Hôm nay và Ngày mai
Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ – Sáng nay, Janis Martins Skuja của Hiệp hội Latvia dành cho Tây Tạng đã chào mừng Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đến với cuộc hội thảo trực tuyến trên web do liên minh các cá nhân và tổ chức từ các Quốc gia vùng Baltic tổ chức.
Ngài trả lời,
“Tôi đã đến thăm các quốc gia vùng Baltic vài lần. Một trong những lý do tôi đến thăm Latvia gần đây hơn là để giảng dạy cho các Phật tử Nga. Chuyện xảy ra là – có một lần, sau khi tôi dạy cho một nhóm người Nga ở Delhi, một người trong số họ đã nói với tôi rằng có nhiều người ở Nga muốn theo học, nhưng không đủ khả năng đến Ấn Độ. Tôi rất cảm động. Thế nên chúng tôi đã xem xét đến việc giảng dạy của tôi ở Latvia – nơi mà dễ dàng hơn để cho người Nga được tiếp cận. Người Latvia và các quan chức của họ đã ủng hộ ý tưởng này; và họ chăm sóc tôi rất tốt, tôi muốn bày tỏ sự cảm kích sâu sắc của mình đối với sự quan tâm của họ.
“Hiện nay, liên quan đến vấn đề luân lý và đạo đức, theo các truyền thống tôn giáo khác nhau, đạo đức bắt nguồn từ đức tin. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể đề cập đến đạo đức thế tục. Những điều này liên quan đến toàn thể nhân loại. Tất cả bảy tỷ con người đang sống hiện nay – về cơ bản là giống nhau, và chúng ta phải cùng chung sống với nhau.
“Trong quá khứ, chúng ta bị cuốn vào chiến tranh và bạo lực. Chúng ta đã dành thời gian, công sức và tiền bạc để phát triển vũ khí – đó là điều vô cùng đáng tiếc. Và chúng ta là những động vật thuộc quần thể xã hội. Các nhà khoa học chỉ ra rằng chúng ta phụ thuộc vào cộng đồng mà chúng ta đang sống; và có mối quan tâm tự nhiên đến các thành viên của cộng đồng đó. Họ chính là nguồn hạnh phúc của chúng ta.
“Đôi khi ý thức quan tâm của chúng ta đối với cộng đồng rộng lớn hơn đã bị giảm sút; và chúng ta chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ hẹp hơn về khía cạnh “chúng tôi” và “bọn họ”. Điều này đã khiến cho chúng ta đánh đấu nhau và giết hại lẫn nhau. Nhưng ngày nay không còn có cơ sở cho những suy nghĩ về ‘chúng ta’ và ‘bọn họ’ nữa. Tất cả bảy tỷ người trong chúng ta không những phải sống cùng nhau mà còn phải giúp đỡ lẫn nhau nữa. Từ quan điểm này, đạo đức liên quan đến việc chăm sóc toàn thể nhân loại ở đây và bây giờ. Nó không liên quan đến Đức Chúa hay Đức Phật, nó có nghĩa là tất cả mọi người đều là anh chị em của chúng ta. Đó là về việc trưởng dưỡng lòng nhân ái.
“Những ngày này, ngoài những vấn đề chung của chúng ta, ta còn phải đối mặt với những mối đe dọa như sự nóng lên toàn cầu ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Trong những hoàn cảnh như vậy, điều quan trọng là chúng ta phải học cách chung sống với nhau một cách hòa bình và hạnh phúc. Chẳng hạn như – chúng ta không cần phải phát triển những vũ khí tinh vi hơn hoặc mạnh mẽ hơn. Chúng ta cần phải sống trong hòa bình, cần phải ý thức về tính duy nhất của nhân loại.
“Và tôi tin tưởng rằng, người dân ở các nước vùng Baltic, Latvia, Lithuania và Estonia, có tiềm năng to lớn để thúc đẩy sự công nhận rộng rãi về tình huynh đệ của nhân loại. Khi còn là một đứa bé, tôi đã học về thế giới bên ngoài từ những cuốn sách và tạp chí minh họa, và tôi nhận thức được cách mà một quốc gia lớn hơn đã bóc lột các quốc gia vùng Baltic. Nhưng mọi thứ đã thay đổi và cuối cùng tôi đã có thể đến đó để viếng thăm.
“Điều tôi muốn nhấn mạnh là, đạo đức bắt nguồn từ sự ý thức về tính đồng nhất của con người – là nguồn hạnh phúc. Chiến tranh đã lỗi thời. Vũ khí cũng đã lỗi thời và là một sự lãng phí về tiền bạc và tài nguyên. Tôi cũng có cảm giác rằng, các quốc gia nhỏ hơn có thể có nhiều cơ hội hơn các quốc gia lớn hơn – để đóng góp vào nền hòa bình thực sự trên thế giới ”.
Khi trả lời các câu hỏi của khán giả ở cả ba quốc gia vùng Baltic, Ngài bày tỏ sự quan tâm đối với các anh chị em của mình, những người đã phải chịu đựng bằng nhiều cách trong đại dịch Covid-19. Ngài bày tỏ sự ngưỡng mộ rất sâu sắc đối với cách mà các bác sĩ và y tá đã chăm sóc cho những bệnh nhân trong sự chăm sóc của họ. Ngài nói rằng với tư cách là một Tăng Sĩ Phật giáo, Ngài cầu nguyện mỗi ngày rằng mong cho người bệnh sẽ sớm được bình phục và đại dịch sẽ chóng tiêu trừ. Ngài đặc biệt cầu nguyện đến nữ thần Tara và trì tụng thần chú của Ngài.
Khi được hỏi làm thế nào để mọi người có thể học cách tự chuyển hoá bản thân, Ngài nhận xét rằng, con người có bộ não đặc biệt nhạy bén. Ngài đề nghị, chúng ta không nên sử dụng nó để phân chia thành “chúng ta” và “bọn họ”. Ta phải đảm bảo rằng, nền giáo dục sẽ đề cập nhiều hơn về các giá trị cơ bản của con người – nuôi dưỡng mối quan tâm đối với toàn thể nhân loại.
“Nền giáo dục hiện đại chủ yếu hướng về mục tiêu vật chất, nhưng chúng ta có thể học hỏi một cách hữu ích từ kiến thức Ấn Độ cổ đại về phương cách hoạt động của tâm thức và cảm xúc. Bao hàm trong sự hiểu biết này, là tinh thần bất bạo động và lòng từ bi, chúng ta có thể đưa cả hai điều này vào hệ thống giáo dục hiện tại một cách hiệu quả.
“Nhiều nhà khoa học ngày nay đang nghiên cứu về sức khỏe tinh thần và quan tâm đến các phương pháp để đạt được sự an lạc nội tâm. Một phần của điều này liên quan đến vệ sinh cảm xúc – một mối tương quan về mặt tinh thần của vệ sinh thân thể mà chúng ta bảo vệ sức khỏe của mình. Nó liên quan đến việc học cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực như sự tức giận và sợ hãi. Nó còn đòi hỏi cần phải nuôi dưỡng những cảm xúc mang tính xây dựng như lòng nhân ái và tâm từ bi”.
Ngài quan sát thấy rằng trong quá khứ, nhiều nơi đã bị thống trị bởi sự hiện diện của quân đội. Tuy nhiên, ngày nay, khi nền dân chủ đầy ý nghĩa đang tiếp tục phát triển; và cùng với đó là sự quan tâm thực sự của xã hội, mọi thứ đang được cải thiện. Nhiều thành của viên công chúng mong muốn giảm bớt khoảng cách giữa giàu và nghèo. Các cá nhân ngày càng có trách nhiệm hơn đối với hạnh phúc của tất cả mọi người.
Mọi người nhìn vào cảm giác và kinh nghiệm của bản thân để quyết định khi nào thì nên hành động – hơn là chờ người khác ra lệnh hoặc hướng dẫn. Cảm xúc là một phần của tâm thức. Kiến thức Ấn Độ cổ đại, được lưu giữ trong Truyền thống Nalanda, đã cung cấp những lời giải thích chi tiết về phương cách hoạt động của tâm thức và cảm xúc. Nó được tái hiện trong một số cuốn sách hay mà chúng ta có thể nghiên cứu để học cách trở thành những cá nhân ôn hòa, điềm tĩnh hơn.
Ngài ám chỉ đến sự phát triển vượt bậc về nguồn thông tin có sẵn ngày nay đối với tất cả mọi người qua một chiếc điện thoại thông minh. Ngài cảnh báo rằng chúng ta không nên bị đánh lừa bởi các báo cáo xuyên tạc; và cũng nêu lên sự nguy hiểm của việc tự do ngôn luận vô trách nhiệm. Ngài khuyên rằng khi mọi người trở nên được giáo dục tốt hơn và sáng suốt hơn, thì những kẻ rao bán những thông tin xuyên tạc sẽ bị tiết lộ và bị sỉ nhục. Ngài lưu ý rằng ngay cả những quốc gia vĩ đại cũng có thể nói dối.
Ngài nói, cho dù chúng ta có muốn hay không đi nữa, nhưng bởi vì chúng ta phải chung sống cùng nhau trên một hành tinh này, cho nên chúng ta cần nhận ra rằng, những sự khác biệt như đức tin, màu da hay chủng tộc chỉ là điều thứ yếu khi so sánh với thực tế rằng tất cả chúng ta đều là con người. Vì sự bình đẳng cơ bản này cho nên chúng ta cần phải giảm thiểu và xóa bỏ khoảng cách giữa giàu và nghèo. Chúng ta cần một xã hội được dựa trên các nguyên tắc đạo đức.
Ngài nhận xét: “Tôi lạc quan cho rằng mọi thứ đang thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn.”
Được hỏi về vị trí của Cơ đốc giáo và Phật giáo trong thế kỷ 21, Ngài không khuyến khích về việc phụ thuộc quá nhiều vào những lối tư duy xưa cũ. Ngài nhận xét rằng khi giảng dạy về Phật giáo ngày nay, Ngài không chỉ có lặp lại những gì đã nói trong quá khứ. Ngài khen ngợi về việc có một cái nhìn khoa học hơn dưới ánh sáng của lý trí. Điều này không ảnh hưởng đến thông điệp cốt lõi của lòng nhân ái. Đối với các Kitô hữu, Đức Chúa – giống như một người cha nhân hậu – là Đấng đã tạo nên con cái, các anh chị em, tất cả loài người.
Ngài đề cập rằng, theo quan điểm của Ngài, truyền thống Tây Tạng vẫn còn bao gồm quá nhiều nghi lễ vô nghĩa. Ngài nhắc lại rằng, dù quan điểm triết học của họ có thể khác nhau đến mức nào, nhưng thông điệp chủ yếu của tất cả các truyền thống tôn giáo là tầm quan trọng của lòng nhân ái. Ở đâu có lòng nhân ái, ở đó có sự tha thứ phát khởi một cách tự nhiên. Có lòng nhân ái sẽ làm cho những cá nhân hạnh phúc, những gia đình hạnh phúc và những cộng đồng hạnh phúc. Và việc đào tạo lòng nhân ái có thể được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông.
Ngài nói với một người muốn biết cách đối đầu với những thử thách và khó khăn rằng, hãy làm theo lời khuyên của một bậc thầy Ấn Độ ngày xưa. Vị ấy đã khuyến nghị rằng, nên phân tích vấn đề để khám phá xem nó có thể được giải quyết hay không. Nếu có một giải pháp, thì đó là phương hướng để thực hiện theo. Nếu không có giải pháp và không thể khắc phục được vấn đề, thì điều tốt nhất là hãy để nó như vậy và nên chấp nhận tình huống như nó là.
Khi trả lời câu hỏi về mục đích thực sự của cuộc sống, Ngài tuyên bố rằng, yếu tố chính là tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, điều này góp phần mang lại hạnh phúc và trạng thể sức khỏe tốt. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng, những cảm xúc như tức giận và sợ hãi sẽ phá hủy sự bình yên trong tâm hồn của chúng ta, trong khi lòng từ bi và sự quan tâm đến người khác sẽ giúp làm vững mạnh thêm niềm an lạc nội tâm. Do đó, quý vị nên khám phá cách làm thế nào để xử lý cơn tức giận và cách để làm tăng trưởng lòng vị tha. Chúng ta cần sử dụng trí thông minh của mình. Nguồn hướng dẫn về những phương pháp ấy có thể được lưu giữ trong các bản văn tôn giáo, nhưng những lời khuyên trong đó có thể được áp dụng một cách khách quan trong bối cảnh của thế tục.
Uldis Budrikis – một nghị sĩ Latvia và đồng thời cũng là Chủ tịch Nhóm Hỗ trợ Tây Tạng trong Quốc hội Latvia – đã cảm ơn Ngài về bức thông điệp của niềm hy vọng và sự yên bình của Ngài. Thay mặt cho Hiệp hội Latvia vì Tây Tạng, ông thưa với Ngài rằng, ông có nhiều bạn bè ở Latvia và các nước vùng Baltic, những người đã hiểu được cuộc đấu tranh của nhân dân Tây Tạng và cách mà họ bị tước đoạt quyền tự do. Ông bày tỏ sự ủng hộ đối với việc mở ra cuộc đối thoại để đảm bảo quyền tự chủ thực sự cho Tây Tạng. Ông cảm ơn Ngài vì đã rung lên tiếng chuông hòa bình và vì những nỗ lực của Ngài để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Trong câu trả lời của mình, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích,
“Mặc dù tôi đã nghỉ hưu khỏi bất kỳ trách nhiệm chính trị nào, nhưng tôi vẫn cam kết việc bảo tồn văn hóa Tây Tạng – một nền văn hóa Phật giáo. Vào thế kỷ thứ bảy, hoàng đế Tây Tạng, mặc dù có liên kết chặt chẽ với hoàng đế Trung Quốc, nhưng Ông đã chọn kiểu mẫu của hình thức chữ viết Tây Tạng không phải theo ký tự Trung Quốc, mà dựa trên bảng chữ cái Devanagari của Ấn Độ. Một thế kỷ sau đó, Đức Vua trị vì Tây Tạng lúc bấy giờ đã thỉnh mời một triết gia và đồng thời cũng là nhà logic học vĩ đại – Ngài Tịch Hộ – từ Ấn Độ, để giới thiệu truyền bá Phật giáo vào Tây Tạng. Ngài Tịch Hộ đã khuyến khích việc dịch các tài liệu Phật giáo, những lời dạy thực tế của Đức Phật cũng như các luận thuyết của các đạo sư Ấn Độ sau thời Đức Phật – sang tiếng Tây Tạng. Đây là nền tảng của truyền thống mà chúng tôi đang tiếp tục giữ gìn và duy trì sống động.
“Truyền thống Phật giáo Tây Tạng là duy nhất trong lĩnh vực coi trọng việc sử dụng lý trí. Đó là một truyền thống toàn diện. Nó bao hàm những giá trị cơ bản của con người.
“Tôi cũng cam kết bảo tồn hệ sinh thái Tây Tạng. Vì cao nguyên Tây Tạng là đầu nguồn của các con sông lớn ở châu Á, cung cấp nước cho hàng triệu người, nên việc bảo tồn môi trường tự nhiên của Tây Tạng – bao gồm cả những khu rừng của Tây tạng – là điều vô cùng quan trọng.
“Kể từ năm 1974, người Tây Tạng chúng tôi đã không đòi hỏi tìm kiếm sự độc lập, mà đã bày tỏ thiện chí cùng ở chung với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trung Hoa có thể cung cấp kinh phí cho sự phát triển, trong khi đó chúng tôi có thể cung cấp cho họ những giáo lý Phật giáo. Tuy nhiên, chúng tôi phải được hưởng quyền tự chủ thật sự có ý nghĩa. Tôi tin rằng, cuối cùng sự kiểm soát áp chế độc tài sẽ phải sụp đổ, nhưng Phật giáo sẽ được tồn tại.
“Tôi rất cảm kích tình bằng hữu và sự ủng hộ của quý vị – xin cảm ơn!”
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời các câu hỏi từ phía khán giả trực tuyến, bao gồm các thành viên
của các tổ chức từ các nước vùng Baltic từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào ngày 2 tháng 4, 2021.
Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel.
His Holiness the Dalai Lama answering questions from the virtual audience of members of organizations
from the Baltic States from his residence in Dharamsala, HP, India on April 2, 2021. Photo by Ven Tenzin Jamphel.
Morals & Ethics—
Today & Tomorrow
Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, India – This morning Janis Martins Skuja of the Latvian Society for Tibet welcomed His Holiness the Dalai Lama to a webinar organised by a coalition of individuals and organizations from the Baltic States.
His Holiness responded,
“I have visited the Baltic States on several occasions. One of the reasons I visited Latvia more recently was to give teachings to Russian Buddhists. It happened that once, after I’d taught a group of Russians in Delhi, one of them told me that there were more people in Russia who’d like to attend, but who could not afford to come to India. I was moved. We looked into my giving teachings in Latvia, which was easier for Russians to reach. Latvians and their officials supported the idea and looked after me very well, for which I would like to express my deep appreciation.
“Now, with regard to morals and ethics, according to various religious traditions, ethics spring from faith. However, we can also refer to secular ethics. These relate to the whole of humanity. All seven billion human beings alive today are essentially the same, and we have to live together.
“In the past we got caught up in war and violence. We spent time, effort and money on developing weapons—most unfortunate. And yet we are social animals. Scientists point out that we depend on the community in which we live and have a natural concern for the members of that community. They are the source of our happiness.
“Sometimes our sense of concern for the wider community has declined and we have focussed on a narrower group in terms of ‘us’ and ‘them’. This has led us to fight and kill each other. But today there are no grounds for thoughts of ‘us’ and ‘them’. All seven billion of us not only have to live together, we have to help each other. From this point of view ethics involves taking care of the whole of humanity here and now. It’s not about God or the Buddha, it means regarding all human beings as our brothers and sisters. It’s about cultivating warm-heartedness.
“These days, in addition to our general problems, we have to contend with threats like global heating that affect us all. In such circumstances it’s important that we learn to live happily and peaceably together. We have no need, for example, to develop yet more sophisticated or more powerful weapons. We need to live in peace, conscious of the oneness of humanity.
“And I believe the people of the Baltic States, Latvia, Lithuania and Estonia, have great potential to promote a widespread recognition of human brotherhood and sisterhood. When I was a child I learned about the outside world from illustrated books and magazines and I was aware of how a larger nation had exploited the Baltic States. Things changed and eventually I was able to visit.
“What I want to stress is that ethics rooted in a sense of the oneness of humanity are a source of happiness. War is out of date. Weapons too are out of date and a waste of money and resources. I also have a feeling that smaller countries may have greater opportunities than larger ones to contribute to actual peace in the world.”
In answering questions from the audience in all three Baltic States His Holiness expressed concern for his brothers and sisters who have suffered in a multitude of ways during the Covid-19 pandemic. He voiced great admiration for the way doctors and nurses have looked after those in their care. He mentioned that as a Buddhist monk he prays every day that the ill will recover and that the pandemic will recede. He addresses his prayers especially to the goddess Tara and recites her mantra.
Asked how people can learn to transform themselves, His Holiness observed that human beings have particularly agile brains. We must, he suggested, no longer use them to dwell on divisions into ‘us’ and ‘them’. We must ensure that education talks more about basic human values—cultivating a concern for humanity as a whole.
“Modern education has largely material goals, but we can usefully learn from ancient Indian knowledge of the workings of the mind and emotions. Included in this understanding are non-violence and compassion, both of which we could fruitfully incorporate into our present education system.
“Many scientists today are examining mental health and taking an interest in methods for achieving peace of mind. Part of this involves emotional hygiene, a mental correlate of the physical hygiene with which we protect our health. It involves learning to tackle destructive emotions like anger and fear. It further entails nurturing constructive emotions like kindness and compassion.”
His Holiness observed that in the past many places were dominated by a military presence. However, today, as meaningful democracy continues to grow and with it genuine social concern, things are improving. Many members of the public wish to reduce the gap between rich and poor. Individuals are increasingly taking responsibility for the well-being of all.
People look to their own feelings and experiences to decide when to act rather than waiting for others to give orders or instructions. Feelings are part of the mind. Ancient Indian knowledge, as preserved in the Nalanda Tradition, provides detailed explanations of the workings of the mind and emotions. It is reproduced in several good books that can we can study to learn how to become more peaceful, calm-minded individuals.
His Holiness alluded to the tremendous growth in sources of information available today to everyone with a smart phone. He cautioned against being misled by distorted reports and the dangers of irresponsible free speech. He advised that as people become better educated and more discerning, those who peddle distorted information will be revealed and disgraced. Even great nations, he noted, can be seen to lie.
Whether we like it or not, he said, because we have to live together on this one planet, we need to realize that such differences as faith, colour or race are secondary when compared to the fact that we are all human beings. Because of this basic equality we have to reduce and eliminate the gap between rich and poor. We need society to be based on moral principles.
“I’m optimistic,” His Holiness remarked, “that things are changing for the better.”
Questioned about the place of Christianity and Buddhism in the 21st century, His Holiness discouraged too much reliance on old ways of thinking. He remarked that when he teaches Buddhism these days, he doesn’t just repeat what’s been said in the past. He commended taking a more scientific view in the light of reason. This doesn’t affect the core message of loving-kindness. For Christians, God, like a compassionate father, is the creator, making his children, all human beings, brothers and sisters.
His Holiness mentioned that in his view the Tibetan tradition still includes too much meaningless ritual. He reiterated that however much their philosophical views may diverge, the central message of all religious traditions is the importance of loving-kindness. Where there is loving-kindness, forgiveness naturally follows. Being kind-hearted makes for happy individuals, happy families and happy communities. And training in kind-heartedness can be incorporated into general education.
His Holiness told someone who wanted to know how to confront challenges and difficulties that he followed the advice of an Indian master from the past. He recommended analysing the problem to discover if it can be resolved. If there’s a solution, that’s the course to follow. If there’s no solution and the problem cannot be overcome, the best thing is to let it be and accept the situation as it is.
In answering a question about the true purpose of life, His Holiness declared that a key factor is finding peace of mind, which contributes to happiness and good health. It’s important to recognize that emotions like anger and fear destroy peace of mind, whereas compassion and concern for others reinforce it. Therefore, it’s worth discovering how to tackle anger and how increase altruism. We need to use our intelligence. A source of guidance may be preserved in religious texts, but the advice it contains can be applied in an objective, secular manner.
Uldis Budrikis, a Latvian MP and Chairman of the Group for the Support of Tibet in the Latvian Parliament thanked His Holiness for his message of hope and tranquillity. On behalf of the Latvian Society for Tibet he told His Holiness that he has many friends in Latvia and the Baltic states who understand the struggle of the Tibetan people and how they have been deprived of freedom. He expressed support for the opening of dialogue to ensure true autonomy for Tibet. He thanked His Holiness for ringing the bell of peace and for his efforts to make the world a better place.
In his response, His Holiness explained,
“Although I have retired from any political responsibility, I remain committed to the preservation of Tibetan culture, which is a Buddhist culture. In the seventh century, the Tibetan emperor, despite close links with the Chinese emperor, chose to design a Tibetan form of writing modelled not on Chinese characters, but on the Indian Devanagari alphabet. A century later, the then Tibetan ruler invited a great philosopher and logician, Shantarakshita, from India to introduce Buddhism to Tibet. He instigated the translation of Buddhist literature, the Buddha’s actual teachings as well as the treatises of Indian masters who came after him, into Tibetan. This is the basis of the tradition that we continue to keep alive.
“The Tibetan Buddhist tradition is unique in the importance it places on the use of reason. It is a comprehensive tradition. It encompasses basic human values.
“I am also committed to preserving Tibetan ecology. Since the Tibetan plateau is the source of the major rivers of Asia, providing water for millions, preservation of Tibet’s natural environment, including its forests, is crucial.
“Since 1974 we Tibetans have not sought independence, but have expressed a willingness to remain with the People’s Republic of China. It can provide funds for development, while we can offer them Buddhist teachings. However, we must enjoy meaningful autonomy. I believe that eventually tight authoritarian control will crumble, but Buddhism will survive.
“I appreciate your friendship and support—thank you.”
_______________________________________
Nguồn | Source: VĂN PHÒNG THÁNH ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA | THE OFFICE OF HIS HOLINESS THE DALAI LAMA