Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook X (Twitter) Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
      • Chuyên mục khác
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Giới thiệu – Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Trang chủ » Ronaldo Tumbokon | Quảng Pháp dịch và ghi chú: Mặt tốt và xấu của phương tiện truyền thông xã hội đối với thanh thiếu niên và trẻ nhỏ
    CHUYÊN ĐỀ

    Ronaldo Tumbokon | Quảng Pháp dịch và ghi chú: Mặt tốt và xấu của phương tiện truyền thông xã hội đối với thanh thiếu niên và trẻ nhỏ

    29/04/202110 Mins Read
    parentingweek kidsphones
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Mặt tốt và xấu của phương tiện truyền thông xã hội đối với thanh thiếu niên và trẻ nhỏ
    Good and Bad Effects of Social Media on Teens and Kids | 2
    Ronaldo Tumbokon
    Quảng Pháp dịch và ghi chú
    ___________

    Mặt Tốt Của Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội
    Đối Với Thanh Thiếu Niên và Trẻ Em

    Như đã trình bày ở phần mở đầu, có nhiều lãnh vực có cả hai mặt tiêu cực lẫn tích cực – tốt và xấu. Truyền Thông Xã Hội cũng có những mặt tích cực nhất định của nó. Nhiều tổ chức nghiên cứu hay chuyên gia điển hình như MacArthur Foundation[1] từng nhìn nhận và tuyên bố rằng trẻ em cũng như thanh thiếu niên hiện nay đang đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kỹ thuật và kỹ năng giao tiếp xã hội thông qua thế giới mạng, mà người lớn không hiểu hết hoặc không cho đó là quan trọng.

    Cô Mizuko Ito[2] của Đại học California tuyên bố rằng “dành thời gian trực tuyến là điều cần thiết cho những người trẻ tuổi để có được các kỹ năng xã hội và kỹ thuật mà họ cần để trở thành những công dân có năng lực trong thời đại kỹ thuật số”. Ngày nay, trẻ em đang học các kỹ năng xã hội và kỹ thuật cơ bản để chủ động tham gia trọn vẹn vào xã hội hiện đại. Trẻ em thực tập thích nghi với việc giao tiếp xã hội thường xuyên một cách công khai, kết giao và duy trì cộng đồng bạn bè đông đảo thuộc mọi thành phần.

    Mạng xã hội giúp cho trẻ em nhận thức về sự nương tựa lẫn nhau để cùng tiến bộ nhiều hơn. Những người trẻ tuổi có động lực để học hỏi từ các đồng nghiệp của họ trực tiếp nhờ trực tuyến. Họ tương tác và nhận phản hồi từ nhau. Họ có động lực để học hỏi các nguồn kiến ​​thức không chỉ giới hạn chỉ từ giáo viên hay người lớn như trước đây.

    Phương tiện truyền thông xã hội giúp cho trẻ em có nhiều sự kết nối, giao tiếp và tương tác nhiều hơn bao giờ hết. Trẻ em dễ dàng kết bạn hơn với mọi người trên khắp thế giới, hầu hết những người mà các em sẽ không bao giờ gặp, nếu không có những tiến bộ kỹ thuật của công nghệ này.

    Mạng xã hội giúp các em dễ dàng truy tìm và kết nối với bạn bè và người thân mất liên lạc từ ​​lâu, cũng như kết giao với nhiều bạn mới một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra theo nhịp độ hối hả của thời đại hiện đại, việc nhìn thấy mọi người trực tiếp hoặc tiếp cận qua điện thoại chắc chắn không thể bằng các phương tiện truyền thông xã hội đã nêu.

    Mạng xã hội thực sự khiến trẻ em hướng đến các mối quan hệ, bày tỏ mối quan tâm và tạo sự ấn tượng hơn. Ví dụ nhớ ngày sinh nhật của bạn bè trong một cộng đồng cùng kết giao và chúc mừng nhau. Các em bình luận về hình ảnh, video và trạng thái của bạn bè mình. Điều này tạo cho tình bạn thắm thiết lâu dài hơn nhờ cách liên lạc trực tuyến này, ngay cả khi bạn bè không còn gặp gỡ thường xuyên.

    Trên thực tế, một số nhà tâm lý học đang khuyến khích trẻ em mắc chứng lo âu và trầm cảm sử dụng Instagram và Snapchat để xây dựng mối quan hệ với bạn bè đồng trang lứa, như một bài báo chia sẻ: “Khi đơn thuốc dành cho thanh thiếu niên là phương tiện truyền thông xã hội nhiều hơn, chứ không phải ít hơn.”[3]

    Trẻ em và thanh thiếu niên có cách để chia sẻ với bạn bè những thành tích mà mình thể tự hào và có thể truyền cảm hứng và động lực cho những trẻ khác.

    Giáo sư Larry Rosen[4] lưu ý rằng thanh thiếu niên đang phát triển khả năng thể hiện sự đồng cảm ảo đối với những người bạn đang đau khổ trên Facebook và sự đồng cảm thực sự được bạn bè đón nhận, ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng của họ. Ông nói, sự đồng cảm ảo này thậm chí có thể lan sang thế giới thực, dạy thanh thiếu niên cách đồng cảm với người khác trong cuộc sống hàng ngày.

    Trẻ em có thể thể hiện khả năng sáng tạo của mình bằng cách sử dụng một ứng dụng xã hội như TikTok, nơi chúng có thể tạo video, thường bằng cách hát nhép hoặc nhảy theo các bài hát nổi tiếng. Các tính năng chỉnh sửa của TikTok cho phép trẻ em tạo và chỉnh sửa các video trông chuyên nghiệp.

    Tạp chí Y khoa Anh[5] không đồng ý với tuyên bố của Susan Greenfield[6], rằng việc sử dụng máy tính kéo dài có thể gây ra “những đặc điểm giống người tự kỷ” và hung hăng, đồng thời tuyên bố của cô không đưa ra những dữ liệu chứng minh khoa học. Thay vào đó, mạng xã hội “được phát hiện để tăng cường tình bạn hiện có và chất lượng của các mối quan hệ, mặc dù một số cá nhân được lợi nhiều hơn những người khác”.

    Cuối cùng, một nghiên cứu năm 2019[7] liên quan đến 12.000 thanh thiếu niên ở Vương quốc Anh, cho thấy mức ảnh hưởng rất nhỏ của phương tiện truyền thông xã hội liên quan việc hạn chế  sự hài lòng trong cuộc sống của các thanh niên sử dụng mạng xã hội nhiều hơn mức trung bình.

    Quảng Pháp Trần Minh Triết | Tu Thư Sen Trắng dịch Việt và ghi chú

    Kỳ 1: Mặt tốt và xấu của phương tiện truyền thông xã hội đối với thanh thiếu niên và trẻ nhỏ


    Kỳ tới: Chọn lọc mạng truyền thông xã hội phù hợp và tốt nhất cho trẻ
    How Parents Can Make The Most Of Kids Social Networking


    [1] MacArthur Foundation

    [2] Mizuko Itō hay Mizuko Ito hay Mimi Ito là một nhà nhân chủng học văn hóa Nhật Bản, là Giáo sư về Cư trú tại Viện Nghiên cứu Nhân văn tại Đại học California, Irvine. Mối quan tâm nghề nghiệp chính của cô là việc sử dụng công nghệ truyền thông của giới trẻ.

    [3] When the Prescription for Teens Is More Social Media, not Less ~ Khi đơn thuốc dành cho thanh thiếu niên là phương tiện truyền thông xã hội nhiều hơn, chứ không phải ít hơn. ~ Andrea Petersen, Oct. 28, 2019.

    [4] Tiến sĩ Rosen là Giáo sư danh dự và là Chủ tịch trước đây của Khoa Tâm lý học tại Đại học Bang California, Dominguez Hills. Ông là một nhà tâm lý học nghiên cứu, nhà giáo dục máy tính, diễn giả chính và được công nhận là chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực “Tâm lý học của Công nghệ”.

    [5] The internet probably isn’t harming kids’ brains, scientists say ~ Các nhà khoa học nói rằng Internet có lẽ không gây hại cho não bộ của trẻ em ~ Loren Grush, lorengrush, Aug 12, 2015.

    [6] Susan Adele Greenfield, CBE, FRCP là một nhà khoa học người Anh, nhà văn, đài truyền hình và thành viên của Hạ viện. Nghiên cứu của cô tập trung vào việc điều trị bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer.

    [7] Social media has limited effects on teenage life satisfaction ~ Phương tiện truyền thông xã hội có tác động hạn chế đến sự hài lòng trong cuộc sống của thanh thiếu niên ~ University of Oxford, May 6, 2019.


    Good Effects Of Social Media Teens and Kids

    On the other hand, other experts like the MacArthur Foundation see it differently. They claim that kids and teens are developing important technical and social skills online in ways that adults do not understand or value:
    Mizuko Ito of the University of California states that “spending time online is essential for young people to pick up the social and technical skills they need to be competent citizens in the digital age”. Kids are learning basic social and technical skills to fully participate in modern society. Kids learn to adapt to permanent and public socializing and managing elaborate network of friends and acquaintances.

    Social networking makes kids more peer-based. Young people are motivated to learn from their peers online. They interact and receive feedback from one another. They are motivated to learn more from each other than from adults. Teachers and adults are no longer the only sources of knowledge.

    It makes kids more networked than ever. It is easier for kids to make friends with people all over the world, most of whom they will never ever meet without these technological advances.
    Kids communicate and interact more than ever.

    Social media makes it far easier to connect with long lost friends and relatives, as well as new-found friends. Also, because of the hectic pace of the modern age, it’s harder to see people in person or reach via the phone. Social media is a great alternative way to always be connected.

    Social networks actually make kids more relationship-oriented, considerate, and emphatic. Kids remember people’s birthday and greet them. They comment on pictures, videos and status of their friends. They create longer term friendships by being in touch online even when friends are no longer physically meeting.

    Some psychologists, in fact, are encouraging children with anxiety and depression to use Instagram and Snapchat to build relationships with peers,according to this article.

    Kids and teens have a way to share with friends achievements they can be proud of, and perhaps inspire and motivate other kids.

    Professor Larry Rosen notes that teens are developing the ability to show virtual empathy for distressed Facebook friends and that the empathy is actually well-received by friends, positively influencing their mood. This virtual empathy, he says, can even spill over into the real world, teaching teens how to empathize with others in everyday life.

    Kids can exercise their creativity by using a social app like TikTok where they can create videos, usually by lip-synching or dancing along with popular songs. TikTok’s editing features enable kids to create and edit professional-looking videos.

    The British Medical Journal disagrees with Susan Greenfield’s claim that prolonged computer use can trigger “autistic-like traits” and aggression, and that her claims are not backed by scientific data. Instead, social networking “has been found to enhance existing friendships and the quality of relationships, although some individuals benefit more than others.”

    Lastly, a 2019 study involving 12,000 UK adolescents suggests that there is just a tiny effect on teenage life satisfaction among those who use social media more than average.

    Mạng xã hội Quảng Pháp Ronaldo Tumbokon
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleChân Văn Đỗ Quý Toàn (Đứng vững ngàn năm): Những thần thánh giữ nước
    Next Article Pháp Hiền cư sỹ: Phát bồ-đề tâm và PHÁT BỒ ĐỀ TÂM

    Bài viết liên quan

    HT Thích Tuệ Sỹ: Sự hủy diệt của một trào lưu tư tưởng

    26/09/2023

    Ngô Quốc Trưởng: Về chốn Tổ Vĩnh Phúc

    22/09/2023

    Kyabje Lama Zopa Rinpoche

    18/09/2023
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Bùi Giáng viết về thơ Tuệ Sỹ

    03/10/2023

    HT Thích Tuệ Sỹ: Triết học về tánh Không

    03/10/2023

    Hoàng Quốc Bảo: Đêm sâu Tuệ Sỹ

    02/10/2023

    Phạm Công Thiện: Hai vị Thiền sư

    02/10/2023

    Huỳnh Kim Quang: Đọc thơ tù chữ Hán của Thầy Tuệ Sỹ

    02/10/2023

    Tuệ Hạnh: Ân tình Pháp Hội

    02/10/2023

    Nguyệt san Chánh Pháp số 143 | tháng 10.2023

    02/10/2023

    Vĩnh Hảo: Bắt đầu từ bước chân

    02/10/2023

    Nguyên Đạo Văn Công Tuấn: Những phương trời viễn mộng (Khung trời Tuệ Sỹ)

    30/09/2023

    Khánh Hoàng: Hướng về ngày mai

    30/09/2023
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Phật Giáo Úc Châu

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Thư Viện Hoa Sen

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2023, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version