Triết học Thế Thân
Nguyên tác Anh ngữ: Philosophy of Vasubandhu
Tác giả: Lê Mạnh Thát
Việt dịch: Đạo Sinh
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM
________________
Lời nói đầu
Tác phẩm này là bản dịch luận án tiến sĩ tôi đã đệ trình lên Viện Nghiên cứu thuộc Đại học Wisconsin ở Madison năm 1974. Lần xuất bản này không có thay đổi nào đáng kể về nội dung. Xin trân trọng gửi đến quý bạn đọc.
Vạn Hạnh, 2003
Lê Mạnh Thát.
Lời tựa
Các trang sau đây sẽ bàn đến Thế Thân và triết học của ông, một chủ đề có nhiều tranh luận và nhiều điều rắc rối đến độ ngay cả thân thể của chính Thế Thân cũng bị nghi ngờ. Tuy nhiên, nhìn chung các học giả đều đồng ý xem ông là một triết gia duy tâm và triết học của ông là triết học duy tâm, theo đó “Thức là thực tại duy nhất, không có gì hiện hữu bên ngoài nó”. Thật vậy, nếu như chúng ta mở ra bất kỳ cuốn sách nào về chủ đề lịch sử triết học Ấn Độ, chúng ta có thể thấy ngay rằng Thế Thân thật sự đã được gán cho tính chất như vậy, chủ yếu là dưới tiêu đề Du già duy tâm luận.
Tuy nhiên sự nghiên cứu của tôi về ông và triết học của ông cho thấy điều ngược lại. Ông không chỉ xem thức là thực tại duy nhất, không có gì hiện hữu ngoài nó, mà còn phụ thận cả sự hiện hữu của thuốc. Bắt đầu với câu hỏi tiên khởi về đối tượng của thức có phải chỉ là giả danh, ông đã đi đến kết luận chung cuộc thuốc chỉ là một cơ cấu qua đó thông tin được xử lý. Vì thế, như chính ông đã phát biểu, “thức tuyệt đối không hiện hữu theo cách nó lập thành chính nó qua ngôn ngữ và theo cách nó lập thành đối tượng qua ngôn ngữ”. Nói cách khác, thức tuyệt đối không hiện hữu theo cách nó xử lý thông tin từ chính nó và theo cách nó xử lý thông tin từ thế giới khách quan. Tại sao? Vì thức chỉ là một cơ-cầu-xử-lý-thông tin, không hơn không kém. Vậy, khi mô tả như thế, điều tất yếu là ta khó có thể xem Thế Thân là triết gia duy tâm và triết học của ông là triết học duy tâm.
Dĩ nhiên, Thế Thân có phải là triết gia duy tâm và triết học của ông có phải là triết học duy tâm hay không là vấn đề không quá quan trọng. Điều quan trọng là khi đưa ra một quan điểm như thế thì triết học của ông sẽ không được mô tả đúng và như vậy sẽ không được đánh giá đúng, nhất là khi mọi người nhìn chung đều đồng ý rằng triết học Thế Thân đóng một vai trò chủ chốt và quyết định trong chính lịch sử triết học Ấn Độ.
Vì thế, thiên luận này biểu trưng cho nỗ lực mô tả triết học của ông theo như tôi đã thấy. Tôi sẽ không lặp lại ở đây trò chơi khô khan nhằm dán cho nó một nhãn hiệu triết học đặc trưng nào đó. Thay vì thế, tôi sẽ cố gắng hết mình để mô tả nó, giống như nó xuất hiện trước mắt tôi. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể quyết định mô tả nó nếu không có bất kỳ một khái niệm nào định sẵn?
Lần đầu tiên khi đặt bút viết bản luận này cách đây vài năm, trong lời giới thiệu đang còn trong bản thảo, tôi đã liệt kê bốn luận để sau mà hồi đó tôi đã gọi là “các tiền đề của hệ thống Thế Thân”:
- Khái niệm về một đối tượng không nhất thiết phải chỉ cho hiện hữu và thực tại của đối tượng đó. Nó có thể chỉ là một mô tả kiểu Russell.
- Vì thế giá trị của bất kỳ khái niệm nào cũng bao hàm ý nghĩa bất khả phân” (avinābhāva), có nghĩa là cái đúng và cái sai của một khái niệm không tùy thuộc vào tính chất thích đáng của nó đối với đối tượng, mà tùy thuộc vào tính nhất quán của khái niệm này với các khái niệm khác. Nói cách khác, quan niệm tính của một khái niệm bảo đảm cho giá trị chính thức của nó.
- Nhận thức là khái niệm hóa, vì thể nhận thức không nhất thiết phải định đặt sự hiện hữu hay không hiện hữu của một đối tượng.
- Sự khái niệm hóa xảy ra trong một tiến trình bắt đầu bằng “sự sở đắc thân và cảnh một cách vô thức” và kết thúc bằng một cấu trúc khái niệm.
Theo tôi, bốn luận đề này bây giờ đã được chứng minh một cách tổng quát là đúng, tuy nhiên không được hoàn toàn thỏa đáng. Chẳng hạn, mặc dù trong bản nghiên cứu này thuyết mô tả vẫn được xem là một trong những thuyết nền tảng của triết học Thế Thân, nhưng không có chỗ nào thuyết này được mô tả trong tương quan với, hoặc qua trung gian của, “khái niệm về một đối tượng”. Tương tự, từ ngữ “khái niệm hóa” hoàn toàn không được tìm thấy trong các trang tiếp theo. Mặc dù có những mô tả không thỏa đáng này, tôi nghĩ rằng ở mức độ nào đó chúng vẫn có giá trị tổng quát vì đã cho chúng ta một số khái niệm về triết học Thế Thân là gì. Tuy nhiên một điều hết sức đặc biệt là sau khi đọc bốn định để trên, vị cố vấn hàn lâm của tôi hồi đó là cố Giáo sư Richard H. Robinson đã ghi một nghi vấn bên lề các định đề này, hỏi rằng có phải chúng là “your views or Vos”, có nghĩa chúng là quan điểm của tôi hay của riêng Thế Thân (Vasubandhu).
Nhận xét này đã khiến tôi nghĩ đi nghĩ lại nhiều những gì tôi đã suy nghĩ và viết về Thế Thân trong thời gian đó. Tôi băn khoăn không chỉ vì vấn đề đang tái hiện trước mắt là tôi có gán cho Thế Thân những quan điểm của tôi không, mà còn vì trong khi trình bày triết học của ông tôi có cổ khoác lên ông những từ ngữ và khái niệm mới không. Những quan tâm và thắc mắc này, như có thể thấy, đã quyết định nhiều đến các kết quả mà giờ đây tôi đang trình bày trong tác phẩm này. Nay tôi tin rằng tất cả có thể được giải quyết dễ dàng nếu như bất kỳ phát biểu nào của tôi về Thế Thân đều sử dụng những từ ngữ được diễn tả trong các luận thư của chính ông. Như vậy, tôi đã cùng lúc trả lời được câu hỏi đặt ra trước đây là làm thế nào ta có thể mô tả triết học của ông nếu không có bất kỳ khái niệm nào có sẵn.
Tuy nhiên, một giải pháp như thế, mặc dù nhìn chung là hợp lý nếu không phải là hoàn toàn đơn giản, vẫn có hạn chế của nó ở chỗ ngăn không cho chúng ta bàn đến một cách đầy đủ các ý nghĩa của nhiều thuyết và nhiều quan niệm khác nhau của Thế Thân, như tôi đã nói đến. Chẳng hạn, trong Chương 1 tôi trình bày quan niệm của ông về tuyệt đổi theo một ngôn ngữ rất sát với ngôn ngữ Beth đã dùng để trình bày nguyên lý của Aristotle về đề tài này. Thế nhưng, tôi lại tránh bàn về lý thuyết của Thế Thân về khoa học và toán học. Tương tự như thế, mặc dù ở chương VIII tôi quan sát thấy có một liên hệ nhân quả chặt chẽ giữa định nghĩa của ông về thức như một cấu trúc ngôn ngữ và quan niệm của ông về tự do, nhưng tôi đã không công nhiên rút ra từ đó bất kỳ ý nghĩa đạo đức nào. mặc dù điều này thật hiển nhiên đối với mọi người nếu chịu khó suy nghĩ thật chín chắn.
Khi bàn đến một chủ đề như Thế Thân, một người đã được rất nhiều người viết về mình, thật hoàn toàn thích đáng để bày tỏ trong những trang đầu tiên này là tôi đã chịu ơn quá nhiều đối với biết bao học giả, ngay cả những người tôi đã cực lực bác bỏ và phê phán nghiêm khắc các ý kiến của họ. Bởi vì chính nhờ vào sự làm việc gian khổ của họ trong công việc âm thầm biên tập và minh giải những gì còn giữ được trong số các tác phẩm của Thế Thân cũng như tái lập những gì đã mất mà tôi đã thực hiện được một nghiên cứu như thế này. Vì thế tôi xin chân thành bày tỏ sự quý trọng và lời cám ơn nồng nhiệt nhất của tôi đối với tất cả họ. Tuy nhiên, có hai vị tôi thấy mình được vinh hạnh bày tỏ một cách riêng tư lòng tri ân sâu xa nhất của tôi bởi vì họ đã đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu này. Nếu không có họ, công trình này có thể đã không thành tựu.
Trước hết tôi muốn bày tỏ sự kính ngưỡng sâu xa của tôi đến Giáo sư Miller, người không những đã nhận tôi làm một trong những học trò của ông mà còn giúp đỡ tôi trong nhiều phương diện để cho thiên luận này có thể thành hình. Kể đến tôi xin tỏ lòng tri ân đến cổ Giáo sư Robinson; sự hướng dẫn và hỗ trợ của ông đã quyết định rất nhiều đến cấu trúc tổng quát của luận án này. Nhưng thật bất hạnh cho tôi là ông đã không còn sống đến ngày nhìn thấy toàn bộ công trình này. Vì vậy, tôi xin kính cẩn cúng dường luận văn này đến ông như một kỷ vật nhỏ bé dành cho ông.
Trong số các bạn bè đã bàn bạc và gợi ý giúp tôi cải thiện tác phẩm này, tôi xin bày tỏ sự cám ơn và kính trọng đặc biệt đến Tiến sĩ Stephan Anacker.
Cuối cùng, theo thông lệ, tôi xin nói rằng nếu có sai lầm nào trong nghiên cứu này thì đó là lỗi của tôi và tôi hoàn toàn nhận trách nhiệm về điều này.
Lê Mạnh Thát