Close Menu
Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook X (Twitter) Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
      • Chuyên mục khác
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Giới thiệu – Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Trang chủ » DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT: Trung Đạo | Tranh Luận và Khoan Dung: Th.19 Giáo điều, nguồn gốc tranh chấp

    DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT: Trung Đạo | Tranh Luận và Khoan Dung: Th.19 Giáo điều, nguồn gốc tranh chấp

    02/03/20215 Mins Read
    Common Buddhist Text
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Tranh Luận và Khoan Dung

    Th.19 Giáo điều, nguồn gốc tranh chấp

    Những bài kệ sau đây trích từ bốn bài kinh của một phần trong Kinh Tập (Sutta-nipāta) gọi là Phẩm Tám (Aṭṭhaka- vagga). Phần này là một bản kinh có rất sớm, vì được trích dẫn trong một số kinh điển sơ kỳ khác; đặc biệt nhấn mạnh việc không bám chấp vào các quan điểm và ý kiến.

    Nhiều người nói lên với ác ý, những người khác nói ý chân thật. Mâu-ni không dự phần tranh cãi, do vậy Mâu-ni không chướng ngại.

    Làm sao tự mình vượt tà kiến,[1]Chữ Pāli diṭṭhi, Anh dịch: dogmatic view: quan điểm giáo điều (đây được dịch là ‘tà kiến’). Phật dùng từ này để chỉ cho tất cả những quan điểm tư … Continue reading bị dục lôi kéo bám sở thích, tự mình tư duy thành định kiến, tuyên thuyết giáo điều như tư duy.

    Những ai do vọng tưởng phân biệt, tôn sùng hành bất tịnh hữu vi, thấy đó có lợi cho tự thân, bám chặt những gì không ổn định.

    Tỳ-kheo tu tối thắng tịch diệt, không khoe ta có giới như vậy, không đề cao những gì trong thế gian, những điều thiện nhân chê phi thánh.

    Những ai bám chặt vào các pháp, không dễ siêu việt các kiến chấp, cho nên kẻ nào trụ trong đó, người ấy xả chánh, thủ tà pháp.

    Họ nói duy chỉ đây thanh tịnh, trong các pháp khác không thanh tịnh, y chỉ điều này nói đây tịnh, mỗi mỗi tự nói thuyết ta tịnh.[2]Ý kiến chủ quan mà người ta thường có xu hướng bám chấp, coi như sự thật khách quan.

    Vào giữa đại chúng muốn thuyết lý, chúng đối địch nhau, gọi nhau ngu; y chỉ tự tông mà tranh luận, tự khen tự nói ta thiện xảo.

    Ta bằng, ta hơn, hoặc ta kém: ai nghĩ như vậy khởi đấu tranh; ai không dao động ba thứ này, không nghĩ ta bằng, hay hơn, kém.

    Bà-la-môn nói gì đều đúng? Hay sai? Vì vậy gây đấu tranh. Với ai không nghĩ bằng, không bằng, người ấy do đâu gây tranh luận?

    Những ai lìa tưởng, không hệ phược, những ai tuệ giải thoát không si.

    Những kẻ chấp tưởng và chấp kiến, đi khắp thế gian để tranh cãi.

    Mỗi mỗi chấp riêng kiến giải mình, kẻ khéo tranh cãi, quyết nhiều lý: “Ai nói như vầy là biết pháp. Ai chê, người ấy không rốt ráo.”

    Như vậy chấp riêng rồi tranh cãi, chê người khác ngu, không thiện xảo.

    Tất cả đều nói ta thiện xảo, vậy ai trong đó thuyết như thật? Không khứng nhận pháp của người khác, chê ngu, thấp kém, tuệ hạ liệt

    Tất cả đều ngu, tuệ hạ liệt. Tất cả chấp riêng kiến giải mình.

    Nếu theo kiến riêng mà thanh tịnh, trí giả thiện xảo tuệ cực tịnh; thế thì không ai tuệ hạ liệt, vì mọi kiến giải đều rốt ráo. Ta không nói điều này như thật, hỗ tương đối địch gọi nhau ngu. Mỗi chấp kiến riêng là sự thật, nên nói kẻ khác là ngu si. Điều mà người này nói như thực, người khác cho là hư ngụy, dối. Như vậy chúng tranh chấp tranh luận; sao các sa-môn không nhất trí?

    Sự thật chỉ một không có hai, trong đó biết rõ, không tranh cãi. Tự khen chân lý thành lắm loại; vì vậy sa-môn không nhất trí.[3]Cần lưu ý ở đây rằng tuyên bố của đức Phật rằng có một chân lý (sự thực, hoặc thực tại: sacca) và không có cái thứ hai, không có ý định khẳng … Continue reading

    Tự xưng thiện xảo các luận thuyết, sao nói sự thật có lắm loại? Phải chăng sự thật nhiều sai biệt, hay chỉ tùy niệm theo suy lý?

    Trong đời, sự thực vốn thường hằng, không nhiều sai biệt, trừ do tưởng[4]saññā: Anh dịch: perception (tri giác). Căn nguyên giác quan của nhiều cấu trúc (phân biệt) về chân lý được ghi chú ở đây, chỉ ra rằng ngoại trừ do tưởng … Continue reading. Suy lý vọng tưởng trong các kiến, phân biệt thành hai: đúng, hoặc sai.

    The Duṭṭhaṭṭhaka, Pasūra, Māgandhiya and Cūḷa-viyūha Suttas: Sutta-nipāta 780–787, 824–825, 842–847, 878–886, dịch Anh P.D.P.

    Tranh luan va khoan dung

    _________________________

    THỈNH SÁCH
    PHẬT ĐIỂN PHỔ THÔNG
    DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT

    Chủ Biên:
    LÊ MẠNH THÁT | TUỆ SỸ

    logo HTPV

     [+]

    References
    ↑1 Chữ Pāli diṭṭhi, Anh dịch: dogmatic view: quan điểm giáo điều (đây được dịch là ‘tà kiến’). Phật dùng từ này để chỉ cho tất cả những quan điểm tư biện được biết đến trong thời đại của Ngài. Kinh Phạm Võng (Brahmajāla Sutta) của Trường Bộ (Dīgha-nikāya) nêu tất cả có sáu mươi hai (hay đúng hơn là 62 cơ sở cho các quan điểm thuộc tầm mức thấp hơn), nhằm liệt kê đầy đủ các giáo điều biện luận về nguồn gốc của tồn tại (sáng thế vũ trụ luận) và định mệnh cuối cùng của chúng sanh (thế mạt luận).
    ↑2 Ý kiến chủ quan mà người ta thường có xu hướng bám chấp, coi như sự thật khách quan.
    ↑3 Cần lưu ý ở đây rằng tuyên bố của đức Phật rằng có một chân lý (sự thực, hoặc thực tại: sacca) và không có cái thứ hai, không có ý định khẳng định chân lý tuyệt đối, mà là để chứng minh rằng chứng ngộ Niết-bàn tịch tĩnh, từ tri kiến của Phật, là một thực tại có thể thấy được, thế thì không có gì để tranh luận.
    ↑4 saññā: Anh dịch: perception (tri giác). Căn nguyên giác quan của nhiều cấu trúc (phân biệt) về chân lý được ghi chú ở đây, chỉ ra rằng ngoại trừ do tưởng (saññā) không thể có nhiều thứ chân lý (sự thực) khác nhau. Saññā đại biểu cho minh giải chủ quan của những gì được đưa ra ngang qua các quan năng nhận thức giác quan; để có hiểu biết chân thật, saññā cần được hướng dẫn tường tận bởi minh trí.
    Common Buddhist Text Dẫn vào tuệ giác Phật
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleCommon Buddhist Text [7b] Part I: The Buddha | Chapter 1: The Life Of The Historical Buddha | Conception, birth and early life
    Next Article Đức Đạt Lai Lạt Ma 14: Cây che chở của Duyên khởi

    Bài viết liên quan

    Võ Quang Nhân dịch: Tinh hoa triết học Phật giáo Ấn-độ – Xác lập yếu nghĩa giảng luận

    25/11/2023

    HT Thích Tuệ Sỹ: Tuổi trẻ lên đường

    30/10/2023

    HT Thích Tuệ Sỹ: Tựa “Tìm hiểu Trung Luận – Nhận Thức và Không Tánh” của GS. Hồng Dương Nguyễn Văn Hai

    26/10/2023
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Toại Khanh: Ai điếu Hòa thượng Tuệ Sỹ

    04/12/2023

    Nguyên Giác: Thầy Tuệ Sỹ: Như Voi Giữa Trận Tiền

    04/12/2023

    Nguyên Siêu: Tuệ Sỹ đạo sư, Người đã ra đi mà vết tích chưa nhòa

    04/12/2023

    Võ Quang Nhân: Khảo luận Nālandā: Truyền Thừa, Truyền Nhân và Giáo Pháp (PDF)

    02/12/2023

    Tâm Huy Huỳnh Kim Quang: Xưng tán Ân Sư, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

    02/12/2023

    Điện Phân Ưu về sự viên tịch của Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ

    01/12/2023

    Nguyệt san Chánh Pháp số 145 | tháng 12.2023

    01/12/2023

    Tiểu Lục Thần Phong: 15 bài thơ dâng Thầy

    01/12/2023

    Từ Niệm: Người đi

    01/12/2023

    Khất sĩ Thích Giác Chinh: Điếu văn thành kính tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Tuệ Sỹ Thích Nguyên Chứng

    01/12/2023
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Phật Giáo Úc Châu

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Thư Viện Hoa Sen

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2023, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version