Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook Twitter Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook Twitter Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Home»VĂN HỌC»Văn»Minh Tánh Nguyễn Duy Nhiên: Vấn đề tham muốn
    Văn

    Minh Tánh Nguyễn Duy Nhiên: Vấn đề tham muốn

    28/05/20217 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Email
    tu hoc
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Trên tu viện các thầy cô thường nhắc đến chuyện đi suối. Nghe nói trên ấy chỉ có Thầy Viện Trưởng với Thầy và vài người nữa thôi mới có dịp đi suối. Nói “có dịp” cho oai vậy thôi chứ nghe kể đi suối cũng mất cả ngày, đường đi là những con dốc phủ một lớp lá khô dầy, loại lá thông dài, tròn và nhỏ, và những vách đá cheo leo, gập ghềnh ai thấy cũng ngán. Mà đó là chưa kể chuyện gặp sư tử núi hoặc chó sói nữa! Các em có về cho tôi xem hình năm ngoái Thầy dẫn chúng đi suối. Tôi cũng hay thích mạo hiểm, nhưng lần sau nếu Thầy có rủ thì chắc tôi cũng sẽ lấy cớ là mình không còn “trẻ” như xưa nữa! Các em mà còn ngán thì tôi thật không dám!

    Trên tu viện có nhiều cảnh đẹp thật Thầy nhỉ! Những đêm khuya đứng ngoài hiên cốc Trăng Lên nhìn lên bầu trời cao tôi thấy hiện rõ một dãy Ngân Hà. Có lần Thầy chỉ cho tôi sự di chuyển rõ rệt của ngàn triệu vì sao trên bầu trời đêm. Những đêm có trăng, rừng núi tu viện thật sáng và sống động. Tôi đi không cần mang đèn và thấy bóng mình đổ dài trên con đường dốc nhỏ.

    Vào những sớm bình mình trên tu viện, tôi thích thức dậy sớm ra ngoài hiên thiền đường đứng nhìn mặt trời mọc. Mặt trời không lên từ chân trời mà xuất hiện ngay giữa những từng mây. Trên tu viện chúng ta không ngước lên nhìn mây mà cúi xuống nhìn mây. Mây mênh mông mỗi sáng từ ngoài vịnh kéo vào nơi tôi đứng. Đôi khi tôi cũng mơ được thấy mình là mây thênh thang ngoài kia.

    Lời kinh xưa, buổi sáng này

    Mấy năm trước tôi có viết một bài văn ngắn về những ước muốn của tôi trong quyển Lời Kinh Xưa, Buổi Sáng Này. Tôi có gởi cho Thầy xem, chắc Thầy vẫn còn nhớ! Có một bác đọc xong nhắc khéo tôi rằng, “Tu thiền là sống trong hiện tại, sao mà lại còn ước muốn xa xôi, này nọ nhiều thế!” Mà trong đạo Phật mình có được phép ham muốn một cái gì không Thầy hả?

    Có lần tôi dự một khóa tu. Trong bài pháp thoại vị Thiền sư có nói, trong sự tu học, để cho con đường mình đi được an vui và lâu dài, mỗi chúng ta cần phải có một thái độ mong muốn lớn, thật lớn. Ngày ấy tôi không đồng ý với lời dạy đó và có phát biểu, vì nghĩ rằng đạo Phật dạy chúng ta nên diệt hết mọi ham muốn.

    Tôi nhớ trong buổi uống trà sớm, vị Thầy nhìn tôi nói, “Con biết không, khi ta có những ước muốn cao thượng, rộng lớn thì những sự ham muốn nhỏ nhen của cuộc đời sẽ không còn động chuyển đến mình được. Nếu như cái ta muốn là một phương trời cao rộng, thì mình đâu còn bị dính mắc vào những góc nhỏ khổ đau nữa làm gì!”

    Như vậy thì tu tập đâu có nghĩa là để dẹp hết tất cả mọi ham muốn, phải không Thầy? Người ta thường nghĩ đến đạo Phật như là một đạo diệt dục, có nghĩa là người tu phải diệt hết mọi tham muốn. Bởi họ nghĩ hễ còn tham muốn là ta sẽ còn khổ đau. Nhưng thế nào là dục, là ham muốn? Trong cuộc đời có những cái dục dẫn ta đến khổ đau, và cũng có những cái dục đưa ta đến sự thảnh thơi và hạnh phúc. Như Phật cũng có dạy chúng ta phải biết ham muốn thăng tiến và đi lên. Dục như ý túc là một trong bốn điều như ý túc mà ta cần phải có đó sao?

    Thật ra thì lòng ham muốn không có nguy hại, chỉ có sự dính mắc và mê đắm mới là vấn đề mà thôi, phải không Thầy? Tôi nghĩ chúng ta cũng vẫn có thể muốn cho cuộc đời này được đẹp hơn, người chung quanh ta bớt khổ đau hơn, trái đất này xanh hơn, những bước chân của ta được thong dong hơn, và dòng suối nhỏ được trong hơn…

    Khi cái muốn của ta rộng lớn nó sẽ bao trùm hết tất cả, không còn bị dính mắc vào đâu, và những tham đắm nhỏ sẽ không còn khả năng trói buộc gì được ta. Tôi nhớ bài thơ “Tôi sẽ xin rằng tất cả” của Sư Ông Nhất Hạnh,

    Nếu hỏi rằng “người muốn bao nhiêu”
    tôi sẽ xin rằng “tất cả”
    tôi tham lam hơn ngày xưa, tham lam tột độ,
    cả ngài, cả tôi
    cả người thiên hạ
    xuôi về, sáng hôm nay, trong duy nhất nhiệm mầu.
    ôi những mảnh rời nhau, khổ đau.
    tách rời ngoài đại thế !
    đã từ lâu, ngàn vạn đời,
    chúng tôi tự tìm, sờ soạng, trong ngục tù giả trá an vui
    sáng hôm nay em tôi trở về quỳ dưới Phật đài
    mắt đầm đìa lệ,
    ôi những linh hồn đi tìm bến đỗ
    (hình bóng của tôi xưa
    phiêu lưu ngàn năm, một hôm sầu khổ, khao khát bến bờ)
    hãy để yên cho em quỳ lâu trên điện Phật
    cho lệ em thầm lặng chảy
    cho lệ em mặc sức tràn trề
    hãy để yên cho quỳ lâu thêm nữa
    đủ thì giờ cho lệ em khô ráo
    bởi vì người ơi, một sáng mai kia,
    tôi sẽ đến châm lửa vào túp lều nho nhỏ của em ở ven đồi
    túp lều duy nhất còn lại của đời em
    cho lửa cháy lên cao
    cho tan hoang tất cả
    cho chỗ nương tựa cuối cùng tan rã
    cũng như chiếc bè, trên đại dương, tan rã
    để vỏ cứng hồn em, trong hỗn độn nhiệm mầu,
    sẽ vỡ toang, tràn trề ánh sáng!
    tôi sẽ gặp em, bên ánh lửa hồng cháy rực của túp lều
    nước mắt sung sướng chan hoà
    tôi nhìn em
    và khi cầm tay em, tôi hỏi rằng: “em muốn bao nhiêu”
    tất nhiên em sẽ cười và sẽ xin rằng “tất cả”

    Mà thật ra, nếu nhìn cho sâu sắc, cũng chính nhờ một thái độ rộng lớn ấy mà ta có thể buông bỏ hết tất cả những mong cầu và thành kiến của mình. Trong hoàn cảnh nào ta cũng có thể cảm thấy tự tại, và để cho sự việc được như nó là. Có những cái muốn trong sáng tự nhiên và hạnh phúc, và có những tham muốn tạo tác nên muôn trùng khổ đau.

    Khi cái muốn của ta rộng lớn nó sẽ bao trùm hết tất cả, không còn bị dính mắc vào đâu, và những tham đắm nhỏ sẽ không còn khả năng trói buộc gì được ta. Mà thật ra, nếu nhìn cho sâu sắc, cũng chính nhờ một thái độ rộng lớn ấy mà ta có thể buông bỏ hết tất cả những mong cầu và thành kiến của mình. Trong hoàn cảnh nào ta cũng có thể cảm thấy tự tại, và để cho sự việc được như nó là. Có những cái muốn trong sáng tự nhiên và hạnh phúc, và có những tham muốn tạo tác nên muôn trùng khổ đau.

    [trích Một chia sẻ về sống đẹp]

    Nguyễn Duy Nhiên
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleThích Tâm Nhãn: Vị Trì Luật của thế hệ thứ hai
    Next Article Đồng Thiện: Bản hoài Như Lai

    Bài viết liên quan

    Khánh Hoàng: Bồ tát Quán Âm cứu khổ cứu nạn

    28/05/2022

    Bhikkhu Bodhi | Nguyễn Duy Nhiên dịch: Đức Phật bên trong

    25/05/2022

    Diệu Trân: Huyền thoại Duy-ma-cật hóa giải mọi băn khoăn của tôi

    22/05/2022
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Khánh Hoàng: Bồ tát Quán Âm cứu khổ cứu nạn

    28/05/2022

    Bhikkhu Bodhi | Nguyễn Duy Nhiên dịch: Đức Phật bên trong

    25/05/2022

    Tiểu sử HT Thích Khế Hội (Trí Thành)

    24/05/2022

    Diệu Trân: Huyền thoại Duy-ma-cật hóa giải mọi băn khoăn của tôi

    22/05/2022
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Phật Giáo Úc Châu

    Thư Viện Hoa Sen

    Thư Viện Số Hóa Kinh Sách

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    Rộng Mở Tâm Hồn

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2022, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version