“Tôi khuyên: Đừng làm một Phật tử. Rốt cùng thì tất cả cũng chỉ là cái lợi, cái danh, và chuyện mua bán của từng người. Hãy chỉ làm một con người có trái tim tốt lành. Đó là ý nghĩa của người tu tập chân chính.
Kinh điển chẳng nói quá khi cho rằng kẻ thù lớn nhất của chúng ta chính là sự đeo bám vào một cái Tôi. Vì sao vậy? Chúng ta bị kẹt vào một tình cảnh mà cái tâm không có khả năng kinh nghiệm được sự trống rỗng vốn có của nó. Thay vì thế, nó lại dựng lên một cái Tôi, đòi hỏi phải duy trì. Vì thế mà chúng ta phát triển mọi nhu cầu và ham muốn phải được thỏa mãn để gìn giữ một cái Tôi như thế. Khổ đau xuất phát từ sự kiếm tìm không dứt nhằm thỏa mãn những gì không thể thỏa mãn. Cái ‘Tôi’ dẫn đến cái ‘Tôi đang tồn tại’, rồi đến cái ‘Tôi muốn’, vân vân.
Nếu có thể tu tập bồ-đề tâm, phát triển nhẫn, và hóa giải mọi xung đột trong nhà, thì chúng ta có thể chuẩn bị cho con đường dẫn tới sự phát triển tâm bồ-đề không giới hạn. Nếu không thì chúng ta không thể nào gìn giữ được sự an nhẫn với những người trong gia đình. Và rồi, chắc chắn chúng ta cũng không thể làm được thế với vô lượng vô biên chúng sinh.
Chúng ta đang sống trong sự mù quáng và hình tướng bên ngoài của mọi thứ. Thế nhưng, có một thực tại; và chúng ta chính là thực tại đó. Khi hiểu ra điều này, quý vị sẽ thấy rằng mình không là cái gì cả. Và vì không là gì cả cho nên quý vị lại là tất cả. Chỉ có thế!”
Kalu Rinpoche | Đạo Sinh chuyển ngữ
“My advice, don’t be a Buddhist. In the end it’s all about personal gain, fame and business. Just be a person with a good heart, that’s the meaning of a truthful Dharma practitioner.
Buddhist texts do not exaggerate when they say that our greatest enemy is clinging to a self. Why? We are caught in a situation where mind is incapable of directly experiencing its own essential emptiness, and instead posits a self that must be sustained. We thus develop all the needs and wants that must be gratified in order to maintain such a self. Suffering comes from the endless search to satisfy what cannot be satisfied. “I” leads to “I am” which leads to “I want” and so on.
If we can practice bodhicitta, develop patience, and pacify all disharmony in our own home, then we have prepared the way leading to the development of limitless bodhicitta. If, on the other hand, we cannot maintain patience and harmony in our own home with our own family, then it is very unlikely that we will be able to do this with respect to all sentient beings, who are infinite in number.
We live in illusion and the appearance of things. There is a reality. We are that reality. When you understand this, you see that you are nothing, and being nothing, you are everything. That is all.”