Close Menu
Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook X (Twitter) Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
      • Chuyên mục khác
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Giới thiệu – Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Trang chủ » Phật Pháp Bốn Cấp: Bậc Hướng Thiện

    Phật Pháp Bốn Cấp: Bậc Hướng Thiện

    02/06/202145 Mins Read
    GDPT
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    HIỂU MỤC ĐÍCH CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

    VÀ Ý NGHĨA HUY HIỆU HOA SEN

     

    A- MỤC ĐÍCH CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

    Mục đích của Gia đình Phật tử là đào tạo những Phật tử chơn chánh và cải tạo đời sống theo chơn tinh thần Phật giáo.

    ĐÀO TẠO NHỮNG PHẬT TỬ CHƠN CHÁNH

    Một Phật tử chơn chánh là một Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng, giữ giới đã phát nguyện và thực hành năm hạnh Tinh tấn, Hỷ xả, Thanh tịnh, Trí huệ và Từ bi.

    1. Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng là tôn Phật, Pháp, Tăng làm Thầy, trọn đời quy ngưỡng, y chỉ Phật, Pháp, Tăng, lời nói, ý nghĩ, việc làm đều hướng về Phật, Pháp, Tăng, không theo Thượng đế tà sư, ngoại đạo tà giáo, không theo bè đảng độc ác.
    2. Giữ giới đã phát nguyện thọ lãnh. Giới là những giới luật của Đức Phật chế, như Năm giới của người tại gia. Trong Năm giới ấy, tùy nguyện tùy sức đã thọ lãnh giới nào thời triệt để giữ giới ấy, lúc nào phạm, thời phải làm lễ sám hối rồi cầu xin giữ lại.
    3. Sống theo năm hạnh. Tinh tấn, Hỷ xả, Thanh tịnh, Trí huệ, và Từ bi.

    a. Tinh tấn: Nghĩa là luôn luôn tiến trên con đường trong sạch tinh tuần (tinh), trên con đường đến mục đích của Đoàn, trên con đường Đạo. Tượng trưng hạnh Tinh tấn là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hy sinh gia đình, ngôi báu, vợ con danh lợi, để dấn thân trên đường đạo, tu khổ hạnh trong sáu năm, ngồi thiền định 49 ngày; rồi sau khi thành đạo, lại đi thuyết pháp giáo hóa hơn bốn mươi chín năm, cứu toàn thể chúng sanh thoát khỏi mọi điều thống khổ.

    Một thiếu niên, thiếu nữ sống theo hạnh Tinh tấn là luôn luôn tinh tấn thực hành các hạnh Hỷ xả, Thanh tịnh, Trí huệ và Từ bi. Trái với hạnh Tinh tấn là biếng nhác trên đường đạo, trong bổn phận của mình.

    b. Hỷ xả: Nghĩa là luôn luôn vui vẻ hoan hỷ, làm mọi người mọi loài vui vẻ hoan hỷ, sống phóng xả hy

    • Gặp việc buồn, dữ, hoặc bệnh tật, không than khóc quá lo buồn, sợ hãi.
    • Thấy người làm việc lành hoặc được người khen thì vui vẻ, tán thành không ganh ghét, tức bậc.
    • Thấy người gặp việc buồn khổ, thì khuyên giải…
    • Gặp người xúc phạm, không tức giận, mắng nhiếc, đánh đập. Trái lại dùng lời từ hòa giảng dụ giải thích; nếu không được thì nhẫn nhịn.
    • Biết hy sinh cho mọi người, mọi loài.

    Hỷ xả không có nghĩa là vui vẻ trẻ trung, cười nói ồn ào. Hỷ xả là hạnh của một tâm hồn trong sạch, yêu đời, thương mọi loài, điềm tĩnh và biết hy sinh. Một thiếu niên sống theo hạnh Hỷ xả là có một gương mặt tươi trẻ, một cặp mắt trong sáng, một nụ cười hiền hòa; và trong tự thân tỏa ra sức mạnh khiến mọi người hoan hỷ hy sinh theo mình. Tượng trưng hạnh Hỷ xả là Đức Phật Di Lặc, một Đức Phật có một lòng thương rộng lớn cao cả, một gương mặt luôn luôn tươi cười.

    c. Thanh tịnh: Nghĩa là trong sạch thân thể, trong sạch lời nói, ý nghĩ, việc làm và sống một cuộc đời giản dị thanh bạch.

    • Trong sạch trong thân thể, là thân hình sạch sẽ, tóc chải tử tế, áo quần tề chỉnh, bao giờ cũng vậy.
    • Trong sạch trong lời nói, là không nói lời giả dối, độc ác, thêu dệt, chải chuốt, nói hai lưỡi. Chỉ nói lời thành thật, từ hòa, giản dị và chánh trực.
    • Trong sạch trong ý nghĩ, là không có tánh tham, sân, si, tư tưởng trong sạch chơn chánh.
    • Trong sạch trong việc làm, là cử chỉ việc làm chơn chánh.
    • Sống giản dị, là sống thanh bạch giản dị, đạm bạc, không xa hoa, phù phiếm.

    Một thiếu niên, thiếu nữ sống theo hạnh Thanh tịnh là thân thể áo quần luôn luôn sạch sẽ tề chỉnh, lời nói, ý nghĩ, việc làm, luôn luôn trong sạch và sống cuộc đời giản dị thanh bạch.

    Tượng trưng hạnh Thanh tịnh là Đức Phật A Di Đà, một Đức Phật có hào quang vô lượng, thọ mạng vô lượng, hai quả đức do nhân hạnh hoàn toàn thanh tịnh; và cảnh giới của Đức Phật A Di Đà hóa độ chúng sanh là cảnh Tịnh Độ, một cõi hoàn toàn trong sạch đẹp đẽ.

    d. Trí huệ: Là hiểu biết đúng đắn, cùng khắp, tất cả. Hiểu biết đúng đắn là sự thật cảnh vật như thế nào, thì hiểu đúng như vậy không sai lầm. Hiểu biết cùng khắp là hiểu biết rộng rãi. Một thiếu niên, thiếu nữ sống theo hạnh Trí huệ là phải học hiểu những điều phải học đúng theo chương trình, phải học hiểu Phật pháp đúng theo thứ bậc của mình. Tượng trưng hạnh Trí huệ là đức Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, một vị Bồ-tát có trí huệ bậc nhứt, tiêu biểu cho trí căn bản, và thường thay thế Đức Phật khai sáng trí huệ cho mọi loài.

    đ. Từ bi: Là đem vui cứu khổ cho mọi loài. Đem vui là gieo sự vui vẻ như người đọc sách, đem sách tặng khiến cho vui vẻ, hoặc dùng lời nói hòa nhã giảng đạo khiến cho vui vẻ.

    Cứu khổ: Là trừ những nỗi đau khổ cho mọi loài, như đối với người khổ vì đói khát thì bố thí các món ăn uống cho hết khổ… Một thiếu niên, thiếu nữ sống theo hạnh Từ bi là luôn luôn cứu giúp mọi loài, mọi người sống hạnh phúc. Tượng trưng hạnh Từ bi là Đức Quán Thế Âm Bồ-tát, một vị Bồ-tát hiện thân cứu khổ cứu nạn cho mọi loài, luôn luôn thương tưởng, cứu giúp cho tất cả chúng sanh.

    B- CẢI TẠO ĐỜI SỐNG THEO CHƠN TINH THẦN ĐẠO PHẬT

    Đã sống theo Đạo Phật, Phật tử có trách nhiệm cải hóa đời của mình, của người thân, bạn bè chung quanh mình cùng sống theo tinh thần Bi Trí Dũng của Đạo Phật. Mỗi Phật tử phải là một năng lực cải tạo, một sức mạnh cảm hóa, để chuyển đổi mọi hoàn cảnh, mọi người, mọi loài, trong tất cả thời, khắp tất cả chỗ.

    C- HUY HIỆU HOA SEN

    Huy hiệu của Gia đình Phật tử là dấu hiệu tròn hoa sen trắng, có tám cánh trên nền màu xanh lá mạ.

    1. Hình tròn tượng trưng cho Đạo Phật viên dung, hoàn toàn, vô ngại.
    2. Sen trắng tượng trưng cho ánh sáng của trí huệ: hoàn toàn (giác ngộ) và cho ánh sáng của hạnh Thanh tịnh hoàn toàn (giải thoát).
    3. Tám cánh sen chỉ rõ mục đích của Gia đình Phật tử: 5 cánh trên chỉ cho các hạnh Tinh tấn, (cánh giữa), Hỷ xả, Thanh tịnh (2 cánh bên trái, bên mặt cánh giữa, ở ngoài ngó vào), Trí huệ và Từ bi (bên trái cánh Hỷ xả, bên phải cánh Thanh tịnh), 3 cánh dưới chỉ cho Phật (cánh giữa), Pháp (cánh phía trái ở ngoài ngó vào) và Tăng (cánh phía mặt).
    4. Màu xanh là màu tương lai, màu hy vọng, màu của Thanh, Thiếu, Nhi Phật tử.
    1 2 3 4 5
    Bậc Hướng Thiện Phật pháp bốn cấp
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleChúc Thanh: Giọt nắng đầu mùa
    Next Article Thích Tuệ Sỹ: Bài ca cô gái Trường Sơn

    Xem thêm

    Tâm Quảng Nhuận: Đọc Tâm Thư như đọc lại chính mình

    06/06/2025

    HT Thích Thái Hòa – Đạo từ Lễ kỷ niệm 90 năm hình thành và phát triển GĐPT Thừa Thiên

    17/05/2025

    Thích Nhất Hạnh: Tỉnh dậy đi thôi, các bạn xuất gia trẻ!

    26/04/2025
    Add A Comment
    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Pháp Hiền: Phật giáo – Giáo dục Phật học như thế nào?

    20/06/2025

    Tiểu Lục Thần Phong: Bồ đề Nguyên Thiều

    20/06/2025

    Đạo Sinh: (LUẬN CÂU-XÁ) Chương 4: Phân biệt nghiệp [Phần 17]

    19/06/2025

    Thích Chúc Xuân: “Sư tử trùng” thực “sư tử nhục”

    18/06/2025

    Tâm Nhãn: Đọc sách và trưng sách, đọc kinh và thờ kinh

    16/06/2025

    Võ Đào Phương Trâm: Nỗi buồn hóa chân mây

    16/06/2025

    HT Thích Minh Nghĩa: Thư bạch trình Phật sự An cư kiết hạ, Bố tát PL. 2569

    11/06/2025

    Tiểu sử Hoà Thượng Thích Minh Giác

    09/06/2025

    Tâm Quảng Nhuận: Đọc Tâm Thư như đọc lại chính mình

    06/06/2025

    Nguyệt san Chánh Pháp số 163 | tháng 6.2025

    03/06/2025
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Phật Giáo Úc Châu

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Thư Viện Hoa Sen

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    GÐPTVN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam (Quốc nội)

    Sen Trắng | BHD GĐPTVN tại Hoa Kỳ

    © Copyright 2025, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version