Trong bài phát biểu của Ngài trước đám đông đến từ Tây Tạng vào ngày 27 tháng 3 năm 2006 vào cuối buổi thuyết giảng Monlam ở Dharamsala, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma say sưa nói về nhiều vấn đề, một trong những vấn đề ấy là về nhu cầu của những người Tây Tạng và Phật Tử đang băn khoăn để làm cách nào tập trung cao nhất vào chất lượng của giáo dục, đàm luận, hoặc hành đạo. Sau đây là những trích đoạn liên quan, được chuyển ngữ bởi ban biên tập.
Hầu hết người Tây Tạng chúng ta đều nghèo nàn khi nói đến trình độ hiểu biết. Nói trên quan điểm tôn giáo thì trong xã hội chúng ta có 6 triệu người Tây Tạng có đức tin chân chính vào đạo Phật đến mức độ đáng kinh ngạc. Phật Giáo thâm sâu, trở nên phổ biến và đã được truyền bá từ thế hệ này sang thế hệ khác, và do đó đã phát triển và thăng hoa. Kết quả là ngày nay Xứ Tuyết Tây Tạng cũng gần như là nơi duy nhất mà toàn bộ giáo pháp Đại Thừa, Tiểu Thừa và Mật Tông của Đức Phật trên toàn thế giới được gìn giữ trọn vẹn, và cũng là nơi mà di sản tôn giáo của trường đại học Na-Lan-Đa vĩ đại được duy trì, bảo vệ và quảng bá cho cả thế giới mà không bị một vết ô nhiễm nào. Đặc biệt về khía cạnh bảo trì, truyền bá giáo huấn và thực hành của Phật Giáo một cách sâu rộng, Tây Tạng có truyền thống và giáo trình uyên thâm nhất. Lấy xã hội Tây Tạng làm gốc, Xứ Tuyết Tây Tạng, qua nhiều thế hệ hơn một thiên niên kỉ nay, là một chủng tộc đã trưởng dưỡng Phật Giáo bằng cách trì giữ, bảo vệ và truyền bá nó. Tuy nhiên đối với đại đa số quần chúng kiến thức về Phật Giáo tất nhiên còn rất nghèo nàn.
Về phương diện hoạt động tôn giáo của các giáo hội ở Tây Tạng, điều đáng lưu ý nhất là không đặt nặng tầm quan trọng đến số lượng Tăng Ni, mà đảm bảo chất lượng tu tập và kỷ luật. Nếu không thì trình độ nghiên cứu và tu tập không đạt yêu cầu và giới luật cũng không có gì đáng nói; số lượng Tăng đoàn cũng chỉ là số lượng chư Tăng Ni, không có ích gì cả. Chất lượng cao mới thực sự quan trọng.
Đôi lúc tôi thấy trong cộng đồng người Tây Tạng, chúng ta đang dường như có nhiều nỗ lực để tăng cường số lượng Tăng Ni. Tôi không thấy điều đó có gì đặc biệt quan trọng. Nói trắng ra, chúng ta thật sự phản đối nguy cơ hiện nay rằng người Tây Tạng bị biến thành thiểu số trên chính đất nước của họ. Hiểm họa này là có thật. Chúng ta cũng được thế giới ủng hộ rất nhiều về vấn đề này. Trong giai đoạn mà nhiều thay đổi diễn ra như vậy, trong khi dân số Tây Tạng thì quá ít, bản thân chúng ta dường như lại góp phần làm giảm dân số đi bằng cách lấy thêm Tăng Ni đến mức mà có quá nhiều. Vì vậy, mặc dù dân số Tây Tạng đã quá thấp, nếu nhận thêm Tăng Ni thì chắc chắn dân số của chúng ta ngày càng suy giảm.
Chúng ta cũng nên nghĩ đến hoàn cảnh của những nơi như là vùng núi Ladakh. Hậu quả của sự thiển cận tột cùng là các giáo hội cả bên trong và ngoài Tây Tạng đều chú trọng đến việc nhất thiết tăng cường số lượng Tăng Ni mà không tập trung tu tập và kỷ luật đối với chư Tăng Ni.
Do đó, trừ phi chúng ta chú ý đến mọi khía cạnh của tình trạng hiện nay, không thì nhất định đây không phải là kỷ nguyên của tiến bộ đối với chúng ta. Tất cả chúng ta nên suy nghĩ trên lập trường quan sát mọi hướng, trước sau, trái phải của chúng ta. Chắc chắn đây không phải là thời gian chúng ta có thể đưa ra quyết định mà chỉ dựa trên cái chúng ta thực sự thấy trước mắt mình. Trong mọi trường hợp, điều tối quan trọng là phải nâng cao chất lượng tu tập và kỷ luật hơn là tăng cường số lượng Tăng Ni.
Như tôi đã nói gần đây, khi giảng dạy về Choejug (Nhập Bồ Tát Hạnh), việc chỉ quen thuộc với Khế kinh [Sutra] và Thần chú [Tantra] thì không được. Đánh trống, đánh chum chọe và biểu diễn cham (điệu múa tôn giáo) theo nghi lễ, trong các màn trình diễn được cho là hành đạo, nhưng lại không nhận ra Tam Bảo (Đức Phật, Giáo Pháp và Tăng Đoàn) thực tế làm cho chúng ta có nguy cơ cầu phước cho bản thân. Chúng ta phải rất thận trọng về điều này. Phật giáo không chỉ được biểu hiện bằng cách đánh trống và đập chũm chọe, và cũng không hề có nghi thức nào mà có thể nâng cao sự sùng đạo. Mặt khác, Phật giáo có nguy cơ trở thành một hệ thống ý tưởng không có nền tảng.
Vì vậy, điều vô cùng quan trọng đối với mọi người là không được để mất cội nguồn của mình. Trong cộng đồng Tây Tạng, ta có thể nhìn thấy nhiều trường hợp người mất gốc và đi loanh quanh bám vào các nhánh. Tóm lại, truyền thống cao quý của việc học tập triết học Phật giáo Tây Tạng tồn tại vào thời của tổ tiên chúng ta nên được ưu tiên duy trì chủ động bởi các Tu viện của chúng ta. Trên cơ sở đó, chư Tăng Ni trong các Tu viện phải bảo đảm chất lượng cao về học và hành cũng như kỷ luật; và do đó phải có khả năng duy trì đức tin đối với cả việc thuyết pháp và hành pháp. Mọi người cần nỗ lực để chúng sinh đạt tiến bộ về kiến thức hiện đại, trên cơ sở đó, giúp chúng sinh có thể hiểu sâu hơn và tìm thấy sự tôn kính đối với Phật giáo. Đây là một trong những điểm quan trọng mà tôi thường xuyên nhắc nhở.
Trong nhiều thập kỷ ở Trung Quốc, đặc biệt trong Cách mạng Văn hoá, khi Tứ Cổ [tập quán, văn hóa, thói quen, tư tưởng cũ] bị phá hủy, đã có rất nhiều vụ ngược đãi, với việc kiên quyết chống lại tôn giáo và văn hoá. Nhưng bản chất con người là cần một nguồn đức tin và hy vọng, và kết quả là, số lượng người theo tín ngưỡng Kitô giáo đang ngày càng tăng. Tương tự số tín đồ Phật giáo cũng phát triển. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, nhiều người lại chú ý tới Phật giáo Tây Tạng. Trong hai thập kỷ qua, đã có nhiều người Hoa quan tâm đến Phật giáo Tây Tạng và nhận sự thuyết pháp từ các vị Đại sư [Lạt ma], Tiến sĩ Triết học Phật giáo Tây Tạng [Geshe], vv. Ngày nay, con số này ngày càng tăng.
Lấy trường hợp trung tâm do Khen Rinpoche Jigme Phuntsog thiết lập. Không chỉ có một số lượng lớn các đệ tử người Hoa ở đó, mà nó còn có một Viện Hàn Lâm hưng thịnh. Nhưng gần đây nó đã bị suy giảm không thể tưởng tượng được, và cuối cùng, ngay cả vị Trụ trì vĩ đại cũng đã qua đời. Đây là một diễn biến đáng buồn. Nhưng, tuy nhiên, không chỉ có rất nhiều sắc tộc người Hoa quan tâm và theo Phật giáo Tây Tạng, mà họ cũng nhận được sự giáo huấn từ các vị Đại sư [Lạt ma], Tiến sĩ Triết học Phật giáo Tây Tạng [Geshe], vv. Đây là những diễn biến rất tích cực và tôi vô cùng biết ơn họ.
Các vị Lạt ma và Ghe-se của Tây Tạng, và các vị đại sư và nhà truyền giáo khác của Phật giáo đều phải ghi nhớ rằng trong giai đoạn này, một sự cân nhắc rất quan trọng cần lưu ý đến là nếu truyền bá và thuyết giảng triết học Phật giáo vì tiền hoặc vì lợi ích vật chất hoặc để sống một cuộc sống xa hoa thì đó là một sai lầm nghiêm trọng. Không chỉ vậy, nếu nhìn từ quan điểm của phước nghiệp và ác nghiệp, thì việc trên sẽ dẫn tới việc buôn bán tôn giáo. Các hành giả sẽ không hành động như thế. Trong mọi trường hợp, những người quan tâm từ các bên cần phải thận trọng.
Có thể đôi lần các vị Lạt ma và các vị Đại sư sẽ cảm thấy mình quan trọng và phát triển cái ngã bị thổi phồng vì sự tin tưởng và hy vọng nhiệt thành gửi gắm nơi họ của các đệ tử trong khi họ cúng dường và quy y. Sự diễn biến như vậy là không tốt chút nào. Như Drom Toenpa đã nói: “Ngay cả khi ta được mọi người tôn sùng nhất. Tốt nhất là giữ mình khiêm nhường. Không nên quên điều này. Trong trường hợp riêng của tôi cũng vậy, tôi đã luôn luôn phải ghi tâm điều này. Bất cứ khi nào người ta tỏ lòng tôn kính với tôi bằng cách gọi tôi là Thánh Đức, tôi luôn luôn hạ mình xuống bằng cách nghiêm túc nhớ rằng: Khi tôi đến gặp bất cứ người nào ở bất cứ nơi nào vì một mục đích nào đó, bằng cách giữ mình khiêm nhã nhất. Một cách thành tâm, tôi đặt người khác lên mức cao nhất. Tôi luôn làm việc này mà không hề buông lơi cố gắng. Bạn cũng nên suy nghĩ và làm như vậy.
Nói chuyện với quý vịvề một khía cạnh đáng buồn trong tình hình hiện nay của chúng ta, gần đây, ở nhiều quốc gia như Đài Loan, Mỹ, Châu Âu, Nga và Mông Cổ, đã có trường hợp các vị Lạt ma Tây Tạng và các vị Đại sư giả mạo đang làm những điều phi tôn giáo. Ở Trung Quốc cũng vậy, nhiều báo cáo đang nói về những vị thầy Tây Tạng giả danh đến từ Tây Tạng. Tất cả điều này là một diễn biến vô cùng bi thảm.
Cái mà ta chứng kiến là những vị Đại sư có khả năng thiên phú lại còn khiêm nhường thu mình; trong khi có những người thuyết giáo giả mạo, không cảm thấy hổ thẹn, tham lam vô đáy và nói dối trắng trợn, táo tợn đeo mặt nạ tôn giáo, thực hiện các hoạt động tôn giáo; và do đó mang lại tai tiếng cho Đạo và đức tin Phật giáo. Trên quan điểm này, mọi người nên hết sức cẩn trọng để đạt được quyết tâm. Điều đặc biệt quan trọng là các vị Đại sư có khả năng thiên phú nên có trách nhiệm phụng sự cho tôn giáo và nhân loại.
Bring Quality Back
into Buddhist Pursuits
In his speech to a large crowd of Tibetans from Tibet given on Mar 27, 2006 at the end of his Monlam teaching in Dharamsala, the Dalai Lama spoke passionately about several issues, one of which was about the need for the concerned Tibetans and Buddhists to bring primary focus on quality when it comes to religious education, discoursing, or practice. The following are relevant excerpts, as translated by the editor.
Most of us Tibetans are poor when it comes to standards of knowledge. Speaking from the religious point of view, there are in our society of six million Tibetans people with astonishing degree of genuine faith in Buddhism. Buddhism is profound, became widespread and has been propagated from generation to generation and has therefore progressed and flourished. As a result, today too, the Snowland of Tibet is almost the only place where on the world stage the entirety of the Mahayana, Hinayana and Tantric teachings of Buddhism could be fully preserved, and where in this world the religious heritage of the Great Nalanda University could be fully kept, defended and spread without a whiff of contamination. In particular, in terms of keeping, defending and spreading the teaching and practice of Buddhism in an integrated manner, Tibet has the most profound tradition and curriculum. Taking the Tibetan society as a whole, the Snowland of Tibet has, through generations over a millennium, been a race of people who preserved Buddhism by keeping, defending and spreading it. Nevertheless, among the general public, it is obvious that knowledge of Buddhism is extremely poor.
In terms of the religious activities in our ecumenical monasteries in Tibet, the main consideration should not be given to the numerical strength of the monks and nuns in them; what is more relevant is that it is extremely important to ensure good qualities of training and discipline in them. Otherwise, if the standards of study and training are poor and the state of discipline too is nothing to talk about, large populations of monks and nuns would only mean too large numbers of such monks and nuns, which is of no help. Good quality is extremely important.
I some times see in the Tibetan community big efforts being seemingly made to enlarge the numbers of monks and nuns. I do not see this as particularly important. To speak bluntly, we do raise protests over the existing dangers of Tibetans becoming a minority in our own land. The danger is real. We also have considerable international support on this. In a period of such great change, when the Tibetan population is dangerously small, we ourselves would seem to be contributing further to the declining number by raising the population of monks and nuns to the point that there would be too many of them. Therefore, if despite the fact that the Tibetan population is already too small, the number of monks and nuns is raised further, the result will surely be a further decline of our population.
We also need to think about the situation in places like Ladakh. It is a failure resulting from extreme short-sightedness that there is an impression that in the ecumenical monasteries both in and outside Tibet great attention is being paid to an imperative to raise the number of monks and nuns, with seeming shortage of focus on the training and discipline of the monks and nuns.
Therefore, unless we think by paying attention to all aspects of the situation today, this is definitely not an era of progress for us. We all should think on the basis of having looked in all directions in our back and front, and to our left and right. It is certainly not a period in which we can make decisions solely on the basis of what we actually see before us. In any case, it is extremely important to uphold the quality of training and discipline as more important than the number of monks and nuns.
Like I said recently, when teaching on Choejug (Bodhisattva way of Life), being familiar with the Sutra and Tantra texts alone won’t do. Ritualistically beating drums, striking cymbals and performing cham (religious dance) in supposed displays of religious practice, but remaining unable to recognize the Three Jewels (The Buddha, Dharma and Sangha) in reality would put us in danger of performing self-blessings. We must be very cautious about it. Buddhism is not revealed merely by beating drums and striking cymbals, and there is no way such rituals can enhance devotion. On the other hand, there is a danger of it becoming a system of ideas without foundation.
So, it is extremely important for everyone not to lose touch with his or her roots. Within the Tibetan community one can see many instances everywhere of people who had lost their roots and go about clinging to branches. To sum up, the noble tradition of the learning of the Tibetan Buddhist philosophy extant in the time of our ancestors should primarily be maintained by our monasteries. On that basis, the monks and the nuns in the monasteries should ensure high quality of study and training as well as discipline and thereby must be able to maintain the faith in both teaching and practice. Everyone needs to make efforts to bring progress within the general public in terms of modern knowledge, and, on that basis, enable people to gain in-depth understanding of Buddhism and thereby find devotion in it. This is one of the important points on which I routinely make appeals.
Over many decades in China, especially during the Cultural Revolution, when the Four Olds were being destroyed, there was a lot of persecution, with opposition to religion and culture being total. But human nature is such that it needs a source of faith and hope, and, as a result, the number of followers of the Christian faith is witnessing high growth. The number of people practising the Buddhist faith, too, is growing likewise. Especially, in the recent period, many people have been turning their attention to Tibetan Buddhism. Over the last two decades, there have been many Chinese people paying attention to Tibetan Buddhism and receiving teachings from Tibetan Lamas, Geshes, etc. Today, this number is increasing ever more.
Take the case of the seat set up by Khen Rinpoche Jigme Phuntsog. Not only were there a large number of ethnic Chinese disciples there, but it also had a flourishing academy. But it suffered unimaginable decline recently and, ultimately, even the great abbot himself passed away. This was an immensely sad development. But, still, not only are there so many ethnic Chinese taking interest in and following Tibetan Buddhism, but they are also receiving teachings from Tibetan Lamas, Geshes, etc. These are highly positive developments and I greatly appreciate them.
The Lamas and Geshes of Tibet, and other teachers and propagators of Buddhism must all bear in mind that in this period one very important consideration to be borne in mind is that it would be a grave error to propagate and teach Buddhism for the purpose of monetary or material gains or for the purpose of living a life of luxury. Not only that, when looked at from the point of view of the karmas of merit and sin, this would amount to merchandizing religion. Practitioners of religion would not act like that. In any case, concerned persons from all sides need to exercise caution.
It is possible that some times Lamas and religious masters will feel a sense of being important and develop an inflated ego on the basis of very strong faith and hope reposed in them by believers as they make offerings and pay obeisance. Such developments are not at all good. As Drom Toenpa has said: Even if one were held in the highest esteem by everyone/ It is better to hold oneself in subdued humility. One should never forget this. In my own case too, I have constantly been keeping this in mind. Whenever people show great obeisance to me by addressing me as His Holiness, I always humble myself by earnestly recalling thus: Wherever and whomsoever I go to for whatever purpose,/ by holding myself the humblest of all,/ may I hold others, in all sincerity,/ to the highest level. I do this at all times without any relaxation of effort. You too should think by doing likewise.
To speak to you about a sad aspect in our situation today, recently, in many countries such as Taiwan, America, Europe, Russia and Mongolia, there have been cases of fake Tibetan lamas and religious masters doing irreligious things. In China too, reports have been emerging about fake Tibetan religious masters coming from Tibet. All this is an extremely tragic development.
What one witnesses is of well endowed and capable religious masters remaining in meek withdrawal while there are out there fake religious masters who, devoid of all sense of shame, and brimming with greed and talking naked falsehood, wear the mask of religion with great audacity, carry out irreligious activities and thereby bring disrepute to the Buddhist religion and faith. In view of this, everyone should exercise utmost care to gain purposive determination. It is especially important that the well-endowed religious masters should assume the responsibility to serve the religion and humanity.
___________________________________________________