Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook Twitter Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook Twitter Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
      • Chuyên mục khác
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Giới thiệu – Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Home»PHẬT HỌC»Giảng luận»HT Thích Thái Hòa: Phật thuyết A-di-đà kinh (Giới thiệu – Dịch – Chú giải)
    Giảng luận

    HT Thích Thái Hòa: Phật thuyết A-di-đà kinh (Giới thiệu – Dịch – Chú giải)

    08/12/20228 Mins Read
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Kinhadida web 840x560 1

    NGỎ

    Từ khi vào chùa với tuổi để chỏm, Bổn sư thế độ đã trao cho tôi bản kinh “Phật thuyết A-di-đà” bằng chữ Hán, bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập và dạy phải học thuộc lòng, rồi theo đại chúng đi thực tập tụng kinh vào mỗi buổi chiều.

    Học và tụng thuộc lòng ngâm nga vào mỗi buổi chiều, mà chẳng hiểu gì, nhưng tôi lại rất thích. Thích không phải vì hiểu mà thích là vì được tụng kinh, lời kinh của Phật. Thích không phải vì hiểu, mà thích vì niềm tin xuất gia của mình được đặt trọn vẹn vào thời kinh mình đang tụng ấy. Và mỗi khi tụng, lại thấy gốc rễ tâm linh của mình lớn lên. Nó lớn lên mỗi khi mình tụng và nó lớn lên mỗi ngày, đến nỗi thấy cái gì ở trong chùa cũng đẹp, cũng thánh thiện và thấy ai đến chùa cũng đều phát xuất từ tâm hồn thánh thiện.

    Đẹp và thánh thiện đến nỗi, khiến cho mình đi đứng nằm ngồi nói cười đều rất nhẹ. Nhẹ như một lời kinh và thánh thiện như nụ cười của chư Phật và các vị Bồ tát. Nhờ vậy mà mỗi ngày đi qua làm cho mình lớn lên trong ngôi nhà của Phật pháp. Lớn lên đến nỗi, mình chẳng bao giờ thấy mình lớn lên gì cả, khiến niềm tin xuất gia trong sáng của tôi từ thuở ấy cho đến tận hôm nay vẫn còn nguyên vẹn.

    Niềm tin của tôi nguyên vẹn, không phải vì tôi giữ Giới giỏi, tu thiền giỏi, niệm Phật giỏi hay học giỏi, mà nguyên vẹn vì tôi được Thầy tôi tạo ra không gian Tịnh độ của chư Phật cho tôi được xông ướp mỗi ngày trong cửa Phật một cách tự nhiên. Tự nhiên trong sự xông ướp và tự nhiên trong sự biểu hiện.

    Giáo dục bằng sự xông ướp, ấy là sự giáo dục ở trong thế giới Tịnh độ của chư Phật. Trong kinh A-di-đà diễn tả chánh báo và y báo trang nghiêm ở thế giới Tịnh độ phương Tây của đức Phật A-di-đà là từ nơi đại nguyện của Ngài mà tạo thành. Ngay cả các loại chim như: Khổng- tước, Anh-vũ, Ca-lăng-tần-già, Cộng-mạng đang có mặt ở nơi thế giới Tịnh độ của đức Phật A-di-đà, tất cả chúng không đến từ nơi những nghiệp đạo bất thiện của loài súc sinh, mà tất cả chúng đến từ nơi bản nguyện của Phật A-di-đà, nhằm hót lên những tiếng hót mà ngay trong tiếng hót ấy, diễn ra những pháp âm vi diệu, khiến người nghe khởi tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

    Mỗi khi người nghe chim hót mà khởi tâm niệm Phật, thì niệm chúng sinh không thể khởi lên; mỗi khi người nghe chim hót mà khởi tâm niệm Pháp thì các tâm hành bất thiện không thể khởi lên; mỗi khi người nghe chim hót mà khởi tâm niệm Tăng, thì những hạt giống phiền não ràng buộc trong tâm tự đứt rã.

    Không những, những tiếng hót của chim muông ở cõi Tịnh độ có tác động và xông ướp như vậy, mà tiếng suối reo, tiếng mưa rơi, tiếng lá bay, tiếng gió thổi, hương thơm của hoa, mùi vị của nước, màu hoàng kim của đất, tất cả những âm thanh, mùi vị, hương thơm, sắc màu ở thế giới Tịnh độ của đức Phật A-di-đà đều có tác dụng kích hoạt và xông ướp, tạo thành những chất liệu hiểu biết, tự do và an lạc ở nơi thế giới ấy một cách tự nhiên.

    Tự nhiên đến nỗi, ai muốn về Tịnh độ thì hãy tự nguyện chấp trì danh hiệu của Phật từ một ngày cho đến bảy ngày mà nhất tâm bất loạn thì tự nhiên về, ai không muốn về thì thôi. Ai muốn về, thì mang theo hành trang tín hạnh nguyện mà về. Ai không muốn về thì cứ tự nhiên bỏ hành trang ấy xuống.

    Tín – Hạnh – Nguyện là điều kiện hay nhân duyên tối thiểu để kích hoạt phước đức và nuôi lớn phước đức làm người. Tín là niềm tin. Không có niềm tin là không có sự hy vọng. Không có sự hy vọng là không có sự vươn tới và vươn lên. Nên, Tịnh độ của chư Phật là sự sống của những con người đầy sinh lực để vươn tới và vươn lên.

    Hạnh là hành động theo niềm tin và biến niềm tin trở thành hành động, đồng thời hạnh là chất liệu kích hoạt để niềm tin trở thành sức sống một cách linh hoạt và thực tế. Thực tế đến nỗi tín và hạnh không thể tách rời nhau.

    Nguyện là ôm ấp niềm tin, ôm ấp sự hy vọng không để bị rơi mất trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nguyện là ôm ấp niềm tin và hành động, khiến hai chất liệu này trộn quyện với nhau tạo thành một sức ấm mãnh liệt, để niềm tin nở thành hoa trái trí tuệ và hành động trở thành gốc rễ từ bi.

    Không có trí tuệ, ta sẽ vĩnh viễn không có giải thoát và tự do. Không có từ bi, ta sẽ vĩnh viễn không có hạnh phúc và an lạc. Không có trí tuệ thì không có đủ nhân duyên để được dự phần vào dòng dõi của bậc Thánh, trở thành Pháp vương tử, được như Như lai làm pháp quán đỉnh, để gánh vác gia tài của Như lai giao phó và không có từ bi là không có chất xúc tác làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh, để nuôi dưỡng trí tuệ đến chỗ viên thành Phật đạo, nhằm tạo thành y báo, chánh báo trang nghiêm của cõi Tịnh độ. Chánh báo của Tịnh độ là trí tuệ và y báo của Tịnh độ là từ bi. Không có trí tuệ và từ bi, không những ta không thể nào dự phần với tha phương Tịnh độ, để cùng được với các bậc Thượng thiện nhân sống chung một trú xứ an tịnh đã đành, mà cũng không thể nào khám phá và diện kiến được với Tịnh độ ở nơi tự tâm, để cùng ngay nơi tâm ấy mà hiện kiến với Tịnh độ của vô lượng, vô biên chư Phật đang hiện hữu khắp cả mười phương.

    Đối với bản kinh này, khi lớn lên trước 1975, tôi được học tại Phật học viện Báo-quốc, với Hòa thượng Thích-đức-tâm dạy ý nghĩa bản kinh Phật thuyết A-di-đà này, ở trong Nhị khóa hiệp giải. Sau 1975, tôi lại được học bản kinh này qua bản A-di-đà sớ sao của ngài Châu-hoành với Hòa thượng Thích-đôn-hậu dạy tại Phật học viện Báo-quốc Huế.

    Lại nữa, hơn bốn mươi năm thọ trì, nghiền ngẫm, đọc tụng, đối chiếu Phạn bản, Hán bản, Anh bản, cũng như các bản Chú sớ của các bậc cao đức đối với bản kinh này và đến lúc hội đủ nhân duyên, tôi nguyện dịch bản kinh này từ bản tiếng Phạn ra tiếng Việt, đối chiếu hai bản Hán dịch của ngài La-thập và Huyền-tráng, lại đọc các bản: Phật thuyết Vô-lượng-thọ kinh, bản dịch của ngài Khương- tăng-khải; Phật thuyết Vô-lượng-thanh-tịnh-bình-đẳng- giác kinh, bản dịch của ngài Chi-lâu-ca-sấm; Phật thuyết A-di-đà-tam-da-tam Phật-tát-lâu Phật-đàn quá độ nhân đạo kinh, bản dịch của Chi-khiêm; Phật thuyết đại thừa Vô- lượng-thọ trang nghiêm kinh, bản dịch của Pháp-hiền; Phật thuyết Đại A-di-đà kinh, bản của Vương-nhật-hưu giảo tập; Phật thuyết Vô-lượng-thọ kinh, bản dịch của Cương-lương-da-xá và lại đọc các bản Ký, Sớ như: A-di- đà kinh nghĩa ký của Trí-khải; A-di-đà kinh nghĩa thuật của Tuệ-tịnh; A-di-đà kinh sớ của Khuy-cơ; A-di-đà kinh thông tán sớ của Khuy-cơ; A-di-đà kinh sớ của Nguyên- hiểu; A-di-đà kinh sớ của Trí-viên; A-di-đà kinh nghĩa sớ của Nguyên-chiếu; A di-đà kinh yếu giải của Trí-húc… để tham khảo tông ý và thâm ý của kinh từ tuệ giác chứng nghiệm của chư bậc Tổ đức, nhằm có những phần thích ngữ và luận giải, khiến không bị rơi vào những tri kiến và kinh nghiệm chủ quan.

    Nay, trong bản kinh dịch và chú giải này, có những gì tốt đẹp là công lao của chư bậc Tổ đức, chư vị Giáo thọ sư, cũng như của Thầy, Tổ và Thiện hữu tri thức, đồng thời xin hồi hướng cho hết thảy chúng sinh, đều hướng tâm quy kính Tam bảo, hiếu thảo cha mẹ, tôn kính sư trưởng, bỏ ác làm lành, giữ gìn tâm ý trong sạch và còn lại những gì khiếm khuyết ở trong bản dịch và chú giải này là do sở học của tôi chưa thông đạt, tự tàm quý và chí thành sám hối.

    Chùa Phước-duyên Huế,
    Mùa nhập thất, PL. 2563 – DL. 2019
    Tỷ khưu Thích-thái-hòa

    Kinh A-di-đà Thích Thái Hòa
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleTuệ Sỹ: Sơn núi
    Next Article Tâm Huy Huỳnh Kim Quang: Tìm hiểu thêm về GHPGVNTN qua Bản Công Bố của HĐGPTƯ

    Bài viết liên quan

    HT Thích Thái Hòa: Nhận diện và yêu mến cuộc đời

    27/01/2023

    HT Thích Đức Thắng: Tứ quả Sa-môn

    11/01/2023

    HT Thích Thái Hòa: Phật thành đạo

    27/12/2022
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    HT Thích Như Điển: Vài nhận xét về ”The Tale of Kiều” của dịch giả Vương Thanh

    09/02/2023

    Đạo Sinh chú: Đập vỡ Ta ra, để thấy Ta

    09/02/2023

    Khánh Hoàng: Vài nét về Thiền Định trong Tam Giới qua Duy Thức Học

    06/02/2023

    Thích Tâm Nhãn: Nền y học cổ đại của Phật giáo và bộ kinh giáo dục đạo đức y khoa

    05/02/2023
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Phật Giáo Úc Châu

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Thư Viện Hoa Sen

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2022, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version