Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ – Sáng nay, Sofia Stril-Rever đã mở đầu cuộc trò chuyện giữa Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Dinh thự của Ngài ở Dharamsala và các khách mời của chương trình ‘Hãy là Tình Yêu Thương’ của Pháp; và ‘Một Tập thể Thế giới Tốt đẹp hơn’ của Canada. Cô nhận xét rằng, chìa khóa cho một tương lai bền vững là một tư duy vị tha, coi trọng sự hợp tác hơn là sự cạnh tranh và mang lại lợi ích cho cuộc sống của mọi người nói chung. Cô đã mời Đức Ngài giải thích về vấn đề làm thế nào, trong thế kỷ 21, việc trưởng dưỡng tình yêu vị tha có thể giúp chúng ta hàn gắn những chia rẽ và tiến tới hòa bình, công lý và hạnh phúc toàn cầu một cách thực tế?
Sofia Stril-Rever mở đầu cuộc trò chuyện giữa Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Dinh thự của Ngài ở Dharamsala
và các khách mời của chương trình ‘Hãy là Tình Yêu Thương’ của Pháp; và ‘Một Tập thể Thế giới Tốt đẹp hơn’
của Canada vào 12 tháng 4, 2021 | Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel
Ngài bắt đầu, “Bây giờ, tôi đã 86 tuổi rồi. Và trong quãng đời của mình, tôi đã chứng kiến rất nhiều cuộc đổ máu trong nhiều cuộc chiến tranh. Kết quả của sự bạo lực như thế vừa là đau khổ vừa thêm hận thù. Đây là một trong những lý do mà tại sao tôi ngưỡng mộ Liên minh Châu Âu. Trong lịch sử, một số quốc gia nằm trong số các thành viên của Châu Âu, đặc biệt là nước Pháp và nước Đức, đã thường xuyên chiến đấu với nhau qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, họ đã nhận ra rằng, việc liên tục coi người hàng xóm là kẻ thù của mình thì chẳng có mục đích gì tốt đẹp cả. Hãy nghĩ xem có bao nhiêu sinh mạng đã mất đi trong cuộc hỗn chiến này; và bao nhiêu người đã được cứu sống trong hòa bình trong 70 năm qua hoặc lâu hơn thế!
“Ngày nay, chúng ta phải nghĩ đến toàn thể nhân loại. Rõ ràng là nếu chỉ nghĩ về quốc gia hoặc lục địa của riêng mình thôi thì không đủ. Phải nghĩ bao hàm đến toàn bộ thế giới! Chúng ta cần phải thừa nhận rằng tất cả chúng ta đều là một phần của nền kinh tế toàn cầu; và tất cả chúng ta đều đang bị đe dọa bởi sự biến đổi khí hậu và sự nóng lên của toàn cầu.
“Ở cấp độ cơ bản, tất cả chúng ta đều là những con người như nhau. Có thể có những sự khác biệt nhỏ về màu da, về hình dạng đôi mắt, hoặc về kích thước của mũi của chúng ta – nhưng về cảm xúc và ý thức thì chúng ta đều giống nhau.
“Tôi cam kết thúc đẩy sự nhận thức rộng rãi hơn về tính đồng nhất của nhân loại. Khi tôi vẫn còn ở Tây Tạng, tôi thừa nhận rằng tôi chỉ thực sự nghĩ về nhân dân Tây Tạng của tôi thôi. Nhưng sau khi lưu vong ở Ấn Độ, tôi đã được gặp gỡ những người từ nhiều nơi khác nhau và được kết bạn với họ. Tôi nhận ra rằng tất cả chúng ta đều là những con người như nhau.
“Như tôi đã từng nói, điều quan trọng là chúng ta nên nghĩ đến toàn thế giới. Đó là thực tế. Chúng ta cần phải nhớ đến sự đồng nhất của nhân loại. Sự khác biệt về tôn giáo, chủng tộc hay quốc tịch của chúng ta chỉ là điều thứ yếu so với những gì mà chúng ta có chung với tư cách là những con người.
“Bạn có theo tôn giáo hay không – đó là vấn đề cá nhân, nhưng sự thật vẫn là tất cả các truyền thống tôn giáo của chúng ta đều chuyển tải thông điệp về tầm quan trọng của lòng nhân ái. Xét về điều này thì các tôn giáo đã có thể sống chung với nhau. Vì vậy, tôi cam kết khuyến khích sự hòa hợp giữa các tôn giáo.
“Tôi kêu gọi tất cả quý vị hãy cùng tham gia cố gắng xây dựng một thế giới hạnh phúc hơn và một nhân loại hạnh phúc hơn. Bây giờ, chúng ta hãy nêu lên một số câu hỏi.”
Ian Speirs của ‘Một Tập thể Thế giới Tốt đẹp hơn’ giới thiệu phần hỏi và đáp với các nhóm khách mời
của chương trình ‘Hãy là Tình Yêu Thương’ của Pháp; và ‘Một Tập thể Thế giới Tốt đẹp hơn’
của Canada trực tuyến từ Dinh thự của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala, HP , Ấn Độ
vào 12 tháng 4, 2021 | Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel
Ian Speirs của ‘Một Tập thể Thế giới Tốt đẹp hơn’ giải thích rằng, có sáu nhóm trong số các khách mời. Các thành viên của họ sẽ giới thiệu về bản thân và một trong số họ sẽ đặt câu hỏi thay mặt cho nhóm.
Vivienne Harr, Raheen Fatima và Clover Hogan, các thành viên của Nhóm các nhà hoạt động trẻ giới thiệu về bản thân. Clover hỏi, “Ngài đã quyết định tự chịu trách nhiệm cá nhân khi nào, và điều gì đã đưa đến sự quyết định đó?”
Ngài trả lời rằng Ngài là một người tôn giáo đã được đào tạo từ thời thơ ấu để nuôi dưỡng sự quan tâm đến tất cả chúng sinh. “Khi sống lưu vong, gặp gỡ những người đến từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới, tôi nhận ra rằng tất cả chúng ta đều là những con người như nhau – về thể chất, tinh thần và tình cảm. Mặc dù vậy, chúng ta phải đối mặt với sự chia rẽ lan rộng dẫn đến sự xung đột và bạo lực. Trong quá khứ, người ta thường có quan điểm hạn hẹp thiển cận; mối quan tâm của họ chỉ giới hạn ở phạm vi đất nước của mình mà thôi. Bây giờ, chúng ta phải nghĩ đến toàn thế giới. Điều này vừa thực tế, vừa mang lại lợi ích thiết thực.
Các thành viên của Nhóm hoạt động trẻ tự giới thiệu với Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma
trong cuộc giao lưu trực tuyến từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 12 tháng 4, 2021.
Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel
“Bất cứ nơi nào tôi đến, bất cứ ai tôi gặp, thì họ cũng chỉ là một con người khác mà thôi.” Nếu ta nghĩ về người khác dưới cái nhìn ‘chúng ta’ và ‘bọn họ’ thì điều này đã lỗi thời; và đó chính là nguồn gốc của những vấn đề rắc rối.”
Đối với nhóm thứ hai, Michael Render muốn biết tại sao nỗi sợ hãi thường chiếm ưu thế hơn tình yêu thương. Đức Ngài nói với cậu ta rằng, sự suy nghĩ hẹp hòi là không thực tế. Điều quan trọng hơn nhiều là nên quan tâm đến toàn thế giới.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nghe Michael “Killer Mike” Render nêu lên câu hỏi trong cuộc trò chuyện
của họ được tổ chức bởi chương trình ‘Hãy là Tình Yêu Thương’ của Pháp; và ‘Một Tập thể Thế giới Tốt đẹp hơn’
của Canada; trực tuyến từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 12 tháng 4, 2021.
Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel
Đối với nhóm tiếp theo, Beatrice Martin hỏi làm thế nào chúng ta có thể đạt được sự bình đẳng hơn.
Ngài nói: “Tất cả chúng ta đều là những con người như nhau, mặc dù có những sự khác biệt nhỏ giữa nam và nữ. Khi so sánh về thể lực, phụ nữ nhìn chung không được mạnh mẽ lắm. Tuy nhiên, chẳng hạn, Đức Phật đã ban cho nam và nữ quyền bình đẳng như nhau. Còn sự liên quan đến trí thông minh thì không có gì khác biệt. Cũng không có bất kỳ sự khác biệt nào giữa bộ não của đàn ông và phụ nữ. Chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để đạt được sự bình đẳng nam nữ, và khi niềm tin tôn giáo hay phong tục truyền thống bị ảnh hưởng, thì đã đến lúc chúng cần phải được thay đổi. Nói rộng hơn, nam và nữ đều cần nhau và nhu cầu bình đẳng như nhau”.
Từ nhóm Những người có ảnh hưởng đến phụ nữ, Mozhdah Jamalzadah đã tự giới thiệu về mình, và đã thưa với Đức Ngài rằng, quê hương của cô -Afghanistan – đã trở nên chia rẽ và kiệt quệ đến thế nào. Stephanie Benedetto và Susan Rockefeller cũng tự giới thiệu về bản thân và Rockefeller đã hỏi Đức Ngài về cách mà những lời dạy của Ngài có thể giúp phụ nữ chăm sóc bản thân, quan tâm đến những người khác và Trái đất.
Ngài nói với họ: “Mối quan tâm chính của tôi là khuyến khích mọi người trau dồi lòng nhân ái. Ngay từ lúc chào đời, chúng ta đã được mẹ của mình chăm sóc. Mẹ đã nuôi chúng ta bằng dòng sữa của bà. Nhìn chung, người phụ nữ nhạy cảm hơn đối với cảm xúc của người khác. Về bản chất, họ có vẻ từ bi hơn. Vì vậy, chúng ta cần phụ nữ tích cực hơn. Đôi khi tôi suy đoán rằng nếu chúng ta có nhiều nữ lãnh đạo hơn, thì thế giới sẽ là một nơi an toàn hơn. Hãy nhìn vào Phần Lan và New Zealand và những thành tựu của các nhà lãnh đạo nữ của họ.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời các câu hỏi từ khách mời của chương trình ‘Hãy là Tình Yêu Thương’ của Pháp;
và ‘Một Tập thể Thế giới Tốt đẹp hơn’ của Canada; trực tuyến từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ
vào 12 tháng 4, 2021. Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel
“Tất cả chúng ta đều có quyền như nhau, nhưng tôi nghĩ đã đến lúc phụ nữ phải có trách nhiệm hơn trong cuộc sống công cộng. Chúng ta cần họ tham gia nhiều hơn vào việc thúc đẩy lòng từ bi.”
Đối với nhóm thứ năm, ca sĩ kỳ cựu và là người theo chủ nghĩa hòa bình Buffy Sainte-Marie đã hỏi rằng, chúng ta có thể thực hiện những bước nào để có thể đối đầu một cách từ bi với những kẻ khốn nạn thù ghét phụ nữ.
Ngài trả lời: “Thông qua sự giáo dục. Tư tưởng cho rằng phụ nữ có giá trị thấp hơn hoặc kém hèn hơn – bằng cách nào đó – phải được thay đổi. Để đạt được một thế giới hòa bình hơn, người phụ nữ phải có khả năng đóng được vai trò của mình.”
Xiuhtezcatl Martinez, Massey Whiteknife và Emmanuel Jal thay mặt cho Nhóm các nhà hoạt động vì hòa bình đã tự giới thiệu chính mình; và Emmanuel – một người tị nạn đến từ Sudan – đã hỏi Đức Ngài về cách làm thế nào để vượt qua nỗi đau của cuộc sống lưu vong. Đức Ngài trả lời rằng, mối quan hệ giữa Tây Tạng và Trung Quốc đã có từ lâu đời và ít nhất là từ thế kỷ thứ bảy – khi Hoàng Đế Tây Tạng kết hôn với một công chúa Trung Quốc. Nhưng vấn đề ở đây là hiện nay đang xảy ra chế độ toàn trị, bất tự do đang thịnh hành ở Trung Quốc. Nó thậm chí còn bành trướng đến mức các quan chức cộng sản với đầu óc hẹp hòi thiển cận đã đánh đồng các bước bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng với chủ nghĩa ly khai và cố gắng loại bỏ ngôn ngữ và nền văn hoá ấy.
“Khi tôi đến Trung Quốc vào năm 1954, tôi đã bị ấn tượng bởi cam kết của Mao và các nhà lãnh đạo cộng sản khác đối với phúc lợi của những người thuộc tầng lớp lao động bình thường. Nhưng sau đó, cách họ thực thi quyền lực và áp bức bạo lực đối với Tây Tạng đã tạo ra nhiều vấn đề rắc rối và chúng tôi đã phải trốn thoát.
“Trong bối cảnh đồng nhất của nhân loại, tất cả chúng ta cần phải sống với nhau một cách hòa bình và nhân đạo. Chúng tôi không chú trọng vào sự khác biệt giữa người Trung Quốc và người Tây Tạng. Sở dĩ chúng tôi phải trốn thoát là vì có sự nguy hiểm ở đó. Tôi đã được gặp những người bạn cũ ở biên giới Ấn Độ. Sau đó, tôi gặp Pandit Nehru và ông ấy đã ủng hộ rất nhiều. Ông ấy đã giúp chúng tôi thiết lập nền giáo dục cho con cái của chúng tôi và thiết lập lại các trung tâm học tập cho chư Tăng Ni.
“Tôi là người tị nạn, nhưng tôi cũng là khách của Chính phủ Ấn Độ. Chúng tôi rất vui khi có thể bảo tồn được nền văn hóa của mình, nền văn hóa này có được từ khi Ngài Tịch Hộ truyền bá Phật giáo vào Tây Tạng ở thế kỷ thứ tám. Ngài đã thành lập Truyền thống Nalanda, một phương thức đào tạo chủ yếu phụ thuộc vào lý trí và logic. Nhờ đó, có thể thiết lập được mối quan hệ làm việc tốt đẹp với các nhà khoa học.
“Nếu chúng tôi không trở thành người tị nạn, thì có lẽ triển vọng của chúng tôi sẽ bị hạn chế hơn. Là một người tị nạn, tôi tin rằng mình sẽ trở nên thực tế hơn.”
Massey Whiteknife – một thành viên của Mikisew Cree First Nation, đã hỏi liệu những lời dạy truyền thống đối với nhân dân của Ngài về tình yêu thương, sự tôn trọng, lòng dũng cảm, sự trung thực, trí tuệ, sự khiêm tốn và tính thanh liêm có thể chữa lành cho nhân loại và Trái đất hay không.
Massey Whiteknife – một thành viên của Mikisew Cree First Nation, hỏi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma
một câu hỏi trong cuộc thảo luận trực tuyến từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ
vào 12 tháng 4, 2021. Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel
Ngài trả lời rằng, các dân tộc bản địa nói chung đã sống gần gũi hơn đối với thiên nhiên. “Cuối cùng, là những chúng sinh, chúng ta đều phụ thuộc vào thiên nhiên, vì vậy chúng ta phải giữ gìn mối quan hệ thân thiết của mình đối với thiên nhiên. Đôi khi chúng ta nghĩ rằng công nghệ sẽ giải quyết các vấn đề của chúng ta và cho phép chúng ta làm bất cứ điều gì chúng ta thích. Nhưng chúng tôi tin rằng, tốt hơn hết là nên dựa vào sức mạnh của thiên nhiên. Ví dụ, chúng ta cần hạn chế việc đốt nhiên liệu hóa thạch để tạo ra năng lượng; và thay vào đó – chúng ta nên dựa vào các trang trại gió và năng lượng mặt trời.”
Khi trả lời câu hỏi của Raheem Fatima về việc liệu Ngài có trở thành một nhà khởi nghĩa khi bằng tuổi của cô ta hay không, Ngài đã thừa nhận rằng Ngài đã có sự quan tâm đến khoa học và công nghệ từ rất sớm. Kết quả của những cuộc trò chuyện của Ngài và Mao Trạch Đông; Mao Trạch Đông đã khen ngợi đầu óc khoa học của Ngài. Nhưng khi Mao nhìn thẳng vào mắt Ngài và tuyên bố rằng tôn giáo là thuốc phiện của người dân, Ngài đã phải che giấu sự bàng hoàng của mình. Khi ở Trung Quốc, Ngài học cách đánh giá cao chủ nghĩa xã hội, nhưng thật ra chủ nghĩa xã hội cho phép sự tự do cá nhân hơn là sự kiểm soát chặt chẽ của đảng.
Ngài nói với Stephanie Benedetto rằng Ngài có thể mỉm cười và vẫn vui vẻ bất chấp sự đau khổ của thế giới; bởi vì là một tu sĩ Phật giáo được đào tạo theo Truyền thống Nalanda, Ngài nuôi dưỡng lòng vị tha. Ngay từ lúc thức dậy vào buổi sáng, Ngài đã nhen nhóm lòng vị tha và hiểu rằng mọi thứ đều phụ thuộc vào nhau. Điều này mang lại sự an lạc sâu sắc trong tâm hồn.
Trong quá trình hoạt động bình thường, các vấn đề rắc rối vẫn xảy ra, nhưng sẽ có kết quả thành tựu hơn nhiều nếu quý vị tiếp cận chúng với tâm thái bình yên, vui vẻ. Cảm giác lo lắng hoặc mất tinh thần sẽ không có lợi ích gì cả. Lòng vị tha sẽ ích lợi hơn nhiều. “Tôi tin tưởng vào sự nhiệt tình và chia sẻ kinh nghiệm với những người khác.”
Buffy Sainte-Marie quan sát thấy rằng rất khó để tăng tốc độ chín muồi của một quả táo, nhưng cô tự hỏi liệu có thể tăng tốc độ chín muồi của một con người hay không. Đức Ngài nhắc lại rằng, con người được học về lòng nhân ái và tâm từ bi từ người mẹ của mình. “Các nhà khoa học nói rằng chúng ta là động vật xã hội. Chúng ta có một mối quan tâm tự nhiên đối với cộng đồng của mình. Lòng nhân ái mang theo nó một cảm giác bình yên trong nội tâm. Nó là liều thuốc giải độc cho sự tức giận, ganh tị và sợ hãi. Nếu bạn cố chấp giận dỗi, sẽ không ai muốn ở bên cạnh bạn. Nhưng nếu bạn có sự an lạc nội tâm, thì bạn bè sẽ tụ tập xung quanh bạn. Đây là lẽ thường tình.”
Ian Speirs thưa với Đức Ngài rằng, thật vinh dự khi được hầu chuyện với Ngài. Sofia Stril-Rever cảm ơn Ngài, văn phòng của Ngài và tất cả những người đã góp phần tổ chức cuộc trò chuyện trực tuyến này.
Cô nói thêm rằng: “Tấm gương kiên trì của Ngài về tình yêu thương trong việc phục vụ nhân loại chính là nguồn cảm hứng, sự dũng khí và niềm hy vọng.”
Ngài trả lời: “Hẹn gặp lại! Là những anh chị em nhân loại, mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm đóng góp cho một nhân loại hạnh phúc hơn và một thế giới hòa bình hơn. Hãy chia sẻ điều này với bạn bè của quý vị! Sự thay đổi sẽ từng bước từng bước xảy đến với chúng ta!”
Nguồn: VĂN PHÒNG THÁNH ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
______________________________
Be the Love for One Better World
Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, India – This morning, Sofia Stril-Rever opened a conversation between His Holiness the Dalai Lama at his residence in Dharamsala and guests of the French ‘Be the Love’ programme and the Canadian ‘One Better World Collective’. She observed that the key to a sustainable future is an altruistic mindset that values collaboration over competition and benefits people’s well-being as a whole. She invited His Holiness to explain how, in the 21st century, cultivating altruistic love can enable us to heal our divisions and move realistically towards global peace, justice and happiness?
“Now, I’m 86 years old,” he began. “And in my lifetime, I’ve seen a great deal of bloodshed in a variety of wars. The result of such violence has just been suffering and more hatred. This is one of the reasons why I admire the European Union. Historically several of the nations that are among its members, especially the French and Germans, have regularly fought with each other down the centuries. However, after the end of the Second World War they realized that constantly viewing your neighbour as your enemy serves no good purpose. Think how many lives have been lost in this squabbling and how many have been saved in the peace of the last 70 years or so.
“Today, we have to think about the whole of humanity. It’s no longer enough just to think of your own nation or continent. The whole world has to be included. We need to acknowledge that we are all part of a global economy and we are all threatened by climate change and global warming.
“At a fundamental level, we are all the same as human beings. There may be minor differences of the colour of our skin, the shape of our eyes or the size of our noses—but when it comes to our emotions and our consciousness, we are the same.
“I am committed to promoting a broader awareness of the oneness of humanity. When I was still in Tibet, I admit that I only really thought about my fellow Tibetans. But after coming into exile in India, I’ve met people from many different places and made friends with them. I’ve realized that we are all the same in being human.
“As I’ve already said, what’s important is that we think of the whole world. It’s realistic. We need to recall the oneness of humanity. Our differences of religion, race or nationality are secondary compared to what we have in common as human beings.
“Whether or not you are religious is a personal matter, but the fact remains that all our religious traditions carry a message of the importance of loving kindness. It’s because of this that religions can live together. So, I’m committed to encouraging inter-religious harmony.
“I urge all of you friends to join in trying to build a happier world and a happier humanity. Now, let’s have some questions.”
Ian Speirs of the One Better World Collective explained that there were six groups among the guests. Their members would introduce themselves and one of them would ask a question on behalf of the group.
Vivienne Harr, Raheen Fatima and Clover Hogan, members of the Young Activists Group introduced themselves. Clover asked, “When did you decide to make yourself personally responsible, and what brought it about?”
His Holiness replied that he is a religious person who has been trained from childhood to cultivate concern for all sentient beings. “In exile, meeting people from many different parts of the world, I realized that we are all the same as human beings—physically, mentally and emotionally. Despite this we confront widespread division which leads to conflict and violence. In the past it was natural for people to have a narrow perspective; their concern limited to their own country. Now, we have to think about the whole world. This is both realistic and of practical benefit.
“Wherever I go, whoever I meet is just another human being. To think of other people only in terms of ‘us’ and ‘them’ is out of date and a source of problems.”
For the second group, Michael Render wanted to know why so often fear prevails over love. His Holiness told him that narrow minded thinking is unrealistic. What’s much more important is to be concerned about the whole world.
For the next group, Béatrice Martin asked how we can achieve greater equality.
“We are all the same just as human beings,” His Holiness declared, “although there are small differences between men and women. When compared in terms of physical strength, women are generally not so strong. However, the Buddha, for example, granted equal rights to men and women. And as far as intelligence is concerned there’s no difference. Nor is there any difference between men’s and women’s brains. We need to exert greater efforts to achieve the equality of men and women, and when religious beliefs or traditional customs stand in the, it’s time for them to change. More broadly, men and women need each other and the need is equal.”
From the Women’s Influencers’ group, as she introduced herself, Mozhdah Jamalzadah told His Holiness how divided and exhausted Afghanistan, her homeland, has become. Stephanie Benedetto and Susan Rockefeller also introduced themselves and Rockefeller asked His Holiness how his teachings can help women to care for themselves, others and the Earth.
“My main interest,” he told them, “is to encourage people to cultivate warm-heartedness. As soon as we are born, our mothers take care of us. They feed us milk. Women are, by and large, more sensitive to others’ feelings. By nature, they seem more compassionate. Therefore, we need women to be more active. Sometimes I speculate that if we had more women leaders, the world would be a safer place. Look at Finland and New Zealand and the achievements of their women leaders.
“We all have the same rights, but I think it’s time for women to take more responsibility in public life. We need them to be more involved in the promotion of compassion.”
For the fifth group, veteran singer and pacifist Buffy Sainte-Marie asked what steps we can take to compassionately confront misogyny.
“Through education,” His Holiness replied. “Thinking of women as of somehow less value or as inferior must change. In order to achieve a more peaceful world, women must be able to play their part.”
Xiuhtezcatl Martinez, Massey Whiteknife and Emmanuel Jal introduced themselves on behalf of the Peace Activists Group and Emmanuel, a refugee from Sudan, asked His Holiness how he overcame the trauma of going into exile. His Holiness replied that relations between Tibet and China are long-standing and go back at least to the seventh century when a Tibetan king married a Chinese princess. It’s the unfree, totalitarian system prevailing in China, he said, that is the problem. It extends even to the point that narrow-minded communist officials equate steps to preserve Tibetan language and culture with separatism and try to eliminate them.
“When I went to China in 1954, I was impressed by Mao’s and other communist leaders’ commitment to the welfare of ordinary working-class people. But later, the way they exercised power and brought violent oppression to Tibet created problems and we escaped.
“In the context of the oneness of humanity we all have to live together peacefully and humanely. We don’t dwell on differences between Chinese and Tibetans. We escaped because there was danger. I was met by old friends at the Indian border. Later, I met Pandit Nehru and he was very supportive. He helped us set up education for our children and re-establish centres of learning for monks and nuns.
“I’m a refugee, but I am also a guest of the Government of India. We’re happy to have been able to preserve our culture, which dates back to Shantarakshita’s introduction of Buddhism to Tibet in the eighth century. He established the Nalanda Tradition, a mode of training primarily dependent on reason and logic. As a result, we’ve been able to establish good working relations with scientists.
“If we had not become refugees, our outlook would have been more limited. As a refugee, I believe I’ve become more practical.”
Massey Whiteknife, a member of the Mikisew Cree First Nation, asked whether teachings traditional to his people concerning love, respect, courage, honesty, wisdom, humility, and truth can heal humanity and the Earth.
His Holiness replied that native peoples have generally lived more closely with nature. “Ultimately, as sentient beings, we depend on nature, so we must preserve our close relations with her. Sometimes we seem to think that technology will solve our problems and allow us to do whatever we like. But we’d be better to rely on the power of nature. For example, we need to curtail our burning of fossil fuels to generate energy and rely instead on wind farms and solar power.”
In answering Raheem Fatima’s question about whether he’d been a revolutionary when he was her age, His Holiness conceded to an early interest in science and technology. As a result of their conversations together Mao Zedong praised his scientific-mindedness. But when Mao looked him in the eye and declared that religion is the opium of the people, His Holiness concealed his shock. When he was in China, he learned to appreciate socialism, but socialism that allows for individual freedom rather than strict party control.
His Holiness told Stephanie Benedetto that he is able to laugh and remain joyful despite the world’s suffering because as a Buddhist monk trained in the Nalanda Tradition, he cultivates altruism. As soon as he wakes up in the morning, he rekindles his sense of altruism and his understanding that everything is dependently arisen. This brings deep peace of mind.
In the normal run of things problems occur, but it is much more fruitful to approach them with a peaceful, happy mind. Feeling worried or demoralized isn’t of much use. Altruism helps. “I believe in the enthusiasm and sharing experience with other people.”
Buffy Sainte-Marie observed that it’s difficult to speed up the ripening of an apple, but wondered if it might be possible to speed up the ripening of a person. His Holiness repeated that human beings learn about kindness and compassion from their mothers. “Scientists say we are social animals. We have a natural concern for our own community. Warm-heartedness brings with it a sense of inner peace. It is an antidote to anger, jealousy and fear. If you persist in being angry, no one will want to be with you. But if you have peace of mind, friends will gather around you. This is common sense.”
Ian Speirs told His Holiness it had been an honour to be able to talk with him. Sofia Stril-Rever thanked His Holiness, his office and everyone who had contributed to organizing the online conversation.
“Your unfailing example of love in the service of humanity is a source of inspiration, courage and hope,” she added, “Please take care and stay well.”
“See you again,” His Holiness replied, “as human brothers and sisters we each have a responsibility to contribute to a happier humanity and a more peaceful world. Share this with your friends. Change comes step by step.”