L.7 Thánh cầu
Trong đoạn văn này, đức Phật đã miêu tả về sự tầm cầu chí thượng (thánh cầu) để vượt quá cửa tồn sinh hữu hạn, và đã khởi sự tầm cầu như thế nào.
Này các tỳ-kheo, có hai loại tầm cầu này: tầm cầu chí thượng (thánh cầu), tầm cầu hạ liệt (phi thánh cầu). Này các tỳ-kheo, thế nào là tầm cầu hạ liệt? Này các tỳ-kheo, ở đây, có người tự mình lệ thuộc sanh lại tầm cầu cái lệ thuộc sanh; tự mình lệ thuộc già lại tầm cầu cái lệ thuộc già; tự mình lệ thuộc bệnh lại tầm cầu cái lệ thuộc bệnh; tự mình lệ thuộc chết lại tầm cầu cái lệ thuộc chết; tự mình lệ thuộc sầu ưu lại tầm cầu cái lệ thuộc sầu ưu; tự mình lệ thuộc ô nhiễm lại tầm cầu cái lệ thuộc ô nhiễm.
Này các tỳ-kheo, cái gì đáng gọi là lệ thuộc sanh? Này các tỳ-kheo, vợ con là cái lệ thuộc sanh; nô bộc nam, nô bộc nữ là cái lệ thuộc sanh; dê và cừu là cái lệ thuộc sanh; gà và heo là cái lệ thuộc sanh; voi, bò, ngựa đực, ngựa cái là cái lệ thuộc sanh; vàng và bạc là cái lệ thuộc sanh. Này các tỳ- kheo, những chấp thủ ấy bị sanh. Người ấy bị buộc chặt, đắm đuối, mê say chúng, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh…
[‘Vợ con’ vân vân cũng được giải thích tương tự như vậy với ‘già’ cho đến ‘ô nhiễm’,[1] và tất cả trừ ‘vàng và bạc’ cũng bị ‘bệnh’, ‘chết’ và ‘sầu’]. Người ấy bị buộc chặt, đắm đuối, mê say chúng, tự mình bị già lại tìm cầu cái lệ thuộc già [vân vân]. Này các tỳ-kheo, như vậy gọi là tầm cầu hạ liệt (phi thánh cầu).
Này các tỳ-kheo, thế nào là tầm cầu chí thượng (thánh cầu)? Ở đây, có người tự mình lệ thuộc sanh, sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc sanh, bèn tầm cầu cái không sanh, Niết- bàn vô thượng an ổn; tự mình lệ thuộc già, sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc già, bèn tầm cầu cái không già, Niết-bàn vô thượng an ổn; tự mình lệ thuộc bệnh, sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc bệnh, bèn tầm cầu cái không bệnh, Niết-bàn vô thượng an ổn; tự mình lệ thuộc chết, sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc chết, bèn tầm cầu cái không chết, Niết-bàn vô thượng an ổn; tự mình lệ thuộc sầu ưu, sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc sầu ưu, bèn tầm cầu cái không sầu ưu, Niết-bàn vô thượng an ổn; tự mình lệ thuộc ô nhiễm, sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc ô nhiễm, bèn tầm cầu cái không ô nhiễm, Niết-bàn vô thượng an ổn. Này các tỳ-kheo, như vậy, gọi là tầm cầu chí thượng (thánh cầu).
Này các tỳ-kheo, trước khi chưa giác ngộ, chưa chứng chánh đẳng giác, khi còn là Bồ-tát, Ta cũng vậy, tự mình lệ thuộc sanh lại tầm cầu cái lệ thuộc sanh, tự mình lệ thuộc già… bệnh… chết… sầu ưu… và ô nhiễm lại tầm cầu cái lệ thuộc ô nhiễm.
Này các tỳ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: ‘Tại sao Ta, tự mình lệ thuộc sanh lại tầm cầu cái lệ thuộc sanh, tự mình lệ thuộc già… bệnh… chết… sầu ưu… và ô nhiễm lại tầm cầu cái lệ thuộc ô nhiễm?’
Vậy Ta, tự mình lệ thuộc sanh, sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc sanh, bèn tầm cầu cái không sanh, Niết-bàn vô thượng an ổn; tự mình lệ thuộc già [vân vân], sau khi thấy rõ nguy hại của cái lệ thuộc già [vân vân], hãy tầm cầu cái không già… không bệnh… không chết… không sầu ưu… không ô nhiễm, Niết-bàn vô thượng an ổn.
Này các tỳ-kheo, sau một thời gian, khi Ta còn thiếu niên, niên thiếu, tóc đen nhánh, sung mãn lạc thú của tuổi thanh xuân, đang thời thịnh tráng, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.[2]
Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.161–163, dịch Anh G.A.S.
L.8 Xuất gia
Đoạn này tường thuật đức Cồ-đàm (Gotama) khởi đầu đời sống xuất gia tầm đạo.
Ở đây, này Aggivessana, trước khi chưa giác ngộ, chưa chứng chánh đẳng giác, khi còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ: ‘Ðời sống tại gia chật hẹp, đường đời đầy bụi bặm;[3] đời sống xuất ly[4] rộng rãi như hư không. Thật rất không dễ gì khi sống tại gia[5] mà có thể sống trọn vẹn đời sống phạm hạnh viên mãn, thanh khiết, trắng tinh như vỏ ốc. Vậy Ta hãy cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình?’
Này Aggivessana, sau một thời gian, khi Ta còn thiếu niên, niên thiếu, tóc đen nhánh, sung mãn lạc thú của tuổi thanh xuân, đang thời thịnh tráng, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Mahā-saccaka Sutta: Majjhima-nikāya I.240–241, dịch Anh G.A.S.
L.9 Hành trình tầm đạo
Ta tán thán xuất gia, như người xuất gia có mắt sáng, sau khi quán sát, hoan hỷ hạnh xuất gia.
Đời tại gia chật hẹp, đường đời đầy bụi bặm, đời xuất gia phóng khoáng, thấy vậy nên xuất gia.
Sau khi đã xuất gia, viễn ly thân ác hành, viễn ly ngữ ác hành, sống chánh hạnh thanh tịnh.
Phật[6] đi đến Vương xá,[7] đấng tướng hảo quang minh,[8] đến thành núi bao quanh (Girigabba), khất thực xứ Ma-kiệt (Magadha).
Đứng trên sân lầu thượng, Bình-sa vương[9] thấy Ngài, có đầy đủ tướng tốt, bèn nói lên lời này:
‘Hãy xem tôn giả kia, đoan chính, sắc tịnh diệu, có đầy đủ chánh hạnh, mắt nhìn trước một tầm.[10]
Chánh niệm, mắt nhìn xuống, gia tộc hẳn cao quý. Phái sứ giả đi theo, xem tỳ-kheo đi đâu.’
Sứ giả vua sai đi, bước theo sau lưng, hỏi: ‘Tỳ-kheo đi về đâu? Trú xứ ở chỗ nào?’
Khất thực từng nhà một,[11] với các căn chế ngự,[12] bình bát nhanh chóng đầy, tỉnh giác và chánh niệm.
Sau khi hành khất thực, ẩn sĩ ra khỏi thành, lên đỉnh Paṇḍava: ‘Sẽ trú ở chỗ này.’
Thấy Ngài đến chỗ trú, ba sứ giả ngồi chờ, còn một vị đi về, kể lại chuyện vua hay:
‘Ðại vương, tỳ-kheo ấy, phía đông Paṇḍava, ngồi như cọp, bò chúa; như sư tử trong hang.’
Sau khi nghe sứ thuật, đức vua ngự xa giá, vội vàng ra khỏi thành, đi đến Paṇḍava.
Đến chỗ xe đi được, vua xuống xe đi bộ; đức vua tiến lại gần, đi vào chỗ Ngài ở.
Vua ngồi xuống chỗ ngồi, cũng trao đổi chào hỏi; chào hỏi thân thiện rồi, vua nói lên nghĩa này:
‘Ngài niên thiếu, trẻ trung, đang độ tuổi thanh xuân, dung sắc đoan chánh đẹp, thiện sanh dòng Sát-lợi.
‘Nghiêm chỉnh đội hùng binh, đoàn quân voi dẫn đầu: tài vật tôi chia Ngài. Xin hỏi: gia tộc sanh.’
‘Đi thẳng từ phương này, dân tộc cạnh Tuyết sơn, giàu có và hùng mạnh, hệ thuộc Kiều-tát-la (Kosala).
Thuộc hậu duệ Nhật thân (Ādicca), huyết thống tộc Thích-ca. Từ đó tôi xuất gia, không vì ham dục lạc.
Thấy nguy hiểm trong dục, thấy xuất ly an ổn; xuất ly, hành tinh tấn; tâm tôi vui trong đây.’
Pabbajjā Sutta: Sutta-nipāta 405–424, dịch Anh G.A.S.
Đắc các định vô sắc vi tế
Trên đường tầm đạo, đức Cồ-đàm (Gotama) trước tiên đi đến hai vị thầy chỉ dẫn Ngài tu chứng hai trạng thái ‘vô sắc’ huyền bí vượt ra ngoài tri giác của giác quan, mà sau đó Phật dung hội vào giáo pháp của mình. Tuy nhiên, những đoạn dịch sau đây cho thấy hai vị này chưa đạt mục đích cần đạt đến.
L.10 Học ‘vô sở hữu xứ’ với Āḷāra Kālāma
Này các tỳ-kheo, sau khi xuất gia như vậy, đi tìm cái gì chí thiện, tầm cầu đạo lộ vô thượng dẫn đến an tịnh tối thắng, Ta đến gặp Āḷāra Kālāma và thưa rằng: ‘Tôn giả Kālāma, tôi muốn sống đời phạm hạnh trong pháp và luật này’.[13] Này các tỳ-kheo, nghe nói vậy, Āḷāra Kālāma nói với ta như vầy:
‘Hiền giả, hãy sống ở đây. Pháp này (giáo lý và những gì nó dẫn tới) là như vậy, khiến kẻ có trí không bao lâu tự chứng nhập và an trú trong ấy, tự mình bằng thắng trí mà tác chứng pháp của tôn sư của mình’.
Này các tỳ-kheo, không lâu sau đó, rất nhanh chóng, Ta đã thông suốt Pháp ấy. Này các tỳ-kheo, nếu Ta nói về thuyết giáo của kẻ trí và thuyết giáo của bậc trưởng thượng, cho đến mức chỉ bằng tụng đọc nơi môi và tụng đọc lặp lại suông thì Ta, và những kẻ khác cũng vậy, có thể tuyên bố: ‘Tôi biết và tôi thấy’.
Này các tỳ-kheo, ta suy xét rằng: ‘Không phải chỉ bằng tín mà Āḷāra Kālāma tuyên bố rằng, do tự mình tác chứng pháp ấy bằng thắng trí mà chứng nhập và an trú trong pháp ấy. Thật vậy, Āḷāra Kālāma biết và thấy Pháp này mà an trú’. Này các tỳ-kheo, rồi ta đi đến Āḷāra Kālāma và hỏi rằng: ‘Tôn giả Kālāma, phải chăng, cho đến chừng mực ấy, tôn giả tuyên bố rằng, do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà tôn giả chứng nhập và an trú trong Pháp này?’ Này các tỳ-kheo, Āḷāra Kālāma trả lời mà tuyên bố về vô sở hữu xứ.[14]
Này các tỳ-kheo, Ta suy xét rằng: ‘Không chỉ Āḷāra Kālāma có tín, Ta cũng có tín tâm; không chỉ Āḷāra Kālāma có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn; không chỉ Āḷāra Kālāma có niệm, Ta cũng có niệm; không chỉ Āḷāra Kālāma có định, Ta cũng có định; không chỉ Āḷāra Kālāma có tuệ, Ta cũng có tuệ.[15] Vậy Ta hãy nỗ lực tác chứng Pháp mà Āḷāra Kālāma tuyên bố, do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà chứng nhập và an trú.’ Này các tỳ-kheo, không lâu sau đó, rất nhanh chóng, Ta chứng nhập và an trú Pháp ấy do tự mình tác chứng bằng thắng trí.
Này các tỳ-kheo, rồi ta đi đến Āḷāra Kālāma và nói rằng: ‘Tôn giả Kālāma, phải chăng, cho đến chừng mực ấy, tôn giả tuyên bố rằng, do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà tôn giả chứng nhập và an trú trong Pháp này?’ ‘Hiền giả, cho đến chừng mực ấy, tôi tuyên bố rằng do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà chứng nhập và an trú Pháp này.’ ‘Tôn giả Kālāma, cho đến chứng mực ấy, Tôi cũng chứng nhập và an trú trong Pháp này tự đạt và an trú trong Pháp này do tự mình tác chứng bằng thắng trí.’
‘Hiền giả, lợi đắc thay cho chúng tôi, thật khéo lợi đắc thay cho chúng tôi khi chúng tôi có một đồng phạm hạnh như vậy. Vậy Pháp mà tôi tuyên bố chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí, cũng là Pháp mà hiền giả chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí. Và Pháp mà hiền giả chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí, cũng là Pháp mà tôi chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí. Vậy hiền giả biết Pháp mà tôi biết, và tôi biết Pháp mà hiền giả biết. Tôi như thế nào, thì hiền giả cũng như thế ấy; hiền giả như thế nào, thì tôi cũng như thế ấy. Hãy đến đây, hiền giả, nay chúng ta hãy cùng lãnh đạo hội chúng này.’
Này các tỳ-kheo, như vậy Āḷāra Kālāma là đạo sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy, ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Tuy vậy, này các tỳ-kheo, Ta suy xét rằng: ‘Pháp này không dẫn đến yểm ly, ly tham, tịch diệt, tịch tĩnh, không dẫn đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, mà chỉ dẫn đến tái sanh vào cõi vô sở hữu xứ.’ Này các tỳ-kheo, không thỏa mãn với Pháp ấy, thất vọng với Pháp ấy, Ta từ giã.
Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.163–165, dịch Anh G.A.S.
L.11 Học ‘phi tưởng phi phi tưởng xứ’ với Rāma-Tử
Trong đoạn này, đức Cồ-đàm (Gotama) vượt hơn thầy của mình là con trai của Rāma bằng chứng đắc trạng thái mà chỉ có Rāma mới đạt được.
Này các tỳ-kheo, đi tìm cái gì chí thiện, tầm cầu đạo lộ vô thượng dẫn đến tối thắng an ổn, Ta đi đến Uddaka, con trai của Rāma (Rāmaputta), và thưa rằng: ‘Tôn giả, tôi muốn sống đời phạm hạnh trong pháp và luật này’. Này các tỳ- kheo, nghe nói vậy, Uddaka con trai của Rāma nói với Ta như vầy: ‘Hiền giả, hãy sống ở đây. Pháp này (giáo lý và những gì nó dẫn tới) là như vậy, khiến kẻ có trí không bao lâu tự chứng nhập và an trú trong ấy, tự mình bằng thắng trí mà tác chứng pháp của tôn sư của mình’.
Này các tỳ-kheo, không lâu sau đó, rất nhanh chóng, Ta đã thông suốt Pháp ấy. Này các tỳ-kheo, nếu Ta nói về thuyết giáo của kẻ trí và thuyết giáo của bậc trưởng thượng, cho đến mức chỉ bằng tụng đọc nơi môi và tụng đọc lặp lại suông thì Ta, và những kẻ khác cũng vậy, có thể tuyên bố: ‘Tôi biết và tôi thấy’.
Này các tỳ-kheo, Ta suy xét rằng: ‘Không phải chỉ bằng tín mà Uddaka, con trai của Rāma, tuyên bố rằng, do tự mình tác chứng pháp ấy bằng thắng trí mà chứng nhập và an trú trong pháp ấy. Thật vậy, Uddaka con trai của Rāma biết và thấy Pháp này mà an trú’. Này các tỳ-kheo, rồi ta đi đến Uddaka con trai của Rāma và hỏi rằng: ‘Tôn giả Uddaka, phải chăng, cho đến chừng mực ấy, tôn giả tuyên bố rằng, do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà tôn giả chứng nhập và an trú trong Pháp này?’ Này các tỳ-kheo, Uddaka con trai của Rāma trả lời mà tuyên bố về phi tưởng phi phi tưởng xứ.[16]
Này các tỳ-kheo, Ta suy xét rằng: ‘Không chỉ Uddaka con trai của Rāma có tín, Ta cũng có tín tâm; không chỉ Uddaka con trai của Rāma có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn; không chỉ Uddaka con trai của Rāma có niệm, Ta cũng có niệm; không chỉ Uddaka con trai của Rāma có định, Ta cũng có định; không chỉ Uddaka con trai của Rāma có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy Ta hãy nỗ lực tác chứng Pháp mà Uddaka con trai của Rāma tuyên bố, do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà chứng nhập và an trú.’ Này các tỳ-kheo, không lâu sau đó, rất nhanh chóng, Ta chứng nhập và an trú Pháp ấy do tự mình tác chứng bằng thắng trí.
Này các tỳ-kheo, rồi Ta đi đến Uddaka con trai của Rāma và nói rằng: ‘Tôn giả Uddaka, phải chăng, cho đến chừng mực ấy, tôn giả tuyên bố rằng, do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà tôn giả chứng nhập và an trú trong Pháp này?’ ‘Hiền giả, cho đến chừng mực ấy, tôi tuyên bố rằng do tự mình tác chứng bằng thắng trí mà chứng nhập và an trú Pháp này.’ ‘Tôn giả Uddaka, cho đến chừng mực ấy, Tôi cũng chứng nhập và an trú trong Pháp này, tự đạt và an trú trong Pháp này do tự mình tác chứng bằng thắng trí.’
‘Hiền giả, lợi đắc thay cho chúng tôi, thật khéo lợi đắc thay cho chúng tôi khi chúng tôi có một đồng phạm hạnh như vậy. Vậy Pháp mà tôi tuyên bố chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí, cũng là Pháp mà hiền giả chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí. Và Pháp mà hiền giả chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí, cũng là Pháp mà tôi chứng nhập và an trú do tự mình tác chứng bằng thắng trí. Vậy hiền giả biết Pháp mà tôi biết, và tôi biết Pháp mà hiền giả biết. Tôi như thế nào, thì hiền giả cũng như thế ấy; hiền giả như thế nào, thì tôi cũng như thế ấy. Hãy đến đây, hiền giả, nay chúng ta hãy cùng lãnh đạo hội chúng này.’
Này các tỳ-kheo, như vậy Uddaka con trai của Rāma, đồng phạm hạnh của Ta, lại đặt Ta vào địa vị bậc thầy[17], và tôn sùng ta với sự tôn sùng tối thượng. Tuy vậy, này các tỳ-kheo, Ta suy xét rằng: ‘Pháp này không dẫn đến yểm ly, ly tham, tịch diệt, tịch tĩnh, không dẫn đến thắng trí, giác ngộ, Niết- bàn, mà chỉ dẫn đến tái sanh vào cõi vô sở hữu xứ.’ Này các tỳ-kheo, không thỏa mãn với Pháp ấy, thất vọng với Pháp ấy, Ta từ giã.
Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.165–166, dịch Anh G.A.S.
Khổ hạnh tự hành xác
Trong giai đoạn tiếp theo trên đường tầm đạo, đức Cồ-đàm (Gotama) đã thử một phương pháp tu tập khác hiện hành đương thời: tích cực chế ngự thân và những ham muốn của thân bằng cách nhịn đói và nhịn thở trong thời gian dài. Như sẽ thấy, về sau đức Phật đã chỉ trích điều này.
L.12 Khổ hạnh cực đoan
Trong đoạn dịch này, đức Phật thuật lại Ngài đã hành như thế nào bốn pháp tu khổ hạnh phổ biến trong một số các sa- môn ngoại đạo đương thời tại Ấn-độ.
Này Xá-lợi-phất (Sāriputta), Ta nhớ lại một thời Ta đã hành phạm hạnh với bốn chi: tự hành khổ bức, Ta đệ nhất khổ bức; tự hành dơ bẩn, Ta đệ nhất dơ bần; tự hành cẩn trọng, Ta đệ nhất cẩn trọng; tự hành lẩn tránh, Ta đệ nhất lẩn tránh.
Này Sāriputta, Ta tự hành khổ bức như vầy: Ta sống lõa thể, từ bỏ thói thường, liếm tay, mời thì không đến, gọi thì không dừng. Ta không nhận thức ăn mang đến, thức ăn nấu riêng cho, không nhận mời ăn; Ta không nhận đồ ăn từ nồi, từ chậu, tại ngưỡng cửa, giữa những cây gậy, giữa những chày giã gạo, từ hai người đang ăn, từ người đàn bà có thai, từ người đàn bà đang cho bú, từ người đàn bà đang giao cấu, đồ ăn đi quyên, tại chỗ có chó đứng, tại chỗ có ruồi bu. Ta không ăn cá thịt, không uống rượu nấu, rượu men, rượu ủ.
Ta chỉ nhận một nhà một miếng;[18] Ta chỉ nhận hai nhà hai miếng; Ta chỉ nhận ba nhà ba miếng; ta chỉ nhận bốn nhà bốn miếng; Ta chỉ nhận năm nhà năm miếng; ta chỉ nhận sáu nhà sáu miếng; Ta chỉ nhận bảy nhà bảy miếng.
Ta sống bằng thức ăn từ một thí chủ, từ hai thí chủ, từ ba thí chủ, từ bốn thí chủ, từ năm thí chủ, từ sáu thí chủ, từ bảy thí chủ; ta ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, ba ngày một bữa, bốn ngày một bữa, năm ngày một bữa, sáu ngày một bữa, bảy ngày một bữa; như vậy thậm chí đến nửa tháng một bữa, Ta an trú hành trì hạnh ăn theo từng thời.
Ta ăn rau sống, ăn cỏ kê, ăn lúa dại, ăn da vụn, ăn rêu, ăn cám, ăn váng cơm, ăn bột vừng, ăn cỏ, ăn phân bò. Ta sống nhờ rễ và trái cây rừng; Ta ăn trái cây rụng.
Ta mặc vải gai thô, mặc vải gai thô tạp, mặc vải tẩm liệm, mặc giẻ rách (phấn tảo y), mặc vỏ cây, mặc da linh dương, mặc da linh dương bện, mặc vải cỏ kusa, mặc vải vỏ cây, mặc vải gỗ bào, mặc tóc bện, mặc lông thú bện, mặc áo lông cú.
Ta sống nhổ râu tóc,[19] theo hạnh sống nhổ râu tóc.
Ta là người luôn đứng, không dùng chỗ ngồi. Ta là người thường ngồi chò hỏ, sống tinh tấn theo hạnh ngồi chò hỏ. Ta là người dùng gai làm giường, luôn ngủ nằm trên giường gai.… Ta theo hạnh tắm (lễ) trong nước (lạnh) ba lần mỗi ngày kể cả tối đêm. Như vậy bằng nhiều cách, Ta an trú theo hạnh hành khổ và hành xác. Này Sāriputta, như vậy là khổ hạnh của Ta.
Này Sāriputta, ở đây Ta hành dơ bần như vầy, như thân cây tindukā, bụi bẩn tích tụ nhiều năm, đóng thành tấm và thành miếng, cũng như vậy, bụi và bẩn tích tụ nhiều năm, đóng thành tấm và thành miếng trên thân ta. Ta không nghĩ rằng: ‘Hãy phủi sạch bụi bẩn này đi bằng tay mình, hay để kẻ khác phủi sạch bụi bẩn này đi bằng tay họ.’ Này Sāriputta, như vậy Ta hành dơ bẩn.
Này Sāriputta, Ta hành cẩn trọng như vầy: Ta luôn tỉnh giác trong khi đi tới, đi lui. Ta tràn đầy lòng từ đến cả một giọt nước[20] như vầy: ‘Mong rằng Ta không làm hại một chúng sanh nhỏ nào trong các khe đất.’ Này Sāriputta, như vậy Ta hành cẩn trọng.
Này Sāriputta, Ta hành lẩn tránh như vầy: Ta trốn sâu trong một khu rừng và trú ngụ tại chỗ ấy. Và khi Ta thấy một người chăn bò hay người chăn cừu hay người cắt cỏ, hay người đốn củi, hay người thợ rừng, Ta liền chạy từ lùm này qua lùm khác, từ bụi này qua bụi khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác. Vì sao vậy? Để họ không thấy Ta và Ta không thấy họ.
Này Sāriputta, giống như một con nai rừng, thấy người liền chạy từ lùm này qua lùm khác, từ bụi này qua bụi khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác, cũng vậy, khi Ta thấy một người chăn bò, hay người chăn cừu, hay người cắt cỏ, hay người đốn củi, hay người thợ rừng, Ta liền chạy từ lùm này qua lùm khác, từ bụi này qua bụi khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đồi cao này qua đồi cao khác.…
Này Sāriputta, Ta bò bốn chân đến các chuồng bò, khi đàn bò đã đi và người chăn bò đã rời, rồi Ta ăn phân của các con bê còn bú. Này Sāriputta, khi mà nước tiểu và phân của Ta còn đọng lại, Ta ăn phân và nước tiểu của chính mình. Này Sāriputta, như vậy Ta hành trì ăn các thứ cực kỳ hủ bại.
Này Sāriputta, Ta lánh sâu vào một khu rừng rậm kinh sợ và trú ngụ tại chỗ ấy: khu rừng rậm kinh sợ này thường khiến người ta lông tóc dựng ngược nếu kẻ ấy chưa dứt tham ái.
Này Sāriputta, trong những đêm đông lạnh lẽo, suốt những ngày mồng tám tuyết rơi, ban đêm Ta sống giữa trời và ban ngày trong lùm rậm. Trong tháng cuối hè, ban ngày Ta sống giữa trời còn ban đêm trong lùm rậm.
Này Sāriputta, bỗng dưng xuất hiện với Ta bài kệ trước đây chưa từng được nghe này:
Ẩn sĩ đang tầm cầu, chịu nóng và chịu lạnh, một mình rừng kinh sợ, trần truồng không lửa ấm.
Này Sāriputta, Ta ngủ trong bãi tha ma, nằm dựa trên một bộ xương. Này Sāriputta, những người chăn bò đến gần và khạc nhổ lên Ta, tiểu tiện lên Ta, ném bẩn vào Ta, và lấy que chọc lỗ tai Ta. Này Sāriputta, và Ta không nhớ là Ta có bao giờ khởi ác tâm đối với họ không. Này Sāriputta, như vậy Ta hành trú xả.
Mahā-sīhanāda Sutta: Majjhima-nikāya I.77–79, dịch Anh G.A.S.
L.13 Đau nhức vô ích
Trong đoạn này, đức Phật giải thích rằng, trước thời hành khổ hạnh cực đoan, Ngài nhận ra rằng những hành giả nào mà chưa ly dục tham thì không thể đạt giác ngộ. Sau khi nhận ra rằng cần phải chế ngự dục tham, Ngài đã hành nhiều hình thức khổ hạnh cực đoan. Tuy nhiên, trong khi những hành trì khổ hạnh ấy có phát triển tinh tấn và chánh niệm, và sự đau đớn về thể xác mà chúng mang lại không ảnh hưởng đến tâm trí của Ngài, thì chúng cũng mang đến sự kiệt quệ về thể xác, và Ngài nhận ra rằng chúng không dẫn đến giác ngộ.
‘Phải chăng chưa bao giờ khởi lên trong Ngài, thưa Tôn giả Gotama, một cảm thọ lạc đến mức nó chi phối tâm lâu dài? Phải chăng chưa bao giờ khởi lên trong tôn giả Gotama một khổ thọ đến mức nó chi phối tâm lâu dài?’
‘Này Aggivessana, trong khi đi tìm cái gì chí thiện, tầm cầu tịch tĩnh vô thượng tối thắng, Ta tuần tự du hành qua nước Magadha và cuối cùng đến Uruvelā gần Senānigama. Tại đây, Ta thấy một địa điểm khả ái, một khóm rừng nhàn tịnh, có con sông trong xanh chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Này Aggivessana, Ta nghĩ: “Thật là một địa điểm khả ái, một khóm rừng nhàn tĩnh, có con sông trong xanh chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Thật là một chỗ thích hợp cho một thiện nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh cần tu tập.”
Này Aggivessana, Ta ngồi xuống tại chỗ ấy và nghĩ rằng: “Nơi đây thật thích hợp để tinh cần tu tập.”
Này Aggivessana, bấy giờ khởi lên trong Ta ba ví dụ chưa từng được nghe từ trước.
[Tức là, như một khúc cây đẫm ướt, đầy nhựa, được thả vào trong nước, không thể dùng để nhen lửa, nhưng một khúc cây khô thì có thể nhen lửa, do vậy chỉ] những sa-môn và bà-la- môn[21] sống xả ly các dục về thân, và những ai mà nội tâm đã hoàn toàn trấn áp và đoạn trừ tham đắm dục, luyến ái dục, mê say dục, khao khát dục, và bức sốt dục, dù họ có cảm thọ hay không đau đớn, nhức nhối, đau nhức kịch liệt do bởi tinh cần, họ cũng có thể chứng đắc tri kiến vô thượng chánh giác.… Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Ta hãy nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm ức chế tâm, trấn áp tâm, và đánh bại tâm.”
Này Aggivessana, nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, Ta lấy tâm ức chế tâm, trấn áp tâm, và đánh bại tâm. Này Aggivessana, khi Ta làm vậy, mồ hôi toát ra từ nách của ta. Này Aggivessana, như một người lực sĩ nắm lấy một người ốm yếu đằng đầu hay vai, có thể ức chế, trấn áp, và đánh bại người ấy, cũng vậy, nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, Ta lấy tâm ức chế tâm, trấn áp tâm, và đánh bại tâm, và mồ hôi toát ra từ nách của ta.
[Lặp lại:] Này Aggivessana, dầu cho Ta có nỗ lực tinh cần không mệt mỏi, dựng lập chánh niệm liên tục không gián đoạn, nhưng thân Ta vẫn bị kích động và căng thẳng do bởi Ta bị kiệt sức bởi sự tinh tấn khổ sở. Nhưng khổ thọ ấy khởi lên trong Ta mà không chi phối tâm ta và tồn tục.
Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Ta hãy tu thiền nín thở.”[22] Rồi Ta nín thở vô, và thở ra qua miệng và mũi. Này Aggivessana, trong khi Ta làm vậy, thì một tiếng gió kinh khủng nổi lên, ngang qua lỗ tai. Này Aggivessana, ví như tiếng động kinh khủng phát ra từ ống bễ đang thổi của người thợ sắt, cũng vậy, trong khi Ta nín thở vô, và thở ra bằng mũi và tai, thời một tiếng gió kinh khủng nổi lên, ngang qua lỗ tai.… [Lặp lại]
Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Ta hãy tu thêm thiền nín thở.” Rồi Ta nín thở vô, và thở ra qua miệng, mũi, và tai. Trong khi Ta làm như vậy, thì có những cơn gió kinh khủng nổi lên đau nhói trong đầu Ta. Này Aggivessana, ví như một người lực sĩ chém đầu Ta với một thanh kiếm sắc bén, trong khi Ta nín thở vô, thở ra, qua miệng, mũi và tai, thì có ngọn gió kinh khủng nổi lên đau nhói trong đầu Ta.… [Lặp lại] Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Ta hãy tu thêm thiền nín thở.” Rồi Ta nín thở vô, và thở ra qua miệng, mũi và tai, Trong khi làm như vậy, Ta cảm giác đau đầu một cách kinh khủng. Này Aggivessana, ví như một người lực sĩ lấy một dây nịt bằng da cứng quấn tròn quanh đầu rồi siết mạnh, cũng vậy, trong khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, mũi, và tai, ta cảm giác đau đầu một cách kinh khủng.… [Lặp lại] Này Aggivessana, ta suy nghĩ: “Ta hãy tu thêm thiền nín thở.” Rồi ta nín thở vô, và thở ra qua miệng, mũi và tai. Trong khi ta làm vậy, một ngọn gió kinh khủng cắt ngang bụng của ta. Này Aggivessana, ví như một người đồ tể thiện xảo hay đệ tử người đồ tể cắt ngang bụng với một con dao cắt thịt bò sắc bén, cũng vậy, khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, mũi và tai, một ngọn kinh khủng cắt ngang bụng của Ta.… [Lặp lại]
Này Aggivessana, ta suy nghĩ: “Ta hãy tu thêm thiền nín thở.” Rồi Ta nín thở vô, thở ra qua miệng, mũi và tai. Trong khi Ta làm như vậy, thì có một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân Ta. Này Aggivessana, ví như hai người lực sĩ sau khi nắm lấy cánh tay một người yếu hơn, nướng người ấy, đốt người ấy trên một hố than hừng, cũng vậy, trong khi Ta nín thở vô, và thở ra qua miệng, qua mũi và qua tai thì có một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân Ta.… [Lặp lại] Này Aggivessana, bấy giờ chư thiên thấy Ta liền nói: “Sa- môn Gotama đã chết rồi.” Một số chư thiên nói: “Sa-môn Gotama chưa chết, nhưng sắp sửa chết.” Một số chư thiên nói: “Sa-môn Gotama chưa chết, cũng không phải sắp chết. Ngài là vị A-la-hán, đời sống của một A-la-hán là như vậy.”
Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Ta hãy hoàn toàn tuyệt thực.”[23] Rồi chư Thiên đi đến Ta và nói: “Thưa Ngài, chớ có hoàn toàn tuyệt thực. Nếu Ngài làm vậy, chúng tôi sẽ đổ các món ăn chư thiên qua các lỗ chân lông của Ngài, và nhờ vậy Ngài vẫn sống.” Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Nếu Ta hoàn toàn tuyệt thực và chư thiên này đổ các món ăn chư thiên qua các lỗ chân lông của Ta và nhờ vậy Ta vẫn sống, như vậy Ta tự dối Ta.” Vậy nên Ta bác bỏ chư thiên ấy và nói: “Không cần như vậy.”
Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Ta hãy ăn cực kỳ ít, mỗi lần chỉ ăn một chút, như canh đậu xanh, canh đậu đen, canh đậu, hay canh đậu nhỏ.” Vậy nên Ta ăn cực kỳ ít, mỗi lần chỉ ăn một chút, như canh đậu xanh, canh đậu đen, canh đậu, hay canh đậu nhỏ. Trong khi làm vậy, thân Ta trở nên hết sức gầy yếu. Vì Ta ăn quá ít: tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo; bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà; phần xương sống phô bày của Ta giống như một dây chuỗi hạt; các xương sườn của Ta nhô ra, gầy mòn giống như rui cột một kho cũ không mái; con ngươi long lanh của Ta nằm sâu thẳm trong hốc mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu; da đầu Ta trở thành nhăn nheo và khô cằn như trái bí xanh đắng nhăn nheo và khô cằn trong nắng gió.…
Này Aggivessana, vì Ta ăn quá ít, nên da bụng của Ta bám chặt đến xương sống; do vậy nếu Ta sờ da bụng, thì Ta đụng xương sống của mình và nếu Ta sờ xương sống, thì Ta đụng da bụng của mình. Này Aggivessana, vì Ta ăn quá ít, nên nếu Ta đi đại tiện, hay đi tiểu tiện thì Ta ngã quỵ úp mặt xuống đất. Aggivessana, vì Ta ăn quá ít, nên nếu Ta muốn xoa dịu thân ta, bằng cách lấy tay xoa bóp chân tay, thì các lông tóc hư mục tận gốc rụng khỏi thân Ta khi Ta xoa bóp.
Này Aggivessana, bấy giờ có người thấy ta liền nói: “Sa-môn Gotama có da đen.” Một số người nói: “Sa-môn Gotama, da không đen. Ngài có da màu nâu.” Một số người nói: “Sa-môn Gotama da không đen, hay xám; Ngài có da màu vàng sẫm.” Này Aggivessana, cho đến mức độ như vậy, làn da vốn thanh tịnh, trong sáng của Ta bị hư hoại vì Ta ăn quá ít.
Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: “Những sa-môn hay bà-la- môn nào trong quá khứ đã từng lãnh thọ cảm thọ đau đớn, nhức nhối, đau nhức kịch liệt, thì cũng đến thế là cùng cực; không thể hơn nữa. Những sa-môn hay bà-la-môn nào trong vị lai sẽ lãnh thọ cảm thọ đau đớn, nhức nhối, đau nhức kịch liệt, thì cũng đến thế là cùng cực; không thể hơn nữa. Những sa-môn hay bà-la-môn nào trong hiện tại đang lãnh thọ cảm thọ đau đớn, nhức nhối, đau nhức kịch liệt, thì cũng đến thế là cùng cực; không thể hơn nữa. Nhưng dù hành khổ hạnh khốc liệt như vậy, Ta vẫn không chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng các bậc Thánh. Hay là có đạo lộ nào khác dẫn đến giác ngộ?
Mahā-saccaka Sutta: Majjhima-nikāya I.240–246, dịch Anh G.A.S.
L.14 Chiến thắng Ác ma cám dỗ
Trong đoạn này, thần cám dỗ Māra (cũng gọi là Namucī và Kaṇha; xem *LI.5 và 7) đi đến chỗ đức Gotama (chưa thành Phật) vào cuối giai đoạn khổ hạnh của Ngài, thuyết phục Ngài từ bỏ cuộc sống xuất gia, để trở lại cuộc sống tại gia bình thường, mà vẫn có thể tạo thiện nghiệp và phước báo thế tục bằng các tế tự của Bà-la-môn giáo. Tuy nhiên, đức Gotama nói rằng Ngài không cần bất kỳ phước nghiệp nào (tế tự không làm gia tăng phước nghiệp) và rằng Ngài sẽ chứng đắc bồ-đề và giáo hóa nhiều đệ tử. Ngài có đủ năm căn: tín, tấn, niệm, định, và tuệ, và Ngài sẽ chiến thắng những ‘đội quân’ của Māra.
Ta cần hành tinh tấn, bên sông Ni-liên-thiền, nỗ lực tu tập thiền, an ổn thoát khổ ách.
Ác ma (Namucī) đến gần Ta, nói những lời thương cảm: ‘Ông ốm không dung sắc, ông đã gần chết rồi.
Ông một ngàn phần chết, chỉ một phần còn sống. Hãy sống, sống tốt hơn. Sẽ tạo các công đức.
Như ông sống Phạm hạnh, hãy đốt lửa tế tự, hãy chất chứa công đức. Ông tinh tấn làm gì?
Đường tinh tấn khó đi; khó hành, khó đến đích.’ Nói lên những kệ này, Ác ma đứng gần Phật.
Ác ma nói như vậy, Thế Tôn đáp như sau: ‘Quyến thuộc kẻ buông lung! Ác Ma, ngươi muốn gì?
Lượng phước dù rất nhỏ, Ta cũng không cần đến. Ác Ma, ngươi nên nói, cho ai cần phước ấy.
Tín, tinh tấn, trí tuệ, thảy đều có trong Ta. Người tinh tấn như Ta, ngươi hỏi gì lẽ sống?
Gió sẽ làm khô cạn, cho đến các dòng sông. Làm sao khô cạn máu, khi Ta sống tinh tấn?
Dầu máu Ta khô cạn; mật, đàm khô, thịt rã; tâm ta càng tịnh tín, vững trú niệm, tuệ, định.
Ta an trú như vậy, đạt cảm thọ tối thượng, tâm không cầu các dục, hãy quán chúng sanh tịnh.
Dục, đội quân thứ nhất; không hỷ đội thứ hai; đói và khát thứ ba, thứ tư là khát ái.
Năm, hôn trầm thụy miên; thứ sáu là sợ hãi; thứ bảy là nghi ngờ; tám, ngụy thiện, ngoan cố.
Lợi, danh và cung kính; thanh danh, lợi bất chính; ai khen mình chê người; là đội quân của ngươi.
Đây đội quân Ác Ma, quân chiến đấu Kaṇhā. Ai yếu, không thể thắng. Chiến thắng, được an lạc.
Ta ôm cỏ muñja?[24] Đủ rồi, đời sống này. Ta thà chết chiến đấu, còn hơn sống chiến bại.
Sa-môn, bà-la-môn, biến mất trong trận này, họ sao biết đường đi, bậc thiện đức đang đi.
Thấy quân Ma dàn khắp, Ác ma cùng quân voi, Ta bước vào chiến trận, chớ để Ta thối chạy.
Ðội quân của nhà ngươi, trời, người đều không thắng; Ta phá bằng trí tuệ, như đá đập bát sành.
Tự tại nhiếp tâm tư, trụ vững trên chánh niệm, Ta du hành các nước, giáo huấn nhiều đệ tử, Tinh cần không buông lung, hành theo lời Ta dạy; bất chấp ngươi họ đi, đến nơi không sầu ưu.’
(Ác ma:) ‘Ta bảy năm từng bước, dõi theo sau Thế Tôn, không tìm thấy khuyết điểm, vị Giác ngộ chánh niệm.
Ta thấy quạ bay quanh, hòn đá trong như mỡ, tưởng đây cái gì mềm, tưởng đây cái gì ngọt.
Không tìm thấy vị ngọt, quạ bay khỏi chỗ đó. Như quạ mổ hòn đá, Ta rời Gotama.’
Bị sầu muộn đè nặng, Ma buông rơi tì-bà, dạ-xoa này thất chí, biến mất khỏi chỗ này.
Padhāna Sutta: Sutta-nipāta 425–449, dịch Anh G.A.S.
Giác ngộ và kết quả
L.15 Chứng nhập các tầng định, hồi ức những đời quá khứ cùng với nghiệp tạo tác, và đắc giải thoát cứu cánh
Trong đoạn này đức Phật thuật chuyện thành chánh giác. Sau giai đoạn tu khổ hạnh, và gần như bỏ cuộc, Ngài đã tự hỏi liệu có pháp tu hiệu quả nào khác có khả năng dẫn đến giác ngộ hay không. Vào lúc đó, Ngài nhớ lại một trạng thái thiền đã từng chứng nhập lúc thiếu thời: cấp đầu tiên trong bốn thiền (jhāna: xem *Th.140), có hỷ và lạc phát sinh do ly dục. Do đó Ngài quyết định lập lại trạng thái này xem như phương pháp dẫn đến giác ngộ. Rõ ràng như được nêu trong những đoạn khác, trạng thái thiền này có thể đạt được bằng phương pháp như niệm hơi thở, chúng ta có thể thấy rằng đạo của Ngài bấy giờ là quán chiếu rõ trên thân, chứ không phải chỉ đạt đến các trạng thái định vô sắc hoàn toàn siêu việt thân thể, hoặc khổ hạnh cực đoan ức chế thân bằng ý chí khốc liệt.
Sau đó, Ngài phục hồi sức khỏe thể chất bằng cách chấm dứt nhịn ăn để có thể tiếp tục lần lượt chứng đắc bốn thiền. Rồi y cứ trên thiền thứ tư cực kỳ định tĩnh không cấu nhiễm, dễ vận dụng, Ngài nhớ lại vô số đời quá khứ, thấy các chúng sanh khác lúc bấy giờ tái sanh tùy theo nghiệp của họ, và sau đó, cho đến điểm quyết định, bằng chánh trí Ngài thấy biết như thực chân lý khổ của tồn tại, nguyên nhân của thân khổ và tâm khổ, thẩy rõ chân lý khổ diệt, và con đường dẫn đến khổ diệt: bốn Thánh đế, Chân Lý của Bậc Thánh, mà sau đó trở thành bài Pháp đầu tiên của Ngài. Tri kiến như thực về Thánh đế thứ ba, khổ diệt, tất yếu dẫn đến chứng đắc Niết- bàn, và do đó diệt tận tất cả tập khí ô nhiễm vốn là chướng ngại giải thoát. Bấy giờ Ngài tự thấy là đã giác ngộ, đã thành Phật.
Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: ‘Ta nhớ lại, trong khi phụ thân Ta, thuộc dòng Sakka (Thích-ca), đang cày ruộng, và Ta đang ngồi dưới bóng mát cây hồng táo (jambu/ cây diêm- phù), Ta ly dục, ly pháp ác bất thiện, chứng nhập và an trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc phát sanh do ly dục cùng với tầm và tứ. Ðạo lộ này có thể dẫn đến giác ngộ chăng?’ Này Aggivessana, tiếp theo hồi ức ấy, ý thức này khởi lên: ‘Ðây thực là đạo lộ đưa đến giác ngộ’.
Này Aggivessana, Ta suy nghĩ: ‘Sao Ta lại sợ lạc thọ này, phát sanh do ly dục, ly pháp bất thiện?’ Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ: ‘Ta không sợ lạc thọ này, phát sanh do ly dục, ly pháp bất thiện’.
Rồi, này Aggivessana, Ta suy nghĩ: ‘Thật không dễ gì có được lạc thọ ấy, với thân thể cực kỳ gầy ốm như thế này. Vậy Ta hãy ăn thức ăn thô?’ Rồi Ta ăn thức ăn thô: cơm và cháo chua.
Này Aggivessana, lúc bấy giờ, năm tỳ-kheo đang hầu Ta[25] suy nghĩ: ‘Nếu sa-môn Gotama chứng pháp, ông sẽ nói cho chúng ta biết’. Nhưng, này Aggivessana, khi thấy Ta ăn thức ăn thô, cơm và cháo, các vị ấy chán ghét và rời bỏ Ta, nghĩ rằng: ‘Sa-môn Gotama nay sống xa hoa, từ bỏ tinh tấn, trở lui đời sống xa hoa’.
Này Aggivessana, sau khi ăn thức ăn thô và phục hồi thể lực, Ta ly dục, ly pháp ác bất thiện, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Nhưng lạc thọ như vậy khởi lên trong Ta, tồn tại mà không chiếm đoạt tâm Ta.
Diệt tầm và tứ, chứng nhập và an trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Nhưng lạc thọ như vậy khởi lên nơi ta, được tồn tại mà không chi phối tâm Ta.
Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm giác lạc mà các bậc thánh nói là an trú lạc với xả và niệm, chứng và trú Thiền thứ ba. Nhưng lạc thọ như vậy khởi lên nơi ta, được tồn tại mà không chi phối tâm Ta.
Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Nhưng lạc thọ như vậy khởi lên trong Ta, tồn tại mà không chiếm đoạt tâm Ta.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, trụ vững, không dao động, Ta hướng tâm đến túc mạng minh. Ta nhớ lại các đời sống quá khứ, một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. ‘Tại chỗ kia, Ta có tên như vậy, dòng họ như vậy, giai cấp như vậy, cảm thọ khổ lạc như vậy, tuổi thọ như vậy; và sau khi chết tại chỗ kia, Ta tái sanh tại chỗ nọ; và tại chỗ ấy, Ta có tên như vậy, dòng họ như vậy, giai cấp như vậy, cảm thọ khổ lạc như vậy, tuổi thọ như vậy; và sau khi chết tại chỗ nọ, Ta tái sanh tại đây.’ Như vậy, cùng với những đặc điểm chung và riêng, Ta nhớ lại nhiều đời sống quá khứ.
Này Aggivessana, đó là minh thứ nhất mà Ta đã chứng trong canh đầu của đêm ấy. Vô minh diệt, minh sanh, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Nhưng lạc thọ như vậy khởi lên trong Ta, tồn tại mà không chiếm đoạt tâm Ta.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, trụ vững, không dao động, Ta hướng tâm đến sanh tử trí. Với thiên nhãn thuần tịnh, vượt quá loài người, Ta thấy chúng sanh chết đây sanh kia, thấp hèn và cao sang, xinh đẹp và thô xấu, hạnh phúc và bất hạnh, Ta biết rõ tùy theo nghiệp mà chúng đã tạo: những chúng sanh có những ác hành về thân, ngữ và ý, phỉ báng các bậc thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục; còn những chúng sanh nào có những thiện hành về thân, ngữ và ý, không phỉ báng các bậc thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, sinh thiên.’ Như vậy với thiên nhãn thuần tịnh, vượt quá loài người, Ta thấy chúng sanh chết đây sanh kia, thấp hèn và cao sang, xinh đẹp và thô xấu, hạnh phúc và bất hạnh, Ta biết rõ tùy theo nghiệp mà chúng đã tạo. Này Aggivessana, đó là minh thứ hai mà Ta đã chứng trong canh giữa của đêm ấy. Vô minh diệt, minh sanh, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, do ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Nhưng lạc thọ như vậy khởi lên trong Ta, tồn tại mà không chiếm đoạt tâm Ta.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, trụ vững, không dao động, Ta hướng tâm đến lậu tận trí.[26] Ta biết như thật: ‘đây là khổ’; ‘đây là nguyên nhân của khổ’; ‘đây là khổ diệt’; ‘đây là con đường dẫn đến khổ diệt’; ‘đây là những lậu hoặc’; ‘đây là nguyên nhân của lậu hoặc’; ‘đây là lậu hoặc diệt’; ‘đây là con đường dẫn đến lậu hoặc diệt’.
Biết vậy, thấy như vậy, tâm Ta giải thoát khỏi dục lậu, giải thoát khỏi hữu lậu, giải thoát khỏi vô minh lậu.
Đã giải thoát và biết rằng: ‘Ta đã giải thoát.’ Ta như thực biết rằng: ‘Sanh[27] đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không còn đời sống nào khác nữa.’
Này Aggivessana, đó là minh thứ ba mà Ta đã chứng trong canh cuối. Vô minh diệt, minh sanh, bóng tối diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Nhưng lạc thọ như vậy khởi lên trong Ta, tồn tại mà không chiếm đoạt tâm Ta.
Mahā-saccaka Sutta: Majjhima-nikāya I.246–249, dịch Anh G.A.S.
L16 Hỷ lạc khi thấy đã chấm dứt vòng lưu chuyển sanh tử
Ở đây, đức Phật cảm hứng hỷ lạc khi thấy đã dứt trừ khát ái nó lôi cuốn Ngài và các chúng sanh khác vào vòng lưu chuyển sanh tử khiến phải lãnh thọ thân khổ tâm khổ.
Qua vô số luân hồi tái sanh,[28] Ta tìm nhưng chẳng gặp kẻ dựng ngôi nhà này,[29] khổ sanh tử không ngừng.
Này kẻ xây nhà, Ta đã thấy. Ngươi không còn xây nhà được nữa. Khung sườn bị phá vỡ, cột kèo đã ngã đổ. Tâm dứt mọi tác hành, khát ái đã diệt tận.
Dhammapada 153–154, dịch Anh G.A.S.
L.17 Đạt giác ngộ, chứng Niết-bàn
Này các tỳ-kheo, trong khi đi tìm cái gì chí thiện, tầm cầu đạo lộ vô thượng tối thắng an ổn, Ta tuần tự du hành qua nước Magadha và cuối cùng đến Uruvelā gần Senānigama. Tại đây, Ta thấy một địa điểm khả ái, một khóm rừng nhàn tĩnh, có con sông trong xanh chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Này Aggivessana, Ta nghĩ: “Thật là một địa điểm khả ái, một khóm rừng nhàn tĩnh, có con sông trong xanh chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Thật là một chỗ thích hợp cho một thiện nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh cần tu tập.”
Này Aggivessana, Ta ngồi xuống tại chỗ ấy và nghĩ rằng: “Nơi đây thật thích hợp để tinh cần tu tập.”
Này các tỳ-kheo, rồi tự mình lệ thuộc sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sanh, tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn thoát khỏi các khổ ách, Niết-bàn, Ta đã chứng được cái không sanh, vô thượng an ổn thoát khỏi các khổ ách, Niết- bàn; tự mình lệ thuộc già, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn, Ta đã chứng được cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình lệ thuộc bệnh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị bệnh, tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn, Ta đã chứng được cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình lệ thuộc chết, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị chết, tìm cầu cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn, Ta đã chứng được cái không chết, vô thượng an ổn thoát khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị sầu, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sầu, tìm cầu cái không sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn, Ta đã chứng được cái vô sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình lệ thuộc ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, tìm cầu cái không bị ô nhiễm, vô thượng an ổn thoát khỏi các khổ ách, Niết-bàn, Ta đã chứng được cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, Niết-bàn. Tri kiến khởi lên nơi ta: ‘Ta giải thoát không dao động. Nay là đời cuối cùng, không còn tái sanh đời nào nữa’. Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.166–167, dịch Anh G.A.S.
L.18 Tìm lại con đường cổ xưa
Trong đoạn này, đức Phật so sánh khám phá thánh đạo tám chi của Ngài, dẫn đến chấm dứt già và chết, giống như việc khám phá lại một con đường dẫn đến một thành cổ bị bỏ quên. Như những vị Phật quá khứ xa xưa, Ngài đã khám phá con đường dẫn đến Niết-bàn, và chỉ dạy nó cho người khác. Này các tỳ-kheo, ví như một người lang thang qua một cánh rừng, chợt thấy một con đường cũ, lối mòn xưa có nhiều người trong quá khứ đã từng đi qua. Người ấy lần theo lối mòn ấy, bỗng thấy một cổ thành, một vương thành trong quá khứ có cư dân, với đầy đủ khu vườn, rừng cây, hồ nước, và thành lũy; một nơi khả ái. Rồi người ấy về báo cáo cho vua hay đại thần của vua: ‘… Thưa tôn ông, hãy tái thiết cổ thành ấy!’ Rồi vị vua hay đại thần của vua cho tái thiết ngôi thành ấy, và sau một thời gian thành ấy phát triển trở thành một đô thị phồn vinh, phát triển rộng lớn, dân cư đông đúc.
Này các tỳ-kheo, cũng vậy, Ta đã thấy con đường cũ, một lối mòn xưa cũ mà các vị Chánh Ðẳng Giác trong quá khứ đã đi qua. Con đường cũ, đạo lộ cũ ấy là gì? Ðó chính là con đường có tám nhánh, tức là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Ta đã đi theo con đường ấy và do vậy Ta chứng biết già chết; già chết tập khởi; già chết đoạn diệt; con đường đưa đến già chết đoạn diệt.…
Sau khi chứng biết, Ta đã công bố cho các tỳ-kheo, tỳ-kheo- ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di được biết. Này các tỳ-kheo, phạm hạnh này đã phồn vinh, phát triển rộng lớn, giữa chúng chư thiên và loài người.
Nagara Sutta: Saṃyutta-nikāya II.105–107, dịch Anh G.A.S.
L.19 Tôn kính Pháp
Ở đây, đức Phật thấy rằng không có bất cứ ai có những phẩm tính cao thượng hơn để cho Ngài tôn kính, và thấy rằng Ngài chỉ tôn kính Pháp mà Ngài đã giác ngộ. Phạm thiên Sahampati (chúa tể thế giới Ta-bà), một vị ‘Bất hoàn’ tuổi thọ rất dài dưới sự giáo hóa bởi một vị Phật quá khứ (Saṃyutta-nikāya V.232–233), xuất hiện trước Ngài và xác nhận rằng tất cả chư Phật đều tôn kính Pháp.
Một thời, Thế Tôn mới vừa giác ngộ, Ngài ở tại Uruvelā, trên bờ sông Nerañjarā, dưới gốc cây đa Mục dương (Ajapālanigrodha). Rồi trong khi độc cư nhàn tĩnh, tư tưởng sau đây khởi lên: ‘Quả thật là khổ nếu sống không cung kính và không thuận tùng. Vậy Ta hãy sống y chỉ sa-môn hay bà- la-môn nào để cung kính và thuận tùng?’
Rồi Thế Tôn suy nghĩ: ‘Với mục đích làm cho tròn đầy giới uẩn chưa được tròn đầy, Tay chỉ một sa-môn hay bà-la-môn để cung kính và thuận tùng. Nhưng trong thế gian này gồm chư thiên, Ma, Phạm thiên, cùng với dân chúng, các sa-môn, bà-la-môn, trời và người, Ta không thấy có một sa-môn hay bà-la-môn nào khác thành tựu giới uẩn hơn Ta mà ta có thể sống y chỉ để cung kính và thuận tùng.
Với mục đích làm cho tròn đầy định uẩn chưa được tròn đầy… tròn đầy tuệ uẩn chưa được đầy đủ… tròn đầy giải thoát uẩn chưa được đầy đủ… tròn đầy giải thoát tri kiến uẩn chưa được đầy đủ, Ta hãy sống y chỉ một sa-môn hay bà-la- môn để cung kính và thuận tùng… Nhưng… Ta không thấy có một vị sa-môn hay bà-la-môn nào khác thành tựu định uẩn [… cho đến giải thoát tri kiến uẩn] hơn Ta…
Vậy Ta hãy sống y chỉ Pháp này mà Ta đã giác ngộ viên mãn, để cung kính và thuận tùng?
Bấy giờ, bằng tâm tư của mình mà biết được tâm tư của Thế Tôn, như một nhà lực sĩ co duỗi cánh tay, Phạm thiên Sahampati biến mất khỏi Phạm thiên giới và hiện ra trước mặt Thế Tôn. Trật thượng y sang một phía vai, chắp tay hướng đến Thế Tôn, Phạm thiên bạch: ‘Bạch Thế Tôn, sự thật là như vậy! Bạch Thiện Thệ, sự thật là như vậy!…
Chư Phật thời quá khứ, chư Phật thời vị lai, chư Phật thời hiện tại, diệt khổ cho nhiều người.
Hết thảy đã, đang, sẽ, sống cung kính Chánh Pháp. Pháp nhĩ là như vậy, Pháp tánh chư Phật-đà.
Vì vậy, muốn lợi mình, mong cầu thành vĩ đại, hãy cung kính Chánh Pháp, ghi nhớ lời Phật dạy.’
Gārava Sutta: Saṃyutta-nikāya I.138–140 <304–306>,[30] dịch Anh G.A.S.
[ Trích Dẫn Vào Tuệ Giác Phật, Phần I: Đức Phật từ tr.98 – 122, Nhiều Tác Giả | Chủ biên bản dịch Việt: Lê Mạnh Thát – Tuệ Sỹ. Hương Tích và Nhà xuất bản Hồng Đức, 2019 ]
________________________
THỈNH SÁCH
PHẬT ĐIỂN PHỔ THÔNG
DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT
Chủ Biên:
LÊ MẠNH THÁT | TUỆ SỸ
[box type=”shadow” align=”” class=”” width=””]
[1] Tức là, chỉ chung cả những thác loạn của tâm, lẫn các tạp chất trong kim loại quý.
[2] Sống cuộc đời lang thang của người xuất gia.
[3] Những ô nhiễm như tham, sân.
[4] Đời sống xuất gia.
[5] Trong một gia đình, tức là, sống đời thế tục trong một gia đình.
[6] Mặc dù vẫn chưa giác ngộ, bài kệ đề cập đến Ngài bằng từ ‘Phật’.
[7] Rājagaha: kinh đô xứ Magadha.
[8] Xem *L.38.
[9] Bimbisāra, vua xứ Magadha, trở thành một đệ tử rất thân thiết của Phật, đến viếng Phật bất cứ khi nào có cơ hội. Khi già, Bimbisāra bị sát hại bởi con trai đầy tham vọng A-xà-thế (Ajātasattu).
[10] Khoảng cách của một luống cày, một khoảng cách ngắn phía trước, khoảng hai mét.
[11] Đến từng nhà trong làng để khất thực, không lựa chọn, để mọi gia đình có cơ hội tạo phước bằng cách cúng thí thực phẩm.
[12] Chế ngự năm giác quan và tâm ý, không để phát sinh các trạng thái như tham lam hay sân hận.
[13] Tức là, giáo thuyết và thực hành mang tính tôn giáo-triết học.
[14] Hoặc ‘không có gì’, mà trong giáo pháp của Phật sau này đây là tên của tầng định vô sắc thứ ba (xem *Th.142). Tuy nhiên, trong Phật giáo, định (samādhi) này được đạt đến phải y chỉ trên bốn tĩnh lự (bốn thiền/ dhyāna), nhưng đó không phải là trường hợp nói đây.
[15] Tín, tấn, niệm, định và tuệ là năm thiện căn cũng được nói trong Phật giáo (xem *Th.89).
[16] Cũng là tên gọi của một tầng định vô sắc trong Phật giáo: tầng định thứ tư, vượt lên tầng vô sở hữu.
[17] So sánh với đề nghị đồng hàng đạo sư của Āḷāra Kālāma, ở đây Uddaka Rāmaputta tôn lên hàng đạo sư trọn vẹn chứ không chỉ là bậc thầy.
[18] Tức là đi đến chỉ một nhà và lấy một miếng thức ăn.
[19] Các tăng lữ Kỳ-na giáo vẫn làm điều này, trong khi các tăng lữ Phật giáo cạo râu tóc.
[20] Cũng như Kỳ-na giáo thấy có sự sống hiện diện ở mọi nơi.
[21] Xem *LI.2 ở trên.
[22] Một hình thức thiền phi Phật giáo đòi hỏi nhịn thở.
[23] Tuyệt thực, một hành trì phi Phật giáo.
[24] Dấu hiệu đầu hàng.
[25] Những vị sau này trở thành đệ tử đầu tiên của Phật khi họ được may mắn là thính chúng cho bài pháp đầu tiên của Ngài.
[26] Cũng vậy, thành A-la-hán, giác ngộ. Xem *Th.128 về các lậu hoặc.
[27] Tức là tái sanh,và toàn bộ chuỗi sanh tử của các hành vô thường trong tương lai.
[28] Chu kỳ sanh và tử.
[29] Về hữu vi tự thân.
[30] Pali Text Society có hai phiên bản cho Saṃyutta-nikāya; số trang của bản mới được dùng trong dấu <>.[/box]
The quest for awakening
L.7 Thenoblesearch
In this passage, the Buddha describes the ‘noble search’ for that which is beyond the limitations of conditioned existence, and how he began this search.
Monks, there are these two kinds of search: the noble search and the ignoble search. Monks, what is the ignoble search? Monks, here someone being himself subject to birth seeks what is also subject to birth; being himself subject to ageing he seeks what is also subject to ageing; being himself subject to sickness he seeks what is also subject to sickness; being himself subject to death he seeks what is also subject to death; being himself subject to sorrow he seeks what is also subject to sorrow; being himself subject to defilements he seeks what is also subject to defilement.
Monks, what may be spoken of as subject to birth? Wife and children are subject to birth; men and women slaves are subject to birth; goats and sheep are subject to birth; fowl and pigs are subject to birth; elephants, cattle, horses, and mares are subject to birth; gold and silver are subject to birth. Monks, these acquisitions are subject to birth. One who is tied to these things, infatuated with them, and addicted to them, being himself subject to birth seeks what is also subject to birth…. [‘Wife and children’ etc. are then likewise each explained to be subject to ‘ageing’ and ‘defilement’,[1] and all but ‘gold and silver’ to be subject to ‘sickness’, ‘death’, and ‘sorrow’]. One who is tied to these things, infatuated with them, and addicted to them, being himself subject to ageing [etc.] seeks what is also subject to ageing [etc.]. Monks, this is the ignoble search.
Monks, what is the noble search? Here someone, being himself subject to birth, knowing the danger in what is subject to birth, seeks the unborn supreme security from bondage, nirvana; being himself subject to ageing, knowing the danger in what is subject to ageing, he seeks the unageing supreme security from bondage, nirvana; being himself subject to sickness, knowing the danger in what is subject to sickness, he seeks the unailing supreme security from bondage, nirvana; being himself subject to death, knowing the danger in what is subject to death, he seeks the deathless supreme security from bondage, nirvana; being himself subject to sorrow, knowing the danger in what is subject to sorrow, he seeks sorrowless supreme security from bondage, nirvana; being himself subject to defilement, knowing the danger in what is subject to defilement, he seeks the undefiled supreme security from bondage, nirvana. Monks, this is the noble search.
Monks, before my awakening, not yet fully awakened, while I was still a bodhisatta, I too being myself subject to birth, sought what was also subject to birth; being myself subject to ageing… sickness… death… sorrow… and defilement, I sought what was also subject to these.
Monks, then I considered: ‘Why, being myself subject to birth, do I seek what is also subject to birth? Why, being myself subject to ageing… sickness… death… sorrow… and defilement, do I seek what is also subject to these?
Suppose that, being myself subject to birth, knowing the danger in what is subject to birth, I seek the unborn supreme security from bondage, nirvana. Suppose that, being myself subject to ageing [etc.], knowing the danger in what is subject to ageing [etc.], I seek the unageing… the unailing… the deathless… the sorrowless… the undefiled supreme security from bondage, nirvana.
Monks, later while still young, a black-haired young man endowed with the blessing of youth, in the prime of life, though my mother and father wished otherwise and wept with tearful faces, I shaved off my hair and beard, put on the yellow robe, and went forth from the home life into homelessness.[2]
Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.161–163, trans. G.A.S.
L.8 Going forth
This passage is on the start of Gotama’s life of renunciation and spiritual seeking.
Aggivessana, before my awakening, not yet fully awakened, while I was still a bodhisatta, I considered: ‘Home life is a constriction, a sphere of dust;[3] the life gone forth[4] is an open-air life. It is not easy, while living in a home,[5] to lead the holy life absolutely perfect and entirely pure as a polished shell. Suppose I shave off my hair and beard, put on the yellow robe, and go forth from the home life into homelessness?’
Aggivessana, later while still young, a black-haired young man endowed with the blessing of youth, in the prime of life, though my mother and father wished otherwise and wept with tearful faces, I shaved off my hair and beard, put on the yellow robe, and went forth from the home life into homelessness.
Mahā-saccaka Sutta: Majjhima-nikāya I.240–241, trans. G.A.S.
L.9 Preparing for spiritual striving
I shall praise going-forth, as the one with vision went forth, as he, examining, found delight in going-forth.
Seeing that this home life is a constriction, the sphere of dust, and that going-forth is an open-air life, he went forth.
Having gone forth, he avoided evil deeds with the body; having abandoned bad conduct in word, he purified his mode of living.
The Buddha[6] went to Rājagaha;[7] the one endowed with the excellent marks[8] went to Giribbaja, walked among the Magadhans for collecting alms.
Standing in his palace Bimbisāra[9] saw him; seeing the one endowed with the marks he said this:
‘Sirs, look at this one who is handsome, large, pure; he is endowed with good conduct as he looks ahead a yoke’s length only.[10]
With down-turned eyes, possessing mindfulness, this one is not as though from a lowly family. Let the royal messengers run out to find where the monk will go.’
The royal messengers sent out followed behind him (thinking): ‘Where will the monk go? Where will his dwelling be?’
Going on a continuous round,[11] with sense-doors guarded,[12] well-restrained, he filled his bowl quickly, being attentive and mindful.
Having wandered on his alms-round, having gone out of the city, the sage took himself to Mt Paṇḍava (thinking): ‘Here will be my dwelling.’
Seeing him taking his dwelling, the three messengers sat down; among them one came back alone and informed the king:
‘Great king, that monk is seated on the eastern side of Mt Paṇḍava, like a tiger or bull, like a lion in a mountain cave.’
Hearing the messenger’s word, the ruler went hurrying in the state vehicle out to Mt Paṇḍava.
That ruler, going by vehicle as far as the vehicle park, descended from the vehicle, and went up to him on foot. Reaching him, he sat down.
Having sat down, the king then exchanged the customary friendly greetings; having exchanged greetings, he said this:
‘You are young and tender, in your first youth, a stripling, having a good complexion and stature, like a ruler of good birth, making beautiful the van of the army, at the head of a community of elephants. I shall give you wealth; enjoy it. Tell me your birth, when asked.’
‘King, straight on in that direction there is a people, living on the flank of the Himalayas, having wealth and vigour, belonging to one who has a long connection to the Kosalans.
They are Ādicca by clan, Sakya by birth. From that family I went forth, not desiring pleasures of the senses.
Having seen the peril in sensual pleasures, having seen going-forth as safety, I shall go in order to strive. In that my mind delights.
Pabbajjā Sutta: Sutta-nipāta 405–424, trans. G.A.S.
Attaining refined, formless states
In his spiritual quest, Gotama at first went to two teachers who taught him how to attain two ‘formless’ mystical states beyond perception of physical things, that he later incorporated in his own teaching. In the following passages, though, the fact that they fell short of his goal is emphasized.
L.10 The ‘sphere of nothingness’ taught by Āḷāra Kālāma
Monks, having gone forth thus, searching for what is wholesome, seeking the supreme state of sublime peace, I went to meet Āḷāra Kālāma and said to him: ‘Friend Kālāma, I want to lead the holy life in this Dhamma and discipline.’[13] Monks, thus being informed, Āḷāra Kālāma said this to me: ‘The venerable one may stay here. This Dhamma (teaching, and what it leads to) is such that a wise man can soon enter upon and dwell in it, realizing for himself through direct insight the Dhamma of his own teacher.’
Monks, before long, so quickly, I learned that Dhamma. Monks, in the sense of mere lip- reciting and rehearsal, I spoke the knowledge-teaching and the elder’s teaching, and I, and others too, claimed: ‘I know and see.’
Monks, I considered: ‘It is not through mere faith alone that Āḷāra Kālāma declares that, by realizing it for himself with direct insight, he enters upon and dwells in this Dhamma. Certainly, Āḷāra Kālāma dwells knowing and seeing this Dhamma.’ Monks, then I went to Āḷāra Kālāma and asked him: ‘Friend Kālāma, in what way do you declare that, by realizing it for yourself with direct insight, you enter upon and dwell in this Dhamma?’ Monks, in replying, Āḷāra Kālāma declared the sphere of nothingness.[14]
Monks, I considered: ‘Not only Āḷāra Kālāma has faith, I too have faith; not only Āḷāra Kālāma has vigour, I too have vigour; not only Āḷāra Kālāma has mindfulness, I too have mindfulness; not only Āḷāra Kālāma has meditative concentration, I too have meditative concentration; not only Āḷāra Kālāma has wisdom, I too have wisdom.[15] Suppose I endeavour to realize the Dhamma that Āḷāra Kālāma declares he enters upon and dwells in by realizing it for himself with direct insight?’ Monks, before long, quickly, I entered upon and dwelled in that Dhamma by realizing it for myself with direct insight.
Monks, then I went to Āḷāra Kālāma and asked him: ‘Friend Kālāma, is it in this way that you declare that you enter upon and dwell in this Dhamma by realizing it for yourself with direct insight?’ ‘Friend, that is the way I declare that I enter upon and dwell in this Dhamma by realizing it for myself with direct insight.’ ‘Friend Kālāma, it is in this way that I also enter upon and dwell in this Dhamma by realizing it for myself with direct insight.’
‘Friend, it is a gain for us, it is an excellent gain for us that we have such a companion in the holy life. So the Dhamma that I declare I enter upon and dwell in by realizing it for myself with direct insight is the Dhamma that you enter upon and dwell in by realizing it for yourself with direct insight. And the Dhamma that you enter upon and dwell in by realizing it for yourself with direct insight is the Dhamma that I declare I enter upon and dwell in by realizing it for myself with direct insight. So you know the Dhamma that I know, and I know the Dhamma that you know. As I am, so are you; as you are, so am I. Come, friend, let us now lead this community together.’
Monks, thus Āḷāra Kālāma, my teacher, placed me, his pupil, on an equal footing with himself and accorded me the highest honour. However, monks, I considered: ‘This Dhamma does not lead to disenchantment, to dispassion, to cessation, to peace, to higher knowledge, to awakening, to nirvana, but only to rebirth in the sphere of nothingness.’ Monks, not being satisfied with that Dhamma, being disappointed with that Dhamma, I left.
Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.163–165, trans. G.A.S.
L.11 The ‘sphere of neither-perception-nor-non-perception’ taught by Rāma and his son
In this passage, Gotama goes beyond his teacher by attaining a state that only the teacher’s father had attained.
Monks, searching for what is wholesome, seeking the supreme state of sublime peace, I went to meet Uddaka the son of Rāma (Rāmaputta) and said to him: ‘Friend, I want to lead the holy life in this Dhamma and discipline.’ Monks, thus being informed, Uddaka the son of Rāma said this to me: ‘The venerable one may stay here. This Dhamma (teaching and what it leads to) is such that a wise man can soon enter upon and dwell in it, realizing it for himself through direct insight the Dhamma of his own teacher.’
Monks, before long, so quickly, I learned that Dhamma. Monks, in the sense of mere lip- reciting and rehearsal, I spoke the knowledge-teaching and the elder’s teaching, and I, and others too, claimed: ‘I know and see.’
Monks, I considered: ‘It was not through mere faith alone that Rāma declared that, by realizing it for himself with higher knowledge, he entered upon and dwelled in this Dhamma. Certainly, Rāma dwelled knowing and seeing this Dhamma.’ Monks, then I went to Uddaka the son of Rāma and asked him: ‘Friend, in what way did Rāma declare that, by realizing it for himself with higher knowledge, he entered upon and dwelled in this Dhamma?’ Monks, in replying, Uddaka the son of Rāma declared the sphere of neither-perception-nor-non-perception.[16]
Monks, I considered: ‘Not only did Rāma have faith, I too have faith; not only did Rāma have vigour, I too have vigour; not only did Rāma have mindfulness, I too have mindfulness; not only did Rāma have meditative concentration, I too have concentration; not only did Rāma have wisdom, I too have wisdom. Suppose I endeavour to realize the Dhamma that Rāma declared he entered upon and dwelled in by realizing it for himself with direct insight?’ Monks, not long before, so quickly, I entered upon and dwelled in that Dhamma by realizing it for myself with direct insight.
Monks, then I went to Uddaka the son of Rāma and asked him: ‘Friend, was it in this way that Rāma declared that he entered upon and dwelled in this Dhamma by realizing it for himself with direct insight?’ ‘Friend, that is the way that Rāma declared that he entered upon and dwelled in this Dhamma by realizing it for himself with direct insight.’ ‘Friend, it is in this way that I also enter upon and dwell in this Dhamma by realizing it for myself with direct insight.’
‘Friend, it is a gain for us, it is a great gain for us that we have such a companion in the holy life. So the Dhamma that Rāma declared he entered upon and dwelled in by realizing it for himself with direct insight is the Dhamma that you enter upon and dwell in by realizing it for yourself with direct insight. And the Dhamma that you enter upon and dwell in by realizing it for yourself with direct insight is the Dhamma that Rāma declared he entered upon and dwelled in by realizing it for himself with direct insight. So you know the Dhamma that Rāma knew and Rāma knew the Dhamma that you know. As Rāma was, so are you; as you are, so was Rāma. Come, friend, now lead this community.’
Monks, thus Uddaka the son of Rāma, my fellow monk, placed me in the position of the teacher[17] and accorded me the highest honour. But I considered: ‘This Dhamma does not lead to disenchantment, to dispassion, to cessation, to peace, to direct insight, to awakening, to nirvana, but only to rebirth in the sphere of neither-perception-nor-non-perception.’ Not being satisfied with that Dhamma, being disappointed with that Dhamma, I left.
Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.165–166, trans. G.A.S.
The ascetic life of rigorous self-denial
In the next phase of his spiritual quest, Gotama tried another available method of spiritual development: the attempt to wilfully master the body and its desires by such things as fasting and holding of the breath for long periods. As will be seen, he later criticised this.
L.12 The extremity of his asceticism
In this passage, the Buddha describes how he practised four modes of austere living that were then common, and are still practised by some non-Buddhist Indian ascetics.
Sāriputta, I recall having lived a holy life consisting of four factors: I have been an ascetic, a supreme ascetic; I have been unkempt, supremely unkempt; I have been scrupulous, supremely scrupulous; I have been secluded, supremely secluded.
Sāriputta, there my practice of asceticism was such that I went naked, rejecting conventions, licking my hands, not coming when asked, not stopping when asked. I did not accept food brought or food specially made or an invitation to a meal; I received nothing from a pot, from a bowl, across a threshold, across a stick, across a pestle, from two eating together, from a pregnant woman, from a woman giving suck, from a woman lying in the midst of men, from where food was advertised to be distributed, from where a dog was waiting, from where flies were bustling. I accepted no fish or meat, I drank no liquor, wine, or fermented brew.
I kept to one house, to one morsel;[18] I kept to two houses, to two morsels; I kept to three houses, to three morsels; I kept to four houses, to four morsels; I kept to five houses, to five morsels; I kept to six houses, to six morsels; I kept to seven houses, to seven morsels.
I lived on the food from one donor, from two donors, from three donors, from four donors, from five donors, from six donors, from seven donors; I took food once a day, once every two days, once every three days, once every four days, once every five days, once every six days, once every seven days; thus even up to once every fortnight, I dwelt pursuing the practice of taking food at stated intervals.
I was an eater of greens, eater of millet, eater of wild rice, eater of hide-parings, eater of moss, eater of rice-bran, eater of rice-scum, eater of sesamum flour, eater of grass, eater of cow-dung. I lived on forest roots and fruits; I fed on fallen fruits.
I clothed myself in hemp, in hemp-mixed cloth, in shrouds, in refuse rags, in tree bark, in antelope hide, in strips of antelope hide, in kusa-grass fabric, in bark fabric, in wood-shavings fabric, in head-hair wool, in animal wool, in owls’ wings.
I was one who pulled out hair and beard,[19] pursuing the practice of pulling out hair and beard. I was one who stood continuously, rejecting seats. I was one who squatted continuously, devoted to maintaining the squatting position. I was one who used a mattress of spikes; I made a mattress of spikes my bed.
I dwelt pursuing the practice of (ritual) bathing in (cold) water three times daily including in the evening.
Thus in such a variety of ways I dwelt pursuing the practice of tormenting and mortifying the body. Sāriputta, such was my practice of asceticism.
Sāriputta, there my pursuit of being unkempt was such that just as the bole of a tindukā tree, accumulating over the years, cakes and flakes off, so too, dust and dirt, accumulating over the years, caked off my body and flaked off. It never occurred to me: ‘Let me rub this dust and dirt off with my hand, or let another rub this dust and dirt off with his hand.’ Sāriputta, such was my practice of being unkempt.
Sāriputta, my practice of scrupulousness was such that I was always mindful in stepping forwards and stepping backwards. I was full of pity in regard to a drop of water[20] thus: ‘Let me not hurt the tiny creatures in the crevices of the ground.’ Sāriputta, such was my practice of scrupulousness.
Sāriputta, my practice of seclusion was such that I would plunge into some forest and dwell there. And when I saw a cowherd or a shepherd or someone gathering grass, or sticks, or a woodsman, I would flee from grove to grove, from thicket to thicket, from hollow to hollow, from hillock to hillock. Why was that? So that they should not see me and I should not see them.
Sāriputta, just as a forest-bred deer, on seeing human beings, flees from grove to grove, from thicket to thicket, from hollow to hollow, from hillock to hillock, so too, when I saw a cowherd or a shepherd or someone gathering grass, or sticks, or a woodsman, I would flee from grove to grove, from thicket to thicket, from hollow to hollow, from hillock to hillock. Sāriputta, such was my practice of seclusion.
Sāriputta, I went on all fours to the cow-pens when the cattle had gone out and the cowherd had left them, and I fed on the dung of the young suckling calves. Sāriputta, as long as my own excrement and urine lasted, I fed on my own excrement and urine. Sāriputta, such was my practice of great distortion in feeding.
Sāriputta, I plunged into some awe-inspiring grove and dwelt there: a grove so awe-inspiring that normally it would make a man’s hair stand up if he were not free from lust.
Sāriputta, when those cold wintry nights came during the eight-day interval of frost, I would dwell by night in the open and by day in the grove. In the last month of the hot season I would dwell by day in the open and by night in the grove.
Sāriputta, there came to me spontaneously this verse never heard before:
The sage has engaged in searching, being heated and chilled, alone in the awe-inspiring grove, naked, no fire to sit beside.
Sāriputta, I made my bed in a charnel ground supported on a skeleton.
Sāriputta, cowherd boys came up and spat on me, urinated on me, threw dirt at me, and poked sticks into my ears. Sāriputta, yet I do not recall that I ever aroused an evil mind of hate against them. Sāriputta, such was my abiding in equanimity.
Mahā–sīhanāda Sutta: Majjhima-nikāya I.77–79, trans. G.A.S.
L.13 Pain in vain
In this passage, the Buddha explains that, prior to his period of extreme asceticism, he realised that awakening was not possible for those religious practitioners who were still attached to sensual pleasures. Having realised that he had to shun sensual pleasures, he then engaged in many kinds of extreme ascetic practices. However, while these did develop great energy and mindfulness, and the physical pain they brought did not affect his mind, they also brought bodily exhaustion, and he came to realize that they were not leading to awakening.
‘Has there never arisen in you, Venerable Gotama, a feeling so pleasant that it could invade his mind and remain? Has there never arisen in Venerable Gotama a feeling so painful that it could invade his mind and remain?’
‘Aggivessana, searching for what is wholesome, seeking the supreme state of sublime peace, I wandered by stages through the Magadhan country until eventually I arrived at Uruvelā near Senānigama. There I saw an agreeable piece of ground, a delightful grove with a clear-flowing river with pleasant, smooth banks and nearby a village for alms resort. Aggivessana, I considered: “Agreeable is this piece of ground; delightful is the grove with a clear-flowing river with pleasant, smooth banks and nearby a village for alms resort. This place will indeed serve for the striving (spiritual exertion) of a clansman intent on striving.” Aggivessana, I sat down there with the thought:
“This will serve for striving.”
Aggivessana, now these three similes occurred to me spontaneously, never heard before. [Namely that, just as a submerged or damp piece of sappy wood cannot be set alight with a fire-drill, but a dry one can be set alight, so only] those renunciants and brahmins[21] who live bodily withdrawn from sensual pleasures, and whose sensual desire, affection, infatuation, thirst, and fever for sensual pleasures has been fully abandoned and suppressed internally, whether or not they feel painful, racking, piercing feelings due to exertion, they are capable of knowing and seeing and supreme awakening….
Aggivessana, I considered: “Suppose, with my teeth clenched and my tongue pressed against the roof of my mouth, I beat down, constrain, and crush mind with mind?” Aggivessana, so with my teeth clenched and my tongue pressed against the roof of my mouth, I beat down, constrained, and crushed mind with mind. Aggivessana, while I did so, sweat ran from my armpits. Aggivessana, just as a strong man might seize a weaker man by the head or shoulders and beat him down, constrain him, and crush him, so too, with my teeth clenched and my tongue pressed against the roof of my mouth, I beat down, constrained, and crushed mind with mind, and sweat ran from my armpits.
[Refrain:] Aggivessana, although tireless energy was aroused in me and unremitting mindfulness was established, my body was overwrought and strained because I was exhausted by the painful striving. But such painful feeling that arose in me did not invade my mind and remain.
Aggivessana, I considered: “Suppose I practise the breathless meditation?”[22] So I stopped the in-breaths and out-breaths through my mouth and nose. Aggivessana, while I did so, there was a loud sound of winds coming out from my ear holes. Aggivessana, just as there is a loud sound when a smith’s bellows are blown, so too, while I stopped the in-breaths and out-breaths through my nose and ears, there was a loud sound of winds coming out from my ear holes…. [Refrain]
Aggivessana, I considered: “Suppose I practise further the breathless meditation?” So I stopped the in-breaths and out-breaths through my mouth, nose, and ears. While I did so, violent winds cut through my head. Aggivessana, just as if a strong man were pressing against my head with the tip of a sharp sword, so too, while I stopped the in-breaths and out-breaths through my mouth, nose, and ears, violent winds cut through my head…. [Refrain]
Aggivessana, I considered: “Suppose I practise further the breathless meditation?” So I stopped the in-breaths and out-breaths through my mouth, nose, and ears. While I did so there were violent pains in my head. Aggivessana, just as if a strong man were tightening a tough leather strap around my head as a headband, so too while I stopped the in-breaths and out-breaths through my mouth, nose, and ears, there were violent pains in my head…. [Refrain]
Aggivessana, I considered: “Suppose I practise further the breathless meditation?” So I stopped the in-breaths and out-breaths through my mouth, nose, and ears. While I did so, violent winds carved up my belly. Aggivessana, just as if a skilled butcher or his apprentice were to carve up an ox’s belly with a sharp butcher’s knife, so too while I stopped the in-breaths and out-breaths through my mouth, nose, and ears, violent winds carved up my belly…. [Refrain]
Aggivessana, I considered: “Suppose I practise further the breathless meditation?” So I stopped the in-breaths and out-breaths through my mouth, nose, and ears. While I did so, there was a violent burning in my body. Aggivessana, just as if two strong men were to seize a weaker man by both arms and roast him over a pit of hot coals, so too, while I stopped the in-breaths and out-breaths through my mouth, nose, and ears, there was a violent burning in my body…. [Refrain]
Aggivessana, now the gods who saw me said: “The renunciant Gotama is dead.” Some gods said: “The renunciant Gotama is not dead, he is dying.” And other gods said: “The renunciant Gotama is neither dead nor dying; he is an arahant (worthy one), for such is the way arahants dwell.”
Aggivessana, I considered: “Suppose I practise entirely cutting off food?”[23] Then gods came to me and said: “Sir, do not practise entirely cutting off food. If you do so, we shall infuse heavenly food into the pores of your skin and this will sustain you.” Aggivessana, I considered: “If I claim to be completely fasting while these gods infuse heavenly food into the pores of my skin and this sustains me, then I shall be lying.” So I dismissed those gods, saying: “There is no need.”
Aggivessana, I considered: “Suppose I take very little food, a handful each time, whether of bean soup or lentil soup or vetch soup or pea soup?” So I took very little food, a handful each time, whether of bean soup or lentil soup or vetch soup or pea soup. While I did so, my body reached a state of extreme emaciation. Because of eating so little: my limbs became like the jointed segments of vine stems or bamboo stems; my backside became like a camel’s hoof; the projections on my spine stood forth like corded beads; my ribs jutted out as gaunt as the crazy rafters of an old roofless barn; the gleam of my eyes sank far down in their sockets, looking like the gleam of water that has sunk far down in a deep well; my scalp shrivelled and withered as a green bitter gourd shrivels and withers in the wind and sun.
Aggivessana, because of eating so little, my belly skin adhered to my backbone; thus if I touched my belly skin I encountered my backbone and if I touched my backbone I encountered my belly skin. Aggivessana, because of eating so little, if I defecated or urinated, I fell over on my face there. Aggivessana, because of eating so little, if I tried to ease my body by rubbing my limbs with my hands, the hair, rotted at its roots, fell from my body as I rubbed.
Aggivessana, now the people who saw me said: “The renunciant Gotama is black.” Some people said: “The renunciant Gotama is not black; he is brown.” Other people said: “The renunciant Gotama is neither black nor brown; he is golden-skinned.” Aggivessana, so much had the clear, bright colour of my skin deteriorated through eating so little.
Aggivessana, I considered: “Whatever renunciants and brahmins in the past have experienced painful, racking, piercing feelings due to exertion, this is the utmost; there is none beyond this. And whatever renunciants and brahmins in the future will experience painful, racking, piercing feelings due to exertion, this is the utmost; there is none beyond this. And whatever renunciants and brahmins at present experience painful, racking, piercing feelings due to exertion, this is the utmost; there is none beyond this.
But by this racking practice of austerities I have not attained any superhuman distinction in knowing and seeing worthy of the noble ones. Could there be another path to awakening?
Mahā-saccaka Sutta: Majjhima-nikāya I.240–246, trans. G.A.S.
L.14 Rebuffing the temptation of Māra
In this passage, the tempter-deity Māra (also known as Namucī and Kaṇha; see *LI.5 and 7) comes to Gotama (not yet a Buddha) at the end of his ascetic period, urging him to give up his renunciant life-style, and return to normal lay life in which he could generate beneficial karma and its worldly benefits by carrying out Brahmanical sacrifices. Gotama, though, says he has no need of any more beneficial karma (not that doing sacrifices would add to this), and that he is set to attain awakening and teach many disciples. He has the five faculties of faith, vigour, mindfulness, meditative concentration and wisdom, and will conquer Māra’s ‘army’ of moral and spiritual faults.
Devoting to striving, while I was meditating near the river Nerañjarā, making a great effort, for the attainment of the security from bondage, Namucī approached me, uttering seemingly compassionate words!: ‘You are thin, of bad complexion; death is near you.
There are one thousand parts of death in you; only one part of you is life. Live, sir, life is better. If you live, you will make beneficial karma.
Practising the holy life and performing the fire sacrifice, you could heap up much beneficial karma. What do you want with striving?
The road to striving is hard to travel, hard to perform, hard to achieve.’ Saying these verses, Māra stood near the Buddha.
To Māra who spoke thus, the Blessed One said this: ‘Kinsman of the negligent, evil one, you have come here for your own purpose.
I do not have even the slightest need of (more) beneficial karma; Māra ought to speak to those who do have the need of it.
Faith, vigour, and wisdom are found in me. Why do you ask me, one who is thus devoted to striving, about life?
This wind would dry up even the streams of the rivers; why should my blood, of one devoted to striving, not be dried up?
When my blood is being dried up, then the bile and phlegm are dried up. When the flesh wastes away, the mind becomes clearer, and all the more my mindfulness and wisdom and meditative concentration stand firm.
While I dwell like this, having reached the highest feeling, my mind has no regard for sensual pleasures. See a being’s pure state.
Sensual pleasures are your first army; discontent is called your second; your third is hunger and thirst; the fourth is called craving.
Dullness and lethargy are your fifth; the sixth is called fear; your seventh is vacillating doubt; hypocrisy and obstinacy are your eighth.
Gain, reputation, honour, and whatever fame is falsely received, and whoever both extols himself and disparages others, that is your army.
Namucī, that is the striking force of Kaṇha. One who is not a hero cannot conquer it, but having conquered it one obtains happiness.
Should I wear muñja grass?[24] I’ve had enough of life here. Death in battle is better for me than that I should be conquered and live.
Plunged into this battle some renunciants and brahmins are not seen, and they do not know the road by which those with good vows go.
Seeing the army arrayed all around, and Māra with his elephants, I shall go forth into battle. Do not move me from my place.
That army of yours which the world together with the gods cannot overcome, I shall break with wisdom, as if breaking an unfired pot with a stone.
Bringing my thoughts under control, making my mindfulness well-established, I shall wander from kingdom to kingdom, training many disciples.
Those vigilant devoted performers of my teaching will go, despite you, to where, having gone, they will not grieve.’
(MāraJ For seven years I have followed the Blessed One step by step. I have not obtained an opportunity against the perfectly awakened Buddha who possesses mindfulness.
I once saw a bird circling a stone which looked like fat, thinking: “Perhaps we shall find something soft here; perhaps there may be something sweet.”
Not obtaining anything sweet, the bird went away from there. Like the crow that attacked the stone and became despondent, we, after attacking Gotama and becoming despondent, will go away.’
Overcome by grief, the lute fell from Māra’s armpit, and that discouraged spirit disappeared on that very spot.
Padhāna Sutta: Sutta-nipāta 425–449, trans. G.A.S.
The awakening and its aftermath
L.15 Attaining the meditative absorptions, seeing past lives and the working of karma, and attaining liberation
In this passage the Buddha recalls his awakening/enlightenment. After his ascetic period, and nearly giving up, he had wondered if there was another, effective way to awakening. At that point, he remembered a meditative state he had entered some time in his youth: the first of four meditative absorptions (jhānas: see *Th.140), which was happy and joyful, but nothing to do with sensual pleasures or any negative state of mind. He thus decided to revisit this state as a way through to awakening. Given that it is clear from other passages that this would have been attained by a practice such as mindfulness of breathing, we can see that his path now became one of careful awareness of the body, rather than attaining formless states which completely transcended the body, or extreme asceticism that went for forceful and wilful mastery of the body.
He then regained physical health by ending his fast, so that he could go on to attain the four meditative absorptions in turn, then from the great stillness and sensitivity of the fourth absorption, remembered many of his countless past lives, saw how other beings were then being reborn according to the quality of their karma, their actions, and then, most crucially, attained direct insight into the painful nature of conditioned existence, what originated such states and their mental and physical pains, how they end, and the path to this: these four Truths of the Noble Ones (often called ‘Noble Truths’) later became the subject of his first teaching. Insight into the third of them entailed the realization of nirvana, and hence the ending of the intoxicating inclinations that are a barrier to this. He thus saw that he was now awakened. He was a Buddha.
Aggivesana, I considered: ‘I recall that when my father the Sakyan was occupied, while I was sitting in the cool shade of a rose-apple tree, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, I entered and dwelled in the first meditative absorption, which is comprised of the joy and easeful pleasure associated with mental application and examination, and born of seclusion. Could this be the path to awakening?’ Aggivessana, then following on that memory was the realization: ‘This indeed is the path to awakening.’
Aggivessana, I considered: ‘Why am I afraid of that easeful pleasure that has nothing to do with sensual pleasures and unwholesome states?’ Aggivessana, I considered: ‘I am not afraid of that easeful pleasure that has nothing to do with sensual pleasures and unwholesome states.’
Aggivessana, I considered: ‘It is not easy to attain that easeful pleasure with a body so excessively emaciated. Suppose I ate some solid food: some boiled rice and porridge?’ And I ate some solid food: some boiled rice and porridge.
Aggivessana, now at that time five monks were waiting upon me,[25] thinking: ‘If our renunciant Gotama achieves some higher state, he will inform us.’ But, Aggivessana, when I ate the boiled rice and porridge, the five monks were disgusted and left me, thinking: ‘The renunciant Gotama now lives luxuriously; he has given up his striving and reverted to luxury.’
Aggivessana, when I had eaten solid food and regained my strength, then, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, I entered and dwelled in the first meditative absorption, which is comprised of the joy and easeful pleasure associated with mental application and examination, But such pleasant feeling that arose in me did not invade my mind and remain.
With the stilling of mental application and examination, I entered and dwelled in the second meditative absorption, which is comprised of the joy and easeful pleasure born from a composed, concentrated state, devoid of mental application and examination, bringing inner clarity, being a one-pointed state of mind. But such pleasant feeling that arose in me did not invade my mind and remain.
With non-attachment towards joy, I dwelled with equanimity, being mindful and with clear comprehension, I experienced happiness with the body; and I entered and dwelled in the third meditative absorption of which the noble ones declare: ‘he is possessed of equanimity, he is mindful, a person abiding in happiness.’ But such pleasant feeling that arose in me did not invade my mind and remain.
Having previously given up pleasure and pain, with the disappearance of happiness and unhappiness, I entered and dwelled in the fourth meditative absorption, which is without any pleasant or painful (feeling) and purified by equanimity and mindfulness. But such pleasant feeling that arose in me did not invade my mind and remain.
When my mind was thus composed, purified, bright, without blemish, the defilements removed, malleable, wieldy, steady and attained to imperturbability, I directed it to knowledge of the recollection of past lives. I recollected my manifold past lives, that is, one birth, two births, three births, four births, five births, ten births, twenty births, thirty births, forty births, fifty births, a hundred births, a thousand births, a hundred thousand births, many eons of world-contraction, many eons of world-expansion, many eons of world-contraction and expansion: ‘There I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my nutriment, such my experience of pleasure and pain, such my lifespan; and passing away from there, I was reborn elsewhere; and there too I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my nutriment, such my experience of pleasure and pain, such my lifespan; and passing away from there, I was reborn here.’
Thus with their aspects and particulars I recollected (many of) my manifold past lives. Aggivessana, this was the first true knowledge attained by me in the first watch of the night. Ignorance was banished and true knowledge arose, darkness was banished and light arose, as happens in one who dwells diligent, ardent, and resolute. But such pleasant feeling that arose in me did not invade my mind and remain.
When my mind was thus composed, purified, bright, without blemish, the defilements removed, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, I directed it to knowledge of the passing away and rebirth of beings. With the divine eye, which is purified and surpasses the human, I saw beings passing away and being reborn, of a low or high status, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate, and I understood how beings fare on according to their actions (karma) thus: ‘These beings who behaved wrongly by body, speech, and mind, who reviled the noble ones, held wrong view, and undertook actions based on wrong view, with the dissolution of the body, after death, have been reborn in a state of misery, in a bad destination, in the lower world, even in hell; but these beings who behaved well by body, speech, and mind, who did not revile the noble ones, who held right view, and undertook action based on right view, with the breakup of the body, after death, have been reborn in a good destination, in a heavenly world.’
Thus with the divine eye, which is purified and surpasses the human, I saw beings passing away and being reborn, of a low or high status, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate, and I understood how beings fare on according to their actions. Aggivessana, this was the second true knowledge attained by me in the middle watch of the night. Ignorance was banished and true knowledge arose, darkness was banished and light arose, as happens in a one who dwells diligent, ardent, and resolute. But such pleasant feeling that arose in me did not invade my mind and remain. When my mind was thus composed, purified, bright, without blemish, the defilements removed, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, I directed it to knowledge of the destruction of the intoxicating inclinations.[26] I directly knew as it really is: ‘This is the painful’; ‘this is the origin of the painful’; ‘this is the cessation of the painful’; ‘this is the way leading to the cessation of the painful’.
I directly knew as it really is: ‘These are the intoxicating inclinations’; ‘this is the origin of the intoxicating inclinations’; ‘this is the cessation of the intoxicating inclinations’; ‘this is the way leading to the cessation of the intoxicating inclinations’.
When I knew and saw thus, my mind was liberated from the intoxicating inclination to sensual desire, from the intoxicating inclination to a way of being, and from the intoxicating inclination to ignorance.
When it was liberated, there came the knowledge: ‘It is liberated.’ I directly knew: ‘Birth[27] is destroyed, the holy life has been lived, what had to be done has been done, and there is nothing more to be done hereafter.’
Aggivessana, this was the third true knowledge attained by me in the last watch of the night. Ignorance was banished and true knowledge arose, darkness was banished and light arose, as happens in one who dwells diligent, ardent, and resolute. But such pleasant feeling that arose in me did not invade my mind and remain.
Mahā-saccaka Sutta: Majjhima-nikāya I.246–249, trans. G.A.S.
L.16 Joy at finding the end of wandering on from life to life
Here the Buddha expresses joy at having identified and ended the craving that had been driving him, like all beings, through repeated rebirths and the mental and physical pains that these bring.
Through many a birth I wandered in saṃsāra,[28] seeking, but not finding the builder of the house.[29] Painful is repeated birth.
O house-builder! You are seen. You shall build no house again. All your rafters are broken. Your ridge-pole is shattered. Mind is free from volitional constructions. Achieved is the destruction of cravings.
Dhammapada 153–154, trans. G.A.S.
L.17 Attaining nirvana on reaching awakening/enlightenment
Monks, searching for what is wholesome, seeking the supreme state of sublime peace, I wandered by stages through the Magadhan country until eventually I arrived at Uruvelā near Senānigama. There I saw an agreeable piece of ground, a delightful grove with a clear-flowing river with pleasant, smooth banks and nearby a village for alms resort.
Monks, I considered: ‘This is an agreeable piece of ground; this is a delightful grove with a clear-flowing river with pleasant, smooth banks and nearby a village for alms resort. This will serve for the striving of a clansman intent on striving.’ And I sat down there, thinking: ‘This will serve for striving.’
Monks, then being myself subject to birth, having understood the danger in what is subject to birth, seeking the unborn supreme security from bondage, nirvana, I attained the unborn supreme security from bondage, nirvana; being myself subject to ageing, having understood the danger in what is subject to ageing, seeking the unaging supreme security from bondage, nirvana, I attained the unaging supreme security from bondage, nirvana; being myself subject to sickness, having understood the danger in what is subject to sickness, seeking the unailing supreme security from bondage, nirvana, I attained the unailing supreme security from bondage, nirvana; being myself subject to death, having understood the danger in what is subject to death, seeking the deathless supreme security from bondage, nirvana, I attained the deathless supreme security from bondage, nirvana; being myself subject to sorrow, having understood the danger in what is subject to sorrow, seeking sorrowless supreme security from bondage, nirvana, I attained the sorrowless supreme security from bondage, nirvana; being myself subject to defilement, having understood the danger in what is subject to defilement, seeking the undefiled supreme security from bondage, nirvana, I attained the undefiled supreme security from bondage, nirvana.
The knowing and seeing arose in me: ‘My liberation is unshakable. This is my last birth. Now there is no more repeated being.’
Ariya-pariyesana Sutta: Majjhima-nikāya I.166–167, trans. G.A.S.
L.18 The rediscovery of an ancient path
In the passage, the Buddha compares his discovery of the noble eightfold path, which goes to the cessation of the painful bundle of ageing and death etc., as like the re-discovery of a path to a forgotten ancient city. Like other long-past Buddhas before him, he had discovered the path to nirvana, and taught it to others.
Monks, suppose a man wandering through a forest would see an ancient path, an ancient road travelled upon by people in the past. He would follow it and would see an ancient city, an ancient capital that had been inhabited by people in the past, with parks, groves, ponds, and ramparts, a delightful place. Then the man would inform the king or a royal minister of this and say: ‘… Sire, renovate that city!’ Then the king or the royal minister would renovate the city, and some time later that city would become successful and prosperous, well populated, filled with people, attained to growth and expansion.
Monks, so too I saw the ancient path, the ancient road travelled by the perfectly awakened Buddhas of the past. What is that ancient path, that ancient road? It is just this noble eightfold path namely: right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right meditative concentration.
I followed that path and by doing so I have directly known ageing and death, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation….
Having directly known them, I have explained them to the monks, nuns, the male and female lay followers. Monks, this holy life has become successful and prosperous, extended, popular, widespread, well proclaimed among gods and humans.
Nagara Sutta: Saṃyutta-nikāya II.105–107, trans. G.A.S.
L.19 Honouring the Dhamma
Here the Buddha sees that there is no person he can honour as superior to him in spiritual qualities, but that he should honour the Dhamma he has awakened to. The deity Brahmā Sahampati, a long–lived ‘non–returner’ who had been taught by a past Buddha (Saṃyutta-nikāya V.232–233), appears to him and confirms that all Buddhas honour Dhamma.
On one occasion, when the Blessed One was newly awakened, he was staying at Uruvelā on the bank of the river Nerañjarā, at the foot of the Goatherd’s Banyan tree. Then while he was alone and in seclusion, this line of thinking arose in his mind: ‘One suffers if dwelling without reverence or deference. Now on what renunciant or brahmin can I dwell in dependence, honouring and respecting him?’
Then the Blessed One considered: ‘It would be for the sake of perfecting the unperfected body of ethical discipline that I would dwell in dependence on another renunciant or brahmin, honouring and respecting him. However, in this world with its gods, māras and brahmās, with its people, renunciants, brahmins, kings and the masses, I do not see another renunciant or brahmin more consummate in ethical discipline than I, on whom I could dwell in dependence, honouring and respecting him.
It would be for the sake of perfecting the unperfected body of meditative concentration… the unperfected body of wisdom… the unperfected body of liberation… the unperfected body of knowing and seeing of liberation that I would dwell in dependence on another renunciant or brahmin… However… I do not see another renunciant or brahmin more consummate in these than I…
What if I were to dwell in dependence on this very Dhamma to which I have fully awakened, honouring and respecting it?
Then, having known with his own mind the mind of the Blessed One, just as a strong man might extend his bent arm or bend his extended arm, Brahmā Sahampati disappeared from the Brahmā-world and reappeared in front of the Blessed One. Arranging his upper robe over one shoulder, he saluted the Blessed One with his hands before his heart and said to him: ‘Blessed One, so it is! Fortunate One, so it is!…
Awakened ones in the past, those in the future, and he who is the awakened one now, removing the sorrow of many,
All have dwelt, will dwell, dwell, revering the true Dhamma deeply. This, for Buddhas, is the standard law.
Hence, one who desires his own good, aspiring for greatness, should respect the true Dhamma deeply, recollecting the Buddhas’ teaching.’
Gārava Sutta: Saṃyutta-nikāya I.138–140 <304–306>[30], trans. G.A.S.
[ Source: COMMON BUDDHIST TEXT: GUIDANCE AND INSIGHT FROM THE BUDDHA: PART I: THE BUDDHA. Page 49-66. Mahachulalongkornrajavidyalaya University Press, 2017 ]
[box type=”shadow” align=”” class=”” width=””]
[1] I.e. both mental faults, and impurities in precious metals.
[2] The life of a wandering renunciant.
[3] Of the defilements such as greed and hate.
[4] A life of renunciation.
[5] In a household, that is, living a worldly life in a family.
[6] Though he is yet to attain the awakening, the poem refers to him with the word ‘Buddha’.
[7] Capital of Magadha
[8] See *L.38.
[9] Bimbisāra, King of Magadha, who became a very close devotee of the Buddha, visiting him whenever he found an opportunity. In his old age, Bimbisāra was murdered by his power-hungry son, Ajātasattu.
[10] The distance of a plough, only a little distance ahead, roughly two meters.
[11] Visiting every house in a village for alms, without being selective, giving every family the opportunity to generate beneficial karma by offering food.
[12] Restraint of the five physical senses and mind, so as not to arouse states such as greed or aversion.
[13] That is, a religio-philosophical way of teaching and practice
[14] Or ‘no-thingness’, which in the Buddha’s later teaching is the name for the third formless attainment (see *Th.142). However, in Buddhism, this is attained via the four meditative absorptions, whereas here, this seems not to be the case.
[15] Faith, vigour, mindfulness, meditative concentration and wisdom are the five spiritual faculties also taught in Buddhism (see *Th.89).
[16] Also the name for a formless attainment in Buddhism: the fourth one, beyond the sphere of nothingness.
[17] Compared to Āḷāra Kālāma’s offer of co-leadership, Uddaka son of Rāma offers him the full leadership, rather the teachership.
[18] I.e. going just to one house and collecting one morsel of food.
[19] Jain monks still do this, while Buddhist monks shave them off.
[20] Likewise, Jains see life as present everywhere.
[21] See *LI.2, above.
[22] A form of non-Buddhist meditation involving holding one’s breath.
[23] Abstinence from food, a non-Buddhist practice.
[24] A sign of surrender.
[25] Who later became the Buddha’s first disciples once they had the good fortune to be his audience for his first discourse.
[26] So as to be an arahant, awakened/enlightened. See *Th.128 on the intoxicating inclinations.
[27] I.e. rebirth. And the whole future process of the birth and death of impermanent, conditioned states.
[28] The cycle of birth and death.
[29] Of personal conditioned existence.
[30] The Pali Text Society has two editions of volume I of the Saṃyutta-nikāya; the page numbers of the newer one are shown in <> brackets.[/box]