Close Menu
Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook X (Twitter) Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
      • Chuyên mục khác
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Giới thiệu – Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Trang chủ » Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn: Làng Mai – 43 năm hoa khai chánh niệm

    Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn: Làng Mai – 43 năm hoa khai chánh niệm

    20/05/202514 Mins Read
    langmai
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Trong mùa Phật Đản 2569 (Phật lịch) – 2025 (Dương lịch) và khởi đầu cho mùa An Cư Kiết Hạ truyền thống Phật giáo và đồng thời là mùa Hè của tuổi trẻ học sinh, sinh viên… sinh hoạt hoằng pháp được khởi động với quý tu sĩ hàng giảng sư và giáo thọ nhiệt thành và từ ái phát tâm tham gia thuyết pháp, pháp thoại và tu học dành cho Phật tử từ tuổi trẻ đến hàng cao niên đang được tổ chức tại nhiều chùa viện trong cũng như ngoài nước. Tại Thành phố Sacramento, thủ phủ tiểu bang California và vùng phụ cận cũng đang có sự hiện diện hoằng pháp của hai danh tăng Phật giáo thời đương đại là Thiền sư Viên Minh và Thiền sư Giới Đức (nhà thơ, nhà văn Minh Đức Triều Tâm Ảnh) tại Thiền viện Diệu Nhân.

    Hôm nay, 15-5-2025, thấm thoát đã hơn 10 năm chúng tôi mới được trực tiếp gặp lại hình ảnh Làng Mai qua cuộc “pháp ngộ” với tám tăng thân (3 sư thầy và 5 sư cô) thuộc thế hệ kế thừa của Thiền sư Nhất Hạnh. Vẫn là màu áo nâu điềm đạm với tiếng xưng “Con” khiêm cung cùng đại chúng, các tăng thân Làng Mai từ Việt Nam, Thái Lan, Pháp, California, New York, Mississippi… về Sacramento “pháp ngộ” với các phụ huynh và huynh trưởng GĐPT tại khu nhà vườn xanh mát, khoáng đạt của một Phật tử tại địa phương.

    Được gặp Thầy Nhất Hạnh từ thời Phương Bối Am, đại học Vạn Hạnh, tu viện Kim Sơn và lần cuối tại thiền viện Lộc Uyển ở Mỹ; hôm nay được gặp Tăng Thân Làng Mai, tôi tìm lại được cái phong thái đượm mùi đạo vị một thời bỗng thọ nhận được cảm xúc thanh thoát của một thời ngỡ như chỉ còn là quá khứ.

    h1
    “Pháp ngộ” với Tăng thân Làng Mai

     Theo dòng lịch sử thì từ sau 1975, Đạo Phật Việt Nam đi vào thế giới, đặc biệt là thế giới phương Tây Âu Mỹ, với một bản sắc riêng: Bản sắc ĐPVN là một sự hợp lưu dung thông với tất cả các bộ phái có sự phát triển riêng về lý thuyết cũng như hình thức lễ nghi, hành đạo. Trong đó, có sự dung hợp với hai đại môn phái nguyên thủy và phát triển thường được gọi là Tiểu Thừa và Đại Thừa. Trong hương vị tâm linh Việt Nam, khái niệm cũng như hiện thực Tam giáo đồng nguyên và “Thiền, Tịnh song tu” là những dấu ấn tâm linh mang đầy ý nghĩa tinh thần đáng quý nhất. Ngoài ra, còn xa hơn thế nữa là những hình thức kinh chú cơ bản của Mật Tông (Kim Cương thừa) cũng được vận dụng tinh túy theo nhu cầu đức tin hoằng pháp và hành đạo trong dòng chảy của một đạo Phật Việt Nam trên đường hiện đại hóa và nhập thế.

    Đạo Phật Việt Nam tuy thường được ghi nhận là có trên 20 bộ phái, nhưng tiêu biểu nhất trong nửa thế kỷ sau 20 và đầu thế kỷ 21 là hai môn phái lớn trong cũng như ngoài nước: Thiền Tông Việt Nam và Đạo Tràng Làng Mai.

    Thiền Tông Việt Nam hiện nay không có quá nhiều Thiền phái theo nghĩa phân lập như lịch sử tôn giáo đã ghi. Tuy nhiên, có 3 dòng Thiền cổ truyền (Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Trúc Lâm) và 2 dòng Thiền đương đại chính yếu đang hoạt động và ảnh hưởng mạnh mẽ:

    • Thiền Tông Việt Nam – Thiền phái Trúc Lâm (Hoà thượng Thiền sư Thích Thanh Từ)
    • Thiền Phái Làng Mai (Hoà thượng Thiền sư Thích Nhất Hạnh)
    78740461 569714877114902 1742956823171825664 n 0825
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022) và Thiền sư Thích Thanh Từ

    Sở dĩ trong bài viết nầy xin được tạm dùng tương tác qua lại danh xưng Thiền sư và Hoà thượng vì với tinh thần không chấp trước của nhà Phật thì trong nghi thức và nội hàm thực tế, tất cả quý tu sĩ xuất gia đều vừa là Thiền Sư, vừa là Thượng Tọa, Hòa Thượng (phù hợp với cách xưng danh trong toàn bộ Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Nguyễn Lang – Lá Bối xuất bản năm 1977)

    Thiền Tông Trúc Lâm đã được thành lập từ thế kỷ XIII dưới triều Trần, do Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập, cùng với các vị tổ kế thừa như Pháp Loa và Huyền Quang.

    Tuy nhiên, HT Thích Thanh Từ là người có công lớn trong việc phục hưng, phát triển, hệ thống hóa và truyền bá Thiền Tông Trúc Lâm trong thời hiện đại. Do đó, Thầy thường được gọi là người phục hưng Thiền Tông Việt Nam ở thế kỷ 20.

    Xin được viếng thăm Thiền Tông Trúc Lâm trong bài viết kế tiếp. Trong những dòng viết giới hạn của bài nầy, người viết chỉ xin được ghé thăm Làng Mai.

    Làng Mai Hoa Khai Chánh Niệm

    Thiền phái Làng Mai – do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập năm 1982 tại miền Nam nước Pháp – cách gọi chính xác và phù hợp nhất là: “Đạo Tràng” hoặc “Tăng Thân” (Sangha). Đạo tràng là nơi tu học, hoằng pháp có tổ chức nhưng không nhất thiết là một giáo phái riêng.

    “Tăng thân Làng Mai” là cách gọi do chính Thiền sư Nhất Hạnh dùng không chỉ là chư Tăng mà là tập thể tu tập, gồm cả Tăng, Ni, Cư sĩ, xuất gia và tại gia, sống và tu học theo tinh thần Chánh Niệm. Đây là một cách gọi mang tính hợp nhất và nhân văn, không phân biệt giai tầng, gần với tinh thần “Phật pháp giữa đời thường” mà Làng Mai chủ trương.

    Làng Mai là một hệ thống tu học quốc tế, có nội quy riêng (Giới Tiếp Hiện), phương pháp hành trì riêng (Chánh Niệm, thiền hành, thiền trà, v.v…), nhưng vẫn nằm trong truyền thống Phật giáo Đại thừa – Thiền Tông – Làng Mai không ly khai khỏi giáo lý gốc của đạo Phật.

    Ngày nay, Thiền phái Làng Mai đã phát triển thành một mạng lưới toàn cầu với nhiều trung tâm tu học và thiền viện ở châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ và Úc.

    Nhìn về quá khứ gần, Làng Mai được thành lập với mục tiêu xây dựng một cộng đồng tu học dựa trên chánh niệm, từ bi và hiểu biết sâu sắc. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã kết hợp truyền thống Phật giáo Việt Nam với phương pháp thiền tập hiện đại, tạo nên một phong cách tu học phù hợp với mọi tầng lớp xã hội.

    Hiện tại: Sau khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch vào năm 2022, Tăng thân Làng Mai tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động tu học, tổ chức khóa tu, pháp thoại và các chương trình đào tạo giáo thọ. Làng Mai hiện có mặt tại nhiều quốc gia, với hàng ngàn tu sĩ và cư sĩ tham gia sinh hoạt.

    Tương lai: Làng Mai hướng đến việc mở rộng mạng lưới tu học, đặc biệt là tại các quốc gia phương Tây, nhằm đáp ứng nhu cầu tu học ngày càng tăng. Ngoài ra, Làng Mai cũng chú trọng đến việc đào tạo thế hệ giáo thọ trẻ để tiếp nối sự nghiệp hoằng pháp.

    Làng Mai tại Hoa Kỳ:

    Tại Hoa Kỳ, Làng Mai có một số trung tâm tu học chính thức, trong đó nổi bật là Tu Viện Lộc Uyển (Deer Park Monastery) tại Escondido, California. Đây là một trong những trung tâm lớn nhất của Làng Mai ngoài nước Pháp, được thành lập vào năm 2000. Tu viện tổ chức các khóa tu định kỳ và là nơi cư trú của nhiều tu sĩ nam và nữ.

    Ngoài Tu Viện Lộc Uyển, Làng Mai còn có các trung tâm khác tại Hoa Kỳ, như Blue Cliff Monastery ở New York và Magnolia Grove Monastery ở Mississippi.

    Đặc biệt Vào ngày 11 tháng 4 năm 2025, thành phố New York đã chính thức đồng đặt tên đoạn đường West 109th Street, từ Riverside Drive đến Broadway, là “Thích Nhất Hạnh Way” để tôn vinh Thiền sư Thích Nhất Hạnh—một nhà lãnh đạo tâm linh, nhà thơ, nhà hoạt động hòa bình và là người sáng lập pháp môn Đạo Bụt Dấn Thân của Làng Mai.

    Thầy Thích Nhất Hạnh đã từng sống tại số 306 West 109th Street vào đầu những năm 1960 khi đang giảng dạy và học tập tại Union Theological Seminary và Đại học Columbia – với vai trò là một học giả, giáo thọ và nhà hoạt động xã hội.

    Việc đồng đặt tên đường “Thích Nhất Hạnh Way” không chỉ là sự tôn vinh di sản của Thiền sư Thích Nhất Hạnh mà còn là cơ hội để mỗi chúng ta thực tập chánh niệm, lòng từ bi và hòa bình trong cuộc sống hằng ngày.

    Chánh niệm Làng Mai là trái tim của tiến tu

    Tại sao Thiền sư Thích Nhất Hạnh được mệnh danh là “Cha đẻ của Chánh Niệm” (The Father of Mindfulness), dù Chánh Niệm vốn đã là một thành phần trong Bát Chánh Đạo từ thời Đức Phật?

    Trong giáo lý Đức Phật, Chánh Niệm (sammā-sati) là yếu tố thứ 7 trong Bát Chánh Đạo (con đường 8 yếu tố đưa đến giải thoát).

    Chánh Niệm được hiểu là sự tỉnh thức, quán chiếu, không quên mình, đặc biệt là trong Tứ Niệm Xứ: quán thân, thọ, tâm, pháp.

    Đây là một phương pháp tu tập cổ truyền, chủ yếu được áp dụng trong Thiền định, có tính cách nội tâm sâu sắc và thường dành cho người xuất gia.

    Thiền sư Thích Nhất Hạnh không phải là người sáng tạo ra Chánh Niệm, nhưng Thầy đã là nhân vật phát huy và ứng dụng Chánh Niệm vào chính cuộc sống hiện thực:

    a. Đưa Chánh Niệm vào đời sống thường nhật

    Thầy phát triển chánh niệm trong từng khoảnh khắc và hành động hằng ngày: ngủ, nghỉ, đi, đứng, nằm, ngồi, ăn cơm, rửa chén, thở, lắng nghe, nói năng… và tất cả mà không tách rời đời sống thế gian.

    Chánh Niệm không còn là tác hành chùa viện mà trở thành một lối sống thường nhật. Đó là một tiến trình của Đạo Phật dấn thân.

    b. Giới thiệu Chánh Niệm ra toàn cầu, đặc biệt là thế giới phương Tây 

    Trong suốt bốn thập niên (1960 – 2000) Thầy đã đem khái niệm và thực hành Chánh Niệm – mindfulness – đến châu Âu và châu Mỹ qua các tác phẩm bằng tiếng Anh, các khóa tu ở Làng Mai và nhiều nơi trên thế giới. Trong thâm cung triết học và khoa học tâm linh thuần túy, người ta chỉ quen tiếp cận với Phật giáo qua góc nhìn triết học, lý luận là chính. Thiền sư Nhất Hạnh là người đầu tiên truyền bá “Mindfulness” như một thực tập sống cụ thể, ứng dụng được trong mọi hoàn cảnh: Tư thất, nhóm họp, trường học, bệnh viện, công ty, nhà tù, tư xưởng và cá nhân.

    c. Ảnh hưởng đến giới tâm lý học và y khoa 

    Những nhà tâm lý học như Jon Kabat-Zinn, người sáng lập chương trình MBSR (Mindfulness-Based Stress Reduction), đã học từ và chịu ảnh hưởng sâu đậm từ Thiền sư Nhất Hạnh.

    Hành trình Mindfulness từ lý thuyết và ứng dụng của Thầy Nhất Hạnh đã từng bước trở thành phương pháp trị liệu tâm lý, giảm tâm bệnh thần kinh và ức chế tinh thần, chữa lành theo những phương pháp thực dụng, tuy tách biệt khỏi tôn giáo mà vẫn giữ gốc rễ từ Phật pháp.

    Câu nói đã trở thành “ngôn hành” của Thầy Nhất Hạnh mà cả thế giới đã thẩm nhập tinh thần là:

    “Breathing in, I calm my body. Breathing out, I smile.”

    (Thở vào, tôi làm lắng dịu thân thể. Thở ra, tôi mỉm cười.)

    Đó chính là Chánh Niệm – giản dị, sâu sắc, gần gũi và tự hóa giải.

    Triết lý Phật học chính của Làng Mai, do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập, dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo Đại thừa, và tinh thần ứng dụng Phật pháp vào đời sống hiện đại. Có thể tóm lược thành 5 trụ cột triết lý chủ đạo như sau:

    1. Chánh Niệm (Mindfulness)

    Hơi thở chánh niệm, tâm ý chánh niệm và hành trạng chánh niệm.

    Đây là nền tảng căn bản nhất của mọi thực tập Làng Mai. Chánh niệm là khả năng ý thức rõ ràng những gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại – trong thân, tâm, và hoàn cảnh xung quanh: “Thở vào, tôi biết tôi đang thở vào. Thở ra, tôi biết tôi đang thở ra.”

    1. Hiểu và Thương (Understanding and Love)

    Thương yêu chân thật phải đi đôi với hiểu biết sâu sắc (Tâm Từ và Tâm Bi). Tại Làng Mai, việc tu tập nhằm chuyển hóa khổ đau bằng sự hiểu biết nội tâm và tình thương không điều kiện.

    1. Liên Hệ Tương Duyên (Interbeing / Tương tức)

     Khái niệm “Tương tức” (Interbeing) là một đóng góp triết lý độc đáo của Thiền sư Nhất Hạnh, được trình bày rõ trong cuốn The Heart of Understanding. Mọi hiện tượng đều nương tựa lẫn nhau để hiện hữu – không có cái “ta” biệt lập. “Tôi là đám mây, là dòng sông. Tôi không thể tồn tại nếu không có anh, không có chị.”

    1. Chuyển hóa khổ đau và ôm ấp khổ đau (Transformation and Healing)

    Làng Mai không né tránh khổ đau mà học cách nhìn sâu vào khổ đau để hiểu và ôm ấp nó bằng tuệ giác. Đó là con đường đưa đến trị liệu tâm lý và tâm linh.

    1. Đạo Bụt Dấn Thân (Engaged Buddhism)

    Làng Mai tiếp nối tinh thần Phật giáo nhập thế: đem tuệ giác vào các vấn đề xã hội, như chiến tranh, môi sinh, bất công, giáo dục và truyền thông. Thiền sư Nhất Hạnh là người khởi xướng thuật ngữ “Engaged Buddhism” từ thập niên 1960.

    Triết lý Phật học của Làng Mai là Phật pháp sống động, gần gũi, thực tiễn và có khả năng chuyển hóa khổ đau của từng cá nhân lẫn cộng đồng qua sự thực tập hơi thở, đi thiền hành, lắng nghe, nói lời ái ngữ, và sống sâu sắc trong từng khoảnh khắc:

    Hơi thở vào ra tâm an trú,
    Mỗi bước chân là cõi tịnh tự thân.
    Hiểu thương thấm đẫm từng tia nắng,
    Tìm đâu xa nẻo Phật giữa trần.

    Làng Mai 43 vẫn Hoa Khai Chánh Niệm

    Sau bữa cơm chiều chay potluck và thời thiền Chánh niệm ngắn, phần pháp thoại vấn đáp với những câu hỏi từ phía các phụ huynh của các em trong GĐPT (Độ tuổi trung niên – Thề hệ bắt cầu) và phần trả lời của Tăng Thân Làng Mai. Tám vị tăng thân đều nói rất lưu loát cả tiếng Việt và tiếng Anh; xuất thân là những tu sĩ thị giả bên cạnh Thấy Nhất Hạnh, trí thức khoa bảng từ trường đại học danh giá Mỹ, chuyên viên, học giả, tu sĩ… có khả năng pháp thoại, lý giải, phân tích và quan trọng nhất là đưa ra được những phương pháp luận (methodology) giúp hóa giải cấp thời hay dài hạn những vướng mắc tâm lý và hoàn cảnh rất thông thường của hàng Phật tử đang còn ở lứa tuổi hàng ngày phải gánh vác việc nhà, việc chuyên môn trong xã hội đầy thử thách trong xã hội phương Tây.

    Được biết, các Tăng thân Làng Mai sẽ tiếp tục chương trình hoằng pháp tại nhiều nơi trên đất Mỹ. Đặc biệt là pháp thoại và hướng dẫn những chương trình tu học cho tuổi trẻ chỉ nói tiếng Anh trong những ngày sắp đến.

    Ở tuổi 80, tôi rất vui và thưởng thức đầy thú vị chương trình “pháp ngộ” khi được hội ngộ với Tăng thân Làng Mai trong một buổi chiều rất đẹp của vùng Bắc California.

    Kính chúc những mùa an cư (kể cả kiết Hạ và kiết Đông) đầy thiện lành trong tinh thần Chánh Niệm.

    Sacramento 16-5-2025
    Trần Kiêm Đoàn

    Trần Kiêm Đoàn
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleHT Thích Thái Hòa – Đạo từ Lễ kỷ niệm 90 năm hình thành và phát triển GĐPT Thừa Thiên
    Next Article Tiểu Lục Thần Phong: Sở tri chướng

    Xem thêm

    Thích Chúc Xuân: “Sư tử trùng” thực “sư tử nhục”

    18/06/2025

    HT Thích Minh Nghĩa: Thư bạch trình Phật sự An cư kiết hạ, Bố tát PL. 2569

    11/06/2025

    Tiểu Lục Thần Phong: Nghệ sỹ tuồng kiệt xuất

    03/06/2025
    Add A Comment
    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Pháp Hiền: Phật giáo – Giáo dục Phật học như thế nào?

    20/06/2025

    Tiểu Lục Thần Phong: Bồ đề Nguyên Thiều

    20/06/2025

    Đạo Sinh: (LUẬN CÂU-XÁ) Chương 4: Phân biệt nghiệp [Phần 17]

    19/06/2025

    Thích Chúc Xuân: “Sư tử trùng” thực “sư tử nhục”

    18/06/2025

    Tâm Nhãn: Đọc sách và trưng sách, đọc kinh và thờ kinh

    16/06/2025

    Võ Đào Phương Trâm: Nỗi buồn hóa chân mây

    16/06/2025

    HT Thích Minh Nghĩa: Thư bạch trình Phật sự An cư kiết hạ, Bố tát PL. 2569

    11/06/2025

    Tiểu sử Hoà Thượng Thích Minh Giác

    09/06/2025

    Tâm Quảng Nhuận: Đọc Tâm Thư như đọc lại chính mình

    06/06/2025

    Nguyệt san Chánh Pháp số 163 | tháng 6.2025

    03/06/2025
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Phật Giáo Úc Châu

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Thư Viện Hoa Sen

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    GÐPTVN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam (Quốc nội)

    Sen Trắng | BHD GĐPTVN tại Hoa Kỳ

    © Copyright 2025, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version