Melbourne, những ngày đầu
của cuộc đời tỵ nạn
Tất cả những người tỵ nạn trên chuyến bay Qantas từ Bangkok đến Melbourne sáng 10/02/1982 được đưa đến Trung tâm Định cư Nunawading, một trung tâm nằm ở phía Đông của thành phố Melbourne. Trung tâm Nunawading rộng rãi, thoáng mát. Tôi được sắp xếp cho ở chung phòng với một thanh niên người Việt độc thân khác. Hàng ngày ba buổi tôi đến nhà ăn tập thể và thì giờ còn lại nghe tin tức, đọc sách báo và tìm hiểu đời sống của xã hội Úc, một xứ sở mà từ đây sẽ là quê hương thứ hai của tôi.
Dạy học và các hoạt động gắn liền với giáo dục
Nhờ có làm việc với tổ chức Tỵ nạn Đông Dương (ICRA) tại trại Panatnikhom gần Bangkok lúc tôi còn là một người tỵ nạn nên tôi biết được Học viện Công nghệ Phillip (PIT) đang tuyển người làm giảng viên môn Việt ngữ nên tôi đã thông qua Tổ chức Tỵ nạn Đông Dương nộp hồ sơ từ ngày còn ở trại tỵ nạn. Sau khi đến Úc chưa đầy một tuần lễ, tôi được thông báo mời đi phỏng vấn. Kết quả Ban tuyển chọn đã nhận tôi. Thế là từ ngày 17/02/1982 tôi chính thức nhận việc tại PIT để kịp chuẩn bị cho năm học mới. Nhiệm vụ của tôi là soạn chương trình Việt ngữ và giảng dạy môn tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho sinh viên tại ba trường: Học viện Công nghệ Phillip (PIT), Học viện Công nghệ Footscray (FIT) và Học viện Công giáo Mercy (Mercy Institute of Catholic Education). Để hoàn tất nhiệm vụ, tôi được phép tuyển một giảng viên để cùng tôi tham gia công tác giảng dạy. Từ đó ông Nguyễn Ngọc Văn (trước đây ở miền Nam là giáo viên tại trường Quốc gia Hành chánh) và tôi cùng nhau giảng dạy cho đến năm 1992 lúc PIT sáp nhập với Học viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne để trở thành Đại học Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT University)[1].
Cũng cần nói thêm rằng đây là chương trình tiếng Việt lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học ở Úc. Sự ra đời của chương trình này là kết quả của bản phúc trình về Di dân và Giáo dục Đa văn hóa (Review of Migration and Multicultural Education) do Viện Đa văn hóa Úc (Australian Institute of Multicultural Affairs) thực hiện năm 1980. Viện Đa văn hóa này được thành lập năm 1978 và do ngài Petro Georgiou làm Giám đốc. Theo đó, mỗi tiểu bang có nhiều người di dân và tỵ nạn được khuyến khích xây dựng dự án xin tài trợ để đưa vào giảng dạy môn di dân và ngôn ngữ di dân trong các trường đại học. Tổ hợp gồm các Học viện PIT, Học viện FIT và Học viện Mercy đã nhận được ngân sách tài trợ của Chính phủ Liên bang Úc để khởi xướng chương trình giảng dạy các ngôn ngữ gồm tiếng Việt và tiếng Maltese tại tiểu bang Victoria bắt đầu từ năm học 1982.
Cộng đồng người Việt lúc ấy mới hình thành. Mọi người ai cũng ra sức làm việc hết sức vất vả để có đủ tiền nuôi gia đình, đồng thời còn phải dành dụm để giúp người thân ở Việt Nam. Cá nhân tôi thực sự vô cùng may mắn nhờ có việc làm ngay khi mới đến Úc và đã được làm quen với cuộc sống của người nước ngoài trong thời gian đi du học trước đây nên không gặp nhiều khó khăn trong định cư.
Là một giảng viên đại học, tôi thấy việc duy trì tiếng Việt và văn hóa Việt Nam trong các gia đình người Việt là vô cùng cần thiết. Vì vậy, ngoài công tác giảng dạy tại đại học ra, tôi dành rất nhiều thì giờ để thực hiện mục tiêu lâu dài của một người làm việc trong lĩnh vực giáo dục.
Trước hết, vào đầu năm 1983, tôi soạn và in hai quyển sách tập đọc cho học sinh mới bắt đầu vào học lớp 1 bậc tiểu học. Với công nghệ in ấn tiếng Việt ở nước Úc thời bấy giờ, việc cho ra đời hai tập sách mỏng ấy không phải là đơn giản. Sau khi phát hành chúng tôi được sự đón nhận của giới phụ huynh từ nhiều nơi. Từ đó, thông qua trường PIT, tôi soạn một dự án gửi cho Ủy ban Học đường Liên bang (Commonwealth Schools Commission) của Chính phủ Australia lúc bấy giờ để xin tài trợ dự án soạn một bộ sách tập đọc Việt ngữ dùng cho học sinh bậc tiểu học. Nhờ vậy, từ năm 1984 đến năm 1990 có khoảng gần 20 quyển sách song ngữ và sách bằng tiếng Anh[2] được phổ biến trong nước Úc và tại một số nước trên thế giới. Mãi đến trên 5 năm sau, tại Úc mới có thêm một vài bộ sách học tiếng Việt khác ra đời, phần lớn xuất phát từ tiểu bang Victoria, Nam Úc và New South Wales.
Đưa chương trình tiếng Việt vào trong các trường học chính mạch của Úc cũng là một mục tiêu quan trọng trong kế hoạch duy trì và phổ biến tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại Úc. Với tầm nhìn ấy, đầu năm 1983 tôi có soạn ra một bộ chương trình tiếng Việt cho bậc trung học. Sau đó, ông Nguyễn Văn Nha (một giáo viên môn tiếng Việt tại trường không quân tại Point Cook) giới thiệu tôi với Ông Nguyễn Triệu Đan và các giáo viên khác trong tiểu bang Victoria. Cuối cùng sau nhiều cuộc họp trong năm 1984, để có thể đưa môn tiếng Việt vào trong nhà trường cấp ba của tiểu bang Victoria, cả nhóm đã đi đến quyết định thành lập Ban Vận động đưa tiếng Việt vào giảng dạy trong các trường phổ thông thuộc tiểu bang Victoria (do Ông Nguyễn Triệu Đan làm trưởng ban). Ban vận động có hai nhiệm vụ chính: hoàn chỉnh bộ chương trình môn tiếng Việt (lúc đầu tôi làm trưởng ban) và thường xuyên vận động với Viện Giáo dục Trung học Victoria (VISE = Victorian Institute of Secondary Education) và chính phủ Úc để đưa vào giảng dạy ở các lớp 11 và 12 thuộc Nhóm 1 (nghĩa là nhóm ngôn ngữ được tính điểm cho học sinh vào học tại các trường đại học). Khoảng hơn hai năm sau, dự án đưa chương trình tiếng Việt vào Nhóm 1 mới được VISE chấp thuận và bắt đầu năm 1987 mới chính thức đưa vào giảng dạy. Nhờ chương trình tiếng Việt được chính phủ chính thức chấp nhận, vị thế của ngôn ngữ này lớn mạnh rất nhanh. Số học sinh đi học môn tiếng Việt mỗi ngày một đông. Các lớp học mỗi ngày một mở thêm ở tất cả các cấp, từ mẫu giáo đến lớp 12. Có ba loại trường giảng dạy tiếng Việt lúc bấy giờ: một, các trường trung tiểu học nơi có đông học sinh người Việt (rất ít); hai, trường Ngôn ngữ của tiểu bang Victoria VSL (lúc ấy có 7 trung tâm dạy tiếng Việt); ba, các trường do người Việt thành lập và điều hành. Trong số loại trường này, trường Việt ngữ Lạc Hồng do Ông Thái Đắc Nhương làm Hiệu trưởng từ 50 học sinh lúc ban đầu đến gần 30 năm sau (2013) có trên 2600 học sinh, và có lẽ đây là trường dạy tiếng Việt ngoài Việt Nam lớn nhất trên thế giới.
Ở bậc đại học, đầu năm 1982, chương trình Việt ngữ được đưa vào giảng dạy đầu tiên tại hai tiểu bang Victoria (Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thu) và Tây Úc (Tiến sĩ Bửu Khải); một năm sau tại trường Đại học ANU ở thủ đô Canberra (Tiến sĩ Marybeth Clark) và tiểu bang New South Wales (Ông Trịnh Nhật) và sau cùng tại tiểu bang Nam Úc (nữ tu sĩ Trần Thị Niên).
Thời gian tài trợ chương trình tiếng Việt thử nghiệm ở bậc đại học cho các tiểu bang nói trên là ba năm. Mỗi tiểu bang chỉ cấp cho một trường. Riêng tại tiểu bang Victoria dự án dạy tiếng Việt này do trường PIT tại Coburg điều hành. Từ năm 1982 đến cuối năm 1984, Ban Việt ngữ tiểu bang Victoria, ngoài công tác giảng dạy ra, đã soạn ra được bộ giáo trình cho bậc đại học (cấp văn bằng Cử nhân) ngành Việt Nam học (Vietnamese Studies) tập trung vào các môn tiếng Việt và văn hóa, lịch sử Việt Nam. Bộ giáo trình này đã được kiểm định và trường FIT đưa vào giảng dạy trong chương trình Cử nhân Đa văn hóa vào đầu năm 1985, và một năm sau tức năm 1986, trường PIT chính thức đưa vào giảng dạy trong chương trình Cử nhân Ngôn ngữ Cộng đồng của mình.
Sau ba năm tài trợ, từ năm 1985, các tiểu bang và lãnh thổ ACT đều xin Chính phủ Liên bang tiếp tục tài trợ thêm một thời gian nữa. Riêng tại tiểu bang Victoria, trường PIT và FIT tự tài trợ cho các chương trình này như là một chương trình chính thức của trường. Sự kiện này rất quan trọng. Nó đánh dấu lần đầu tiên trên thế giới, Văn bằng Cử nhân ngành Việt Nam học (Bachelor Degree in Vietnamese Studies) đã được giảng dạy ngoài Việt Nam. Lịch sử hình thành và phát triển môn Việt ngữ tại Úc đã được đúc kết một phần trong quyển sách do Viện Ngôn ngữ Quốc gia Australia (National Languages and Literacy Institute of Australia) in và phát hành năm 1995[3].
Bên cạnh sự phát triển ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, cũng trong mục tiêu định cư, khoảng giữa năm 1989, tôi nhận được một khoản trợ cấp để nghiên cứu thành lập Chương trình Cử nhân ngành Đông Dương học tại trường PIT. Giáo trình này chính thức ra đời tại PIT vào đầu năm 1991 và hoạt động được 2 năm thì chấm dứt lúc trường PIT sáp nhập với Học viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT) để trở thành Đại học Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT University).
Tham gia các hoạt động hàn lâm
Công việc của một giảng viên đại học tại Australia không chỉ đơn thuần là nghiên cứu, soạn bài, giảng dạy và giúp đỡ sinh viên về mặt học thuật mà còn phải tham gia vào các hoạt động chuyên môn khi có yêu cầu. Trong giai đoạn từ 1983 đến 1994, tôi được mời tham gia vào Ban Tư vấn Xây dựng Chương trình Cử nhân ngành Việt học tại Trường FIT và Ban Tư vấn Xây dựng Chương trình Thông dịch tiếng Việt tại trường Victoria College ở Toorak, nay đã sáp nhập vào trường Đại học Deakin.
Đến năm 1993 tôi được mời tham gia nghiên cứu tình hình giảng dạy và học tập môn Việt ngữ tại tất cả các trường từ Tiểu học đến Đại học trên toàn nước Úc. Kết quả quyển Unlocking Australia’s Language Potential – Profile of Languages in Australia – Vietnamese (nói ở đoạn trên) là bản báo cáo đầy đủ nhất về tình hình học tập và giảng dạy tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam tại Úc lúc bấy giờ.
Hướng dẫn sinh viên viết luận án Thạc sĩ và Tiến sĩ cũng là một phần quan trọng trong nghề dạy học tại các trường đại học ở phương Tây. Ngoài việc hướng dẫn khoảng 20 sinh viên học chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ tại PIT và Đại học RMIT, tôi còn được mời chấm một số luận án thạc sĩ và tiến sĩ của các sinh viên học tại các trường Đại học khác như Đại học Tasmania, Đại học Western Sydney, trường Mount Lawley ở Perth và Đại học Victoria ở Melbourne.
Song song với các hoạt động văn hóa giáo dục trên, tôi nghĩ cần phải làm cho cộng đồng chính mạch Úc hiểu rõ văn hóa và con người Việt Nam và những khó khăn, trở ngại mà những người Việt nói riêng và người thuộc các nước trong khu vực Đông Dương cũ nói chung đang phải đối mặt hàng ngày với những khó khăn vô cùng tận trên con đường định cư, lập nghiệp tại Úc. Với suy nghĩ đó, từ giữa năm 1987, tôi cùng với một số đồng nghiệp tại trường PIT và các chuyên gia về Việt Nam học tại nhiều nước trên thế giới thành lập ra Hội Việt học Australia (Australian Association of Vietnamese Studies). Hội Việt học Úc thường tổ chức các cuộc Hội thảo quốc tế và quốc gia về những vần đề liên quan đến văn học, nghệ thuật, giáo dục, y tế, định cư, hội nhập của các dân tộc trong khối Đông Dương cũ hoặc tổ chức các sinh hoạt văn hóa như việc mời các nhà văn, nhà thơ, luật sư trẻ hay các buổi tổ chức ra mắt sách. Thuyết trình viên chính trong các cuộc hội thảo thường là những chuyên gia đầu ngành về mỗi lãnh vực từ các nước trên thế giới (nhà văn Võ Phiến từ California, nhà thơ Đỗ Quý Toàn từ Canada, luật sư Dương Như Nguyện từ Washington D.C, nhạc sĩ Phạm Duy từ California, Bác sĩ Trần Ngọc Ninh từ Virginia, nhà nghiên cứu âm nhạc Trần Quang Hải từ Pháp). Hội Việt học còn cho ra đời Journal of Vietnamese Studies (Tạp chí Việt Nam học). Tạp chí này xuất bản số đầu tiên vào năm 1988 đến năm 1995 thì đình bản.
____________
[1] Trước khi có cuộc cải tổ giáo dục đại học Úc năm 1989, hệ thống giáo dục đại học này có ba loại: các trường TAFE (nghề và cao đẳng), các Học viện Công nghệ (Institutes of Technology) và các trường đại học (Universities). Các học viện công nghệ dạy cả các chương trình cao đẳng lẫn đại học. Từ năm 1989 về sau, nhiều Học viện Công nghệ sáp nhập thành các Đại học và từ đó cho đến nay hệ thống giáo dục đại học của Úc chỉ còn hai loại: các trường TAFE và các trường đại học.
[2] Sách tập đọc tiếng Việt: Gia đình Thanh; Lan đang làm gì; Tâm và Nam; Thuý kể chuyện đời mình; Một ngày trong đời Hương; Bạn của Trang. Sách song ngữ: Today Hanh Goes to School; Thanh, Hung and the Umbrella; Why Did God make Animals; My Village; The Last Train Journey; The Adopted Children in the Kelly Family; The Season of the Flamboyant Flowers; The Tadpoles; Five Vietnamese Folk Tales; Old Stories from Vietnam; Selected Vietnamese Folk Tales; Life with Past Images. Sách bằng tiếng Anh: Understanding Vietnamese Refugees in Australia; Literature in South Vietnam, 1954-1975; Australia and Indochinese Health Issues; Learning Vietnamese.
[3] Nguyen Xuan Thu, 1995, Unlocking Australia’s Language Potential – Profile of Languages in Australia – Vietnamese. Canberra, National Languages and Literacy Institute of Australia.
Melbourne and the first phase
of a refugee’s journey
All the refugees on the Qantas flight from Bangkok to Melbourne on the morning of 10 February 1982 were taken to the Nunawading Settlement Centre, located in the eastern part of Melbourne. The Nunawading Centre was a spacious place and hosted only newly arrived migrants.
It was arranged that I would share a room with another single man. He was much younger than me. We did not talk much together. During this time at the Centre, apart from having meals three times a day in the common diningroom, I spent most of the time in my room listening to news, reading and finding out about life in Australia. In the evening, and especially at night time, I greatly missed my family and memories from the past continually haunted me, which made the nights seem longer. After two weeks in this centre, I moved out and started to build a new life in Australia, which from now on was my country of adoption.
Teaching and other educational activities
Thanks to my voluntary work with the Indo-China Refugee Association (ICRA) during my days at the Panatnikhom Refugee Camp near Bangkok, I heard that the Phillip Institute of Technology (PIT) was looking for a Vietnamese lecturer. I decided to apply for this position via ICRA when I was still in Panatnikhom in Thailand. After only one week from my arrival in Melbourne, I was granted an interview and then PIT offered me employment. On 17 February 1982, I officially commenced my job and got down to preparing for the new academic year that was drawing near. My post involved designing the Vietnamese language curriculum, and teaching Vietnamese language and culture for students in three tertiary institutions: the Phillip Institute of Technology (PIT), the Footscray Institute of Technology (FIT) and the Mercy Institute of Catholic Education. To fulfil these responsibilities, I was allowed to recruit an assistant to share my teaching load. From then on, Mr Nguyễn Ngọc Văn (a former lecturer at the National Institute of Public Administration in South Vietnam) worked with me until PIT merged with the Royal Melbourne Institute of Technology to become the Royal Melbourne Institute of Technology University (RMIT University).[1]
It should be noted that this was the first Vietnamese language curriculum to be introduced into Australian tertiary institutions. This program was the result of the Review of Migration and Multicultural Education conducted by the Australian Institute of Multicultural Affairs in 1980. The Australian Institute of Multicultural Affairs was established in 1978 and directed by Mr Petro Georgiou. According to the Review, the States with a high density of immigrants and refugees were encouraged to apply for funding for projects that sought to introduce refugee languages into the Australian tertiary institutions. With the fund from the Australian Commonwealth Government, PIT, FIT and the Mercy Institute of Catholic Education initiated the Vietnamese language and the Maltese language curricula in Victoria starting from the 1982 academic year.
The Vietnamese community in Victoria was newly formed at that time. Everyone worked very hard both to support their families and to help their relatives at home in Vietnam. I was very lucky to get a job during my first weeks in Australia. With my earlier experience studying overseas, I didn’t have much difficulty in settling in this new country.
As a university lecturer, I found it desirable for the Vietnamese families to preserve their Vietnamese language and culture. Thus, besides teaching at PIT, I spent much of my time working on the long-term objectives of a lecturer.
First, in early 1983, I designed and printed two reading books for primary pupils. The Vietnamese language printing technology was not so developed at that time, so the publication of the two books was not a simple task. Yet once published, they were widely received among the Vietnamese parents from different places. From then on, via PIT, I lodged an application to the Australian government’s Commonwealth Schools Commission seeking a grant to design a set of Vietnamese reading books for Vietnamese primary school pupils. Thanks to the grant, from 1984 to 1990 about 20 bilingual books and English books[2] were prepared, published and distributed in Australia and in a number of countries such as the US, Canada and Hong Kong, just to name a few. It was not until 5 years later that some other sets of Vietnamese textbooks were published, mostly from Victoria, South Australia and New South Wales.
The introduction of the Vietnamese curriculum into mainstream Australian schools was also part of my long-term objective to preserve Vietnamese language and culture in Australia. Thus, in early 1983, I designed a Vietnamese language curriculum for high schools. After that, Mr Nguyễn Văn Nha, a Vietnamese language teacher at the Point Cook Air Force Academy, introduced me to Dr Nguyễn Triệu Đan and other teachers in Victoria. To introduce Vietnamese language into high schools in Victoria, after several meetings in 1984, it was decided to establish a Campaign Committee for the Introduction of Vietnamese Language into Victorian High schools and Nguyễn Triệu Đan was chosen to chair this committee.[3] The campaign committee had two missions: to complete the Vietnamese curriculum (led by me at the initial stage), and to solicit the Victorian Institute of Secondary Education (VISE) and the Australian government to introduce Vietnamese language into years 11 and 12 as a Group 1 subject (i.e. as part of the language stream whose exam results are part of the score for university entry).
About two years or so later, stream 1 Vietnamese language was approved and from 1987 was officially adopted in high schools. Thanks to this approval, the status of Vietnamese language was much enhanced. The number of students registering for the subject kept increasing. There were classes for all levels of education, from primary school to year 12. The Vietnamese language was taught at three types of schools: first, the mainstream schools where there were many Vietnamese students (only a few schools offered Vietnamese language in their schools); second, at Victorian Schools of Languages (7 centres); third, schools established and managed by the Vietnamese, among which Lac Hong Vietnamese school, headed by Mr Thái Đắc Nhương, has enjoyed the largest increase in the number of students, from 50 at first to about 2600 after nearly 30 years (2013) of operation. Lạc Hồng Vietnamese School is the biggest Vietnamese school outside Vietnam.
At university level, in early 1982, the Vietnamese language curricula were first adopted in Western Australia (by Dr Bửu Khải) and in Victoria (by me, Dr Nguyễn Xuân Thu). A year later they were introduced into the Australian National Universityi (ANU) in Canberra (by Dr Marybeth Clark) and in New South Wales (by Mr Trịnh Nhật) and finally in South Australia (by a Catholic nun, Trần Thị Niên).
The funding for the pilot project for delivery of Vietnamese language at tertiary institutions in these states lasted for three years. In Victoria, the Vietnamese language programs were taught in three institutions, as mentioned above, but only at one institution in each of the other states. From 1982 to late 1984, apart from teaching and other tasks, the Unit of Vietnamese Language program in Victoria under my responsibility also designed a new undergraduate program to offer a Bachelor’s degree program with a major in Vietnamese Studies, consisting of Vietnamese language and Vietnamese culture with a focus on its people and on current Vietnamese history. This program was accredited and Footscray Institute of Technology (FIT) commenced this Bachelor’s program early in 1985. A year later, in 1986, PIT officially introduced this program into the School of Community Languages and Policy Studies. The five community languages offered at PIT were Arabic, Greek, Italian, Turkish, and Vietnamese.
After three years of the funded project, from 1985 other states and the ACT requested an extension of funding from the Federal Government. In Victoria, this project became self-funded by both PIT and FIT. This was a significant event because it marked, for the first time in the world, a Bachelor’s degree with a major in Vietnamese Studies officially funded and taught outside Vietnam. The history and development of Vietnamese language in Australia was partly reported in a book published in 1995 by the National Languages & Literacy Institute of Australia.[4]
Besides the aim of developing Vietnamese language and culture, in mid 1989 I received a grant for a research project to develop a Bachelor’s degree program majoring in Indo-Chinese Studies at PIT. The program was officially initiated at PIT in early 1991 and ended after two years of operation when PIT was merged with the Royal Melbourne Institute of Technology (RMIT) to become RMIT University.
Other Academic Activities
A university lecturer in Australia is in charge not only of researching, course designing, lecturing and tutoring, but also of taking part in professional activities when requested. From 1983 to 1994, I was invited to become a member of the Advisory Committee for the Design of the BA curriculum in Vietnamese Studies at FIT and also of the Advisory Committee for the Design of the Vietnamese Translation and Interpretation Curriculum at Victoria College in Toorak, which is now merged into Deakin University.
In 1993, I was invited to join a research project on the teaching and learning of Vietnamese language in schools from primary to university level across Australia. The result of the research was reported fully in the book entitled Unlocking Australia’s Language Potential – Profile of Languages in Australia-Vietnamese.
Supervision of Masters and PhD candidates forms an important part of the teaching role at any university in developed countries. Besides supervising about 20 Masters and PhD students at PIT and RMIT, I was also invited to grade Masters and PhD theses for students at other universities such as Tasmania University, Western Sydney University, Mount Lawley College of Advanced Education in Perth, and Victoria University in Melbourne.
Besides those educational and cultural activities, I found it necessary to make the mainstream Australian people aware of the Vietnamese people and culture as well as the numerous daily difficulties that faced not only the Vietnamese but also the Indo-Chinese communities on their way to settle in Australia. With this motivation, from mid 1987, together with some colleagues at PIT and some leading experts in Vietnamese Studies across several countries, I founded the Australian Association of Vietnamese Studies. The Association often held international and national conferences on issues related to literature, arts, education, health, settlement, integration of peoples in the former Indo-Chinese regions, or other cultural events such as book launches and seminars with guest speakers who were writers, poets or young lawyers. Speakers at the conferences were leading experts in different fields across the world (e.g. veteran writer Võ Phiến from California, poet Đỗ Quý Toàn from Canada, lawyer Dương Như Nguyện from Washington D.C., veteran music composer Phạm Duy from California, former Minister of Health Dr Trần Ngọc Ninh from Virginia, and music researcher Trần Quang Hải from France). The Association also launched the Journal of Vietnamese Studies, of which the first issue came out in 1988 and the last in 1995.
Problems Encountered by the Vietnamese community
Besides teaching and researching as the main task of a university lecturer, I also took part in some professional activities related to the Vietnamese community.
In mid 1983, as one of the few Vietnamese lecturers in Vietnamese Studies, I was invited to join the Commonwealth Schools Commission to visit a number of ethnic schools in New South Wales and Tasmania. In Tasmania I had the opportunity to visit some universities where there were Vietnamese students, and, in Hobart and Launceston, to meet some community representatives, students, pupils, and parents, among whom were Dr Lê Thảo (a lecturer at Tasmania University in Launceston) and Tôn Thất Quỳnh Du (chair of the Tasmanian Association of the Vietnamese Community in Hobart). In Sydney I also had a chance to meet some former Vietnamese teachers, some old friends such as Phạm Văn Minh (who was a teacher before going abroad to study in 1973), Hoàng Văn Giàu (who joined the Buddhism movement against President Ngô Đình Diệm’s regime in 1963 and worked for the Venerable Thích Thiện Minh in Saigon until he joined the army; from the Fall of Saigon in 1975 he was taken to a re-education camp before fleeing overseas in 1980, and settling in Sydney in 1982), and Phan Văn Giưỡng (who in Vietnam was a primary school teacher in Tuy Hòa, joined the army and then worked at the Clerical Office in the Ministry of Education before fleeing overseas and settling in Sydney; at the time he was working for a company in western Sydney).
Also in Sydney I met Father Thông (a Catholic chaplain priest who also fled overseas before settling in Sydney). In the meetings, I met some officials in the NSW Department of Education and those in charge of ethnic schools. They complained that the Vietnamese community in Sydney was too political and paid little attention to education. I asked them how to open Vietnamese language classes for Vietnamese children in Sydney. They told me to contact them. After the meeting, they gave me a document package to apply for opening Vietnamese language classes for Vietnamese pupils. I then showed it to Father Thông and Phan Văn Giưỡng and posted some information in some Vietnamese newspapers to invite those interested in the project to contact Father Thong and Phan Văn Giưỡng.
I was very surprised to receive mostly negative reactions coming from some extreme anti-Communists in Sydney. They deemed me a ‘Communist cadre’, and accused me of being an accomplice with Hoàng Văn Giàu, whom they blamed, without any evidence, for allegedly joining the Communists in the massacre of over 3,000 people in Huế during the Tết Offensive in 1968. The truth is that during the Tết Offensive Hoàng Văn Giàu was in the Army of the Republic of South Vietnam and was posted in Saigon.
After that reactionary incident, Phan Văn Giưỡng and some of his friends (some had studied overseas before settling in Australia) established an association for teachers, while the priest Thông with another group also founded another. Phan Văn Giưỡng ’s association was in a weaker position and my name was frequently featured as a dangerous disguised Communist in several newspapers and Vietnamese forums, as a means to eliminate Phan Văn Giưỡng’s association and its educational activities.
Following the anti-Communist wave in Sydney, many people and groups in Melbourne also accused me of being a Communist cadre. Some claimed that before 1975 I was a sergeant who worked as an interpreter for the US troops. Some said I had not gone to the re-education camp but instead to the Soviet Union for overseas study with the support of the Vietnamese Communist government. Others said my wife (who had not graduated from high school and was at the time a machinist working at home) was the director of the Department of Education in Saigon after 1975 and charged her with dismissing all the teachers from the old regime. In the midst of these conundrums, none of my old friends did anything to vindicate me, except for Lê Quang Huyến, who used to teach with me at Nguyễn Huệ high school in Tuy Hòa and and later moved to teach in Phước Tuy (now Bà Rịa – Vũng Tàu province). He proclaimed that Nguyễn Xuân Thu could not have `been a Communist. Lê Quang Huyến then said to his nephew, Lê Văn Hưởng, a Catholic priest, and from Lê Văn Hưởng, and to Bùi Đức Tiến, also a Catholic priest, that he knew me very well and guaranteed that I was not a Communist. It was Tiến who later told me all about this.
Besides, other associations such as the Association for ARVN Veterans, the Hoàng Cơ Minh front, leaders of the Vietnamese community in Victoria, and Dr Nguyễn Văn Hưng (head of the Vietnamese radio broadcasting station in Victoria at that time) also openly and aggressively attacked me at different meetings, even though they had no clear idea about me. It was because of such immense pressures that Nguyễn Triệu Đan had to remove my name from the Vietnamese Curriculum Design Committee. Later when he was closer to me, Nguyễn Triệu Đan and his wife, Mrs Huỳnh Thị Bích Cẩm (an intellectual women, the founder and chair of the Vietnamese-Australian Women’s Welfare Association in Victoria) and I collaborated in several cultural and educational activities. The most specific expression for our collaboration was the launching of the biographical book about his family that I organised in 1992 as chair of the Australian Association of Vietnamese Studies. Later, in 2008, Nguyễn Triệu Đan wrote about this event and quoted an extract of my speech in English in his biography entitled ‘A Refugee Journey’.
____________
[1] Before the educational reform in Australia in 1989, the higher education system consisted of 3 sectors: the TAFEs (vocational schools and colleges), the Institutes of Technology, and Universities. The Institutes of Technology covered both college and university curricula. Since 1989, several Institutes of Technology have been merged with each other to become universities. As a result, the Australian higher education system is now composed of just the TAFEs and the universities.
[2] Vietnamese language textbooks: Gia đình Thanh (Thanh’s family); Lan đang làm gì (What is Lan doing?); Tâm và Nam (Tam and Nam); Thuý kể chuyện đời mình (Thuy’s life story); Một ngày trong đời Hương (A day in Huong’s life); Bạn của Trang (Trang’s friends). Bilingual books: Today Hanh Goes to School; Thanh, Hung and the Umbrella; Why Did God make Animals; My Village; The Last Train Journey; The Adopted Children in the Kelly Family; The Season of the Flamboyant Flowers; The Tadpoles; Five Vietnamese Folk Tales; Old Stories from Vietnam; Selected Vietnamese Folk Tales; Life with Past Images. English books: Understanding Vietnamese Refugees in Australia; Literature in South Vietnam, 1954-1975; Australia and Indochinese Health Issues, Learning Vietnamese.
[3] I had started teaching Vietnamese language and culture at PIT early in 1982 and a year later I was appointed as a member of the School Commission and travelled to several Australian states.Everywhere I went, the Vietnamese communities raised the issue of maintenance of the Vietnamese language and culture. As a result, and in accordance with the government’s language policy, I prepared a set of Vietnamese curricula. The decision referred to above was made by a group consisting of Vietnamese teachers who were teaching ethnic classes, many members of the Victorian Association of Vietnamese Teachers, some community leaders and various interested individuals.
[4] Nguyễn Xuân Thu, 1995, Unlocking Australia’s Language Potential – Profile of Languages in Australia – Vietnamese. Canberra, National Languages and Literacy Institute of Australia.