(trích dịch từ tác phẩm
“The Buddhist Conquest of China” của E. Zurcher, Công ty Thạnh Xương x.b.,
Đài Loan, Đài Bắc, 1959, từ trang 13 đến trang 15)
Một quyển luận chiến bao gồm lời mở đầu có tính cách như là tự truyện, ba mươi tám chương đối thoại ngắn và một đoạn kết luận mà trong đó nhân vật đối thủ tượng trưng công nhận tính ưu việt của Phật giáo. Theo Dư Gia Tích (trong bài viết của ông, Mâu Tử có đề cập dưới đây) thì tựa đề đầu tiên của quyển luận thuyết là Trị Hoặc Luận, chữ Trị đã được đổi thành chữ Lý vì sự cấm kỵ trong thời nhà Đường. Theo lời mở đầu của quyển sách, Mâu Tử (như nó vẫn thường được gọi) đã được viết vào cuối thế kỷ thứ hai sau Tây lịch bởi một viên chức trí thức Trung Hoa có khuynh hướng Phật giáo ở miền cực Nam của đế quốc (Thương-Ngô ở Giao Châu); tính xác thực của nó tạo ra một vấn đề hầu như không thể giải quyết được. Lịch sử lúc khởi đầu của nguyên bản (nếu nó thật sự có mặt) thì hoàn toàn không rõ ràng; bản luận thuyết đã không được đề cập đến hay trích lại ở bất cứ một nơi nào trước hậu bán thế kỷ thứ năm, khi Lục Trừng (425-494) bao gồm nó trong tuyển tập của ông về văn chương Phật giáo Trung Hoa, Pháp Luận (được biên soạn một thời gian ngắn sau năm 465; bản mục lục còn lưu trữ trong Xuất Tam Tạng Ký Tập XII 82.3.29 những phần tiếp theo). Từ thời gian đó trở tới, Mâu Tử mới có được sự phổ biến sâu rộng. Một số những học giả có uy tín đã phủ nhận Mâu Tử vì là tác phẩm giả mạo, thí dụ như Lương Khải Siêu (“một tác phẩm giả mạo được viết bởi người nào đó vào thời đại Đông Tấn hay Lưu Tống”), Tokiwa Daijò theo ông ta thì bản luận thuyết đã được dựng ra bởi vị Tăng sĩ Huệ Thông (ca. 426-ca. 478). Vị học giả đầu tiên người mà phủ nhận tính xác thực của tác phẩm hiện nay là Hồ Ứng Lân (sinh 1551), trong Tứ Bộ Chánh Ngụy của ông, ông đã cho rằng nó là “một tác phẩm giả tạo được viết bởi một học giả của Lục Triều, đời Tấn hay Tống” (so sánh P. Pelliot trong Toung Pao XIX, 1920, trang 279-280). Những học giả khác, nhiều hơn số lượng này, thì tin tưởng vào tính xác thực của tác phẩm và xem nó như là một nguồn tin tức giá trị về giai đoạn lịch sử sớm nhất của Phật giáo Trung Hoa: Tôn Di Nhượng, Dư Gia Tích, Hồ Thích, Thang Dụng Đồng, Henri Maspero người đã khám phá ra một sự tương ứng không lầm lỗi giữa tiểu sử về cuộc đời Đức Phật như đã được cung ứng trong Mâu Tử và những gì được tìm thấy trong Thái Tử Đoan Ứng Bổn Khởi Kinh (Đại Chánh Nhất Thiết Kinh, phiên dịch vào năm 222-229), và cũng là người ấn định tác phẩm ở vào khoảng từ năm 25 đến 50 của thế kỷ thứ ba; P. Pelliot trong lời giới thiệu cho bản dịch chú thích của quyển luận thuyết này. Sau cùng, hầu hết những lý thuyết và quan điểm này đều được so sánh và thẩm cứu lại bởi Phước Tỉnh Khang Thuận (Fukui Kòjun) trong một cuộc nghiên cứu sâu rộng về Mâu Tử. Ông Fukui đi đến kết luận rằng bản luận thuyết được viết vào khoảng giữa thế kỷ thứ ba sau Tây lịch. Đây không phải là nơi để lập lại nhiều lý lẽ tán thành hay chống đối về tính xác thực của Mâu Tử, một vấn đề khá phức tạp, sự khó khăn của điều mà được gia tăng lên bởi sự kiện đáng lưu ý rằng cả hai bên đều có thể viện dẫn những lý lẽ cứng rắn và xác thực hơn nữa trong việc hậu thuẫn cho những quan điểm mâu thuẫn của họ. Sự kiện quan trọng nhất mà biện hộ trong sự tán thành về tính xác thực của tác phẩm hiện tại được thiết lập bởi những tin tức có tính cách lịch sử được chứa đựng trong lời mở đầu, trong đó đồng ý một cách nghiêm túc với sự miêu tả về những gì cũng xảy ra trong Hậu Hán Thư và Tam Quốc Chí không có bất cứ vết tích nào của việc vay mượn nguyên văn: hai người liên quan (quan huyện của Dự Chương và thái thú của Giao Châu) đều không được nhắc đến tên trong lời mở đầu, tuy nhiên, trong đó họ được gọi là anh em; điều ấy đã được giải thích một cách khéo léo bởi H. Maspero (tác phẩm đã trích): những vị quan lại này xuất hiện khác biệt nhau trong Tam Quốc Chí và Hậu Hán Thư dưới những tên như Châu Phù và Châu Hạo. Những nguồn tài liệu này không nói gì về mối liên hệ gia tộc của họ, nhưng sự giống nhau của tên họ cộng thêm với những tin tức được cung ứng bởi lời mở đầu của Mâu Tử làm cho điều đó rất có thể rằng họ là anh em.
Một cách chủ quan, chúng ta không thể chia sẻ được sự lạc quan của Pelliot trong việc cho rằng đây là một bằng chứng kết thúc về tính xác thực của tác phẩm. Nó thật sự rằng “những người Tàu giả mạo tự tố cáo mình nhiều nhất bằng những điều bất nhất của họ”, nhưng trái lại “Lời Mở Đầu thì lại có tính chính xác một cách tinh mật” (sách đã trích, trang 264), nhưng điều này chỉ có giá trị đối với những giả tạo vụng về như những điều đã được nói đến bởi Pelliot (cùng tác phẩm trang 265): nếu nhiều học giả hiện nay đã có thể nối kết những việc xảy ra được mô tả trong lời mở đầu với những đoạn văn tương ứng trong Tam Quốc Chí và Hậu Hán Thư, thì không có lý do có thể hiểu được tại sao một học giả Phật giáo vào thế kỷ thứ tư hay thứ năm đã không thể rẽ sang hướng khác và xây dựng lên một thể văn tường thuật dựa trên những tài liệu khác nhau được trích ra từ những nguồn tài liệu nổi tiếng này.
Bất kể là sự việc diễn ra như thế nào, Mâu Tử đã hiện hữu vào khoảng giữa thế kỷ thứ năm; hơn nữa nó là một trong những tác phẩm kiểu mẫu lý thú và chi tiết nhất của lời biện giải nền Phật giáo Trung Hoa sớm sủa. Do đó, chúng ta sẽ sử dụng nó, vui vẻ gạt bỏ lời phán quyết cuối cùng vì đối với tính xác thực của nó đối với những nhà nghiên cứu khác. Trong quan điểm (tạm thời) của chúng ta, bản luận thuyết đã được viết trễ hơn thế kỷ thứ hai hay ngay cả thế kỷ thứ ba sau Tây lịch – bản tính chung của tác phẩm với luận chứng được phát triển cao và có hệ thống của nó (ở một nơi nào khác chỉ được tìm thấy trong những tác phẩm kiểu mẫu rất trễ sau đó của thể loại này) cho thấy thế kỷ thứ tư hay đầu thế kỷ thứ năm như là thời điểm xuất hiện của nó. Về những sự sai lệch niên đại, tôi có thể lưu ý như sau:
(1) Trong chương V, “đối thủ” nói về chiều kích rộng lớn của những bản kinh văn Phật giáo, rõ ràng là ám chỉ các kinh sâu rộng của loại kinh Đại thừa như là Bát Nhã Ba La Mật, những mẫu xưa nhất của những kinh này được biết đến đối với người Trung Hoa là bản phiên dịch của Ngài Pháp Hộ: Nhị Vạn Ngũ Thiên Tụng (Pancavimsatisahasrika) vào năm 286 sau Tây lịch.
(2) Chương XV chứa đựng lời ám chỉ về Vessantara-Jataka, bản dịch Trung Hoa xưa nhất về điều mà được chứa đựng trong Lục Độ Tập Kinh được phiên dịch vào khoảng thời gian giữa năm 247 và 280.
(3) Có nhiều chứng liệu rằng Mâu Tử trong nguyên do của sự giới thiệu về Phật giáo được cảm hứng bởi một lời giới thiệu vô danh cho “Kinh Tứ Thập Nhị Chương”(Xuất Tam Tạng Ký Tập V142.3), và mặc dù không có cách nào để xác định thời điểm chính xác của lời giới thiệu này, những lời mở đầu (“Ngày xưa, Hoàng đế nhà Hán là Hiếu Minh trong một đêm đã mộng thấy vị thần nhân”) chứng minh một cách rõ rệt rằng nó đã được viết sau thời nhà Hán. Nhưng tác giả của Mâu Tử dường như đã ý thức được điều này, và trong sự sao chép lại những hàng chữ mở đầu của “Lời giới thiệu”, ông ta đã cẩn thận bỏ đi chữ “Hán”!
(4) Trong chương XXXV, kẻ đối thủ nói là đã viếng thăm Khotan (Vu Điền) và đã đàm đạo với những vị Tăng sĩ Phật giáo và những tu sĩ khác, ngoài tính hoàn toàn không chắc có thực của câu chuyện này trong quan điểm của bối cảnh chính trị tại Trung Hoa và Trung tâm Á châu lúc bấy giờ ra, nó còn rất đáng nghi ngờ rằng phải chăng Khotan đã được biết trước (tại miền Nam Trung Hoa) như là một trung tâm Phật giáo vào đầu thế kỷ thứ hai sau Tây lịch.
Một lưu ý nữa về Lời Mở Đầu. Tokiwa Daijò đã trình bày quan điểm (tác phẩm đã trích, trang 95 những phần tiếp theo) rằng “Mâu Tử” là một khuôn mặt tượng trưng được tạo ra bởi một tác giả về sau này (theo ông ta thì người này là Huệ Thông, xem ở trên người mà đã chuẩn bị đầy đủ cho người này (Mâu Tử, chú thích của dịch giả) với một bối cảnh lịch sử bằng việc nối kết ông ta với vài sự kiện và những cá tính được biết từ các nguồn tài liệu khác. Tôi tin rằng quan điểm này được chứng thực bởi sự kiện rằng Lời Mở Đầu chắc chắn không phải chỉ có tính cách tự truyện mà mang đặc tính tán dương. Ai có thể tin rằng một học giả Trung Hoa trong việc viết lời mở đầu cho chính tác phẩm của mình lại có thể so sánh mình với Mencius, “bác bỏ (giáo điều ngoan cố của) Yang Chu và Mo Ti (?)”, rằng ông ta có thể nói rằng ông ta được giao phó cho một sứ mệnh đến Kinh Châu “tin tưởng vào sự học rộng và kiến thức thông thái của ông ta”, rằng ông ta “có sự hiểu biết toàn vẹn về dân sự cũng như quân sự, và tài năng ứng phó một cách độc lập (đối với mọi tình huống)”? Thật tế, Lời Mở Đầu là một sự mô tả lý tưởng về viên chức trí thức người hướng đến đời sống ẩn dật xa lánh sự bận rộn của cuộc đời, khước từ liên tục những chức vụ công chức mà người ta dâng hiến cho ông, cuối cùng cảm thấy bối rối trên những lập trường đạo đức để chấp nhận một sứ mệnh cao quý, rồi lại buông bỏ nó lần nữa khi mẹ ông ta qua đời, và sống những ngày còn lại trong đời ông trong việc nghiên cứu, tu tập và thiền định.