Gốc chắc cành tốt“:
Lâm Tế Chúc Thánh ở Đức Quốc[1]Bài Tham Luận trong Hội Nghị Khoa Học về Lâm Tế Chúc Thánh tại Việt Nam, dự định tổ chức vào 12/2020 nhưng do đại dịch Corona phải dời lại năm 2021.
Phật Giáo Toàn Cầu Hóa
Hiện nay trên thế giới có khoảng 500 triệu tín đồ Phật Giáo, tương đương 7% dân số toàn cầu. Như vậy về phương diện thống kê, Phật giáo hiện có số lượng tín đồ xếp vào hàng thứ tư trên thế giới – sau Kitô giáo, Hồi giáo và Ấn Độ giáo. Đại đa số Phật tử vẫn sống ở châu Á, đặc biệt là ở các quốc gia Nam, Đông Nam và Đông Á. Ở các khu vực khác số người theo đạo Phật cũng càng ngày càng đông. Bắt đầu từ những năm 1960 tiến trình toàn cầu hóa đã giữ một vai trò quyết định quan trọng. Ta có thể liệt kê hàng loạt những phát triển khác nhau mở màn cho một thời kỳ toàn cầu hóa Phật giáo như sau:
- Các phương tiện giao thông vận chuyển phát triển và sự kiện nhiều quốc gia Tây Phương mở cửa đón nhận làn sóng nhập cư đã dẫn đến hệ quả là những di dân gốc Phật giáo từ châu Á đi đến định cư ở các nước Tây Phương. Trong quá trình nhập cư và định cư, họ đã thành lập các trung tâm để cầu nguyện và những hiệp hội để quan hệ với nhau trên vùng đất mới. Điều này góp phần vào việc đa dạng hóa các cảnh quan tôn giáo của các xã hội Tây phương gốc Kitô giáo trước đây.
- Thêm vào đó, càng ngày càng nhiều người Tây phương tỏ ra rất yêu thích Phật giáo. Lúc đầu, chỉ có một nhóm nhỏ những nhà trí thức thuộc tầng lớp trung lưu ở Châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Những người này do tò mò đã tìm hiểu, khám phá rồi truyền bá Phật giáo. Sau Thế chiến thứ II, việc giảng dạy Phật giáo trong các môi trường rộng lớn hơn cho dân chúng càng được quan tâm nhiều hơn. Sự hợp nhất giữa một giáo lý gốc châu Á với nếp tư duy Tây phương đã bắt đầu bén rễ. Và cũng do đó một số hình thức mới của Phật giáo cũng bắt đầu xuất hiện. Các phương pháp Thiền định, các bài tập Chánh niệm áp dụng vào đời sống đã trở thành phổ biến, ngay cả trong giới các tu sĩ Cơ Đốc Giáo. Một vài trung tâm của nhóm này bây giờ vẫn tồn tại và người ta gọi là các nhóm “Phật Tử Tây Phương“.
- Du lịch toàn cầu phát triển, thoải mái mà lại rẻ tiền hơn. Điều ấy giúp các giảng sư Phật Giáo mang các Tông phái Phật Giáo truyền thống của mình đi truyền bá khắp nơi trên thế giới. Nhiều Đại Giới Đàn quy tụ các Giới tử và chư Giới sư ở khắp nơi, có khi cách xa nhau cả hàng ngàn cây số. Các cuộc Hội nghị Phật Giáo Quốc tế đã quy tụ nhiều chuyên gia và tham dự viên từ lĩnh vực nghiên cứu đến thực hành để thảo luận thường xuyên các đề tài về Phật giáo. Phật Tử có thể đi khắp nơi để tham dự các khóa Thiền ở những quốc gia Phật giáo hoặc các chuyến hành hương Phật Tích đang trở nên phổ biến đối với khách du lịch.
- Trong thời đại thương mại hóa toàn cầu, trên thị trường đã xuất hiện nhiều mặt hàng hoặc về Phật Giáo hoặc được lấy cảm hứng từ Phật giáo. Có thể ví dụ như các bức Tượng Phật, các đệm ngồi thiền hoặc chuông, mõ, tràng hạt… ngày càng nhiều ở các cửa hàng. Một mặt, đây là những nhu cầu cần thiết của các trung tâm và nhóm Phật tử. Nhưng mặt khác, các thiết bị này giờ đây lại trở thành một thiết bị phổ biến trong ngành trang trí nội thất, và các trung tâm về chăm sóc sức khỏe. Nhiều người từ các quốc gia Phật giáo đi du lịch đến châu Âu đã rất ngạc nhiên về số lượng Tượng Phật được nhìn thấy trong các mảnh vườn tư nhân, trong các cửa tiệm hoặc các nhà hàng ăn ở Đức.
- Điểm cuối cùng và không kém phần quan trọng là, sự kiện Toàn Cầu Hóa Phật giáo đã tăng lên nhanh chóng do việc phát triển cực nhanh các hệ thống điện toán. Trong ngôn ngữ ở cả Âu Châu bây giờ đã có đầy đủ các nguồn tài liệu sách báo, những bài tham luận và tài liệu về kinh nghiệm hành trì Phật Pháp. Trên Internet người ta cũng tìm đọc dễ dàng các bản Kinh Phật đã phiên dịch hay bản đối chiếu với nguyên bản. Các bài thuyết pháp của những giảng sư, đạo sư tiếng tăm cũng có thể tìm thấy dễ dàng trên mạng Youtube. Phật tử và những người quan tâm đến Phật giáo có thể trao đổi ý kiến với nhau trực tiếp trên các mạng xã hội hay những diễn đàn thảo luận liên quan. Ngành điện ảnh cũng góp mặt. Các bộ phim điện ảnh như Đức Phật Tý Hon, Bảy năm Tây Tạng hay Kundun góp phần làm nguồn giải trí cho khán giả quốc tế và đã gặt hái được hàng triệu dollar doanh thu.
Phật Giáo Việt Nam cũng góp mặt Toàn Cầu Hóa
Giống như các truyền thống dân tộc và giáo lý khác, Phật giáo Việt Nam cũng đã tỏa rộng ra trên địa bàn thế giới. Quá trình này bắt đầu vào những năm 1970 do hiệu quả của các đợt di dân và tỵ nạn. Nhóm lớn nhất của người Việt đi nước ngoài để đến các nước phương Tây là trong bối cảnh của các đợt vượt biên tỵ nạn từ Việt Nam trong những năm sau 1975. Các quốc gia Hoa Kỳ, Úc, Pháp và Đức trở thành các nước chủ nhà cho các gia đình Việt Nam. Những người Việt Nam khác đi đến các nước khối xã hội chủ nghĩa trước đây là những công nhân hợp tác lao động ở Đông Đức, Liên Xô hoặc Tiệp Khắc vào những năm 1980. Sau khi bức màn sắt sụp đổ, họ ở lại và thành lập các cộng đồng người Việt. Còn vài nhóm người Việt khác nữa. Họ là những người di cư sang các nước phương Tây vì mục đích đi du học, đi đoàn tụ gia đình, hoặc nhóm trẻ mồ côi chiến tranh được nhận làm con nuôi. Ngoài ra có một số nhỏ khác là những người nhập cư bất hợp pháp để hy vọng tìm kiếm một vận may trong những quốc gia được xem là thịnh vượng. Hiện nay, trên khắp mọi châu lục người ta đều gặp các cộng đồng của người di cư gốc Việt Nam. Lớn nhất trong các cộng đồng người Việt ở nước ngoài có thể kể như ở tại Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp và Đức.
Biểu đồ: Con số những người gốc Việt Nam ở các nước phương Tây
Hoa Kỳ | 2.067.527 | Điều tra dân số 2016 |
Pháp quốc | 350.000 | Đánh giá của Thanh Binh Minh Trân |
Úc | 294.798 | Điều tra dân số 2016 |
Cannada | 240.615 | Điều tra dân số 2016 |
Đức | 140.000 | Đánh giá riêng |
Như vậy, cùng với những cuộc di dân toàn cầu này, Phật giáo Việt Nam cũng đã góp mặt toàn cầu hóa. Hiện nay có thể tìm thấy các ngôi chùa hoặc các Niệm Phật Đường của Phật giáo Việt Nam tại San Jose, California Hoa Kỳ, cũng như tại Perth, Úc hoặc ở Hamburg, Hannover… ở miền bắc nước Đức.
Tiếp theo đây chúng tôi xin phác thảo thêm vài nét lịch sử của Môn phái Lâm Tế Chúc Thánh ở Cộng Hòa Liên Bang Đức. Quá trình lịch sử ấy gắn liền với tên tuổi của một nhân vật, đó là Hòa Thượng Thích Như Điển. Trong suốt 40 năm qua Hòa Thượng là trung tâm điểm của sự kiện phát triển này. Nhờ những nỗ lực của Hòa Thượng Như Điển mà Tông phái Lâm Tế của Phật giáo Việt Nam đã bén rễ ở Đức và trở thành một trong những truyền thống Phật giáo lớn mạnh nhất hiện nay của nước Đức. Hòa Thượng đã kiến lập ngôi chùa đầu tiên của dòng Lâm Tế Chúc Thánh tại thành phố Hannover miền bắc nước Đức, đó là Chùa Viên Giác. Tiếp theo đó đã có hàng chục cơ sở tự viện Phật Giáo khác, do các Tăng Ni người Việt khác xây dựng nên hoặc được đề cử đến lãnh đạo tinh thần. Những ngôi già lam này vẫn giữ nếp sinh hoạt, đời sống tự viện giống y hệt như ngôi chùa Viên Giác đầu tiên trên xứ sở này.
Hòa Thượng Thích Như Điển – Người tiên phong của Phật giáo Việt Nam tại Đức
Hòa Thượng Thích Như Điển sinh ngày 28 tháng 6 năm 1949 tại làng Xuyên Mỹ, quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Thầy là con út trong tám người con của một gia đình nông dân theo Phật giáo. Bây giờ ta có thể khẳng định rằng, tỉnh Quảng Nam đã từng là một trung tâm quyền lực của Phật giáo Việt Nam nói chung và đặc biệt là môn phái Lâm Tế Chúc Thánh nói riêng trong suốt nhiều thế kỷ. Vào ngày 15 tháng 4 năm 1964, Thầy Như Điển đã theo gương người anh trai thứ 7 của mình và được cha mẹ cho phép, đạp xe đến Chùa Viên Giác ở Hội An để xin xuất gia. Tại đây, và sau đó tại chùa Phước Lâm (nghĩa là: Khu rừng Công đức), Thầy bắt đầu nếp sống tăng lữ. Theo lời Thầy kể lại, trong thời gian học tiểu học ở trường làng Thầy không phải là học sinh khá, nhưng chính nhờ nếp sống Thiền môn đã giúp Thầy khai thông trí tuệ. Thầy theo học trường Trung học ở Hội An, được xem là học sinh giỏi nhất của nhà trường. Sau đó Thầy đã thi đậu tú tài.
Nhìn lại quá trình này, Thầy kể rằng thành tích học tập của mình có được như thế là nhờ nhiều năm thực hành lối sống thanh tịnh Thiền môn, nhờ việc học thuộc lòng các thời công phu và các bộ luật. Rồi qua các thời công phu, ngồi thiền mà người trẻ thực tập nhiếp tâm không bị phân tán bởi thế giới bên ngoài, đức tính ấy giúp người trẻ ứng dụng vào việc học, biết chú tâm hơn.
Du học tại Nhật Bản
Sau khi tốt nghiệp bậc trung học, các tu sĩ Phật Giáo đều mong ước có cơ hội nhận được học bổng du học. Thầy Thích Như Điển cũng thế. Mùa xuân năm 1972 Thầy đã được phép đi du học ở Nhật Bản. Cuộc sống mới ở Nhật Bản là một thách thức lớn đối với mọi sinh viên Việt Nam. Nơi xứ lạ này mọi sinh hoạt phí và học phí đều rất đắt đỏ, thêm vào đó tiếng Nhật cũng rất khó. Trong cuốn sách hồi ký, xuất bản năm 2002 và tái bản năm 2019 mang tên “Cảm Tạ Xứ Đức – Danke schön Deutschland“, Thầy Như Điển đã mô tả tình huống ấy như sau: “Thật tình mà nói trước khi sang Nhật du học các sinh viên thiếu rất nhiều nguồn thông tin. Ngay cả trường hợp chúng tôi là những sinh viên tăng đang còn hăng say, mới bước chân vào ngưỡng cửa đại học, cũng chẳng biết tại Nhật đời sống của Tăng Ni ra sao, ăn uống như thế nào, trú ngụ ở đâu? Học hành trường sở ra sao? v.v. và v.v… tất cả đều mù tịt“.
Đến Nhật, trước tiên Thầy Như Điển sống tạm cùng phòng với một tăng sĩ đã đến trước. Thầy đã ghi tên học hai khóa tiếng Nhật cùng một lúc để tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc. Thời gian giữa năm 1973 và 1977, Thầy được nhận vào ở tại Chùa Bổn Lập (Honryuji) tại thành phố Bát Vương Tử (Hachioji). Ở đây Thầy đã đảm nhận một số công việc Chùa trong vai trò như một tu sĩ Nhật. Cơ hội này, một mặt giúp Thầy tiếp xúc với truyền thống Phật Giáo Nhật Bản, thực tập tiếng Nhật; nhưng chính cũng là để tiết kiệm tiền nhà và chi phí ăn uống. Vào các kỳ nghỉ hè Thầy cũng đã đi làm thêm ở ngoài để có thể trang trải các khoản học phí của nhà trường. Sau đó Thầy thi đậu vào trường đại học Teikyo, phân khoa Giáo dục. Vượt qua bao nhiêu khó khăn thử thách, nhờ vào lòng kiên trì và chăm chỉ, vào ngày 25.03.1977 Thầy đã tốt nghiệp đại học với hạng “á khoa“, tức hạng nhì.
Đi đến nước Đức
Vào thời điểm đó tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam có nhiều xáo trộn, Thầy Như Điển có liên lạc với một người bạn cũ đang theo học ngành y khoa tại Đức. Người bạn này đã mời Thầy đến Đức thăm. Đáp lời mời ấy, Thầy lên đường đi đến Đức lần đầu tiên vào năm 1977. Giai đoạn này đa số người Việt ở Đức lúc đó là những du học sinh. Họ đã thuyết phục vị tu sĩ trẻ ấy ở lại Đức để xây dựng một đạo tràng Phật giáo. Thầy Như Điển là một mẫu người không bỏ lỡ cơ hội hay trì hoản trong mọi công việc. Thầy cũng không bao giờ làm việc gì nửa vời, nên khi vừa chấp nhận lời đề nghị này Thầy đã ghi tên học ngay một khóa tiếng Đức tại Đại học Kiel. Sau đó, tháng 3 năm 1978 Thầy nộp đơn và được đại học Hannover chấp thuận cho vào học ngành Giáo Dục. Tại đây Thầy mướn một căn hộ nhỏ để ở và thành lập Niệm Phật Đường Viên Giác. Đây chính là ngôi già lam đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam tại xứ Đức. Vào cuối năm 1978, Hội Sinh viên và Kiều Bào Phật Tử tại Cộng Hòa Liên Bang cũng đã được ra đời. Năm 1979, Thầy cho xuất bản ấn bản đầu tiên của Báo Viên Giác. Năm 1980, Chi Bộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Đức được thành lập. Càng ngày càng có nhiều người Phật tử Việt Nam lui tới Chùa nên vào năm 1981 Thầy thuê một cơ sở là một nhà máy kim loại cũ và dời Niệm Phật Đường Viên Giác về đây để Chùa được rộng rãi hơn. Địa điểm này nằm kế bên ngôi chùa Viên Giác hiện nay.
Tiếp theo đó số người Việt rời bỏ quê hương đi vượt biên ngày càng đông. Họ phải ra đi do những áp bức chính trị như các chiến dịch cải tạo, tước quyền sở hữu tài sản, hay việc bắt bớ giam cầm trong các trại cải tạo, hoặc các khó khăn kinh tế do các kế hoạch kinh tế sai lầm. Động lực khác thêm vào là những xung đột quân sự với hai nước láng giềng là Cam Bốt và Trung Quốc vùng biên giới. Đầu tiên chính quyền Cộng Hòa Liên Bang Đức đã đồng ý thu nhận 1.000 người tỵ nạn Việt Nam. Sau đó con số này tăng lên dần đến 40.000 người. Cho đến những năm 1980, những người gốc quốc tịch Việt Nam có thể được chính phủ Đức dễ dàng công nhận tỵ nạn với lý do nhân đạo hay chính trị. Ngoài ra còn có những người Việt Nam đến Đức đoàn tụ gia đình hay người tự nộp đơn xin tỵ nạn. Chính Hòa Thượng Như Điển (từ Nhật đến) cũng đã nộp đơn xin tỵ nạn và được chấp thuận nhanh chóng sau khi chính quyền kiểm tra về tình trạng chính trị ở Việt Nam.
Đoạn đường mười năm đầu tiên
Ngay trong vòng mười năm đầu tiên ấy “Chi Bộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại CHLB Đức“ đã được ra đời. Sau đó lần lượt những ngôi Niệm Phật Đường khác tại nước Đức bắt đầu xuất hiện. Năm 1984 vị nữ tu sĩ Phật Giáo, bấy giờ là Ni Sư Thích Nữ Diệu Tâm đến Hamburg và thành lập chùa Bảo Quang tại đây. Thành phố cảng Hamburg là nơi quy tụ đông đúc người tỵ nạn Việt Nam nên nhu cầu thành lập một ngôi già lam rất là bức thiết. Năm 1985 ở tỉnh München, trước sự tham dự của chính trị gia đảng CSU, Tiến sĩ Peter Gauweiler và 150 khách khác, ngôi Niệm Phật Đường Tâm Giác đã được khánh thành nhưng phải chờ đợi lâu lắm mới có một vị tu sĩ đến đảm nhận chức vụ trụ trì do tình trạng khan hiếm tu sĩ ở hải ngoại. Ở Berlin, từ những ngày đầu Hòa Thượng Thích Như Điển cũng thường lui tới thăm viếng các sinh viên và những người tỵ nạn tại đây. Phật Tử ở Berlin đã quan hệ thường xuyên với ngôi Phật Đường nổi tiếng của người Đức ở Berlin-Frohnau là “Hiệp hội Phật Giáo ở Berlin – Buddhistischen Gesellschaft Berlin e.V.“. Vào năm 1981, Chi Hội Phật Tử Berlin được thành lập, rồi từ năm 1983 họ bắt đầu vận động thành lập ngôi Niệm Phật Đường Phật Giáo Việt Nam tại địa phương này. Tuy nhiên mãi cho đến năm 1987 ngôi Niệm Phật Đường Linh Thứu tại Berlin mới được thành hình. Các địa phương khác như Bremen, Hannover, Frankfurt, Nürnberg-Fürth-Erlangen, Wiesbaden, Barntrup, Norddeich,… đã thành lập các Chi Hội Phật Tử và các đội văn nghệ để có thể thường xuyên sinh hoạt văn hóa, tôn giáo. Có nơi chỉ hoạt động được vài năm rồi tạm ngưng. Nhưng cũng có rất nhiều địa phương, sau một thời gian ngắn sinh hoạt họ đứng ra vận động thành lập nên các ngôi Tịnh Thất hay Niệm Phật Đường tại các địa phương này.
1989: Phật Giáo Việt Nam sau khi nước Đức thống nhất
Cùng với sự kiện bức tường Bá Linh sụp đổ vào năm 1989 và nước Đức thống nhất vào năm 1990 một nhóm người tỵ nạn Việt Nam khác được thành hình. Đó là nhóm 60.000 người Việt Nam gốc là những khách thợ từ Việt Nam đến Cộng Hòa Dân Chủ Đức (DDR). Việc quan hệ sinh hoạt trong giai đoạn đầu của hai nhóm người tỵ nạn Việt Nam này đã có những khó khăn. Một bên là nhóm người tỵ nạn từ miền Nam Việt Nam đã sống từ mấy năm nay ở Tây Đức, nhóm kia là những công nhân khách thợ từ miền Bắc Việt Nam đến DDR, tức Đông Đức. Nhóm sau được nhóm tỵ nạn xem là thành phần ưu đãi của chính quyền hiện tại Việt Nam. Điều đáng tiếc là đã có một nhóm rất nhỏ những người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp qua cửa ngõ các nước khối chủ nghĩa xã hội khác, khi đến Đức họ đã làm các hành động phi pháp hay phạm pháp trong suốt những năm 1990. May thay là tình trạng ấy, kể cả các mâu thuẫn trong cộng đồng người Việt, sau một thời gian ngắn đã không còn nữa.
Năm 1989 cũng là năm ngôi chùa Viên Giác bắt đầu xây dựng ở vị trí hiện nay. Tháng 12 năm 1991 Chùa dọn về địa điểm mới này. Rồi một năm rưỡi sau đó, vào tháng 8 năm 1993, chùa Viên Giác được chính thức khánh thành với sự tham dự của nhiều Đại Tăng Tôn Túc và quan khách đến từ khắp nơi trên toàn thế giới. Chi phí xây dựng Chùa Viên Giác tổng cộng là 9 triệu Đức Mã, hoàn toàn do các Phật Tử cúng dường hay cho mượn hội thiện (mượn không lấy tiền lời). Ngoài ra còn có không biết bao nhiêu những ngày, giờ công của không biết bao nhiêu Phật Tử công quả đã đóng góp vào công trình xây dựng ngôi già lam to lớn nhất tại nước Đức này. Tòa nhà chính của Chùa Viên Giác gồm có 2 tầng với diện tích là 815 mét vuông, các khu vực phụ mang diện tích 666 mét vuông. Ngôi Chánh điện có diện tích 450 mét vuông, có khả năng dung chứa số lượng 400 người. Ngoài ra còn có một nhà bếp lớn, một hội trường, một phòng Tổ Đường và Thiền Đường, một thư viện và nhiều phòng ốc khác.
Năm 2003, sau khi xây dựng đã khá hoàn chỉnh, Thầy Như Điển trao nhiệm vụ trụ trì ngôi già lam này lại cho người đệ tử lớn, lúc đó là Đại Đức Thích Hạnh Tấn. Trong dịp này, Trưởng Môn Phái Lâm Tế Chúc Thánh là cố Hòa Thượng Thích Bảo An (lúc đó đã 90 tuổi, viên tịch 2011) đã dẫn đầu một phái đoàn chư tôn đức giáo phẩm môn phái từ Bình Định đến viếng chùa Viên Giác Hannover. Hòa Thượng Thích Bảo An đã đặt những nghệ nhân khắc hai tấm hoành phi tuyệt đẹp. Rồi sau đó Ngài đích thân mang hai pháp bảo này đến Viên Giác để tặng. Xin nói thêm, ở thời điểm ấy Đại Lão Hòa Thượng Thích Bảo An là một đại tăng có giáo phẩm cao nhất của Lâm Tế Chúc Thánh đang sống tại Bình Định, nơi ngày xưa vào năm Đinh Tỵ 1677, Tổ Nguyên Thiều do tránh loạn Mãn Châu chạy đến Việt Nam đầu tiên đặt chân đến. Nơi đây Ngài đã khai sáng dòng thiền Lâm Tế ở Việt Nam. Hai tấm hoành phi này hiện đang treo trang trọng trên hai cánh cửa ra vào của Tổ Đường Chùa Viên Giác Hannover.
Tấm thứ nhất: Chúc Thánh Dư Hương
Tấm thứ hai: Chi Vinh Bổn Cố
Chúc Thánh Dư Hương có nghĩa là hương thừa của dòng Lâm Tế Chúc Thánh. Ở đây ý nói sự tiếp nối của Lâm Tế Chúc Thánh từ thuở Ngài Minh Hải mang dòng Thiền Lâm Tế đến đất Việt Nam để rồi hôm nay phổ biến ra đến hải ngọai nói chung và Viên Giác nước Đức nói riêng.
Chi Vinh Bổn Cố có nghĩa là “cành tốt, gốc chắc”. Gốc chắc là gốc từ Hội An, Quảng Nam do Tổ Minh Hải khai sơn phá thạch hơn 300 năm trước. Cành tốt là ý nói Tông Lâm Tế Chúc Thánh đã đâm cành xanh tốt, vươn xa đến Đức quốc, hàng con cháu Lâm Tế Chúc Thánh đã làm rạng rỡ sơn môn.
Ngay sau khi dọn đến, đã có nhiều sự kiện quốc gia và quốc tế của Phật Giáo được diễn ra tại đây, như:
– Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã đến viếng Chùa Viên Giác nhiều lần, lần đầu tiên vào ngày 18 tháng 6 năm 1995 và lần gần đây nhất là vào ngày 20 tháng 9 năm 2013.
– Đại Hội Ban Chấp Hành Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (WBSC) đã nhóm họp tại đây vào năm 1991 với sự tham dự của 70 đại biểu Tăng Già có tầm vóc cao và ảnh hưởng lớn của 16 quốc gia trên thế giới.
– Năm 1995 Đại hội GHPGVNTN Hải ngoại lần thứ nhất cũng đã được long trọng tổ chức tại đây.
Phật Giáo Việt Nam tại nước Đức hiện nay
Như vậy, bắt đầu từ thành phố Hannover, Phật Giáo Việt Nam đã dần dần lan rộng đến các thành phố khác tại nước Đức. Bên cạnh ngôi chùa trung ương là Chùa Viên Giác các ngôi già lam khác dần dần mọc lên khắp nơi; như ở Hamburg, Berlin, München, Frankfurt, Aachen, Nürnberg, Mönchengladbach v.v… Sau khi lui về ngôi vị Phương Trượng, Hòa Thượng Thích Như Điển đã thành lập thêm Tu viện Viên Đức ở Ravensburg miền nam nước Đức. Trong một ngôi làng nhỏ tên Schmiedeberg thuộc tiểu bang Sachsen, Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn (một trong những vị đệ tử xuất gia đầu tiên của Hòa Thượng và trụ trì Chùa Viên Giác các năm 2003-2007) đã thành lập Tu viện Vô Lượng Thọ Amitayus chuyên tu miên mật. Các cơ quan truyền thông truyền hình Đức cũng rất thường xuyên đưa tin về các hoạt động Phật sự của những ngôi chùa hay tự viện này trong khắp nước Đức.
Ngày nay, Phật Giáo Việt Nam đã là một tổ chức Phật Giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại nước Đức. Khác với phương pháp tu tập “Tiếp hiện“ do Thiền sư Nhất Hạnh chủ xướng, Hòa Thượng Như Điển là đệ tử của dòng thiền “Lâm Tế Chúc Thánh“ và thực hành pháp tu như truyền thống từ các ngôi tự viện Tịnh Độ Tông ở quê hương Việt Nam. Hầu hết các ngôi chùa Việt Nam khác ở nước Đức cũng vậy, cũng hành trì tu tập như truyền thống các chùa ở Việt Nam xưa nay.
Ngoài ra, Phật Giáo Việt Nam ở Đức cũng có quan hệ chặt chẽ với các tổ chức hội đoàn Phật Giáo bản xứ, vẫn thường xuyên cộng tác với các hoạt động Phật sự tại địa phương, điển hình như việc cùng tham gia tổ chức Lễ Hội Vesakh Quốc tế. Phật Giáo Việt Nam tại Đức đã được thành hình và là một phần không thể tách rời quang cảnh chung của Cộng đồng Phật Giáo ở CHLB Đức.
Những thành quả của Hòa Thượng Thích Như Điển đã mang một ý nghĩa lớn cho Cộng đồng Phật Giáo Việt Nam nói riêng và Cộng đồng Phật Giáo Âu châu nói chung. Trước tiên là việc hình thành ngôi chùa Viên Giác và mấy mươi ngôi già lam tự viện ở khắp cùng nước Đức. Đó là những nguồn năng lượng tạo nên một sinh lực dồi dào mới cho Phật Giáo ở Đức. Tiếp theo là số lượng to lớn tác phẩm sách báo mà Hòa Thượng đã sáng tác dịch thuật và công việc miệt mài du hành thuyết pháp độ sanh của Thầy cho hàng vạn Phật Tử Việt Nam tại Đức cũng như trên toàn thế giới.
Tầm ảnh hưởng của Hòa Thượng Như Điển cũng đã tạo tiếng vang sâu rộng trên địa bàn Phật Giáo thế giới. Qua ảnh hưởng ấy mà chính Thủ Tướng và Hội đồng chính phủ nước Tích Lan cũng như Hội đồng Tăng Già Tích Lan đã quyết định trao tặng Hòa Thượng (cùng với Cố Hòa thượng Minh Tâm) “Giải thưởng Danh Dự dành cho các nhà hoạt động tích cực truyền bá Phật pháp tại hải ngoại“ vào tháng 7 năm 2011. Hai Hòa Thượng còn nhận “Quạt Quốc Sư“ truyền thống của chính phủ Tích Lan.
Và không ai khác hơn, chính một bậc tăng tài Phật Giáo Việt Nam nổi tiếng thế giới là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, vào mùa thu năm 2014 trước một hội chúng đông người tại Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu EIAB ở Walbröl nước Đức (nhân chuyến viếng thăm trong khóa tu mùa hè) đã xác nhận rằng, “Hòa Thượng Như Điển chính là người đầu tiên đặt nền móng gầy dựng nên Phật Giáo Việt Nam tại nước Đức. Chùa Viên Giác tại Hannover cũng là ngôi chùa được thành lập đầu tiên tại Đức; nên tất cả chùa Việt Nam tại đây đều nên quy hướng về chùa Viên Giác và ngay cả chùa ở EIAB tại Walbröl nầy cũng như thế“. Sau đó, Thiền sư đã dạy tất cả các tăng ni sinh của Viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu đang hiện diện hôm ấy ra đảnh lễ tri ân Hòa Thượng Thích Như Điển.
Gần đây nhất, Đại Hội lần thứ 10 Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (WBSC) nhóm họp từ 10 đến 15.11.2018 tại Mã Lai đã cung thỉnh Hòa Thượng Thích Như Điển vào vị trí Phó Chủ Tịch Hội Đồng Tăng Già Thế Giới.
Dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh là một trong những truyền thống Phật giáo hàng đầu ở Đức hiện nay. Đa số thành viên là Phật Tử người Việt Nam, người ta ít thấy Phật Tử Đức lui tới tu tập tại các đạo tràng này. Hiện nay cũng không còn thấy Tăng, Ni người Đức xuất gia ở các tự viện thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh. Tuy vậy, Phật tử Việt Nam vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nhóm Phật giáo khác tại bản xứ. Ngay trong khuôn viên Chùa Viên Giác có nhóm Phật Tử người Đức theo truyền thống Tây Tạng sinh hoạt thường xuyên nhưng họ chỉ mượn dài hạn cơ sở và tu tập biệt lập theo giáo trình riêng.
So sánh giữa hai nhóm Phật Tử người Đức và Phật Tử gốc Việt Nam chúng tôi nhận thấy rằng, mặc dù cùng là Phật Tử, cùng trong một bối cảnh Phật Giáo toàn cầu hóa hiện nay nhưng vẫn có những điểm khác biệt như sau đây. Đó là,
– Về mặt quản lý sinh hoạt, cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại Đức theo nguyên tắc truyền thống là Pháp DĀNA, nghĩa là cúng dường tài vật lực hay công sức công quả… và hoàn toàn tự nguyện. Phật Tử Việt Nam cúng dường không chỉ cho các tự viện ở địa phương mình mà các chùa khác trên thế giới. Các đạo tràng của người Đức sinh hoạt lệ thuộc vào hội phí hay thu lệ phí cho các chương trình sinh hoạt, tu tập.
– Phật Giáo Việt Nam tại Đức dưới sự hướng dẫn của Hòa Thượng Thích Như Điển rất chú trọng đến việc bảo tồn truyền thống. Mọi nghi thức lễ bái cúng kiếng đều là nghi thức gốc từ Việt Nam. Các thời pháp thường thuyết bằng tiếng Việt (ngoại trừ các khóa tu cho giới trẻ sinh ra ở hải ngoại). Điều đó không có nghĩa là các giảng sư không nói được tiếng Đức. Có rất nhiều đệ tử xuất gia của Thầy Như Điển, và kể cả Thầy cũng có khả năng nói thông thạo nhiều ngoại ngữ. Họ cũng đã tốt nghiệp các đại học ở Đức hoặc các nước phương Tây. Một Tăng sĩ có trình độ học vấn cao là điều rất cần thiết, nhưng cũng cần thiết không kém khi họ biết học hỏi và duy trì truyền thống trước những biến chuyển dồn dập của các trào lưu tư tưởng.
– Trong phạm trù nhân khẩu học cũng có sự khác biệt. Các thế hệ Phật tử tiếp theo của cộng đồng Phật tử Việt Nam chính là những con cháu của các Phật tử hiện nay, hoặc đôi khi là những người trẻ gốc Việt Nam mới nhập cư vào Đức. Cộng đồng Phật tử người Đức thì chủ yếu là những người đã cải đạo từ truyền thống Cơ Đốc. Do vậy có nhiều đạo tràng Phật Giáo Đức đang bị trì trệ và lão hóa do thiếu các thế hệ trẻ tiếp theo, không giống như các đạo tràng có gốc là những người di cư.
– Yếu tố thẩm thấu văn hóa cũng là một yếu tố quyết định khác. Trong các sinh hoạt hằng ngày của những gia đình Phật Tử người Việt mọi nếp nghĩ, ngôn ngữ đều thấm nhuần sắc thái Phật Giáo – hay có âm hưởng giáo lý Phật Giáo. Từ những câu chuyện hằng ngày cho đến thơ nhạc, chuyện cổ tích… đều mang nét đặc thù văn hóa Phật Giáo, được trao truyền từ ông bà cha mẹ đến hàng con cháu. Phật tử người Đức thì sau khi đã tìm hiểu về giáo lý Phật Giáo họ mới tìm đến Phật Giáo. Do vậy tâm hồn vẫn còn mang đậm nét nguồn gốc văn hóa Tây phương của họ.
– Và điểm cuối cùng. Trong truyền thống Phật Giáo Việt Nam, hầu như tất cả các cộng đồng Phật Giáo đều do chư Tôn Đức Tăng Ni lãnh đạo. Tăng Ni được Phật Tử Việt Nam rất kính trọng. Trong khi các cộng đồng Phật Giáo người Đức thường do các cư sĩ Phật Tử phụ trách. Các bậc phụ huynh trong cộng đồng Phật Giáo Việt Nam cũng thường khuyến khích con cháu mình phát tâm xuất gia để làm hạt giống duy trì tổ chức Tăng Già trong tương lai. Chính khi một đoàn thể Tăng Già tồn tại và phát triển thì Phật pháp mới có cơ hội duy trì và phát triển trong những thế hệ tiếp nối trong tương lai.
__________
Tác giả:
- Tiến sĩ Olaf Beuchling, pháp danh Thiện Trí. Nhà nghiên Cứu về Văn hóa và Giáo dục, là Giáo sư giảng dạy ở các Đại học tại Cộng Hòa Liên Bang Đức và Tây Ban Nha. Hiện ông đang là Trưởng bộ môn“Sư phạm Xã hội và Quản trị“ của Đại học Giáo dục Hợp tác Quốc tế Hamburg (University of Cooperative Education in Hamburg). Ông đã viết một số sách và nhiều bài báo chủ đề Phật Giáo và về việc hội nhập của Cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
- Kỹ sư Văn Công Tuấn, pháp danh Nguyên Đạo. Chuyên viên Khoa học và Kỹ thuật Y khoa Đại học CAU Kiel. Nguyên là Trưởng ban Điện toán của ngành Radiologie & Neuroradiologie trực thuộc Uniklinikum Schleswig-Holstein Kiel, Đức – từ 2021 hưu trí. Đã xuất bản 4 tác phẩm về Phật Giáo và Môi trường bằng tiếng Việt và Đức.
Hai tác giả từng hợp tác nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam tại nước Đức. Họ đã cùng viết chung tác phẩm song ngữ Đức Việt: Xuôi dòng Cửu Long đậu bến Elbe. Nếp Chùa Việt trên đất khách / Vom Mekong an die Elbe. Buddhistisches Klosterleben in der vietnamesischen Diaspora. Nhà Xuất Bản Abera Verlag Hamburg (2013), là tài liệu nghiên cứu tham khảo cho nhiều đại học ở Đức.
_________________________________
“Starke Wurzeln – gute Zweige”:
Lâm Tế Chúc Thánh in Deutschland
Die Globalisierung des Buddhismus
Mit weltweit ungefähr 500 Millionen Anhängern oder 7 Prozent der Weltbevölkerung bildet der Buddhismus gegenwärtig nach dem Christentum, dem Islam und dem Hinduismus die viertgrößte Religion weltweit. Die überwiegende Mehrheit der Buddhisten lebt nach wie vor in Asien, insbesondere in den Ländern Süd-, Südost- und Ostasiens. Doch auch in anderen Weltregionen findet sich heutzutage eine wachsende Anzahl Buddhisten. Dieser Prozess der Globalisierung gewann vor allem seit den 60er Jahren des 20. Jahrhunderts an Bedeutung. Eine Reihe verschiedener Entwicklungen verstärken die Globalisierung des Buddhismus:
- Verbesserte Massenverkehrsmittel und die Öffnung vieler Staaten für Zuwanderung führten dazu, dass sich buddhistische Migranten aus Asien in westlichen Gesellschaften und anderenorts niederließen. Im Rahmen ihres Zuwanderungs- und Niederlassungsprozesses gründeten sie in den Aufnahmegesellschaften Andachtsstätten und Vereinigungen und trugen so zu einer Pluralisierung der religiösen Landschaften ehemals christlich geprägter Gesellschaften bei.
- Gleichzeitig fasziniert der Buddhismus auch viele Menschen im Westen. Zunächst waren es nur wenige Menschen aus dem Bildungsbürgertum, welche den Buddhismus in Europa oder Nordamerika für sich entdeckten und propagierten. Nach dem Zweiten Weltkrieg kam es dann zu einem wachsenden Interesse an der buddhistischen Lehre in breiteren Teilen der Bevölkerung. Die Fusion einer asiatischen Lehre mit dem europäischen Denken war fruchtbar. Neuen Formen des Buddhismus kamen auf. Katholische Ordensleute entdeckten die Zen-Meditation, Achtsamkeitsübungen wurden populär, manche buddhistische Gruppen verstehen sich heute explizit als “westlich“.
- Fernreisen wurden komfortabler, billiger und beliebter. Die Vereinfachung des Reisens führte zu weltumspannenden Reiseaktivitäten buddhistischer Lehrerinnen und Lehrer, wodurch sich weitere Traditionslinien schneller in aller Welt verbreiten konnten. Sogar das Klosterleben hat sich internationalisiert. Ordinationszeremonien, bei denen sowohl die zukünftigen Mönche oder Nonnen als auch die Leiter der Zeremonien aus verschiedenen Ländern kommen und Klöstern angehören, die Tausende von Kilometern voneinander entfernt sein können, sind keine Seltenheit mehr. Auf internationalen buddhistischen Konferenzen tauschen sich Experten aus der Forschung, aus der Praxis und interessierte Laien über buddhistische Themen aus. Meditationsretreats in buddhistischen Ländern oder Reisen an den Wirkstätten Buddhas gewinnen bei Touristen an Popularität.
- In Zeiten weltumspannender Warenströme hat der globale Handel mit buddhistischen und buddhistisch inspirierten Artefakten wie Buddha-Statuen, Meditationskissen oder Klangschalen zugenommen. Zum einen werden diese von buddhistischen Zentren und Gruppen nachgefragt. Zum anderen bilden sie mittlerweile ein wichtiges Marktsegment der Einrichtungs-, Dekorations- und Wellness-Industrie. Wer aus einem buddhistischen Land nach Europa reist, mag überrascht sein, wie viele Buddhafiguren man beispielsweise in Deutschland in Vorgärten, Geschäften oder Restaurants sehen kann.
- Nicht zuletzt hat die Globalisierung des Buddhismus in Folge der weltweiten Medialisierung und Digitalisierung rasant zugenommen. In allen europäischen Sprachen findet sich ein großes Literaturangebot mit buddhistischen Sachbüchern, Erfahrungsberichten und Ratgebern. Im Internet sind die wichtigsten Sutras des buddhistischen Kanons in ihren Originalsprachen sowie in sehr guten Übersetzungen abrufbar. Die Dharmapredigten bekannter Mönche lassen sich auf Internetplattformen wie YouTube anhören. Auf einschlägigen Webseiten und Diskussionsforen können sich Buddhisten und am Buddhismus Interessierte austauschen. Wo etwas zunehmend populär wird, ist auch die Filmindustrie nicht weit: Mit Kinofilmen wie Little Buddha, Sieben Jahre Tibet oder Kundun wird ein internationales Publikum unterhalten und ein Millionenumsatz erzielt.
Die Globalisierung des vietnamesischen Buddhismus
Wie andere nationale Traditionen und Lehrausrichtungen des Buddhismus hat sich auch der vietnamesische Buddhismus weltweit verbreitet. Dieser Prozess setzte vor allem in den 70er Jahren des 20. Jahrhunderts infolge von Flucht und Migration ein. Die größte Gruppe der Übersee-Vietnamesen gelangte vor dem Hintergrund der vietnamesischen Flüchtlingskrise seit den 1970er Jahren in westliche Staaten. Die USA, Australien, Frankreich und Deutschland wurden zu den wichtigsten Aufnahmeländern für vietnamesische Familien. Andere gingen in den 80er Jahren des 20. Jahrhunderts als Arbeitskräfte in die ehemals sozialistischen Staaten, z.B. in die DDR, die Sowjetunion oder die Tschechoslowakei. Nach dem Fall des Eisernen Vorhangs entwickelten sich dort vielerorts vietnamesische Gemeinschaften. Weitere Gruppe von Vietnamesen migrierten zu Studienzwecken in das westliche Ausland, zogen zu bereits migrierten Familienangehörigen, wurden als Kriegswaisen adoptiert oder suchten als illegale Einwanderer ihr Glück in den vermeintlich wohlhabenderen Gesellschaften. Heute sind auf jedem Kontinent größere Communities vietnamesischer Migranten anzutreffen.
Die zahlenstärksten Gemeinschaften der Übersee-Vietnamesen in westlichen Ländern findet man in den Vereinigten Staaten, in Kanada, Australien, Frankreich und Deutschland.
Tabelle: Anzahl der Menschen vietnamesischer Herkunft in ausgewählten westlichen Staaten
USA | 2.067.527 | Zensus 2016 |
Frankreich | 350.000 | Schätzungen Thanh Binh Minh Trân |
Australien | 294.798 | Zensus 2016 |
Kanada | 240.615 | Zensus 2016 |
Deutschland | 140.000 | Eigene Schätzung |
Mit diesen weltumspannenden Migrationen hat sich auch der vietnamesische Buddhismus globalisiert. Vietnamesisch-buddhistische Pagoden und Andachtsstätten sind heutzutage im kalifornischen San Jose ebenso anzutreffen wie im australischen Perth oder im norddeutschen Hamburg.
Im Folgenden wollen wir die Geschichte der Lâm Tế Chúc Thánh-Schule in Deutschland skizzieren. Sie ist untrennbar mit dem Namen des Meisters Thích Như Điển verbunden. Seit über 40 Jahren hat er den Mittelpunkt seines Lebens und Wirkens in Deutschland. Ihm ist es zu verdanken, dass die Lâm Tế-Schule des vietnamesischen Buddhismus in Deutschland Wurzeln geschlagen hat und zu einer der zahlenmäßig stärksten buddhistischen Traditionen des Landes zählt. Mehr als ein Dutzend Klöster, geleitet von Mönchen wie auch Nonnen, und ein ebenso vitales wie traditionsträchtiges Gemeindeleben nahmen ihren Anfang im Gründungszentrum der Lâm Tế -Schule in Deutschland, der Klosterpagode Viên Giác im norddeutschen Hannover.
Thích Như Điển – der Pionier des vietnamesischen Buddhismus in Deutschland
Thích Như Điển wurde am 28. Juni 1949 in dem mittelvietnamesischen Dorf Xuyên Mỹ in der Provinz Quảng Nam geboren. Er war das jüngste von acht Kindern einer einfachen, buddhistischen Bauernfamilie. Ohne Zweifel war die Provinz Quảng Nam seit Jahrhunderten ein Kraftzentrum des vietnamesischen Buddhismus und insbesondere der Lâm Tế-Schule. Am 15. April 1964 folgte Thích Như Điển dem Vorbild seines älteren Bruders und zog mit Einverständnis seiner Eltern als Novize in das Kloster Viên Giác in Hội An. Hier, und kurz darauf auch in der Pagode Phước Lâm (“Wald der Verdienste“), absolvierte er sein Noviziat. Obgleich er nach eigener Aussage während seiner Grundschulzeit zunächst kein guter Schüler war, verbesserten sich seine Leistungen durch die buddhistische Praxis zusehends. Er konnte das Gymnasium besuchen, wo er das Abitur erlangte und als bester Schüler seines Jahrganges ausgezeichnet wurde. Dass sich im Laufe der Jahre seine Schulleistungen so deutlich verbesserten, führt der Mönch rückblickend auf die intensive Praxis im Klosteralltag zurück, wo das Memorieren der Rezitationstexte, die Meditation und das Fehlen weltlicher Ablenkungen dem Jugendlichen halfen, seinen Geist zu fokussieren.
Studium in Japan
Den aussichtsreichsten Mönchen eröffnete sich nach dem Abitur die Möglichkeit, ein Stipendium für ein Studium in Japan zu erhalten. Unter ihnen befand sich Thích Như Điển. Im Winter 1972 ging er für ein Auslandsstudium nach Japan. Allerdings war das Leben in Japan für die vietnamesischen Studenten eine große Herausforderung: die Sprache erwies sich als schwierig, die Lebenshaltungskosten und Studiengebühren waren hoch. In seinen Memoiren Cảm tạ xứ Ðức / Dankeschön, Deutschland von 2002 beschreibt der Hochehrwürdige die Situation wie folgt:
“Die vietnamesischen Studenten fühlten sich verloren in einem fremden Land. Wir jungen Mönche, die wir mit viel Elan an die Pforte der Universität klopften, wussten gar nichts über die Lebensweise und Gewohnheiten der Ordinierten in Japan. Wo sollten wir wohnen, essen, studieren usw.? Wir alle tappten im Dunkeln.“
Thích Như Điển lebte zunächst bei vietnamesischen Mönchen und besuchte zeitweise zwei Japanischkurse parallel, um Zeit und Geld zu sparen. Zwischen 1973 und 1977 konnte er in dem Tempel Honryuji in Hachioji. wohnen. Hier übernahm er als Mönch viele Aufgaben in der Pagode und kam so der japanischen buddhistischen Tradition näher. In den Semesterferien jobbte er, um die Studiengebühren bezahlen zu können, nachdem er an der privaten Teikyo Universität in der Präfektur Tokio die Aufnahmeprüfung zum Fach Erziehungswissenschaft bestanden hatte. Trotz der großen Herausforderungen gelang es dem Mönch mit Beharrlichkeit und Fleiß, am 25. März 1977 sein Pädagogikstudium anzuschließen – als Zweitbester.
Der Weg nach Deutschland
Zu dieser Zeit kontaktierte ihn ein Jugendfreund, der in Deutschland lebte und Medizin studierte. Dieser lud den Mönch ein, ihn in Deutschland zu besuchen. Thích Như Điển folgte der Einladung und kam 1977 zum ersten Mal in die Bundesrepublik. Die Vietnamesen, die zu dieser Zeit bereits in Deutschland lebten, waren zumeist Studenten. Sie überredeten den jungen Mönch, in Deutschland zu bleiben und eine Gemeinde aufzubauen. Thích Như Điển war nie ein Freund des Zauderns oder von halben Sachen. Er belegte einen Deutschkurs an der Universität Kiel und bereits im März 1978 wurde er an der Universität Hannover im Studienfach Erziehungswissenschaft immatrikuliert. Er mietete in Hannover eine kleine Wohnung an und gründete die Gedenkstätte Vien Giac. Diese Gedenkstätte war die erste Pagode der vietnamesischen Buddhisten in Deutschland. Ende 1978 wurde ein „Verein der vietnamesischen buddhistischen Studenten und Flüchtlinge in der Bundesrepublik“ gegründet, 1979 erschien die erste Ausgabe der Zeitschrift „Viên Giác“ und 1980 wurde die „Congregation der Vereinigten Vietnamesischen Buddhistischen Kirche, Abteilung Bundesrepublik Deutschland“ ins Leben gerufen. Anfang 1981 wurden Räumlichkeiten in einer ehemaligen Metallfabrik in Hannover bezogen – übrigens in direkter Nachbarschaft zum heutigen Standort der Pagode.
Zu dieser Zeit verließen immer mehr Vietnamesen ihre Heimat. Sie wollten politischen Repressionen wie Umerziehungskampagnen, Enteignungen und der Haft in Arbeitslagern zu entkommen, sie flohen vor wirtschaftlicher Not infolge planwirtschaftlicher Fehlentscheidungen und Missernten und später auch aufgrund der militärischen Konflikte mit Kambodscha und der Volksrepublik China.
Die Bundesrepublik Deutschland sagte zunächst zu, 1000 dieser Flüchtlinge aufzunehmen. Nach und nach wurde dieses Kontingent dann auch knapp 40.000 Personen erhöht. Bis weit in die 1980er konnten vietnamesische Staatsangehörige damit rechnen, aus humanitären und politischen Gründen als Flüchtlinge anerkannt zu werden. Weitere Vietnamesen gelangten im Rahmen der Familienzusammenführung oder der Asylverfahren nach Deutschland. Auch Thích Như Điển beantragte Asyl, welches ihm nach kurzer Prüfung angesichts politischen Lage in Vietnam auch gewährt wurde.
Die ersten zehn Jahre
Bereits in den ersten 10 Jahren nach der Gründung der Kongregation in Deutschland kamen bundesweit weitere vietnamesisch-buddhistische Ortsgruppen oder kleine Pagoden hinzu. Die Nonne Thích Nữ Diệu Tâm ließ sich in Hamburg nieder. Die Hansestadt war zu einer Hochburg vietnamesischer Flüchtlinge geworden, und so bestand Bedarf an der Errichtung einer Andachtsstätte. In München wurde im Januar 1985 unter Anwesenheit von 150 Besuchern die Andachtsstätte Tâm Giác eingeweiht. Es mussten aber noch mehrere Jahre vergehen, bis ein Ordinierter gefunden wurde, der langfristig die Verantwortung für die Pagode übernehmen konnte. In Berlin gehen die ersten buddhistischen Aktivitäten auf Besuche Thích Như Điểns bei örtlichen Studenten und Flüchtlingen zurück. Eine gute Zusammenarbeit gab es in den Anfangsjahren mit dem berühmten Buddhistischen Haus in Berlin-Frohnau und den deutschen Buddhisten der “Buddhistischen Gesellschaft Berlin e.V.“. 1981 wurde ein Ortsverein gegründet, ab 1983 entwickelte man Pläne zur Gründung einer vietnamesisch-buddhistischen Andachtsstätte oder Pagode. Umsetzen ließen sich diese jedoch erst 1987, als die Andachtsstätte Linh Thứu eingeweiht wurde. Auch in weiteren Städten wie Bremen, Frankfurt, Freiburg, Münster, Fürth-Erlangen, Wiesbaden, Rottershausen, Barntrup oder Norddeich hatten buddhistische Ortsvereine die Arbeit aufgenommen, regelmäßige Veranstaltungen durchgeführt oder Jugend- und Kulturgruppen ins Leben gerufen. Mancherorts mussten die Aktivitäten nach einigen Jahren wieder eingestellt werden; anderenorts konnten sie ausgebaut werden und mündeten in die Gründung von regulären Andachtsstätten oder Pagoden.
Nach 1989: Der vietnamesische Buddhismus im vereinigten Deutschland
Mit dem Fall der Mauer 1989 und der deutschen Wiedervereinigung 1990 rückte eine weitere Gruppe vietnamesischer Migranten in Deutschland in den Blick. Bis zu 60.000 Vietnamesen hatten als Vertragsarbeiter in der ehemaligen DDR gelebt. Die Begegnung der beiden vietnamesischen Gemeinschaften war anfänglich alles andere als einfach. Vor allem Illegale aus anderen ehemals sozialistischen Ländern, die nach Deutschland kamen, um kriminellen Machenschaften nachzugehen, waren in den 1990er ein großes Problem. Sie sorgten für Unruhe unter den Vietnamesen und beschädigten den sehr guten Ruf, den vietnamesische Einwanderer bis dahin in Deutschland hatten.
1989 war auch das Jahr des Baubeginns des Klosters Viên Giác an seinem heutigen Standort. Im Dezember 1991 konnte der Umzug in den neuen Gebäudekomplex erfolgen. Eineinhalb Jahre später, im August 1993, fand die feierliche Einweihungszeremonie des Klosters im Beisein buddhistischer Würdenträger aus dem In- und Ausland statt. Ermöglicht durch Spendengelder und zinslose Darlehen in Höhe von 9 Millionen DM sowie unzähligen Stunden der Eigenleistung engagierter Buddhisten war die Pagode bei ihrer Fertigstellung die größte buddhistische Institution in Deutschland. Noch heute zählt sie zu den größten buddhistischen Bauten Europas. Das zweistöckige Hauptgebäude hat eine Fläche von 815 Quadratmeter, die Nebengebäude von 666 Quadratmeter. Auf die Andachtshalle entfallen 450 Quadratmeter, sie kann somit rund 400 Menschen Platz bieten. Des Weiteren gibt es eine große Gemeinschaftsküche, einen Veranstaltungsraum, einen Patriarchen- und Meditationsraum, eine Bibliothek und viele weitere Räumlichkeiten.
Nach der Fertigstellung der Klosterpagode Viên Giác im Jahr 2003 trat Thầy Như Điển die Verantwortung als Abt an seinen Schüler Thích Hạnh Tấn ab. Zu diesem Anlass besuchte eine Delegation buddhistischer Würdenträger der Linie Lâm Tế Chúc Thánh aus Bình Định, Vietnam, unter der Leitung des Hochehrwürdige Thích Bảo An, der damals 90 Jahre alt war und 2011 verstarb) die Klosterpagode Viên Giác. Der Hochehrwürdige Bảo An hatte die Anfertigung von zwei hölzernen Spruchschildern in Auftrag gegeben. Die Delegation brachte diese beiden Dharma-Geschenke von hohem ideellen Wert mit nach Deutschland und übergab sie dem Kloster, wo sie heute über den Türen des Patriarchenraums hängen.
Der Hochehrwürdige Thích Bảo An war zu dieser Zeit der höchste Priestermönch von Lâm Tế Chúc Thánh in Bình Định, dem Ort, an den die Vorfahren von Meister Nguyên Thiều kamen, nachdem sie die Mandschurei verlassen hatten und 1677 Lâm Tế Chúc Thánh im Jahr Đinh Tỵ, Vietnam, gründeten.
Die Inschriften der Spruchschilder lauten:
- Der Duft von Chúc Thánh verbreitet sich (Chúc Thánh Dư Hương)
- Fest verwurzelt ist der Baum mit reichen Ästen (Chi Vinh Bổn Cố)
Chúc Thánh Dư Hương (祝 聖 餘香) – Der Duft von Chúc Thánh Linie verbreitet sich: Dieser Spruch verweist auf die zunehmende Verbreitung von Lâm Tế Chúc Thánh, von der Zeit, als Zen-Meister Minh Hải die Linie des Lâm Tế Zen-Buddhismus nach Vietnam brachte, bis in die Gegenwart, wo sich diese Übertragungslinie im Ausland im Allgemeinen und in Deutschland im Besonderen etabliert.
Chi Vinh Bổn Cố (枝 榮 本 固) – Fest verwurzelt ist der Baum mit reichen Ästen. Wörtlich “starke Wurzeln, gute Zweige“, erinnert dieses Spruchschild an ein Original, das aus Hội An, Quảng Nam, stammt, wo Meister Minh Hải die Linie vor über 300 Jahren begründet hatte. Die Übertragungslinie wird hier mit einem fest verwurzelten Baum verglichen, dessen grüne Zweige sprießen wie Ableger des vietnamesischen Zen-Buddhismus nun auch in Europa und Deutschland erblühen.
Bereits kurz nach dem Bezug wurden in der Pagode nationale und internationale Veranstaltungen ausgerichtet: Der Dalai Lama besuchte die Pagode Viên Giác in Hannover zweimal, zuletzt im Jahr 2013; der World Buddhist Sangha Council (WBSC) tagte unter Teilnahme von 70 einflussreichen Ordinierten und Vertretern buddhistischer Organisationen aus 16 Nationen 1991 in der Pagode; 1995 hielt der vietnamesische Sangha im Ausland die erste Versammlung des vietnamesischen Sangha im Ausland in der Pagode ab.
Der vietnamesische Buddhismus in Deutschland heute
Von Hannover aus verbreitete sich der vietnamesische Buddhismus bundesweit. Neben dem Zentrum Viên Giác finden sich Pagoden und Andachtsstätten unter anderem in Hamburg, Berlin, München, Frankfurt, Aachen, Freiburg, Nürnberg, Mönchengladbach und Ravensburg. Letztgenannte Stadt wurde zur Heimat der Pagode Viên Đức, einem weiteren persönlichen Projekt von Thích Như Điển, welches ihm seit seinem Rücktritt von den Amtsgeschäften in Hannover als neue Heimstatt dient. Im sächsischen Schmiedeberg rief Thích Hạnh Tấn (einer der ersten vollordinierten Schüler Thích Như Điểns und Abt der Pagode Viên Giác in den Jahren 2003-2007) das Amitayus Klausurkloster ins Leben. Mehrfach berichtete das Regionalfernsehen über die verschiedenen vietnamesischen Pagoden und ihre Aktivitäten.
Heute ist der vietnamesische Buddhismus eine der mitgliederstärksten Richtungen in Deutschland. Im Unterschied zu Thích Nhat Hanhs “Order of Interbeing“ ist die traditionelle Lâm-Tế-Schule unter Thích Như Điển traditioneller orientiert und in stärkerem Maße vom Buddhismus des Reinen Landes beeinflusst. Auch ist die Mehrheit der Praktizierenden nach wie vor vietnamesischer Herkunft. Dennoch haben die vietnamesischen Buddhisten in Deutschland vor Ort gute Beziehungen zu anderen buddhistischen Gruppen aufgebaut und sind stets an gruppenübergreifenden Aktivitäten wie den örtlichen Vesakhfeiern beteiligt. Der vietnamesische Buddhismus hat sich etabliert und ist ein fester Bestandteil der buddhistischen Szene in Deutschland.
Den Stellenwert Thích Như Điểns für den Buddhismus und die vietnamesische Gemeinschaft in Europa verdeutlicht vor allem sein Lebenswerk: die Gründung des Klosters Viên Giác und weiterer Dharma-Stätten als Kraftzentren des buddhistischen Lebens in Deutschland, seine hohe Produktivität als Buchautor sowie sein Wirken als Lehrer von Zehntausenden Buddhisten aus Vietnam und der ganzen Welt. Die Bedeutung Thích Như Điểns zeigt sich aber auch in der Anerkennung, die ihn durch andere Buddhisten weltweit entgegengebracht wird. So wurde sein Wirken von dem Ministerpräsidenten von Sri Lanka und der Sri Lanka Ramanna Nikaya (einer von drei orthodoxen Mönchsorden in Sri Lanka) ausgezeichnet, die ihm 2011 einen Ehrentitel zur Anerkennung seiner Verdienste bei der Verbreitung des Buddhismus in Europa verliehen. Der Dharma-Meister Thích Nhất Hạnh betonte anlässlich des Besuches von Thích Như Điểns im European Institute of Applied Buddhism (EIAB) im Herbst 2014 vor rund 1000 Gästen, dass Thích Như Điển das Verdienst und die Ehre zukommt, als Gründer des vietnamesischen Buddhismus in Deutschland zu gelten. Alle ordinierten Schüler des EIAB sollten sich daher in Dankbarkeit und Respekt vor dem Lebenswerk des Gründerabtes verbeugen. Die internationale Anerkennung Thích Như Điểns wurde zudem anlässlich des 10. Welttreffens des World Buddhist Sangha Council (WBSC) in Penang, Malaysia, im November 2018 deutlich. Mönche aus 54 Nationen wählten den Hochehrwürdigen Thích Như Điển zum Vize-Präsidenten des WBSC für die Periode 2018-2022.
Die Lâm Tế Chúc Thánh-Linie zählt heutzutage zu den führenden buddhistischen Traditionen in Deutschland. Nach wie vor ist die überwiegende Mehrheit der Praktizierenden vietnamesischer Herkunft. Deutsche Laien sieht man ausgesprochen selten, Ordensangehörige gar nicht. Dennoch pflegen die vietnamesischen Buddhisten in Deutschland vor Ort gute Beziehungen zu anderen buddhistischen Gruppen und sind regelmäßig an gruppenübergreifenden Aktivitäten wie den örtlichen Vesakhfeiern beteiligt.
Ein Vergleich zwischen Buddhisten deutscher und vietnamesischer Herkunft eröffnet uns abschließend den Blick für einige Unterschiede, die trotz des gleichen gesellschaftlichen Kontextes und der gemeinsamen Zugehörigkeit zur globalisierten buddhistischen Familie markant sind.
- Die vietnamesisch-buddhistische Gemeinschaft in Deutschland lebt von dem Dana-Prinzip, Spenden werden in Form finanzieller Zuwendungen und ehrenamtlicher Mitarbeit erbracht. In Anbetracht der guten finanziellen Ausstattung vieler Familien, einer in Asien generellen hohen Spendenbereitschaft sowie einem international erweiterten Diasporanetzwerk, in welchem Spenden auch aus wohlhabenden Industriegesellschaften wie den USA oder Australien akquiriert werden, können die kleinen deutschen buddhistischen Gruppen mit ihrem Vereinscharakter nicht mithalten.
- Der vietnamesische Diasporabuddhismus unter Thích Như Điển ausgesprochen traditionsbewusst. Vietnamesisch ist primäre Sprache in Ritual und bei Dharmavorträgen. Das bedeutet keineswegs, dass die Gemeinschaft nicht auch deutsch spricht. Viele der respektierten Schüler wie auch der Meister selber von Thích Như Điển sprechen mehrere Sprachen fließend und haben in Deutschland und im Ausland studiert. Ein hohes Bildungsniveau ist dem Meister wichtig. Aber man versteht sich auch als Wahrer der Tradition und priorisiert die getreue Überlieferung vor den Anwandlungen des Zeitgeistes.
- Ein weiterer Unterschied findet sich in der demografischen Entwicklung. Diese erfolgt in der vietnamesischen Community primär durch den Nachwuchs der Familien sowie durch Zuwanderung, nicht aber durch Konversion. Viele deutsche buddhistische Gruppen stagnieren und altern gegenwärtig auch, weil ihnen der Nachwuchs fehlt und auch – anders als bei buddhistischen Gruppen mit Migrationshintergrund – der stete Zufluss von Personen durch Migration fehlt.
- In der religiösen Enkulturation ist ein weiterer, maßgeblicher Unterschied auszumachen. In vietnamesisch-buddhistischen Familien ist der Buddhismus von klein auf an Teil des Aufwachsens, er spiegelt sich Sprichwörtern und Erzählungen und zählt zu Alltagspraxis vieler Familien über Generationen hinweg. Deutsche Buddhisten finden ihren Weg zum Buddhismus viel stärker als junge Erwachsene, sie eignen sich ihn vorwiegend intellektuell an und müssen vieles – durchaus mit gutem Willen – vor dem Hintergrund einer stärker individualistisch geprägten westlichen Kultur interpretieren.
- Und schließlich findet sich eine weitere Differenz in der höheren Wertschätzung des Ordenstandes bei vietnamesischen Buddhisten. Während Laien im westlichen Buddhismus sowohl die Gemeinschaften als auch die Weitergabe der Lehre dominieren, findet sich im vietnamesischen Buddhismus auch unter Migrationsbedingungen eine hohe Bereitschaft, dem Sangha beizutreten und diesen als eine herausgehobene soziale Gruppe anzuerkennen. So wie es Verantwortung von Eltern ist, ihre Kinder eine gute Erziehung anzugedeihen lassen oder es Verantwortung von Laien ist, den Sangha zu unterstützen, so wird die Kulturtransmission des Buddhismus als wesentliche Verantwortung des Sangha erachtet: Die Existenz des Sangha gilt als Garant für den Fortbestand des Dharma.
___________
Die Verfasser:
Dr. Olaf Beuchling (Dharma-Name: Thiện Trí) ist Kultur- und Bildungswissenschaftler, der an verschiedenen Universitäten in Deutschland und in Spanien lehrte. Gegenwärtig leitet er den Studiengang „Sozialpädagogik und Management“ an der Internationalen Berufsakademie iba – University of Cooperative Education in Hamburg. Er hat mehrere Bücher und zahlreiche Fachartikel zum Thema Buddhismus und zur vietnamesischen Diaspora verfasst
(www.beuchling.de)
Tuấn Văn Công, Dipl.-Ing. (Dharma-Name: Nguyên Đạo) war wissenschaftlicher Mitarbeiter und Leiter der IT der Klinik für Radiologie & Neuroradiologie am Universitätsklinikum Schleswig-Holstein, seit 2021 in Ruhestand. Er ist Autor von vier Büchern auf Deutsch und Vietnamesisch.
(www.vancong.com)
↑1 | Bài Tham Luận trong Hội Nghị Khoa Học về Lâm Tế Chúc Thánh tại Việt Nam, dự định tổ chức vào 12/2020 nhưng do đại dịch Corona phải dời lại năm 2021. |
---|