Tại một buổi pháp thoại dành cho giới trẻ tổ chức bởi “Camp Lions and Dharma in Action,” với sự hỗ trợ của Pureland Marketing và FOSAS, Singapore, khi được đề nghị có những lời khuyên cụ thể nhằm mang lại lợi ích cho bản thân cũng như cho những người khác mà những nhà lãnh đạo của các tổ chức thanh thiếu niên Phật giáo nên thực hành.
Đáp lại điều này, Ni Sư Thubten Chodron, vị sáng lập và hiện nay là viện trưởng Tu viện Sravasti, bang Washington, Hoa Kỳ, đã đưa ra một số lời khuyên hữu ích.
Cách gì để giúp cho các nhà lãnh đạo thanh niên Phật giáo ngày nay có thể đối diện và xử lý tốt hơn những thách thức liên quan đến việc lãnh đạo tổ chức mà vừa phục vụ cộng đồng, vừa truyền bá giáo lý của Đức Phật một cách hiệu quả nhất?
Trên hết, là cần nhận thức tầm quan trọng của việc trưởng dưỡng động cơ lành mạnh, mang lại lợi ích cho người khác và nhu cầu thanh lọc tâm trí bằng cách phát triển lòng từ bi và trí tuệ.
Với kinh nghiệm cá nhân, Ni Sư Thubten Chodron đã chia sẻ một số yếu tố mà các nhà lãnh đạo thanh thiếu niên Phật giáo có thể tham khảo để cải thiện kỹ năng và thực hành của họ:
Cân nhắc mọi việc và đặt ra thứ tự ưu tiên để thực hiện:
Giống như tất cả những người trẻ tuổi khác, các nhà lãnh đạo thanh niên Phật giáo phải đối phó với sự mong đợi của gia đình, bạn bè và xã hội nói chung. Những người trẻ tuổi thường là đối tượng của những điều kiện xã hội khắt khe, và thường những kỳ vọng của người khác có thể tạo nên áp lực buộc phải thực hiện một số hành động nhất định. Nhưng cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người đơn giản có nghĩa là bản thân mình bị chi phối quá trình này, Ni sư Thubten Chodron lưu ý. Đức Phật chỉ ra rằng các cá nhân cần phải suy nghĩ sâu sắc về những điều cho bản thân và xem xét những ảnh hưởng lâu dài về hành động của chính mình. Thay vì cố gắng làm hài lòng tất cả những người khác, đó là một nỗ lực không thể. Các nhà lãnh đạo thanh niên nên phát triển trí tuệ cho phép mình đặt ra các nhu cầu ưu tiên một cách khôn ngoan và nhận thức hướng hành động đúng đắn trong các tình huống cụ thể.
Hãy tôn trọng lời khuyên của những bậc trưởng thượng, nhưng hãy tự quyết định:
Tâm lý phổ biến của đa số thanh niên là “đưa cho tôi chìa khóa ô tô nhưng đừng hỏi mấy giờ tôi về nhà”. Song, trong khi cần không gian và tự do để thử nghiệm và sáng tạo, họ cũng cần thừa nhận rằng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế. Vì vậy, thông điệp gửi đến các nhà lãnh đạo thanh niên là hãy tự quyết định, nhưng hãy lấy ý kiến xây dựng từ các bậc đàn anh của mình, những người đã học hỏi được những điều thông qua kinh nghiệm và tuổi đời.
Hóa giải xung đột một cách cởi mở và trầm tĩnh:
Bất cứ khi nào có hai con người với nhau, sẽ có những ý tưởng khác nhau. Điều này là bình thường và tự nhiên. Tuy nhiên, không nhất thiết phải biến thành xung đột mà bao gồm cả sự tức giận và húc đầu vào nhau. Ở Singapore, nhiều người có xu hướng tránh trực tiếp nói chuyện với những người mà họ xung đột. Họ thà đưa ra những nhận xét khó chịu với người khác về những người có liên quan đến xung đột sau lưng họ, dẫn đến bất hòa cản trở việc hoàn thành các mục tiêu tích cực của nhóm.
Để quản lý các quan điểm và ý tưởng khác nhau, các nhà lãnh đạo thanh niên nên thảo luận về các lĩnh vực khác biệt một cách cởi mở và bình tĩnh, thay vì tránh né chúng như thể chúng không tồn tại. Văn hóa tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau cần được vun đắp, để mọi người hiểu rằng họ có thể có những ý tưởng khác nhau, nhưng không cần thiết phải tranh giành chúng.
Hãy linh hoạt với các kế hoạch của bạn: Để chuẩn bị cho các sự kiện, một số nhà lãnh đạo thanh niên có thể đưa ra các kế hoạch ấn tượng, trình bày chi tiết từng bước của quá trình nhằm đạt được mục tiêu của họ. Nhưng nghĩ rằng các hoạt động sẽ diễn ra chính xác theo cách mà chúng đã được lên kế hoạch là một kỳ vọng không thực tế. Cuộc sống chỉ đơn giản mở ra theo cách mà nó diễn ra, và mọi thứ có thể xảy ra khi người ta ít mong đợi nhất.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là các nhà lãnh đạo thanh niên không nên nghĩ trước. Việc lập kế hoạch là tốt, nhưng nên linh động với chúng.
Tuổi trẻ nên nhận ra rằng mọi thứ có thể thay đổi và kế hoạch không được cứng nhắc. Lưu ý đến những hoàn cảnh mới khi chúng phát sinh và luôn sẵn sàng sửa đổi kế hoạch bất cứ khi nào cần thiết. Biết đâu, những gì xảy ra có thể tốt hơn những gì bạn đã lên kế hoạch!
Suy nghĩ chính chắn trước khi đưa ra quyết định: Một số người có thể đưa ra quyết định quá nhanh mà không suy nghĩ thấu đáo, tạo ra những áp lực dẫn đến căng thẳng và lo lắng cho tất cả những người có liên quan.
Điều quan trọng là phải suy nghĩ sâu sắc hơn về những quyết định trước khi thực hiện và truyền đạt rõ ràng các quyết định như đến với người khác. Đặc biệt lưu ý, việc đề ra quyết định về khung thời gian đi kèm có thể hữu ích. Bằng cách này, có một khung thời gian có thể quản trị được, trong đó các mục tiêu có thể được thiết lập và các hoạt động có thể được lên kế hoạch.
Nếu hoàn cảnh thay đổi và bạn không thể thực hiện cam kết của mình, hãy thông báo điều đó cho người khác ngay lập tức. Sau khi bạn đã quyết định, hãy cố gắng hết sức để duy trì, không để sự tự cao tự đại làm bạn chệch hướng. Tiếp tục thực hiện các quyết định một cách vui vẻ.
Cân bằng thời gian và nguồn lực để tăng hiệu quả:
Các nhóm thanh niên Phật tử thường cần phải cân đối thời gian và nguồn lực hạn chế mà họ có để thực hiện các chương trình và hoạt động hiệu quả. Ở đây chỉ nên xem như là một gợi ý rằng, một nhóm thanh niên có thể luân phiên các nhu cầu ưu tiên của mình qua từng năm, chẳng hạn, có thể tập trung vào một mục tiêu trong một năm và vào một mục tiêu khác cho năm kế tiếp. Ngoài ra, nhóm có thể chia thành các tiểu ban nhỏ; ví dụ có tiểu ban chỉ thể tập trung vào công việc từ thiện, một tiểu ban khác lo truyền bá Phật pháp, và một tiểu ban khác phụ trách nghiên cứu…v.v. Điều này sẽ việc quản trị và điều hành tài nguyên hiệu quả hơn.
Nhận xét thận trọng về những bậc Tăng nhân lẫn Cư sĩ trước khi chấp nhận giáo lý của họ:
Trước khi trở thành đệ tử, học trò của bất kỳ vị Thầy hay cư sĩ nào, nên tìm hiểu kỹ về vị Thầy trước. Sau khi quan sát một thời gian, các trưởng nhóm thanh niên nên tự quyết định xem có nên thỉnh giảng cho nhóm của mình hay không.
Các nhà lãnh đạo thanh niên có thể hỏi những câu hỏi cụ thể về các giảng viên Phật pháp tương lai. Bổn sư của họ là ai, và họ có mối quan hệ tốt với Bổn sư của mình không? Họ hành động như thế nào? Họ có thực hành những gì họ giảng không? Họ có từ bi với người khác không? Những câu hỏi như vậy có thể giúp đánh giá mức độ phù hợp của họ với tư cách là giáo hạnh, giáo thọ cho nhóm.
Thân cận với mọi người với trọn vẹn lòng từ bi:
Nếu các nhà lãnh đạo thanh niên Phật giáo đến gặp những người khác và huyên thuyên nói, “Chúng ta có Phật, Pháp, Tăng, và nghiệp, luân hồi, niết bàn..v.v, người ta sẽ cho là “bạn đến từ hành tinh nào?”
Thay vào đó, các nhà lãnh đạo thanh niên nên đưa Phật giáo đến với mọi người bằng cách nói về tình thương và lòng từ bi, bởi vì mọi người đều cảm nhận và hiểu ngôn ngữ của tình thương và lòng từ bi. Mọi người đều đánh giá cao các giá trị của sự tha thứ và ứng xử có đạo đức cũng như muốn học cách trau dồi những phẩm chất đó cho bản thân.
Cần lưu ý rằng, Phật giáo không bao giờ áp đặt người khác. Chúng ta chỉ nên cung cấp những lời dạy của Đức Phật cho bất kỳ ai muốn nghe. Chúng ta đừng ngại chia sẻ những lời dạy quý giá và có lợi của Đức Phật với những người khác và các nhà lãnh đạo thanh niên Phật giáo có thể giúp thực hiện điều này.
Nhạy cảm với sự khác biệt giữa mọi người:
Các cá nhân có các tính của họ, và các nhà lãnh đạo thanh niên Phật giáo nhạy cảm với thực tế này. Ví dụ, một số học tốt nhất bằng cách nhìn (trí thông minh thị giác) những người khác bằng thính giác (trí thông minh thính giác) và một số học bằng cách làm (trí thông minh vận động).
Đây là lý do tại sao các nhóm Phật giáo nên đảm bảo rằng mọi người có quyền tiếp cận các thể loại sách Phật pháp, các buổi nói chuyện và các hoạt động khác, để phục vụ cho những cá nhân đa dạng, những người học tốt nhất theo những cách khác nhau.
Ni sư Thubten Chodron nhấn mạnh: Bình đẳng giới là điều quan trọng. Khi các Phật tử dịch tài liệu, nên sử dụng những từ như ‘humankind’, thay vì ‘human,’ và ‘she’ nên được sử dụng cùng với ‘he’. Nên tôn trọng và thúc đẩy bình đẳng giới. Phụ nữ nên năng động và đáng chú ý như nam giới trong các nhóm Phật giáo.
Phát triển sự tự tin:
Bằng cách tự mình thực hành Giáo Pháp, các nhà lãnh đạo thanh thiếu niên có thể tự tin hơn trong việc truyền bá Giáo Pháp cho người khác. Bên cạnh việc nuôi dưỡng động lực của lòng nhân ái, các thanh niên Phật giáo tránh bị mắc kẹt bởi “tám ngọn gió” – khen ngợi và đổ lỗi, danh tiếng và xấu hổ, mất mát và đạt được, niềm vui và nỗi đau.
Các nhà lãnh đạo Phật giáo trẻ cũng nên dành ít nhất một khoảng thời gian mỗi ngày để thiền định, tụng kinh, hoặc đọc sách Phật pháp. Tiếp xúc với chính bạn và trở thành bạn của chính mình bằng cách thực hành Pháp là điều quan trọng.
Nếu nhiều thanh niên bớt đi một chút thời gian nhắn tin hoặc sử dụng Facebook mỗi ngày, họ sẽ có nhiều thời gian hơn để cống hiến cho việc tu hành và do đó trở thành những nhà lãnh đạo Phật giáo hiệu quả hơn.