Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook Twitter Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook Twitter Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Giới thiệu – Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Home»PHẬT HỌC»Đức Đạt Lai Lạt Ma 14: Cây che chở của Duyên khởi
    PHẬT HỌC

    Đức Đạt Lai Lạt Ma 14: Cây che chở của Duyên khởi

    02/03/20218 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Email
    trong cay
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Cây che chở của Duyên khởi:
    Sự Quán chiếu của tu sĩ Phật giáo về Trách nhiệm sinh thái

    Trong những chuyến công du của tôi đến các quốc gia trên khắp thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, tôi thấy những người ham mê lạc thú, và những người khổ đau. Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ dường như đã đạt được ít hơn nhiều so với cải tiến số; sự phát triển thường mang một chút ý nghĩa là; càng ngày càng có nhiều ngôi biệt thự ở trong nhiều thành phố. Kết quả là sự cân bằng sinh thái – nền tảng chính của cuộc sống trên trái đất – đã bị ảnh hưởng rất nhiều.

    Mặc khác, trước đây người Tạng sống một cuộc sống hạnh phúc trong những điều kiện thiên nhiên, không ô nhiễm. Ngày nay, toàn thế giới – bao gồm cả Tây Tạng – sự suy thoái sinh thái đang nhanh chóng vượt quá giới hạn. Tôi hoàn toàn tin rằng, nếu tất cả chúng ta không nỗ lực phối hợp, với một trách nhiệm bao quát, chúng ta sẽ thấy sự suy thoái dần dần của hệ sinh thái mong manh yểm trợ cho chúng ta, dẫn đến một sự suy thoái không thể thay đổi được và không thể thu hồi được của Trái Đất – hành tinh của chúng ta.

    Đây là những vần thơ đã được sáng tác ra để nhấn mạnh mối quan tâm sâu sắc của tôi, và để kêu gọi mọi người quan tâm liên tục nỗ lực bảo tồn và cứu chữa sự suy thoái môi trường của chúng ta.

    dat lai lat ma 14a

    1. Kính lễ Đức Như Lai
    Sanh từ họ Iksva-ku
    Quy mạng Vô Thượng Tôn
    Chứng nhập pháp giới tánh
    Thấu rõ tánh duyên khởi
    Giữa hữu tình, vô tình
    Sanh tử và Niết Bàn
    Tán loạn và bất động.
    Vì từ bi, nhân đức
    Dạy pháp cho chúng con
    Và cả cõi thế gian.

    2. Kính lễ Đức Quan Âm
    Hiện thân của từ bi
    Của tất cả chư Phật
    Chúng con xin cầu Ngài
    Giúp con tinh tấn mãi
    Trên bước đường tu học
    Chứng nhập thực tánh pháp
    Thoát khỏi vòng vô minh.

    3. Tâm chúng con nhiễm nặng
    Chấp chặc tự ngã kia
    Từ vô thỉ kiếp trước.
    Vì nghiệp chướng si mê
    Của tất cả chúng sanh
    Hủy hoại và tàn phá,
    Làm ô nhiễm môi trường.

    4. Những ao hồ trong mát,
    Dần bị ô nhiễm nặng.
    Màn trời trong tự nhiên (tầng Ozon)
    Bị cháy ở nhiều nơi,
    Chúng sanh khổ vì bệnh
    Chưa từng thấy trước đây.

    5. Những núi tuyết bất diệt,
    Lộng lẫy và huy hoàng,
    Tan dần thành nước xiết.
    Những đại dương hùng vĩ,
    Mất cân bằng mãi mãi,
    Nhấn chìm những đảo xanh.

    6. Thủy tai cùng phong tai,
    Tàn phá không giới hạn.
    Sức nóng làm khô cằn
    Những cánh rừng tươi tốt.
    Môi trường bị nhiễm mặn,
    Từ đại dương mênh mông.

    7. Dù người có giàu sang,
    Cũng không mua được khí
    Trong lành như thuở xưa.
    Mưa và sông suối thảy,
    Cũng bị ô nhiễm luôn,
    Nguồn nước cũng bị nhiễm
    Khó mà khôi phục lại.

    8. Loài người và vô lượng,
    Chúng sanh trên đất liền,
    Cũng như ở dưới nước,
    Quay cuồng trong khổ đau,
    Do bệnh tật quái ác.
    Tâm chúng mờ lu dần,
    Với hôn trầm, thùy miên,
    Và vô minh nặng nề.
    Niềm hỷ lạc giải thoát,
    Vẫn còn xa, xa lắm.

    9. Chúng ta làm nhiễm ô
    Không cần sự che chở
    Của người mẹ thiên nhiên.
    Đốn sạch sẽ cây cối,
    Nuôi lòng tham hạn hẹp
    Biến đất đai màu mỡ
    Thành sa mạc khô cằn.

    10. Các công trình nghiên cứu
    Y học và thiên văn
    Cũng đã chứng minh rằng
    Bản chất nội tâm ta,
    Có quan hệ mật thiết
    Với môi trường xung quanh.

    11. Trái đất là nhà chung
    Của muôn loài chúng sanh,
    Bình đẳng không thiên vị
    Dù hữu tình, vô tình.
    Chính Đức Phật đã thuyết,
    Lời chân chánh như vậy
    Với trước sự chứng minh
    Của Quả đất – Đại Địa.

    12. Đức Phật – bậc cao quý
    Thấy được lòng từ mẫn
    Của mẹ thiên nhiên kia
    Và tỏ lòng biết ơn
    Với trái đất vĩ đại
    Nơi bình đẳng dưỡng nuôi
    Chúng hữu tình, vô tình.
    Chính nơi này nên được
    Chăm sóc với tấm lòng
    Yêu thương và quan tâm.

    13. Xả rác làm nhiễm ô,
    Tứ đại trong tự nhiên,
    Và hủy hoại sự sống
    Của nhân loại đang có.
    Cần phải chú ý đến
    Những hành động của mình
    Để mang lại lợi ích
    Cho muôn loài chúng sanh.

    14. Đức Phật bậc đại giác,
    Đản sanh dưới gốc cây,
    Cũng chính dưới bóng cây,
    Ngài vượt mọi tham ái,
    Và đạt được giác ngộ,
    Ngài cũng nhập Niết Bàn,
    Trong rừng cây Sa-la.
    Đức Phật đã bày tỏ
    Lòng quý trọng cây cối.

    15. Nơi đây Đức Văn Thù
    Đã hóa thân thị hiện,
    Thân rực rỡ của Ngài
    La-ma Tông Khách Ba
    Biểu thị cho cây trầm
    Có hàng trăm ngàn tượng
    Của Đức Phật vĩ đại.

    16. Hàng thiên nhân xuất thế
    Cùng chư thần địa phương,
    Và hương linh vô hình
    Thường sống tại thân cây.

    17. Dưỡng cây cối xum xuê
    Sẽ có không khí sạch
    Duy trì cuộc sống này.
    Mỗi khi thấy cây xanh
    Tâm ta an lạc hơn.
    Dưới bóng cây mát đó
    Là nơi nghỉ tuyệt vời.

    18. Trong Luật tạng Phật dạy:
    Chư Tỳ Kheo chăm sóc
    Cả những cây mỏng manh.
    Từ đây ta học được,
    Công đức của việc trồng
    Và chăm sóc cây xanh.

    19. Đức Phật đã ngăn cấm
    Chư Tỳ Kheo tự mình,
    Hay sai người cắt cây,
    Phá hủy những hạt giống,
    Làm cỏ xanh khô héo.
    Chính điều này giúp ta
    Yêu thương và bảo vệ
    Môi trường của chúng ta.

    20. Các cõi trời thường nói,
    Cây phát ra phước đức
    Của Phật Đà Thích Ca,
    Cũng phát vi diệu âm,
    Những pháp môn vi diệu
    Như giáo pháp vô thường.

    21. Chính cây mang mưa đến
    Giữ phì nhiêu cho đất.
    Cây Kal-pa-ta-ru,
    Viên mãn những mong cầu,
    Cho chúng sanh muôn loài,
    Thực sự trụ nơi này
    Trái đất của chúng ta.

    22. Vào thuở xa xưa đó,
    Tổ tiên ta ăn quả,
    Mặc lá của cây rừng,
    Dùng cây rừng cọ xát
    Để lấy lửa sử dụng,
    Sống dưới tán lá cây
    Để tránh những hiểm nguy.

    23. Thậm chí trong thời nay,
    Thời khoa học công nghệ,
    Cây cung cấp nhà ở,
    Ghế cho ta an tọa,
    Và giường cho ta nằm.
    Khi tâm bị bốc cháy
    Bởi ngọn lửa sân hận,
    Gây các cuộc xung đột.
    Thì cây mang mát mẻ,
    Khiến tâm kia tỉnh lại.

    24. Trong cây có âm vang
    Của muôn loài chúng sanh
    Sống trên quả đất này.
    Khi trái đất tan biến,
    Cõi đất được đặt tên
    Theo giống cây Diêm Phù,
    Lúc đó sẽ chỉ có
    Cảnh hoang mạc tồi tàn.

    25. Không gì thân yêu bằng
    Mạng sống của chúng sanh.
    Nhận thấy được điều này,
    Trong Luật tạng Phật dạy,
    Không dùng nước có trùng.

    26. Ở những nơi hẻo lánh
    Ở Hy Mã Lạp Sơn
    Vùng đất của Tây Tạng.
    Từ thuở xưa đã có
    Cấm săn bắn, câu cá
    Và trong các thời kỳ,
    Thiết kế những công trình,
    Các truyền thống thế này
    Lại trở nên cao quý,
    Vì nó đã bảo trì,
    Trân quý bao sinh mạng,
    Của những loài yếu đuối,
    Bất lực, không tự vệ.

    27. Chơi đùa với mạng sống
    Của loài hữu tình khác
    Như hoạt động thể thao
    Săn bắn và câu cá,
    Là bạo lực với chúng.
    Điều này không cần thiết
    Vì vi phạm quyền lợi
    Của tất cả chúng sanh.

    28. Ân cần với thiên nhiên
    Và tất cả sinh vật,
    Nương tựa nhau mà sống
    Cả hữu tình, vô tình.
    Ta không nên lơ là
    Phải luôn luôn nỗ lực
    Giữ gìn và bảo tồn
    Năng lượng của tự nhiên.

    29. Ta nên tổ chức hội
    Trồng cây trong mỗi năm.
    Với tinh thần trách nhiệm
    Phụng sự cho chúng sanh
    Đem lại những lợi ích,
    Và an lạc rộng lớn
    Cho tất cả chúng sanh.

    30. Nguyện việc tốt lành này
    Làm giảm những việc ác,
    Và những điều sai trái,
    Nuôi dưỡng và làm tăng
    Phồn vinh cho thế giới.
    Nguyện điều này tiếp thêm
    Năng lượng cho hữu tình,
    Và giúp chúng thành công.
    Nguyện vô lượng an lạc,
    Và vô lượng kiết tường,
    Rải đều khắp muôn phương

    Bài thơ này được phổ biến nhân dịp Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tặng một tượng Phật cho nhân dân Ấn Độ và để đánh dấu ngày khai mạc Hội nghị Quốc tế về Trách nhiệm Sinh thái: Cuộc Đối thoại với Đạo Phật ngày 02 tháng 10 năm 1993 tại New Delhi ( Một quyển thơ, bằng tiếng Tạng và tiếng Anh được phát hành bởi Tibet House, New Delhi)

    Dalai Lama Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleDẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT: Trung Đạo | Tranh Luận và Khoan Dung: Th.19 Giáo điều, nguồn gốc tranh chấp
    Next Article Tôn Thất Thiện: Liêm sỉ: Vấn đề cơ bản của Việt Nam ngày nay

    Bài viết liên quan

    Huỳnh Kim Quang dịch: Ngài Thế Thân: Cuộc đời, Tác phẩm, Duy Thức, và Những tranh luận

    02/08/2022

    HT Thích Thái Hòa: Ý nghĩa pháp duyên khởi

    01/08/2022

    Thích Tâm Nhãn: Đọc để thay đổi nhận thức

    01/08/2022
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    HT Thích Mãn Giác: Chim bay về núi

    13/08/2022

    HT Thích Nguyên Siêu: Vu Lan về, Mẹ là nguồn thi ca vô tận

    12/08/2022

    Quảng Tánh: Hạnh Hiếu thế thường của vị tỷ-kheo

    11/08/2022

    Thích Tâm Nhãn: “Sắc phục Tăng lữ” – Chặng đường tìm lại cội nguồn

    10/08/2022
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Phật Giáo Úc Châu

    Thư Viện Hoa Sen

    Thư Viện Số Hóa Kinh Sách

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    Rộng Mở Tâm Hồn

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2022, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version