Phát bồ-đề tâm và PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Generation of the mind [acting towards] Enlighttenment
Phát bồ đề tâm, là một thuật ngữ mà ta quen dùng trong giao tiếp về “Phật sự’ của chúng ta và nó còn quen dùng trong mọi văn bản, khi ta nói về Phật giáo “Đại” thừa. Nghĩa là, “phát bồ để tâm”, là một thuật ngữ riêng của Phật giáo Đại thừa – kim chỉ nam của bồ tát hành.
Phát bồ đề tâm (Generation of the mind [acting towards) Enlighttenment) và Phát bồ đề tâm (發菩提心), trên cơ sở Anh và Hoa ngữ thì không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, về nghĩa của ngữ trang nghiêm và ngữ của semantic – ngữ nghĩa học – thì, hành ngôn này, có tính nhị nguyên của của nó.
1/ Phát bồ đề từ tâm phàm, hoặc từ tâm ‘kiến trù lâm” của mình, sẽ được xét như là phát tâm bồ đề vọng tưởng, phát bồ đề tâm khái niệm. Tức là, chỉ cho lời nói vui chơi, lời thành văn và lời khiến ta bớt lẻ loi trong đám đông, nhất là thiên hướng tập thể quá đông trong Phật giáo Đại thừa.
2/ Phát bồ đề tâm từ tâm trang nghiêm
Sau khi ta Quy y Tam bảo. ta thường xuyên, hành trì lễ sám, thường xuyên đọc tụng, học tập tất cả, nếu có thể, kinh điển, luận điển Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa, THA THIẾT và KÍNH TÍN tới một mức độ là NGUYỆN, thành nguyện phát bồ đề tâm song hành trong hành tướng đời thường của chúng ta. Bấy giờ, ta được gọi là, Phát bồ đề [tâm] từ tâm trang nghiêm.
Ở đây, ta muốn nói về “ngữ” trang nghiêm và ngữ nghĩa học.
Đối với người Tây Tạng, khi ta phát bồ đề tâm, từ tâm phàm, thì họ sẽ dùng chữ: ཡིད་ བསྐྱིད་ (yid-bskyid), hoặc སེམས་ བསྐྱིད་ (sems-bskyid). Nghĩa là, ý họ muốn nói đến một ai “phát tâm” cho vui, cho thành văn và…cho ra vẻ “Phật giáo Đại thừa”, chẳng có nghĩa lý gì với tâm thể ngữ nghĩa của ཐུགས་བསྐྱིད་ (thugs-bskyid) cả.
Vậy, thugs- bskyid, cũng là phát bồ đề tâm, nhưng là “phát” từ Thánh Tâm với tất cả lòng bi, hiện thực hóa mọi công hạnh vì lợi lạc cho mình và cho người. Thánh tâm, là tâm của hành giả, đã cúng dường đời mình cho Tam bảo, suốt đời này và cả muôn kiếp sau, trong và trên PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, tức, theo Thành duy thức, là hành giả, bắt đầu bước vào vùng đất của “kiến đạo”. Tức là, hành giả bước đi vào “đạo” bằng “đế” của hiện quán, nghĩa là, một trạng thài bụi trần tạm sạch nơi tâm.
Đây là lý do vì sao, Ngài Thế Thân, dùng thuật ngữ, vijñapti-(mātratā-siddhi), đặt ngay nơi đầu Tụng bản của mình. Vijñapti, chỉ cho cái thức thích biểu hiện – thầy Nhất Hạnh dịch là BIỂU, trong Duy biểu học của Thầy. Nghĩa là, cái thức, luôn muốn nói “ta đây” – mày biết tao là ai không? Ý chỉ của Thế Thân là nhắm đến, dẫn đến phàm thức của ta, tiệm tiến vào thánh thức và cuối cùng là NHẤT THIẾT TRÍ.
Do vậy, TỤNG trang nghiêm như KINH; còn LUẬN là đưa từ chỗ sơ tu đến “viên thành Phật đạo.”
Thế thì, TỤNG vẫn tụng như Kinh. Nếu, ta thích thú về điều này
Như vậy, dù là trên “ngữ” trang nghiêm, hay trên “luận” ngữ nghĩa học, thì tất cả đều là ngôn ngữ của Thánh đế.
Nếu ta đọc TỤNG và LUẬN bằng tâm triết học, phân tích tư duy, bằng phân tâm học thì ta sẽ được lợi lạc nơi đỉnh cao của trí thức. Nếu ta đọc “luận” như “tụng”, bằng tâm thiết tha, kính tín song hành cùng phát bồ đề tâm ở trạng thái hiện quán nhiếp luôn tâm triết học, thì ta sẽ đắc-được-nguyện lợi lạc trên con đường đưa đến tuệ Phật.
Do vậy, Tây Tạng ngữ là linh hồn của Phạn ngữ. Nó là con đường độc đáo nhất, dẫn vào yếu tính ngữ nghĩa học Phật học cho cả Hán văn và cho cả Việt văn, xét như là hệ di truyền tất yếu của Nho, tức Hán-nho trong máu huyết của chúng ta.
Tuy nhiên, “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Dù, ta Phát tâm một cách Tây Tạng đi nữa, mà phát bằng Phàm tâm, thì chẳng có ích lợi gì.
Xin đồng phát tâm theo cách “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, bạn nhé!
NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT
Pháp Hiền cư sỹ,
chiều am Mít, 28/4/2021