Oanh Vũ GĐPT Pháp Vân, Pomona | Ảnh: Sen Trắng
Cho dù có rất nhiều người gán những yếu tố chính trị cho việc kêu gọi kiểm soát súng đạn ở Hoa Kỳ, cuộc thi March for Our Lives do giới trẻ lãnh đạo diễn ra vào ngày 24 tháng 3 đã nêu bật nghị lực, tài hùng biện và trí tuệ nghiêm khắc đáng kinh ngạc của giới trẻ, nhất hạn sự quan tâm sâu sắc những vấn đề liên quan đến hoàn cảnh và tương lai của họ. Họ thực sự là tương lai của xã hội chúng ta, chúng ta không nên đánh giá thấp hoặc bỏ mặc những người trẻ. Họ là chìa khóa cho một tương lai tươi sáng cho bất kỳ thể chế nào, có thể là một quốc gia, một cộng đồng tôn giáo hay một gia đình. Do đó, điều quan trọng là tuổi trẻ cần được hướng dẫn lành mạnh, hiệu quả và thấu cảm.
Tuy nhiên, chỉ là lời khuyên thì không đủ. Tuổi trẻ cần được thiết lập một không gian để khám phá sự gọi mời, để phát triển kỹ năng và thể hiện bản thân trong các cộng đồng Phật giáo. Chỉ khi đó, những người trẻ mới có thể tham gia và nắm lấy các cơ hội cũng như trách nhiệm lãnh đạo. Quan trọng hơn, là khám phá và suy nghĩ về Phật giáo theo những cách phù hợp với thế hệ của mình.
Hành động của thanh niên chống lại bạo lực súng đạn trên khắp Hoa Kỳ trùng với một số xu hướng thú vị liên quan đến Phật giáo cho dù tín đồ đạo Phật chỉ chiếm một phần nhỏ trong cả nước (chẳng hạn chỉ có 800.000 người tuyên bố là Phật tử theo nghĩa có thực hành ở California), nhưng Phật giáo là tôn giáo duy nhất thu hút được những người trẻ tuổi — Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Pew, thời điểm 2007, tín đồ Phật giáo tuy có lúc giảm, song chỉ trong khoảng 10 năm sau thì gia tăng đáng khích lệ. Một học giả tại UC Berkeley, Layne R. Little, khẳng định rằng Phật giáo đã đạt được nền tảng mới này nhờ vào nhận thức của công chúng về Pháp như một giáo lý thực dụng, tập trung vào việc hiểu bản chất của tâm trí, thân phận con người và giảm bớt đau khổ.
Rõ ràng thế giới ngày càng bất ổn thì ngày càng cần nhiều tổ chức Phật giáo quan tâm hơn đến các vấn nạn xã hội, đó là điều thật sự cần thiết. Những người xiểng dương tinh thần Phật giáo nhân văn và nhập thế đã là ngọn đuốc dẫn đạo trong nhiều thập kỷ. Họ đến từ các truyền thống và quốc gia khác nhau trên thế giới, như Tỳ kheo Bodhi, hay Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và cho đến Hòa Thượng Hsing Yun. Nhưng biểu hiện này của Phật giáo, cũng như nhiều người khác, vẫn cần đến nhiệt tâm, trí thông minh sáng tạo và khéo léo của những người trẻ tuổi để duy trì, đặc biệt là khi thế giới đang phải đối mặt với những vấn nạn mới. Khi những người trẻ tuổi được phép phát triển hết tiềm năng Bồ Tát của họ, lợi ích mang lại cho xã hội lớn hơn gấp nhiều lần.
Thanh niên và các tổ chức đoàn thể xã hội, tôn giáo cần làm việc cùng nhau để hiểu và cởi mở với nhau. Mối quan hệ đôi bên cùng có lợi này cũng có thể là chìa khóa để chữa lành những đau khổ và lo lắng mà nhiều thanh niên ngày nay đang đối diện. Giới trẻ ngày nay đang hòa mình vào nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa thông qua Internet và các phương tiện truyền thông xã hội. Thông tin về tôn giáo của họ không chỉ đến từ những bậc Thầy Tăng, cha mẹ, giáo viên hoặc cộng đồng địa phương, mà đa phương, có khi trái nghịch nhau.
Mặc dù chúng tôi khuyến khích những người trẻ tuổi khám phá truyền thống Phật giáo, nhưng chúng tôi tin rằng truyền thống này không nhất thiết (cũng không nên) có cùng một khuôn mẫu giáo lý được nhấn mạnh từ các thế hệ trước. Điều này là do Phật giáo, mặc dù cốt lõi không thay đổi của Phật pháp, vẫn không ngừng đáp ứng nhu cầu phát triển của các xã hội đa dạng trên khắp thế giới.
Vào năm 2016, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết một lá thư chi tiết cho những người trẻ tuổi về hình thức thực hành tôn giáo nhưng sẽ không đem lại sự lợi lạc cho họ, và theo ý kiến của Thầy, cần phải tránh: “Đối với hầu hết mọi người, tưởng rằng tôn giáo chẳng hơn chút gì các phong tục, lễ nghi lưu truyền từ gia đình và xã hội. Vì lười biếng hoặc thiếu quan tâm, nhiều người hài lòng với sự hiểu biết hời hợt về tôn giáo của mình. Họ không xem xét sự thật của những lời dạy dưới ánh sáng kinh nghiệm của chính họ, chứ đừng nói đến việc thực hành những lời dạy đó để tốt hơn cho bản thân và trị liệu. Những loại người này dễ bộc lộ chủ nghĩa giáo điều và không khoan dung ”. (Làng Mai)
Thay vào đó, Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh khuyên những người trẻ rằng trong khi tôn giáo là về một cái gì đó vĩ đại hơn bản thân họ, nó cũng biểu thị một cuộc hành trình cá nhân mãnh liệt cần phải là một cuộc trò chuyện nội tâm liên tục. “Nếu bạn theo một tôn giáo, đừng giống họ. Hãy nghiên cứu tôn giáo của bạn một cách thông minh, theo tất cả chiều sâu và vẻ đẹp của nó, để nó có thể nuôi dưỡng đời sống tâm linh của bạn. Một tôn giáo lành mạnh là một tôn giáo sống động. Nó sẽ có thể phát triển và học cách ứng phó với những khó khăn của thời đại chúng ta… Tôn giáo phải phục vụ nhân loại, không phải tôn giáo của bản ngã. Đừng để bất cứ ai nhân danh tôn giáo khiến mình chịu thiệt hại hoặc mất mạng. “ (Làng Mai)
Với tất cả thành tâm, thanh niên Phật giáo mong đợi điều gì vào đức tin tôn giáo của mình? Có phải là một hình thái đạo Phật sinh động, khai phóng; khơi nguồn tiềm năng tuổi trẻ và một đạo Phật cởi mở sẵn sàng tiếp nhận các truyền thống, văn hóa khác.
Ví dụ, chánh niệm có ý nghĩa gì trong thời đại truyền thông xã hội và những phản ứng và phán xét tức thì? Làm thế nào một người có thể nắm bắt toàn bộ phạm vi trải nghiệm cảm xúc mà một người trải qua ở tuổi vị thành niên (và cuộc sống nói chung) trong khi thực tế chẳng có sự gắn kết một cách xác thực? Chúng ta không thể đưa ra câu trả lời ở đây. Tuy nhiên, chính những trường học và giáo viên liên quan đến giới trẻ, sẵn sàng nhận thấy những vấn đề kịp thời như vậy sẽ thực sự thể hiện tính trường tồn của Phật giáo.
Thế giới đang trở nên khó đoán hơn bao giờ hết. Biến đổi khí hậu đe dọa tương lai của nhân loại. Đây là thời đại thống trị của công nghệ dữ liệu và các tập đoàn lợi ích. Những thách thức mà các giáo viên, nhà lãnh đạo và người chữa bệnh tương lai của chúng ta phải đối mặt rất đáng kể. Tuy nhiên, nếu các nhà lãnh đạo tinh thần và các tổ chức hết lòng hướng dẫn, ủng hộ và nâng đỡ giới trẻ và ngược lại, thì không có gì mà họ – những người trẻ – không thể cùng nhau hoàn thành.
Các em Oanh Vũ chuẩn bị cắt dây lên Đoàn, GĐPT Trúc Lâm, Chicago | Ảnh: GĐPT Trúc Lâm
Our Young Future
Global Buddhistdoor
Whatever one thinks about the politics of gun control in the US, the youth-led March for Our Lives that took place on 24 March highlighted the incredible energy, eloquence, and intellectual rigor that young people are capable of, especially when they are passionate about an issue relevant to their circumstances and futures. As they constitute quite literally the future of our society, we should not underestimate or neglect the young. They are the key to a viable future for any institution, be it a country, a religious community, or a family. It is critical, therefore, that they are provided sound, productive, and empathetic guidance.
Yet counsel alone is not enough. They need to be given the space to explore their vocations, to develop their skills, and to express themselves within Buddhist communities. Only then are young people able to engage with and embrace the opportunities and responsibilities of leadership, and more importantly explore and think about Buddhism in ways relevant to their generation.
The youth action against gun violence across the US coincides with some interesting trends concerning American Buddhism. While it constitutes only a fraction of religious faithful in the country (there are just 800,000 people professing to be practicing Buddhists in California, for example), Buddhism is the only religion managing to attract younger converts—in 2007, 23 per cent of Buddhists fell between the ages of 18 and 29, but 10 years later, that number was a reasonably encouraging 34 per cent (Pew Research Center). An academic at UC Berkeley, Layne R. Little, asserted that Buddhism has gained this new ground thanks to a public perception of the Dharma as a pragmatic teaching, focused on understanding the nature of the mind, the human condition, and alleviating suffering.
It is certainly true that with the world in an ever-more-unstable and uncertain state, a growing number of Buddhist organizations seem to feel that an engaged or humanistic approach to faith and practice, combined with a concern for society, is essential. The advocates of engaged/humanistic Buddhism have carried the torch for many decades. They come from diverse traditions and regions of the globe, from Bhikkhu Bodhi to Thich Nhat Hanh to Master Hsing Yun. But this expression of Buddhism, as many others, needs the passion, creativity, and ingenuity of young people to sustain it, especially as the world hurtles toward new problems. When young people are allowed to grow into their full bodhisattva potential, the benefits returned to greater society are tenfold.
Young people and institutions need to work together to understand and open up to each other. This mutually beneficial relationship could well be the key to healing the suffering and anxieties felt by many youths today, and might inject new life and perspectives into our conventional structures. Young people today, are immersed in a globalized economy of knowledge via the Internet and social media. Since their information about religion won’t simply come from their parents, teachers, or local community, and they will be surrounded by contrasting voices (not all of them favorable to religion), young people will not automatically make the connection between religious faith and institutions claiming spiritual authority.
While we encourage young people to explore the Buddhist tradition, we believe that it won’t necessarily (nor should it be) have the same doctrinal emphases from past generations. This is because Buddhism, despite its unchanging core of Dharma, is constantly responding to the evolving needs of diverse societies across the world.
In 2016, Zen master Thich Nhat Hanh wrote a detailed letter to young people on the form of religious practice they would not benefit from and, in his opinion, needed to avoid: “Religion, for most people, is little more than a set of customs and rituals handed down from family and society. Out of laziness or lack of interest, many are satisfied with a superficial understanding of their religion. They do not examine the truth of the teachings in the light of their own experience, let alone practice those teachings to better themselves and heal. These kinds of people are more likely to express dogmatism and intolerance.” (Plum Village)
Instead, Thich Nhat Hanh advises young people that while religion is about something greater than themselves, it also signifies an intensely personal journey that needs to be a constant interior conversation. “If you follow a religion, don’t be like them. Study your religion intelligently, in all its depth and beauty, so that it can nourish your spiritual life. A healthy religion is a living religion. It should be able to evolve and learn to respond to the difficulties of our time. . . . Religion must serve humanity, not humanity religion. Don’t let anyone suffer or lose their life in the name of religion.” (Plum Village)
With all these considerations in mind, what should the young people of Buddhism expect? They should be able to expect a Buddhism that is self-aware, one that doesn’t talk down to youth and is willing to explore openly how traditional concepts should be understood. For instance, what does mindfulness mean in the age of social media and instant reactions and judgment? How can one embrace the whole range of emotional experiences one goes through in adolescence (and life in general) while practicing nonattachment authentically? We can’t give the answers here. However, it is those schools and teachers involving the youth and willing to explore such timely issues that will truly express the timelessness of Buddhism.
The world is looking more unpredictable than ever. Climate change threatens the future of humanity. This is the age of the dominance of data technology and gaint corporations. The challenges facing our future teachers, leaders, and healers will be significant. Yet if spiritual leaders and institutions get behind our youth and vice versa, there is nothing they can’t accomplish together.