngược lại, bao giờ cũng như bao giờ theo một phương thức quy cũ, xây dựng hạ tầng “từ thấp lên cao” là tiên quyết. Hai quan niệm trái chiều nhưng hai Anh không chống nhau. Bởi nhận thức nhu cầu toàn cảnh và đáp ứng theo giai đoạn lịch sử. Đó là tính linh động và đồng thời hỗ tương.

    Trong ý nghĩa đó, không có khái niệm đúng/sai trong bài viết này, mà chỉ đơn giản góp ý rằng, chúng ta chọn đúng vị trí và thời điểm để linh động và tương tác góp tay xây dựng tổ chức.

    Cuối cùng tôi mong, tổ chức từ nay có chị Tâm Bạch, phải cán đán 3 chức vụ nhưng cùng một tính chất trọng yếu “ngoại và nội vụ” – như một sứ giả lục hòa – với đầy đủ ý nghĩa Bi-Trí-Dũng, thì khoảng cách của Thế Giới, Hải Ngoại và các Châu Lục Quốc gia, giữa các Huynh trưởng khắp nơi nơi sẽ thu nhỏ lại và dần tan biến đi.

    Bởi cũng như chị phát biểu trong Lễ thọ Cấp dịp này – chức vụ ngắn hạn hay cấp bậc dài lâu có cùng ý nghĩa – “Trong anh chị em chúng mình, những người Huynh trưởng thật sự của GĐPTVN, rất trân trọng những cấp bậc mà mình phát nguyện nhận lãnh. Bởi vì chúng mình chỉ nhận lãnh thêm phần khó khăn, thêm phần ưu tư, thêm phần lo lắng làm sao để hướng dẫn đàn em theo mục đích tốt đẹp của tổ chức. Phải hiểu là mang thêm một hột Bồ Đề là mang thêm phần trách nhiệm. Trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với đàn em và tổ chức.”

    Gánh như vậy, cũng đáng!

    Mặc cốc, ngày 9 tháng 11, năm 2021
    Quảng Pháp Trần Minh Triết

    ___________________________________________

    * Theo “The role of leadership in Organization change | Relating the Successful Organizational change to Visionary and Innovative Leadership” – Wasim Abbas & Imran Asghar, 2010

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleThích Minh Châu: Đạo Phật với Văn học và Nghệ thuật
    Next Article BHD GĐPT Hải Ngoại: Lời chào mừng trong lễ thọ cấp Tấn GĐPT Việt Nam tại Âu Châu

    Bài viết liên quan

    Hội đồng Tăng Già Bản Thệ: Tâm thư Phật đản PL. 2566

    09/05/2022

    Thị Nghĩa Trần Trung Đạo: Nếp sống Gia Đình Phật Tử

    21/04/2022

    Tuệ Sỹ: Ấn tượng khoảnh khắc

    11/04/2022
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Khánh Hoàng: Bồ tát Quán Âm cứu khổ cứu nạn

    28/05/2022

    Bhikkhu Bodhi | Nguyễn Duy Nhiên dịch: Đức Phật bên trong

    25/05/2022

    Tiểu sử HT Thích Khế Hội (Trí Thành)

    24/05/2022

    Diệu Trân: Huyền thoại Duy-ma-cật hóa giải mọi băn khoăn của tôi

    22/05/2022
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Phật Giáo Úc Châu

    Thư Viện Hoa Sen

    Thư Viện Số Hóa Kinh Sách

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    Rộng Mở Tâm Hồn

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2022, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version