Nếu, sự xuất hiện của đức Phật là một dữ kiện, thì dữ kiện này bị đặt trên cả hai bình diện thời và không và như thế, sử thể của nó sẽ kéo theo các định đề bất khả cưỡng. Nếu dữ kiện này được quan sát trên yếu tính tâm, bấy giờ sử thể sẽ được quan sát trên bình diện tính sử của tư duy Thánh đế—dữ kiện là pháp của Hữu Thể. Hữu thể, tự thân của nó không phải là nhân hay quả. Tuy nhiên, nó được phân nhập trong cả hai cách: bản chất (thatness) và dẫn xuất tính để thành tựu sự thể (whatness). Ta nói sự phân nhập (distinction into) là một hiện thực tính nằm trong yếu tố tâm đưa đến các con đường hơn là nguyên ngôn physis[1] như chủ luận về đơn vị sắc của Parmenide. Do vậy, dành cho mục đích luận, Ernst Benz đặt tên cho bản văn của mình là: BUDDHAS WIEDERKERHR UND DIE ZUKUNFT ASIENS (Sự trở lại của đức Phật và hạnh vận của Á châu). DIE ZUKUNFT ASIENS, tức là Mặt trời mọc ở phương Đông, theo chân lý thường nghiệm, để cho ta biết rằng có những quy ước diễn ra trên mặt tư duy truyền thống và tất nhiên, ở đó, có sự sụp đổ của khái niệm sắc, khi mặt trời đi vào đỉnh điểm của hướng Tây—HOÀNG HÔN CỦA NHỮNG THẦN TƯỢNG—tức là, sự băng hoại của tư duy trên dữ kiện sắc. Nếu, ở giai vị tâm, sắc được cho là sắc hay cộng tưởng, nó hơn là, tất nhiên, quan niệm này, nên nhớ rằng, ta không nên đánh đồng qua các cuộc tranh luận cam go của bộ phái Hữu và Đại Chúng trong Câu-xá. Bởi vì, sự sụp đổ của pháp Hữu vi khi mặt trời lặn được xem như là thời đại di hành bằng những bước chân hạt nhân, một bào thai bất ngờ của các công thức vật lý, dẫn đến các sức mạnh áp lên đầu sử thể theo hướng bóng đêm và vị chúa tể của giòng La-sát đã van nài “SỰ TRỞ LẠI” như vậy, như bản kinh Lăng-già đã mô tả—SỰ TRỞ LẠI CỦA ĐỨC PHẬT, có hai nghĩa, đẩy lùi bóng tối của tự thân đồng thời kéo chúng sinh ra khỏi bùn lầy như Ngài đã đẩy lùi hay triệt tiêu một cách viên mãn mọi bóng tối của tự thân—SỰ TRỞ LẠI này đồng nhất, trong hai thể cách: tự lợi tức lợi tha.
Có phải đây là thời đại mà chúng ta đang hứng chịu với những cam go trong sự TRỞ LẠI CỦA MỘT YẾU TÍNH TÂM. Ta nói, SỰ TRỞ LẠI (andenken – hồi tưởng quy tư, như thi sỹ Bùi Giáng đã dùng) là một thành tựu, là một telos (τελος, như Home đã dùng), nghĩa là, tính viên mãn (the end, chung tính), bởi vì, lúc bấy giờ “các con sông đều êm ả chảy, và, mọi loại thú hoang bỗng trở nên hiền hòa và Ta-bà bắt đầu có quy luật sống”.
Chúng ta không nói đến exposure, mà ta nói ex-posure, bởi vì Ex – ly thể, hiện tồn trong posure, tức là ennei ti ‘cái gì đó đây, hay cái gì bản chất và dẫn xuất tính’, như ‘cái này có, thì cái kia có’ vậy. Ở đây, einai, là uyên ngôn, là tiếm thể, là bản thể (Tuệ Sỹ)[2] hơn là dữ kiện sử thể thời không. Tức là, ĐỨC PHẬT LỊCH SỬ “là” SỰ TRỞ LẠI TRONG YẾU TÍNH TÂM, một “nhập lưu vong sở” khi chúng sinh bắt đầu tư duy hiện thể—cái đó đây, bỏ lại đằng sau cách sinh hữu (production) của những dữ kiện— essitentia “là” energeia “là” “whatness” “là” “thatness”. Nó phân nhập trong dữ kiện sử thể và liễu thành xuất tính thể của tư duy Thánh đế, do vậy, nó phi nhân quả.
Ta vừa đề cập đến hai mặt của SỰ TRỞ LẠI, “tiêu diệt bóng tối, nhất thể trên sự giải thoát chúng sinh” mà ta không nói ‘VÀ’ giải thoát, liên từ này làm cho thời điểm bị tách đôi, tức là, nó dễ hình thành một “siêu thể luận-Metaphysis” của Tây phương— bằng chứng Thượng đế hữu tồn của Kant—cũng như, ta không thể cho là ánh sáng mặt trời đã làm tuyết băng tan, rỉ sét ăn mòn vật loại, hay sự chết dần của một cơ thể. Ở đây, SỰ TRỞ LẠI, là “cái đó đây” đang trở thành, và đang duy trì hiện thể tính cho chư Hữu, chính xác như đời sống của tất cả: thực vật, thú vật và con người “sống là đang trở thành và duy trì hiện thể”[3]. Thế nên, SỰ TRỞ LẠI “làm” ‘các con sông đều êm ả chảy, và, mọi loại thú hoang bỗng trở nên hiền hòa và Ta-bà bắt đầu có quy luật sống’[4].
Dụ như ‘căn nhà đang đứng’. “Căn nhà đang đứng đắc hữu tướng trong sự khai hiển ở cái mà nó được thiết lập trong biểu tướng của nó và nhập tướng trụ này. Trong khi trụ (tướng), nó tịnh lập, tịnh lập trong ‘ex (εχ)¾ở bên ngoài hay ly thể’ của (exposure / εχ-εθεση) hiển tướng trực tiền của mình. Sự năng tịnh của cái gì đắc sinh thì tuyệt không chỉ là không có vật gì (vô nhất vật, theo kiểu quy ước), mà hơn thế, còn là sự tụ tàng nữa. Nó đã tàng tụ trong tự thân mọi sinh hành của ngôi nhà và xác định những vận hành này trong nghĩa của cương giới đã hoàn thành¾τελος ‘sự chấm dứt, sự kết thúc, sự thành tựu’, τελος hay τελεος ‘sự thành tựu của bất cứ sự thể nào’ và như vậy, tịnh lập tướng không thuần túy ở trong nghĩa dừng dứt, triệt tận. Tịnh lập trì giữ sự hoàn thành của cái gì được vận hành. Căn nhà hữu đắc ‘ergon-cái phải làm hay hành nghiệp’, có nghĩa là cái gì hoàn toàn tự tại trong năng tồn ở khai hiển tính[5].” “Như hư không hoa, bậc trí không cho là Hữu hay Vô”.
Chúng ta luôn “sợ” nói đến Niết-bàn, bởi vì, trên lộ trình tu tập, chính là thổi tắt dần những ngọn nến cháy lây lan của ngôn ngữ. Thật vậy, khi đạt đến ngưỡng nào đó của tư duy, thì người ta đối diện với một tâm cảnh, mà ở đó, cảnh tâm lồng bóng những cảnh tâm và các chứng lý đều đặt trong một siêu nghiệm thể trên nền Thánh trí. Tuy nhiên, khi hành giả nắm bắt sơ bộ của hành tướng tâm, thì cũng là lúc ngôn ngữ được thắp trở lại bằng uyên ngôn của nó dưới dạng tiềm thể.
Uyên ngôn? Cái này có, thì cái kia có. “Vẫn hiện thể này, ousia được mệnh danh là: to eschaton (το εσχατον / εσχατος-biến cách chủ ngữ: cái cực viên, tối hậu tính. Về không gian: tối viễn, cực độ. Về cấp độ: tối hậu tính, rốt ráo tính. Lat: intimus. Về thời gian: lần cuối cùng. Thí dụ: εσχατας υπερ διζας—qua giòng tộc sau cùng này,”[6] tức là, hiện thể mà năng hiện thể hàm dung cực điểm tính và tối hậu tính của nó trong đó. Cái thể cách tối thượng này cũng cho phép sự duy nhất và hiện thể tối cận (nearest presence) của nhất thiết sự thể trong mỗi một cách thế bất khả ly như cái này và như cái kia (bỉ thử) trong khai hiển tính. Nếu, einai[7] đã liễu minh như thế, thì cái[8] cách thế tối thượng năng hiện thể của nó với tư cách như là energeia, vậy, ousia khi mà đã liễu minh như thế, thì nó phải tự hiện thân như thế nào mà có thể phân nhập sự khu biệt của bản chất và dẫn xuất tính dĩ thành sự thể (bỉ tính và thử tính) và nó vẫn tách ly như thế trong hệ quả diệu biến của Thể Tính hay Hữu Thể xét như là energeia.”[9]
Sự phân biệt về ousia có hai chuỗi này đã trở nên thiết yếu. Bắt đầu từ chương thứ năm trong tác phẩm ‘Những Phạm Trù’ của luận thuyết Aristolte, sự khu biệt này đã được Ông hiển đạt[10].
“Cái gì là hiện thể tính qua ý nghĩa chủ yếu là năng hiện thể (hiện thể tính) và nó được minh định một cách duy nhất mà đa phần là cái vô sở đắc (minh) đối với một cái gì đó đã rồi [liễu thành] trước chúng ta, nó cũng không hiện tướng qua một cái gì đó đã rồi trước chúng ta, chẳng hạn, con người đằng ấy, con ngựa đằng kia.”[11]
Cái gì hiện tiền trong một chiều hướng như thế, thì không phải là một thuộc tính khả hữu, không có cái gì năng hiện trong hoặc là với cái khác.
Hiện thể tính trong diệu và yếu nghĩa là năng cố thể (persisting) của một cái gì bất khả ly tự tánh (linger itseft), nó ngọa tàng hiện thể, và ngọa tàng năng cố thể của sự cá biệt bất khả phân[12] trong mỗi một cách thế, ousia của kath’hekaston. Cái Này, Cái Độc Nhất.”[13]
Ở đây, asti (bhū→), không phải là ‘có’ trong sở kiến của ngũ uẩn, ‘có’, được xét trên bình diện toàn tính của Hữu Thể hay thể tính, như ‘căn nhà đang đứng’ qua minh dụ trên và, cách xuất hiện của siêu hình học được xét như là một hệ quả, chớ không được người ta xét trên ‘SỰ TRỞ LẠI VÔ NHÂN’, tức là, sự liên hệ toàn tính của ngôi nhà—“Nó đã tàng tụ trong tự thân mọi sinh hành của ngôi nhà và xác định những vận hành này trong nghĩa của cương giới đã hoàn thành.”[14] Thế thì, trên mặt thường nghiệm, một đức Phật lịch sử là cần thiết, song, trên mặt, ở bên ngoài siêu nghiệm, sử thể này phải là sử tính, bởi vì, bản chất của quan hệ tính vốn phi thời—cái gì xảy ra đây đó trên dòng tâm, thì cái đó là Hữu Thể phi thời—như SỰ TRỞ LẠI CỦA ĐỨC PHẬT vậy. Heiddeger nói, sự siêu việt ngoài siêu thể luận, là đây.
‘Có’ (bhū→asti) và einai (ειμι→einai) là đồng nhất thể. Nó hàm dung ‘thatness’ và ‘whatness’—bản chất và dẫn xuất tính dĩ thành sự thể—cái đó là, các thực thể cái gì là (that something is, what presences is). Hữu Thể là chư hữu, ví như ngôi nhà an lập trong tịnh tướng tự tại (Rest at rest) của nó qua hai thể cách (mannier). Trên thắng nghĩa (primary) hay cách thứ nhất là : Hữu Thể được biểu đạt qua ngữ đoạn hoti estin[15]: cái đó mà một cái gì đó là, existentia. Đệ nhị nghĩa: Hữu Thể mà với nó ta truy nguyên trong ngữ đoạn ti estin: cái gì mà một cái gì đó là, essentia. Tức là, ta xét nó dưới dạng hệ quả, nhưng không phải là hệ quả của siêu hình học, mà là ‘SỰ TRỞ LẠI VÔ NGÔN’ và ‘SỰ TRỞ LẠI TRONG CHUNG TÍNH CỦA NGÔN NGỮ—the end of Philosophy’.
Trong tính liên hệ năng sinh và sở sinh này, ‘SỰ TRỞ LẠI’, ví như cây đại thọ, sở y trên 6 giai điệu tuyệt vời của Lục Độ. Nghĩa là các thể cách đắc danh (named manner) nhất tính của ba thời thành tựu chung ngôn: ỨNG, BÁO và HIỂN NGÔN.
PHẬT SỞ HÀNH TÁN
Người bước đi bảy bước
Như chòm sao Thất tinh
Bằng những bước vững vàng
Và ngồi trong an định
(Mọi tư thế đứng ngồi
Đều trụ trong an định)
Người quan sát bốn phương
Bằng uy phong sư tử
Tuyên bố chân lý rằng:
“Ta sinh là Phật sinh
Vì lợi ích thế gian
Là lần sinh sau chót
Trong thế giới trầm luân”
Có hai dòng suối nước
Thanh sạch tợ ánh trăng
Chứa cả nguồn công đức
Một ấm, một mát trong
Tắm mát đỉnh đầu người
Đỉnh đầu đầy nhân ái
Khiến toàn thân an vui
Chiếc trường kỷ người nằm
Bốn chân bằng đá quý
Toàn bộ ánh sắc vàng
Với lọng dù tuyệt mỹ
Thiên vương cầm sen vàng
Cung kính hầu tận tụy
***
Cũng vào thời điểm ấy
Các loài thú độc hại
Cùng nhau kết đoàn lại
Trong tinh thần nhân ái
Mọi loại bệnh thế gian
Cũng đều được chữa khỏi
Không còn gây tác hại
Chim chóc và hươu nai
Đã dứt lời ta thán
Và cả những con sông
Hiền hòa dòng nước chảy
Bốn phương tinh sạch quá!
Trời không gợn chút mây
Chỉ trống trời vang dậy.
***
(kệ 26)
[1] Physis: theo Heiddeger là ‘hồi nhập tự tính–go back to itself’ (BEING). Và, bây giờ physis là ‘Vật lý’.
[2] Lớp tu học về NGHIỆP THUYẾT của THẾ THÂN, T. Tuệ Sỹ: asti →bản thể luận trên mặt ngôn ngữ và thánh tư.
[3] Heiddeger
[4] Phật Sở Hành Tán (buddhacarita).
अनकुलान्युष्जसमुट्गतानि सप्त निष्पेषवह्यतविक्रमाणि
तयैव धौराणि पदानि सप्त सप्तर्षितारासहशो जगाम ॥१४॥
धर्मार्थिभिर्भूतगणैश्च दिव्यैस्तहर्शनार्थं वनमापूरे ।
…पुष्पाण्यकालेऽपि**** ॥२४॥
********** ॥२६॥ (xem Việt dịch cuối bài)
[5] Heiddeger (The end of Philosophy)
[6] Greek lexicol (Oxford)
[7] einai (ειναι), present Infinitive—To be-Hữu Thể hay Thể Tính.
[8] ousia: Wesenheit-thực thể tính. Wesen einer Sach-bản chất một sự thể. dazu essential-wesentlich-về căn nguyên tính. Theo Wörterbuch der philosophischen Begriffe / Meiner / FELIX MEINER VERLAG HAMBURG.
[9] Vorträge und Aufsätze (Heiddeger). Tham chiếu, ‘The end of Philosophy’.
Translated by Joan Stambaugh.
“As this presence, ousia is called : to eschaton, the presence in wich presencing contains its utmost and ultimate…”
[10] Ousia de he kuriotata te kai protos kas malista legomene, he mete kath’hypokeimenou tinos legetai mete en hypokeimeno tini estin, hoion ho tis anthropos e ho tis hippos.
[11] CF. Ross dịch như sau: “Trong chân tính và yếu tính, xác nghĩa nhất của từ này, thực thể là cái mà vô khả đắc của một chủ thể và cũng là cái vô khả đắc hiện thể trong một chủ thể; chẳng hạn, một người hay một con ngựa cá biệt.”
[12] Individuuell, có nguồn gốc từ tiếng Latin, có nghĩa là tính bất khả phân, tính diệu đơn nhất, ngọa tàng [năng tàng] trong Hữu Thể tự tính. Khái niệm ngược lại là: tổng quát tính, đa thể tính.
(Individuuell, frz, von lat. aldividualis ‘unteilbar’, dem Individuum eigentümlich, im eigenen Wesen liegend. Gegenbegriffe: generell, überindividuell.) Theo Wörterbuch der philosophischen Begriffe / Meiner / FELIX MEINER VERLAG HAMBURG.
[13] The end of Philoshophy. Heiddeger.
[14] Heiddeger
[15] (đây) có phải là một toàn biệt tính, có phải sự khu biệt vươn xa hơn nữa nằm bên dưới sự sai biệt ấy của hoti esti[n] (κáτι εστιν-một cái gì đó mà nó là) và ti estin (τι εστι[ν]-cái gì mà nó đang là), nghĩa là cái đó của những hiện thể trực diện tiền cái gì và có nghĩa là sự năng hiện? Trong trường hợp này, sự sai biệt, chẳng hạn, trước hết đã định danh ngọa tàng trên một mặt của sự khu biệt về chư hữu và Hữu Thể. Kati estin và ti estin này định danh các thể cách năng hiện thể cho quy mô hay tầm trải rộng (lây lan-extent) cái đó cái gì (kati kai ti-một cái gì đó và cái gì) hữu hiện trong chúng những hiện thể vĩnh tính của mỗi một sự thể hay ngoài ra, nó, mỗi một sự thể duy trì cái đã ngọa tàng trong tự thể đang trình hiện đa thắng của hiển tướng. Sự phân biệt giữa cái gì mà một cái gì đó là và cái đó (nó) là, hình thành từ tự tính Hữu Thể. (The end of Philoshophy. Heiddeger)