Close Menu
Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook X (Twitter) Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
      • Chuyên mục khác
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Giới thiệu – Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Trang chủ » Phân ưu tang lễ Thiền sư Thích Nhất Hạnh

    Phân ưu tang lễ Thiền sư Thích Nhất Hạnh

    23/01/202217 Mins Read
    bang tang
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Phân Ưu của Đức Đạt Lai Lạt Ma 14

    _______________

    His Holiness the Dalai Lama | Central Tibetan Administration

    In his peaceful opposition to the Vietnam war, his support for Martin Luther King and most of all his dedication to sharing with others not only how mindfulness and compassion contribute to inner peace, but also how individuals cultivating peace of mind contributes to genuine world peace, Venerable Thich Nhat Hanh lived a truly meaningful life. I have no doubt the best way we can pay tribute to him is to continue his work to promote peace in the world. https://bit.ly/35dUncV

    dalailama

    Condolences in Response to the Death of Venerable Thich Nhat Hanh

    January 22, 2022

    Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, India – His Holiness the Dalai Lama was saddened to learn that his friend and spiritual brother Venerable Thich Nhat Hanh had passed away. He offered his condolences to his followers in Vietnam and around the world.

    In his condolence message, His Holiness wrote:
    “In his peaceful opposition to the Vietnam war, his support for Martin Luther King and most of all his dedication to sharing with others not only how mindfulness and compassion contribute to inner peace, but also how individuals cultivating peace of mind contributes to genuine world peace, the Venerable lived a truly meaningful life.

    “I have no doubt the best way we can pay tribute to him is to continue his work to promote peace in the world.”

    THÔNG ĐIỆP PHÂN ƯU

    Dịch Việt: Hoàng Ngọc-Tuấn

    Tôi đau buồn khi nghe tin người bạn và người anh em tâm linh của tôi, Hoà thượng Thích Nhất Hạnh, đã viên tịch. Tôi xin phân ưu cùng các đệ tử của ngài ở Việt Nam và trên toàn thế giới.

    Qua việc ngài đã phản đối một cách ôn hoà đối với cuộc chiến Việt Nam, qua việc ngài đã ủng hộ cho Martin Luther King và, trên hết, qua việc ngài đã chia sẻ với tha nhân không chỉ riêng cách đem chánh niệm và lòng từ bi để xây dựng sự an lạc trong tâm hồn, mà còn chia sẻ cách làm sao việc xây dựng sự an lạc trong tâm hồn của từng cá nhân có thể góp phần vào việc xây dựng hoà bình cho thế giới, Hoà thượng đã sống một cuộc đời thực sự đầy ý nghĩa.

    Tôi tin chắc rằng cách tốt nhất để chúng ta tri ân ngài là hãy tiếp tục công việc của ngài để xiển dương cho hoà bình trên thế giới.

    Ký tên: Dalai Lama
    Ngày 22 tháng Một, 2022

    tnh lama
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Đức Đạt Lai Lạt Ma

    Phân ưu của Ngài Trinley Thaye Dorje – Karmapa thứ 17

    _______________

    272315498 1360659281062304 6260150901524055634 n

    (Đạo Sinh dịch Việt):

    New Delhi, 22 tháng Giêng 2022

    Các Pháp hữu thân mến,

    Một trong những người thầy Phật giáo tôn kính nhất của thời đại chúng ta, Thích Nhất Hạnh, vừa từ bỏ thân xác của ngài.

    Tôi muốn bày tỏ lời chia buồn của mình đến những người học với ngài ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới; nhưng đồng thời, tôi cũng muốn khuyến tấn tất cả chúng ta hãy tìm thấy niềm vui trước hành trạng siêu việt không gian và di sản siêu việt thời gian của ngài.

    Sự kiện ngài giã từ cuộc đời này không có nghĩa ngài đã đi mất. Như tự thân ngài đã tuyên bố, “Chỉ vì ngộ nhận mà chúng ta cho rằng người chúng ta yêu thương đã không còn hiện hữu nữa sau khi ‘qua đời.’ Điều này vì chúng ta đeo bám một trong những hình tướng, một trong những phần ngoại biểu của người đó… Con người chúng ta yêu thương vẫn còn đó, vẫn ở quanh chúng ta, ở trong chúng ta và đang mỉm cười với chúng ta.”

    Dòng truyền thừa Karma Kagyu của chúng ta đã có mối lương duyên tâm linh rất đặc biệt với Thầy Thích Nhất Hạnh. Vì chính nhờ lòng từ bi của ngài mà ni chúng của chúng ta từ Dhagno Kundrol Ling đã được thọ trì cụ túc giới Tì-kheo-ni ở Làng Mai vào năm 1994.

    Sự kiện tâm linh không-biên-giới này không chỉ là các pháp âm; cũng không có nghĩa hoà quyện nhiều tôn giáo và truyền thống tâm linh khác nhau, để rồi tất cả đều đánh mất bản sắc của mình.

    Đúng ra, nhờ không tạo nên bất kì nan đề nào cho các tôn giáo và truyền thống khác, mà ngài đã nỗ lực làm hiển lộ và phản chiếu tánh thể của mọi tín điều người khác đang trì giữ; vì thế, tất cả đều nhận thấy những nét đặc thù cũng như dị biệt của chính mình đều được tôn trọng, được cảm thông, và được dung nạp. Và chính sự tôn trọng và dung nạp này, chính tâm thái “tất cả hãy giữ nguyên bản sắc của mình” này, đã khiến cho người khác liễu ngộ rằng rốt cùng tất cả chúng ta đều bình đẳng.

    Bằng cách này, mọi vấn nạn sẽ lắng xuống, sẽ được hoá giải, và rồi thì ai ai cũng thấy được “sự thật”, hay bất cứ tên gọi gì chúng ta muốn.

    Một hành hoạt như thế đều được tất cả những người theo Phật nhìn nhận là Phật-Pháp.

    Không có bất cứ điều gì chư vị Bồ-tát không dấn thân và học hỏi để làm vơi đi khổ đau của người khác, như Ngũ Minh và bất kỳ phương tiện xã hội nào, ngay cả chính trị học.

    Đây là tất cả những gì Thầy Thích Nhất Hạnh đã làm. Phần còn lại là của chúng ta.

    Thaye Dorje
    His Holiness the 17th Gyalwa Karmapa

    Trinley Thaye Dorje


    Phân ưu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hoa Kỳ

    _______________

    GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
    VIETNAMESE AMERICAN UNITED BUDDHIST CONGREGATION
    HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH
    COUNCIL OF MANAGEMENT
    CENTRAL OFFICE
    4717 W. First Street, Santa Ana, CA 92703 – U.S.A.  |   Tel.: (714) 548-4148

    __________________________

     Phật Lịch 2565 | Số 49/HĐĐH/TT/CT

    THÔNG TƯ

    Kính gửi: Chư tôn Trưởng Lão, chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni,
    quý Cư sĩ thành viên, các cơ sở tự viện thuộc GHPGVNTNHK,
    Ban Hướng Dẫn GĐPT Việt Nam tại Hoa Kỳ

    Trích yếu: V/v tổ chức Lễ Tưởng Niệm Đại lão Hòa thượng Thích Nhất Hạnh

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

    Hội Đồng Giáo Phẩm và Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK vừa nhận được tin Đại Lão Hòa Thượng húy thượng TRỪNG hạ QUANG, tự PHÙNG XUÂN, hiệu NHẤT HẠNH, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 42, Pháp phái Liễu Quán đời thứ 8, trụ trì Tổ đình Từ Hiếu – Huế, khai sơn Đạo tràng Mai Thôn Pháp quốc, đã an nhiên thâu thần thị tịch vào lúc 01:30 sáng ngày 22 tháng 01 năm 2022 (nhằm 20 tháng 12 năm Tân Sửu) tại Tổ đình Từ Hiếu; trụ thế 96 năm, 70 hạ lạp.

    Đại lão Hòa thượng là bậc long tượng kỳ túc của Phật giáo Việt Nam, nguyên Giám học Phật Học Đường Nam Việt, đồng sáng lập Viện Cao đẳng Phật học Sài-gòn (tiền thân của Viện Đại học Vạn Hạnh), Chủ bút nguyệt san Phật Giáo Việt Nam (thuộc Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam), Chủ bút tuần san Hải Triều Âm (cơ quan ngôn luận của Viện Hóa Đạo GHPGVNTN), thành lập trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội và nhà xuất bản Lá Bối. Ngoài những đóng góp to lớn về văn hóa giáo dục, Đại lão Hòa thượng cũng đã cống hiến cho văn học Phật giáo, văn học nước nhà và văn học thế giới hàng trăm tác phẩm giá trị, trong đó có nhiều tác phẩm nổi tiếng về Thiền học đã được dịch ra hàng chục ngôn ngữ. Về sự nghiệp hoằng pháp, Đại lão Hòa thượng đã khai sáng Dòng Tu Tiếp Hiện, thành lập Đạo tràng Mai Thôn tại Pháp và hàng chục tu viện theo dòng Thiền Làng Mai tại nhiều quốc gia trên thế giới, thu nhận và cảm hóa hàng triệu thiền sinh Việt Nam và ngoại quốc khắp năm châu. Không chỉ trong vai trò một Thiền sư, nhà văn hóa, nhà thơ, nhà văn lỗi lạc, Đại lão Hòa thượng cũng là nhà hoạt động xã hội có ảnh hưởng rất lớn với cộng đồng quốc tế trong việc kêu gọi chấm dứt bạo động, chiến tranh, cải cách xã hội, giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên để bảo vệ môi trường xanh cho trái đất.

    Tri ân và kính tiếc bậc Thầy kỳ vĩ của nhiều thế hệ Tăng Ni tín đồ Phật giáo Việt Nam và thế giới, toàn thể thành viên GHPGVNTNHK, nhất tâm đảnh lễ Giác Linh Cố Đại Lão Hòa Thượng tân viên tịch, và xin thành kính phân ưu cùng chư tôn đức Tăng Ni Sơn môn Từ Hiếu, Tăng thân Làng Mai và môn đồ pháp quyến khắp toàn cầu.

    Giáo Hội kính mong chư tôn đức Giáo Phẩm Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni tùy hoàn cảnh sở tại thiết lễ cầu nguyện và truy niệm công đức lớn lao mà Cố Đại Lão Hòa Thượng đã một đời cống hiến cho Đạo Pháp, Nhân loại và Dân tộc.

    Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật

    Nay thông tư,

    California, ngày 22 tháng 01 năm 2022,
    Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK
    Chủ tịch,
    Sa Môn Thích Tín Nghĩa 


    Phân ưu của Hội Đồng Hoằng Pháp – GHPGVNTN

    _______________

    Cung Tien Thien Su TNH V3a


    Phân ưu của HT Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN

    so tang 2 4813

    so tang 1 2582


    Phân ưu của ngài Dzongsar Khyentse Rinpoche

    _______________

    (Đạo Sinh dịch)

    “Đại Trưởng Lão Thích Nhất Hạnh đã qua đời. Một mất mát khủng khiếp cho thế giới này — một thế giới hỗn mang với quá khứ & vị lai; một thế giới hầu như chẳng biết gì đến đình trú ở hiện tại; một thế giới không còn nhớ đến nụ cười; không còn nhớ mình thực sự hiện hữu như thế nào khi đang đánh răng.

    Với những ai quan tâm đến giáo pháp của đức Phật, sự ra đi của Thầy Thích Nhất Hạnh là một mất mát quá đỗi nặng nề. Trong cái thế giới tối tân hiện đại này, một nền minh triết cổ đại như Phật giáo thấy quá khó để vươn đến những con người sinh ra trong những nền văn hoá chẳng có một ý niệm nào về “vô thường”, “khổ”, “vô ngã”, và “niết-bàn”.

    Làm thế nào để động viên, để khuyến khích, để sách tấn con người thời nay, ít nhất cũng có thể nhấc mình đến gần hơn một sự trân trọng các ý niệm này, đó là chưa nói đến việc phát khởi một đại nguyện “sống với”, “sống bằng” những tư duy về vô thường, về khổ, về vô ngã, niết-bàn? Có lẽ Phật giáo là môn học xưa nhất, khoa học nhất, hệ thống nhất về tâm & vật từ trước tới nay. Thế nhưng, Phật giáo đang bị vứt bỏ không thương tiếc, không ngừng nghỉ, thành một “tôn giáo”, một “chủ thuyết”, và nhất là, một “tư tưởng Á châu cổ đại”.

    Dẫu rằng như thế, quyết tâm của Thầy nhằm mở ra cánh cửa dẫn vào Phật-Pháp vẫn không gì có thể lay chuyển. Thầy đã liên tục nỗ lực hết sức mình để khiến cho thế giới mở to mắt về Phật-Pháp.

    Và THẦY ĐÃ THÀNH CÔNG…

    DZONGSAR KHYENTSE RINPOCHE

    “The most venerable Thich Nhat Hanh has passed away. What a great loss to this world — a world entangled in both past and future; a world that has almost no interest in dwelling in the present; a world that has forgotten the value of a smile; a world that has forgotten how to really be there when it brushes its teeth.

    For those who care about the Buddha’s teachings, Thich Nhat Hanh’s passing is an especially heavy loss. In this modern world, an ancient wisdom like Buddhism finds it so difficult to reach out to people that were born into cultures that have no notion of aniccā, duḥkha, anattā and nirvana. How can people today be encouraged, at the very least, to move closer to an appreciation of these ideas, let alone generate the wish to live by them?

    Buddhism is perhaps the oldest and most systematic, scientific study of mind and matter ever. Yet it is constantly, almost ruthlessly dismissed as a ‘religion’, a ‘doctrine’ or at best ‘ancient Asian thought’. Even so, Thich Nhat Hanh’s determination to open the door to the Buddha’s teachings never faltered. He consistently made an enormous effort to make the world curious about Buddhadharma.

    And he succeeded. Hundreds of thousands of people have now not only heard of mindfulness, but they try to practise it. This is an amazing achievement, one that generally takes centuries to accomplish. Thich Nhat Hanh managed it in one short, tumultuous lifetime. As buddhists, we owe him a tremendous debt of gratitude.

    Looking ahead, those of us who admire Thich Nhat Hanh and those who actively follow him, must remember that while he is best known for his ability to reach a wide audience, especially in his many books — for example, Being Peace, Peace is Every Step, How to Love, The Miracle of Mindfulness — he should never be discounted as just another New Age guru. The simple fact that he was a monk for his entire life demonstrates that there was far more to his approach than merely “Smile”.

    From the time he first saw an image of the Buddha at the age of 7 or 8, Thich Nhat Hahn harboured a strong desire to be like him. At 16 he was ordained in the Tu Hieu Temple in Hue city in Vietnam, and chose to return to die there some seven decades later. If this approach does not demonstrate that his Buddhadharma has both great depth and substance, then nothing will. He shall be remembered by us all as a great victory banner of Dharma.”


    Phân ưu của Tổng thống Hàn Quốc

    _______________

    Twitter 768x521 1
    Dòng thông tin được đăng trên Twitter của Tổng thống Hàn Quốc

    Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đăng tin

    Ngày 22/01/2022, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã đăng nội dung chia buồn trên Facebook và Twitter của mình khi được tin Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch.

    “Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhà lãnh đạo Phật giáo nổi tiếng thế giới đồng thời là một nhà hoạt động cho hoà bình, đã viên tịch. Tôi muốn gửi lời chia buồn sâu sắc nhất của mình. Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những nhà lãnh đạo tâm linh có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới và được nhiều người xem như là “một vị Bụt sống”. Là một nhà hoạt động, Thiền sư luôn thể hiện tình thương yêu đối với nhân loại qua hành động của mình.

    Người đã đi khắp thế giới để kêu gọi cho hoà bình, giúp những người tị nạn cũng như thúc đẩy hoà bình và nhân quyền. Người không ngừng trao truyền các pháp môn thực tập chánh niệm để mọi người có được sự bình an nội tâm. Trong hai chuyến hoằng hoá của Thiền sư tại Hàn Quốc, tôi rất tâm đắc với pháp môn thiền hành mà Người đã chỉ dạy.

    Thiền sư đã chuyển tải thật đẹp những lời dạy của Bụt, đặc biệt là sự thực tập chánh niệm, qua các cuốn sách và thơ ca của mình. Những lời dạy về nghệ thuật sống hạnh phúc của Ngài đã chạm đến trái tim và trở thành ánh sáng soi đường của rất nhiều người. Bước chân chánh niệm và lời dạy của Thiền sư sẽ luôn được tiếp nối. Nguyện cầu cho Ngài được yên nghỉ trong bình an.”


    Lời tán thán của Ni sư Jetsunma Tenzin Palmo

    Jetsunma Tenzin Palmo

    Thiền sư Việt Nam Thích Nhất Hạnh đã giương cao bức thông điệp về Chánh Niệm và Ý Thức Môi Trường trong nhiều năm trước khi những khái niệm này trở thành các biểu tượng thường nhật. Thầy là hiện thân của thiền quán kết hợp với hoạt động xã hội đặt nền tảng trên tinh thần bất bạo động.

    Ảnh hưởng của Thầy đã vượt ra ngoài phạm vi những người học với Thầy, ngay cả phạm vi Phật tử toàn thế giới; và Thầy có lẽ là vị thầy Phật giáo được tôn kính và nổi tiếng nhất chỉ sau đức Dalai Lama.

    Thầy Thích Nhất Hạnh là tác giả của nhiều tác phẩm phổ biến và đã kiến lập một Tăng-già Tứ Chúng hoà hợp và dũng mãnh đặt cơ sở ở Plum Village, Pháp quốc.

    Khi đặt chân vào Plum Village, ta sẽ cảm nhận được ngay không khí tĩnh lặng và hài hoà. Ngoài ra lúc nào cũng có nhiều hoạt động ở đó; tuy nhiên ta vẫn có cảm giác hầu như cuộc sống đang quay chậm lại ở đây — từ những lúc thiền hành xuyên qua các vườn mai cho đến những phân công chấp tác thường nhật cho việc ẩn tu và sống chung chánh niệm.

    Thầy thường nhắc nhở chúng ta bằng nhiều cách khác nhau: khuyên nhủ, thư pháp mỹ thuật, thơ ca, thân giáo, an trú hiện tại, đừng quá vọng tưởng, tất cả đều là những lời khuyên rất thiết thực cho thời đại ngày nay.

    Mong sao ảnh hưởng của Thầy cũng như hoài niệm của chúng ta về Thầy sẽ còn lại với chúng ta trong những năm tới để dẫn dắt chúng ta tu tập chánh niệm và lan toả tâm từ bi trong toàn xã hội.

    JETSUNMA TENZIN PALMO | Đạo Sinh dịch

    The Vietnamese master Thich Nhat Hanh brought the message of Mindfulness and Environmental Awareness to the foreground many years before those concepts became everyday bywords. He was a teacher who embodied contemplative practice with a social activism based on non-violence. Thay’s influence reached far beyond the confines of his own followers or even of Buddhists worldwide and he is probably the most well-known and highly regarded Buddhist teacher after HH the Dalai Lama.

    Thich Nhat Hanh authored many popular books and established a strong and harmonious Fourfold Sangha mainly based at Plum Village in France.

    On entering Plum Village there is an immediate sense of harmony and tranquility. There is also always a lot of activity but somehow a feeling that seems almost like life in slow motion – from walking meditation through the plum orchards to assigned chores on retreats and mindful living together.

    Thây would give reminders in various forms, verbal, through his wonderful calligraphy and poems and by example, to stay in the moment and not plan too far ahead, which is nowadays very sensible advice.

    May his memory and influence will remain with us in the years to come to guide our practice of mindfulness and compassionate social outreach.

    HT Thích Nhất Hạnh
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleThiền sư Thích Nhất Hạnh: Đến đi thong dong
    Next Article Pháp ngữ Thiền sư Thích Nhất Hạnh

    Bài viết liên quan

    Điện Phân Ưu về sự viên tịch của Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ

    01/12/2023

    Hội Thân Hữu Già Lam: Điện thư phân ưu Tang lễ Trưởng lão HT Thích Tuệ Sỹ

    29/11/2023

    Thích Thanh An: Thanh Văn Tạng đến Tích Lan

    12/07/2023
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Võ Quang Nhân: Khảo luận Nālandā: Truyền Thừa, Truyền Nhân và Giáo Pháp (PDF)

    02/12/2023

    Tâm Huy Huỳnh Kim Quang: Xưng tán Ân Sư, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

    02/12/2023

    Điện Phân Ưu về sự viên tịch của Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ

    01/12/2023

    Nguyệt san Chánh Pháp số 145 | tháng 12.2023

    01/12/2023

    Tiểu Lục Thần Phong: 15 bài thơ dâng Thầy

    01/12/2023

    Từ Niệm: Người đi

    01/12/2023

    Hội Thân Hữu Già Lam: Điện thư phân ưu Tang lễ Trưởng lão HT Thích Tuệ Sỹ

    29/11/2023

    Thích Nguyên Hiền: Kính dâng Tuệ Sỹ Thượng Nhân

    29/11/2023

    Thích Thanh Thắng: Tuệ Sỹ – Thượng sĩ, Thầy ơi!

    29/11/2023

    Thị Nghĩa Trần Trung Đạo: Ôn ra đi để lại nụ cười

    29/11/2023
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Phật Giáo Úc Châu

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Thư Viện Hoa Sen

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2023, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version