1. BẤT THỐI CHUYỂN BỒ-TÁT MA-HA-TÁT
Thiện Hiện, Bồ-tát Ma-ha-tát này đối với các luận thư ngoại đạo thế tục, tuy cũng rõ biết nhưng không thích trước tác. Vì sao? Thiện Hiện, Bồ-tát Ma-ha-tát này hiểu biết tất cả các pháp, tính tướng đều không, trong cái Không này tất cả luận thư đều không thể đắc. Hơn nữa, phần lớn lý và sự các luận thư thế tục, ngoại đạo nói đến đều có thêm bớt, không phải là thứ phù hợp với đạo Bồ-tát, đều thuộc loại ngôn ngữ hí luận, uế tạp. Vì thế Bồ-tát biết nhưng không thích.
Thiện Hiện, nếu thành tựu các hành, trạng, tướng như thế, nên biết đó là Bất thối chuyển Bồ-tát Ma-ha-tát.”
善 現 。 是 菩 薩 摩 訶 薩 於 諸 世 俗 外 道 書 論 。 雖 亦 善 知 而 不 樂 著 。 何 以 故 。 善 現 。是 菩 薩 摩 訶 薩 了 一 切 法 性 相 皆 空 。 於 此 空 中 一 切 書 論 皆 不 可 得 。 又 諸 世 俗 外 道 書 論 所 說 理 事 多 有 增 減 。 於 菩 薩 道 非 為 隨 順 。 皆 是 戲 論 雜 穢 語 攝 。 是 故 菩 薩 知 而 不 樂 。 善 現 。 若 成 就 如 是 諸 行 狀 相 。 當 知 是 為 不 退 轉 菩 薩 摩 訶 薩 。
~ 大般若波羅蜜多經卷第三百二十七
2. TÂM & SÂN KHẤU
“Này Thôn trưởng, thật sự có những người từ lâu chưa thoát ra được lòng tham, vẫn còn bị lòng tham trói buộc. Đối với những người này, khi diễn viên tập trung vào những gì khêu gợi lòng tham ở trên sân khấu trong lễ hội thì chính những điều này càng khiến cho họ trở nên tham lam hơn. Này Thôn trưởng, thật sự có những người từ lâu chưa thoát ra được lòng thù hận, vẫn còn bị lòng thù hận trói buộc. Đối với những người này, khi diễn viên tập trung vào những gì khêu gợi lòng thù hận ở trên sân khấu trong lễ hội thì chính những điều này càng khiến cho họ trở nên sân hận hơn. Này Thôn trưởng, thật sự có những người từ lâu chưa thoát ra được sự si mê, vẫn còn bị si mê trói buộc. Đối với những người này, khi diễn viên tập trung vào những gì khêu gợi sự si mê ở trên sân khấu trong lễ hội thì chính những điều này càng khiến cho họ trở nên si mê hơn.
Tự thân người diễn viên, vốn đã say mê, phóng dật, lại gây ra sự say mê, phóng dật, thì sau khi chết, thân hình rã hoại, sẽ sinh vào địa ngục kia, có tên là [Địa ngục] Cười. Nếu nhận thức của người [xem] đó là như thế này: ‘Diễn viên trên sân khấu trong lễ hội làm cho người khác vui tươi bằng những điều không có thật thì sau khi chết, thân hình rã hoại, sẽ được tái sinh cùng với chư thiên [ở cõi] Cười’, thì nhận thức của người đó là tà kiến.
Này Thôn trưởng, ta nói trái lại rằng thật sự chỉ có một trong hai con đường tái sinh của những người có tà kiến đó: hoặc là đi đến địa ngục, hoặc là đi đến tử cung của loài súc sinh.”
~ S. iv, 306
Pubbe kho gāmaṇī, sattā avītarāgā rāgabandhanabaddhā, tesaṃ naṭo raṅgamajjhe samajjamajjhe ye dhammā rajanīyā te upasaṃharati bhiyyo sarāgāya.* Pubbe kho gāmaṇī sattā avītadosā dosābandhanabaddhā, tesaṃ naṭo raṅgamajjhe samajjamajjhe ye dhammā dosanīyā te upasaṃharati bhiyyo sadosāya. Pubbe kho gāmaṇi, sattā avītamohā mohabandhanabaddhā, tesaṃ naṭo raṅgamajjhe samajjamajjhe ye dhammā mohanīyā te upasaṃharati bhīyyo samohāya. So attanā matto pamatto pare madetvā pamādetvā kāyassa bhedā parammaraṇā pahāso nāma nirayo tatthuppajjati. Sace kho panassa evaṃ diṭṭhī hoti ‘yo so naṭo raṅgamajjhe samajjamajjhe saccālikena janaṃ bhāseti rameti, so kāyassa bhedā parammaraṇā pahāsānaṃ devānaṃ sahavyataṃ uppajjatī’ ti sāssa hoti micchā diṭṭhi, micchā diṭṭhikassa kho panāhaṃ gāmaṇī purisapuggalassa dvinnaṃ gatīnaṃ aññataraṃ gatiṃ vadāmi nirayahaṃ vā tiracchānayoniṃ vāti.
3.
Thiện Hiện, Bồ-tát Ma-ha-tát này dù trụ Nhất thiết pháp không, nhưng yêu thích Chính pháp, không thích phi pháp; dù trụ Bất khả đắc không, nhưng thường xưng tán Pháp tính bất hoại, lợi ích hữu tình; dù trụ Chân như pháp giới, nhưng yêu bạn lành, không thích bạn ác. Nói bạn lành là chỉ cho Như lai Ứng chính đẳng giác và các chúng Bồ-tát Ma-ha-tát; hoặc các thừa Thanh văn, Độc giác, v.v., thường khéo giáo hóa, an lập hữu tình, khiến họ hướng đến Vô thượng chính đẳng bồ-đề, cũng gọi là bạn lành.”
善 現 。 是 菩 薩 摩 訶 薩 雖 住 一 切 法 空 。 而 愛 樂 正 法 不 樂 非 法 。 雖 住 不 可 得 空 而 常 稱 讚 不 壞 法 性 饒 益 有 情 。 雖 住 真 如 法 界 而 愛 善 友 不 樂 惡 友 。 言 善 友 者 。 謂 諸 如 來 應 正 等 覺 及 諸 菩 薩 摩 訶 薩 眾 。 若 諸 聲 聞 獨 覺 乘 等 。 能 善 教 化 安 立 有 情 。 令 趣 無 上 正 等 菩 提 亦 名 善 友 。
~ 大般若波羅蜜多經卷第三百二十七
4.
“Tu-bồ-đề, Bồ-tát Ma-ha-tát này không thích quán sát, đàm luận các việc thế gian như thế, chỉ thích quán sát, đàm luận Bát-nhã ba-la-mật-đa. Vì sao? Tu-bồ-đề, vì Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm áo, xa lìa các tướng, có thể chứng Vô thượng Đại bồ-đề.
Tu-bồ-đề, Bồ-tát Ma-ha-tát này thường không xa lìa tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí,
– tu hành Bố thí ba-la-mật-đa, bỏ sự tham lam, keo kiệt;
– tu hành Tịnh giới ba-la-mật-đa, bỏ sự phá giới;
– tu hành An nhẫn ba-la-mật-đa, bỏ sự cáu giận, tranh chấp;
– tu hành Tinh tấn ba-la-mật-đa, bỏ sự biếng nhác;
– tu hành Tĩnh lự ba-la-mật-đa, bỏ sự tán loạn;
– tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, bỏ sự ngu si.”
善 現 。 是 菩 薩 摩 訶 薩 不 樂 觀 察 論 說 世 間 如 是 等 事 。 但 樂 觀 察 論 說 般 若 波 羅 蜜 多 。 何 以 故 。 善 現 。 甚 深 般 若 波 羅 蜜 多 遠 離 眾 相 。 能 證 無 上 大 菩 提 故 。 善 現 。 是 菩 薩 摩 訶 薩 常 不 遠 離 一 切 智 智 相 應 作 意 。 修 行 布 施 波 羅 蜜 多 離 慳 貪 事 。 修 行 淨 戒 波 羅 蜜 多 離 破 戒 事 。 修 行 安 忍 波 羅 蜜 多 離 忿 諍 事 。 修 行 精 進 波 羅 蜜 多 離 懈 怠 事 。 修 行 靜 慮 波 羅 蜜 多 離 散 亂 事 。 修 行 般 若 波 羅 蜜 多 離 愚 癡 事 。
~ 大般若波羅蜜多經卷第三百二十七
5.
Khi ấy Duy-ma-cật đi đến bảo con rằng: “Thưa ngài A-nan, có chuyện gì mà cầm bát đứng đây sớm thế?” Con đáp: “Cư sỹ, đức Thế Tôn thân có chút bệnh, cần sữa bò, vì vậy tôi mới đến đây.”
Duy-ma-cật chặn lại: “Thôi im đi, ngài A-nan. Chớ nói những lời như vậy. Thân Như Lai là thể kim cương. Mọi điều xấu đã bị đoạn trừ; mọi điều thiện hội đủ; làm gì có bệnh? Làm gì có não? Ngài hãy im lặng mà đi. Chớ phỉ báng Như Lai. Đừng để người khác nghe được lời thô tháo đó. Chớ để chư thiên có uy đức và Bồ-tát đến từ các quốc độ thanh tịnh nghe thấy.
Thưa ngài A-nan, Chuyển luân thánh vương mới chỉ tích góp vài công đức nhỏ đã không còn bệnh não. Huống chi Như Lai đã hội đủ vô lượng phước đức thù thắng lại còn bệnh sao? Nhất định không có chuyện đó. Hãy đi đi, thư̛a ngài A-nan, đừng làm xấu hết cả chúng tôi.
Nếu người Bà-la-môn ngoại đạo nghe lời này, họ sẽ nghĩ: Sao đáng gọi là Tôn Sư? Người này cứu được ai khi ông chưa cứu nỗi thân mình? Hãy âm thầm mà đi nhanh đi, đừng để ai nghe lời ngài nói.
A-nan, nên biết, thân Như Lai là Pháp thân, không phải do tâm tư dục vọng. Phật là đức Thế Tôn, vượt ngoài ba cõi. Thân Phật là vô lậu, vì các lậu đã dứt sạch. Thân Phật là vô vi không thể gọi tên. Thân như vậy làm sao có bệnh?”
~ Duy-ma-cật Sở Thuyết, bản dịch của Hòa Thượng Tuệ Sỹ
The Licchavi Vimalakirti came there, and, having saluted me, said, ‘Reverend Ánanda, what are you doing on the threshold of this house with your bowl in your hand so early in the morning?’ “I replied: ‘the body of the Lord manifests some indisposition, and he needs some milk. Therefore, I have come to fetch some.’
Vimalakirti then said to me, ‘Reverend Ánanda, do not say such a thing! Reverend Ánanda, the body of the Tathágata is tough as a diamond, having eliminated all the instinctual traces of evil and being endowed with all goodness. How could disease or discomfort affect such a body?
“‘Reverend Ánanda, go in silence, and do not belittle the Lord. Do not say such things to others. It would not be good for the powerful gods or for the bodhisattvas coming from the various Buddha-fields to hear such words.
“‘Reverend Ánanda, a universal monarch, who is endowed only with a small root of virtue, is free of diseases. How then could the Lord, who has an infinite root of virtue, have any disease? It is impossible.
“‘Reverend Ánanda, do not bring shame upon us, but go in silence, lest the heterodox sectarians should hear your words. They would say, “For shame! The teacher of these people cannot even cure his own sicknesses. How then can he cure the sicknesses of others?” Reverend Ánanda, go then discreetly so that no one observes you.
“‘Reverend Ánanda, the Tathágatas have the body of the Dharma – not a body that is sustained by material food. The Tathágatas have a transcendental body that has transcended all mundane qualities.
There is no injury to the body of a Tathágata, as it is rid of all defilements. The body of a Tathágata is uncompounded and free of all formative activity. Reverend Ánanda, to believe there can be illness in such a body is irrational and unseemly!’ (~ Translated by Robert Thurman)
6. CÚNG DƯỜNG TỐI THẮNG
“Bấy giờ Thế Tôn nói với Tôn giả A-nan: ‘Này A-nan, cả hai cây sa-la đều nở rộ, đầy hoa trái mùa. Hoa rơi, rải xuống khắp người Như Lai, phủ kín để cúng dường Như Lai. Hoa mandārava ở cõi trời kia cũng rụng xuống nữa. Chúng rơi, rải khắp người Như Lai, phủ kín để cúng dường Như Lai. Hương phấn chiên-đàn ở cõi trời kia cũng rơi xuống. Chúng rơi, rải khắp người Như Lai, phủ kín để cúng dường Như Lai. Các nhạc khí ở cõi trời kia cũng được trỗi lên để cúng dường Như Lai. Các khúc hát ở cõi trời kia cũng vang lên để cúng dường Như Lai.
Này A-nan, thật sự theo cách đó thì Như Lai không được xưng tán, không được tôn kính, không được đề cao, không được cúng dường, không được sùng bái. Này A-nan, hoặc tỳ-kheo, hoặc tỳ-kheo-ni, hoặc nam cư sỹ, hoặc nữ cư sỹ nào sống mà thực hành Pháp khế hợp với pháp, bước đi đúng đắn, thực hành theo Pháp, thì người đó thật sự xưng tán Như Lai, tôn kính Như Lai, đề cao Như Lai, cúng dường Như Lai, sùng bái Như Lai, theo cách cúng dường thật sự tối thắng.
Từ đó, này A-nan, ‘chúng ta sẽ sống mà thực hành Pháp khế hợp với pháp, bước đi đúng đắn, thực hành theo Pháp.’ A-nan, các ông thật sự nên tu học như thế.”
~ D. ii, 16
Atha kho bhagavā āyasmantaṃ ānandaṃ āmantesi:
sabbaphāliphullā kho ānanda yamakasālā akālapupphehi te tathāgatassa sarīraṃ okiranti ajjhokiranti abhippakiranti tathāgatassa pūjāya. Dibbānipi mandāravapupphāni antaḷikkhā papatanti, tāni tathāgatassa sarīraṃ okiranti ajjhokiranti abhippakiranti tathāgatassa pūjāya. Dibbānipi candanacuṇṇāni antaḷikkhā papatanti, tāni tathāgatassa sarīraṃ okiranti ajjhokiranti abhippakiranti tathāgatassa pūjāya. Dibbāni pi turiyāni antaḷikkhe vajjanti tathāgatassa pūjāya. Dibbānipi saṅgitāni antaḷikkhe vattanti tathāgatassa pūjāya. Na kho ānanda ettāvatā tathāgato sakkato vā hoti garukato vā mānito vā pūjito vā apacito vā, yo kho ānanda bhikkhu vā bhikkhunī vā upāsako vā upāsikā vā dhammānudhamma-paṭipanno viharati sāmīcipaṭipanno anudhammacārī, so tathāgataṃ sakkaroti garukaroti māneti pūjeti apaciyati paramāya pūjāya. Tasmātihānanda dhammānudhamma-paṭipannā viharissāma sāmīcipaṭipannā anudhammacārino ti, evaṃ hi vo ānanda sikkhitabbanti.
7.
Lúc ấy, trong hội chúng có Bồ-tát tên Phổ Hiện Sắc Thân hỏi Duy-ma-cật: “Cư sỹ, ai là cha mẹ, vợ con, thân bằng quyến thuộc của ngài? Gia nhân tôi tớ của ngài, voi ngựa xe cộ của ngài ở đâu?” Bấy giờ Duy-ma-cật trả lời bằng bài kệ:
Trí độ, mẹ Bồ-tát, — Phương tiện đó là cha,
Hết thảy bậc Đạo sư, — Đều từ đấy mà sinh.
Lấy pháp hỷ làm vợ; — Con gái: Từ và Bi;
Trai: thiện tâm, thành thật. — Nhà: rốt ráo không-tịch.
Đệ tử là trần lao, — Tùy nghi mà sai sử.
Đạo phẩm là bạn hữu, — Nhờ đây thành chính giác.
Các độ, bạn đồng hành; — Bốn nhiếp là kỹ nữ;
Ca vịnh, tụng pháp ngôn, — Lấy đó làm âm nhạc.
Tổng trì là vườn hoa, — Vô lậu là rừng cây.
Giác ý, hoa tươi đẹp. — Quả, trí tuệ, giải thoát.
Tám giải là hồ tắm; — Nước định lắng trong, đầy.
Rải bằng bảy hoa tịnh, — Tắm gội người vô nhiễm.
Voi, ngựa: năm thần thông, — Kéo cổ xe Đại thừa;
Nhất tâm: người đánh xe, — Dong ruổi tám chính đạo.
Tướng tốt để nghiêm thân, — Vẻ đẹp chuốt tư thái.
Tàm quý là trang phục, — Thâm tâm là tràng hoa.
Giàu có bảy tài bảo. — Giáo thọ để thêm lời;
Theo giáo thuyết tu hành, — Hồi hướng làm đại lợi.
Bốn thiền là giường chõng, — Phát sinh từ tịnh mạng.
Nghe nhiều, tăng trí tuệ, — Làm âm thanh thức tỉnh.
Cam lộ là thức ăn; — Vị giải thoát là tương;
Tịnh tâm là tắm gội; — Giới phẩm là hương thoa.
Diệt trừ giặc phiền não, — Dũng mãnh không ai hơn.
Hàng phục bốn thứ ma, — Cờ thắng dựng Đạo tràng.
Dù biết không khởi, diệt, — Vẫn thị hiện tái sinh
Trên khắp các quốc độ, — Như mặt trời rọi khắp.
Cúng dường vô lượng Phật, — Khắp mười phương thế giới,
Mà không hề phân biệt, — Có Phật và có ta.
Dù biết các cõi Phật, — Cùng chúng sinh là Không,
Vẫn thường tu tịnh độ, — Để giáo hóa chúng sinh.
~ Duy-ma-cật Sở Thuyết Kinh, bản dịch của Hòa Thượng Tuệ Sỹ
Thereupon, the bodhisattva Sarvarupasamdarsana, who was present in that assembly, addressed the Licchavi Vimalakīrti: “Householder, where are your father and mother, your children, your wife, your servants, your maids, your laborers, and your attendants? Where are your friends, your relatives, and your kinsmen? Where are your servants, your horses, your elephants, your chariots, your bodyguards, and your bearers?” Thus addressed, the Licchavi Vimalakīrti spoke the following verses to the bodhisattva Sarvarupasamdarsana:
Of the true bodhisattvas, — The mother is the transcendence of wisdom,
The father is the skill in liberative technique; — The Leaders are born of such parents.
Their wife is the joy in the Dharma, — Love and compassion are their daughters,
The Dharma and the truth are their sons; — And their home is deep thought on the meaning of voidness.
All the passions are their disciples, — Controlled at will.
Their friends are the aids to enlightenment; —Thereby they realize supreme enlightenment.
Their companions, ever with them, — Are the six transcendences.
Their consorts are the means of unification, — Their music is the teaching of the Dharma.
The incantations make their garden, — Which blossoms with the flowers of the factors of enlightenment,
With trees of the great wealth of the Dharma, — And fruits of the gnosis of liberation.
Their pool consists of the eight liberations, — Filled with the water of concentration,
Covered with the lotuses of the seven impurities — Who bathes therein becomes immaculate.
Their bearers are the six superknowledges, — Their vehicle is the unexcelled Mahāyāna,
Their driver is the spirit of enlightenment, — And their path is the eightfold peace.
Their ornaments are the auspicious signs, — And the eighty marks;
Their garland is virtuous aspiration, — And their clothing is good conscience and consideration.
Their wealth is the holy Dharma, — And their business is its teaching,
Their great income is pure practice, — And it is dedicated to the supreme enlightenment.
Their bed consists of the four contemplations, — And its spread is the pure livelihood,
And their awakening consists of gnosis, — Which is constant learning and meditation.
Their food is the ambrosia of the teachings, — And their drink is the juice of liberation.
Their bath is pure aspiration, — And morality their unguent and perfume.
Having conquered the enemy passions, — They are invincible heroes.
Having subdued the four Māras, — They raise their standard on the field of enlightenment.
They manifest birth voluntarily, — Yet they are not born, nor do they originate.
They shine in all the fields of the Buddhas, — Just like the rising sun.
Though they worship Buddhas by the millions, — With every conceivable offering,
They never dwell upon the least difference — Between the Buddhas and themselves.
They journey through all Buddha-fields — In order to bring benefit to living beings,
Yet they see those fields as just like empty space, — Free of any conceptual notions of “living beings.”
~ Translated by Robert Thurman
8.
Chúng sinh vô số loại, — Sắc, thanh, và oai nghi;
Bồ-tát lực, vô úy, — Khoảnh khắc thảy … …
Biết rõ việc chúng ma — Vẫn thị hiện hành theo,
Rồi bằng phương tiện trí, — Tùy ý mà thể hiện.
Hoặc hiện già, bệnh, chết, — Để thành tựu chúng sinh;
Biểt rõ là huyễn hóa, — Thông suốt không chướng ngại.
Hoặc hiện lửa tận thế — Đốt cháy rực cõi đất;
Khiến ai tưởng thường hằng — Hiểu rõ pháp vô thường.
Vô số ức chúng sinh — Cùng đến thỉnh Bồ-tát;
Một lúc chúng đến nhà, — Chỉ cho hướng Phật đạo.
Kinh sách và chú thuật, — Kỹ, mỹ nghệ đều tinh;
Lấy đó mà thị hiện, — Làm lợi ích quần sinh.
Xuất gia khắp các đạo, — Đạo pháp của thế gian;
Nhân đó trừ mê hoặc, — Chứ không đọa tà kiến.
Làm Vua Mặt Trời, Trăng, — Phạm thiên, Thế giới chủ,
Có khi là đất, nước, — Hoặc gió, hoặc là lửa.
Hoặc tai kiếp tật dịch, — Thị hiện cây cỏ thuốc,
Để cho người được uống, — Trị dứt các dịch bệnh.
Hoặc tai kiếp đói kém; — Hiện thân làm thức ăn;
Trước cứu người đói khát — Sau dạy pháp giải thoát.
Hoặc tai kiếp đao binh; — Khơi dậy tâm từ bi
Giáo hóa chúng sinh kia — Để sống không tranh chấp.
Hoăc khi gặp đại chiến, — Khiến thế lực cân bằng,
Rồi dùng lực oai nghiêm — Làm họ giảng hòa nhau.
Trong khắp mọi quốc độ, — Chỗ nào còn địa ngục,
Liền thị hiện chỗ ấy — Giúp chúng giảm bớt khổ.
Trong khắp mọi quốc độ, — Súc sinh ăn thịt nhau;
Người thị hiện chỗ đó — Làm lợi ích cho chúng.
Thị hiện thọ ngũ dục — Mà vẫn hiện hành thiền,
Làm rối loạn các ma — Không cho chúng tự tiện.
~ Duy-ma-cật Sở Thuyết Kinh, bản dịch của Hòa Thượng Tuệ Sỹ
The fearless bodhisattvas can manifest, — All in a single instant,
The forms, sounds, and manners of behavior — Of all living beings.
Although they recognize the deeds of Māras, — They can get along even with these Māras;
For even such activities may be manifested — By those perfected in liberative technique.
They play with illusory manifestations — In order to develop living beings,
Showing themselves to be old or sick, — And even manifesting their own deaths.
They demonstrate the burning of the earth — In the consuming flames of the world’s end,
In order to demonstrate impermanence — To living beings with the notion of permanence.
Invited by hundreds of thousands of living beings, — All in the same country,
They partake of offerings at the homes of all, — And dedicate all for the sake of enlightenment.
They excel in all esoteric sciences, — And in the many different crafts,
And they bring forth the happiness — Of all living beings.
By devoting themselves as monks — To all the strange sects of the world,
They develop all those beings — Who have attached themselves to dogmatic views.
They may become suns or moons, —Indras, Brahmās, or lords of creatures,
They may become fire or water — Or earth or wind.
During the short aeons of maladies, — They become the best holy medicine;
They make beings well and happy, — And bring about their liberation.
During the short aeons of famine, — They become food and drink.
Having first alleviated thirst and hunger, — They teach the Dharma to living beings.
During the short aeons of swords, — They meditate on love,
Introducing to nonviolence — Hundreds of millions of living beings.
In the middle of great battles — They remain impartial to both sides;
For bodhisattvas of great strength — Delight in reconciliation of conflict.
In order to help the living beings, — They voluntarily descend into
The hells which are attached — To all the inconceivable buddha-fields.
They manifest their lives — In all the species of the animal kingdom,
Teaching the Dharma everywhere. — Thus they are called “Leaders.”
They display sensual enjoyment to the worldlings, — And trances to the meditative.
They completely conquer the Māras, — And allow them no chance to prevail.
~ Translated by Robert Thurman
9.
Hy hữu như trong lửa — Nở một đóa sen hồng;
Hành thiền trong ngũ dục — Cũng hy hữu như vậy.
Hoặc hiện làm dâm nữ — Dẫn dụ người háo sắc;
Trước lấy dục câu móc, — Sau hướng về Phật trí.
Hoặc là chủ thành ấp; — Hoặc làm chủ thương buôn;
Làm quốc sư, đại thần; — Cũng vì lợi chúng sinh.
Có người nghèo, đói rách, — Hiện làm kho vô tận;
Rồi nhân đó khuyên dẫn, — Khiến phát Bồ-đề tâm.
Với kẻ tâm kiêu mạn, — Hiện làm đại lực sỹ
Khuất phục các kiêu mạn, — Đưa về vô thượng đạo.
Hoặc đám người kinh sợ, — Liền đến mà an ủi.
Trước làm cho hết sợ; — Sau khiến phát đạo tâm.
Hoặc hiện lìa dâm dục, — Làm tiên nhân năm thông
Để dắt dẫn quần sinh, — Trụ ở giới, nhẫn, từ.
Với người cần phục dịch, — Hiện thân làm tôi tớ
Khiến cho chủ hài lòng — Mà phát khởi Đạo tâm.
Tùy theo người nhu cầu, — Mà đưa vào Phật đạo;
Liền dụng lực phương tiện — Cấp cho đủ thứ cần.
Như thế, đạo vô lượng, — Và sở hành không bờ;
Trí tuệ không biên tế, — Người độ vô số chúng.
Dù hết thảy chư Phật — Trải qua vô lượng kiếp
Tán thán công đức này — Cũng không thể nói hết.
Pháp như vậy, ai nghe — Mà không phát bồ-đề?
Chỉ trừ kẻ vô dụng, — Hoặc si ám, vô tri.
~ Duy-ma-cật Sở Thuyết Kinh, bản dịch của Hòa Thượng Tuệ Sỹ
Just as it can be shown that a lotus — Cannot exist in the center of a fire,
So they show the ultimate unreality — Of both pleasures and trances.
They intentionally become courtesans — In order to win men over,
And, having caught them with the hook of desire, — They establish them in the buddha-gnosis.
In order to help living beings, — They always become chieftains,
Captains, priests, and ministers, — Or even prime ministers.
For the sake of the poor, — They become inexhaustible treasures,
Causing those to whom they give their gifts — To conceive the spirit of enlightenment.
They become invincible champions, — For the sake of the proud and the vain,
And, having conquered all their pride, — They start them on the quest for enlightenment.
They always stand at the head — Of those terrified with fright,
And, having bestowed fearlessness upon them, — They develop them toward enlightenment.
They become great holy men, — With the superknowledges and pure continence,
And thus induce living beings to the morality — Of tolerance, gentleness, and discipline.
Here in the world, they fearlessly behold — Those who are masters to be served,
And they become their servants or slaves, — Or serve as their disciples.
Well trained in liberative technique, — They demonstrate all activities,
Whichever possibly may be a means — To make beings delight in the Dharma.
Their practices are infinite; — And their spheres of influence are infinite;
Having perfected an infinite wisdom, — They liberate an infinity of living beings.
Even for the Buddhas themselves, — During a million aeons,
Or even a hundred million aeons, — It would be hard to express all their virtues.
Except for some inferior living beings, — Without any intelligence at all,
Is there anyone with any discernment — Who, having heard this teaching,
Would not wish for the supreme enlightenment?
~ Translated by Robert Thurman
10. QUÁN CHÚNG SINH
Bấy giờ trong thất của Duy-ma-cật có một thiên nữ thấy các trời, người đến nghe pháp, liền hiện thân xuống rải hoa trời lên các Bồ-tát và Đại đệ tử. Hoa rắc trên thân các Bồ-tát tức thì rơi xuống đất, nhưng rắc trên thân các Đệ tử thì bám vào. Tất cả các vị Đệ tử dùng thần lực phủi hoa, nhưng hoa không rơi đi.
Thấy vậy, Thiên nữ hỏi Xá-lợi-phất: “Sao ngài phủi hoa đi?”
Xá-lợi-phất đáp: “Hoa này không như pháp, nên phải phủi đi”.
Thiên nữ nói: “Đừng bảo hoa này không như pháp. Vì sao? Vì chúng không có gì phân biệt, mà chính ngài đang khởi tâm phân biệt. Nếu người xuất gia trong Phật pháp mà còn có cái phân biệt, cái đó mới là không như pháp. Nếu không khởi phân biệt nữa, đó là như pháp. Ngài hãy nhìn chư Bồ-tát xem, hoa không bám được vào thân vì các ngài đã đoạn trừ hết thảy tưởng phân biệt. Cũng như người khi đang run sợ thì bị ma quỷ lung lạc. Đệ tử vì sợ sinh tử nên bị sắc, thinh, hương, vị, xúc lung lạc. Người không còn sợ hãi, thì tất cả năm dục không làm gì được. Vì tập khí của kết sử vẫn còn nên hoa bám được thân đó thôi. Nếu tập khí của kết sử trừ sạch, hoa không bám được”.
Xá-lợi-phất hỏi: “Cô ở nhà này bao lâu rồi?”
Thiên nữ đáp: “Tôi ở đây cũng lâu như sự giải thoát của Kỳ niên.”*
Xá-lợi-phất hỏi: “Ở đây lâu chừng ấy sao?”
Thiên nữ hỏi lại: “Giải thoát của Kỳ niên thì lâu bằng chừng nào?”
Xá-lợi-phất lặng im không đáp.
Thiên nữ lại hỏi: “Sao bậc Đại trí kỳ cựu im lặng?”
Xá-lợi-phất nói: “Sự giải thoát không thể diễn giải bằng lời, vì vậy tôi không biết nói gì”.
Thiên nữ nói: “Ngôn thuyết và văn tự đều là tướng của giải thoát. Vì sao? Vì giải thoát không ở trong, không ở ngoài, không ở giữa; văn tự cũng không ở trong, không ở ngoài, không ở giữa. Vì vậy, thưa ngài Xá-lợi-phất, không có việc lìa văn tự mà diễn thuyết giải thoát. Tại sao? Tất cả pháp đều là tướng của giải thoát”.
Xá-lợi-phất hỏi: “Vậy cô há không muốn nói rằng dâm, nộ, si cũng là giải thoát?”
Thiên nữ đáp: “Phật vì người tăng thượng mạn mà nói rằng xa lìa dâm, nộ, si là giải thoát đó thôi. Với người không còn tăng thượng mạn, Phật nói tự tính của dâm, nộ, si tức thị là giải thoát.”
Xá-lợi-phất ca ngợi: “Lành thay, lành thay, Thiên nữ! Cô đã sở đắc gì, chứng nghiệm cái gì mà biện tài xuất chúng như vậy?”
Thiên nữ đáp: “Tôi không sở đắc gì cũng không chứng nghiệm gì mà được biện tài như vậy. Vì sao? Nếu có sở đắc, sở chứng, thì trong Phật pháp đó là tăng thượng mạn“.
Xá-lợi-phất hỏi: “Trong ba thừa, cô chí hướng thừa nào?”
Thiên nữ đáp: “Khi cần giảng pháp Thanh văn để chuyển hóa chúng sinh, tôi là Thanh văn. Khi cần giảng pháp nhân duyên để chuyển hóa chúng sinh, tôi là Bích-chi-phật. Khi cần pháp đại bi để chuyển hóa chúng sinh, tôi là Đại thừa. Thưa Xá-lợi-phất, như người bước vào rừng hoa chiêm-bặc chỉ ngửi thấy mùi hương chiêm-bặc thơm át hẳn các mùi khác; cũng vậy, người bước vào nhà này chỉ ngửi thấy mùi hương công đức Phật và chẳng còn thiết mùi hương Thanh-văn hay Bích-chi-phật. Thưa Xá-lợi-phất, khi mà Đế Thích, Phạm thiên, Tứ thiên vương, các trời, rồng, quỷ thần vào nhà này và được nghe vị Thượng nhân này giảng thuyết Chính Pháp, hết thảy đều hâm mộ mùi hương công đức Phật mà phát tâm Đại thừa trước khi ra khỏi nhà này. Thưa Xá-lợi-phất, tôi ở đây mười hai năm, chưa từng nghe pháp của Thanh văn hay Bích-chi-phật, mà chỉ nghe pháp của chư Phật bất khả tư nghị, đại từ, đại bi.”
~ Duy-ma-cật Sở Thuyết Kinh, bản dịch của Hòa Thượng Tuệ Sỹ
Thereupon, a certain goddess who lived in that house, having heard this teaching of the Dharma of the great heroic bodhisattvas, and being delighted, pleased, and overjoyed, manifested herself in a material body and showered the great spiritual heroes, the bodhisattvas, and the great disciples with heavenly flowers. When the flowers fell on the bodies of the bodhisattvas, they fell off on the floor, but when they fell on the bodies of the great disciples, they stuck to them and did not fall. The great disciples shook the flowers andeven tried to use their magical powers, but still the flowers would not shake off. Then, the goddess said to the venerable Shariputra, “Reverend Shariputra, why do you shake these flowers?”
Shariputra replied, “Goddess, these flowers are not proper for religious persons and so we are trying to shake them off.”
The goddess said, “Do not say that, reverend Shariputra. Why? These flowers are proper indeed! Why? Such flowers have neither constructual thought nor discrimination. But the elder Shariputra has both constructual thought and discrimination.
“Reverend Shariputra, impropriety for one who has renounced the world for the discipline of the rightly taught Dharma consists of constructual thought and discrimination, yet the elders are full of such thoughts. One who is without such thoughts is always proper.
“Reverend Shariputra, see how these flowers do not stick to the bodies of these great spiritual heroes, the bodhisattvas! This is because they have eliminated constructual thoughts and discriminations.
“For example, evil spirits have power over fearful men but cannot disturb the fearless. Likewise, those intimidated by fear of the world are in the power of forms, sounds, smells, tastes, and textures, which do not disturb those who are free from fear of the passions inherent in the constructive world. Thus, these flowers stick to the bodies of those who have not eliminated their instincts for the passions and do not stick to the bodies of those who have eliminated their instincts. Therefore, the flowers do not stick to the bodies of these bodhisattvas, who have abandoned all instincts.”
Then the venerable Shariputra said to the goddess, “Goddess, how long have you been in this house?”
The goddess replied, “I have been here as long as the elder has been in liberation.”
Shariputra said, “Then, have you been in this house for quite some time?”
The goddess said, “Has the elder been in liberation for quite some time?”
At that, the elder Shariputra fell silent.
The goddess continued, “Elder, you are ‘foremost of the wise!’ Why do you not speak? Now, when it is your turn, you do not answer the question.”
Shariputra: Since liberation is inexpressible, goddess, I do not know what to say.
Goddess: All the syllables pronounced by the elder have the nature of liberation. Why? Liberation is neither internal nor external, nor can it be apprehended apart from them. Likewise, syllables are neither internal nor external, nor can they be apprehended anywhere else. Therefore, reverend Shariputra, do not point to liberation by abandoning speech! Why? The holy liberation is the equality of all things!
Shariputra: Goddess, is not liberation the freedom from desire, hatred, and folly?
Goddess: “Liberation is freedom from desire, hatred, and folly” that is the teaching of the excessively proud. But those free of pride are taught that the very nature of desire, hatred, and folly is itself liberation.
Shariputra: Excellent! Excellent, goddess! Pray, what have you attained, what have you realized, that you have such eloquence?
Goddess: I have attained nothing, reverend Shariputra. I have no realization. Therefore I have such eloquence. Whoever thinks, “I have attained! I have realized!” is overly proud in the discipline of the well-taught Dharma.
Shariputra: Goddess, do you belong to the disciple-vehicle, to the solitary-vehicle, or to the great vehicle?
Goddess: I belong to the disciple-vehicle when I teach it to those who need it. I belong to the solitary-vehicle when I teach the twelve links of dependent origination to those who need them. And, since I never abandon the great compassion, I belong to the great vehicle, as all need that teaching to attain ultimate liberation. Nevertheless, reverend Shariputra, just as one cannot smell the castor plant in a magnolia wood, but only the magnolia flowers, so, reverend Shariputra, living in this house, which is redolent with the perfume of the virtues of the Buddha-qualities, one does not smell the perfume of the disciples and the solitary sages. Reverend Shariputra, the Sakras, the Brahmas, the Lokapalas, the devas, nagas, yakshas, gandharvas, asuras, garudas, kimnaras, and mahoragas who live in this house hear the Dharma from the mouth of this holy man andenticed by the perfume of the virtues of the Buddha-qualities, proceed to conceive the spirit of enlightenment.
Reverend Shariputra, I have been in this house for twelve years, and I have heard no discourses concerning the disciples and solitary sages but have heard only those concerning the great love, the great compassion, and the inconceivable qualities of the Buddha.
~ Translated by Robert Thurman