[box type=”shadow” align=”” class=”” width=””]
[dropcap]“[/dropcap]Giới thiệu: Nguyên tác quyển sách nhỏ này, tựa đề “The Eight Worldly Conditions”, được Ðại Ðức Nàrada Mahà Thera soạn thảo vào năm 1970, trước khi Ngài lâm trọng bệnh tại Việt Nam. Bản dịch được được xuất bản lần đầu tiên vào dịp Lễ Phật Ðản 2516/1972, và từ đó được tái bản nhiều lần, ở Việt Nam cũng như tại hải ngoại. [/box]
TÁM PHÁP THẾ GIAN
(Atthalokadhamma)
NHỮNG THĂNG TRẦM
CỦA ÐỜI SỐNG
Thế gian chênh lệch nầy quả không hoàn toàn tươi đẹp như cánh hoa hồng. Nó cũng không tuyệt đối gai góc như cây hồng. Hoa hồng dịu dàng, đẹp đẽ, và mùi thơm ngào ngạt. Nhưng cái cây sanh ra nó thì mình đầy gai góc. Hoa là hoa. Gai là gai. Cái gì thuộc về hoa là của hoa. Cái gì thuộc về gai là của gai. Không vì hoa mà ta lao mình vào gai, cũng không vì gai mà xa lánh hẳn hoa hồng.
Với người lạc quan, thế gian nầy tuyệt đối như cánh hoa hồng. Người bi quan trái lại, thấy nó đầy gai chướng. Nhưng đối với người thực tiễn, thế gian không tuyệt đối tươi đẹp, cũng không hoàn toàn xấu xa. Nhìn với cặp mắt thực tiễn thì nó sanh ra với những hoa hồng xinh tươi đẹp đẽ cùng với gai nhọn đầy mình.
Người hiểu biết sẽ không say mê sắc đẹp của hoa hồng nhưng nhận định đúng nó là thế nào. Thấu triệt bản chất của gai người ấy thấy đúng thực tướng của nó và sẽ hành động đủ thận trọng để khỏi bị gai quào hay đâm chích.
Giống như quả lắc của đồng hồ, đánh qua trái rồi sang phải, phải rồi trở lại trái, luôn luôn như vậy, có bốn phước lành và bốn điều bất hạnh trong đời sống mà tất cả mọi người, ai ai cũng phải đương đầu, không ai tránh khỏi.
Ðó là được (làbha) và thua (alàbha), danh thơm (yasa) và tiếng xấu (ayasa), ca tụng (pasamsà) và khiển trách (nindà), hạnh phúc (sukha) và đau khổ (dukkha).
Ðược và Thua
(Làbha và Alàbha)
Thế thường, các nhà doanh thương phải gặp cả hai điều: được và thua, hay nói cách khác, lợi lộc và lỗ lã. Dĩ nhiên, khi được lợi thì người ta thỏa thích, vui mừng. Ðiều nầy tự nó không có gì sai lầm. Những mối lợi tương tợ, dầu chánh đáng hay không, đều đem lại niềm vui mà người đời ai cũng ước mong, ai cũng tìm kiếm. Nếu không có những giờ phút vui vẻ, dầu là phù du tạm bợ, đời quả thật không đáng sống. Trong thế gian tranh chấp và bấp bênh nầy, con người được rất ít cơ hội thọ hưởng một vài loại hạnh phúc để làm phấn khởi tinh thần. Những lạc thú tương tợ, dầu vẫn là vật chất, chắc chắn sẽ giúp ta thêm sức khoẻ và tuổi thọ.
Nhưng đến khi lỗ lã thì phiền não bắt đầu khởi phát. Ta có thể dễ dàng mĩm cười khi lợi lộc, nhưng lúc thua thiệt thì không. Nhiều trường hợp lỗ lã quan trọng làm cho người ta loạn trí, lắm khi đưa đến cảnh quyên sinh mạng sống, nếu không còn chịu đựng được nữa. Chính trong những hoàn cảnh tương tợ ta phải biểu dương tinh thần dũng cảm và giữ tâm bình thản, không để quá chao động. Trong lúc vật lộn với đời sống tất cả mọi người đều phải gặp những lúc thăng, lúc trầm, và chúng ta phải sẵn sàng chịu đựng, sẵn sàng đối phó, nhất là trong nghịch cảnh. Nổi thất vọng sẽ giảm thiểu.
Mất một vật gì tất nhiên ta cảm thấy buồn. Nhưng chính cái buồn không giúp ta tìm lại được vật đã mất. Ta phải nghĩ rằng ai đó có thể hưởng vật kia, mặc dầu họ hưởng một cách bất chánh. Ước mong người ấy được vui vẻ, an lành và hạnh phúc!
Hoặc giả ta có thể tự an ủi: “Ðây chỉ là một mất mát nhỏ nhen, không quan trọng.” Hay ta có thể chấp nhận một thái độ triết lý cao thượng: “Không có gì là ‘Ta’, không có cái gì là ‘Của Ta’.
Vào thời Ðức Phật còn tại thế có một thiếu phụ cao sang đến chùa trai tăng Ðức Sàriputta (Xá Lợi Phất) và vài vị tỳ khưu khác. Trong khi chuẩn bị dâng vật thực đến các Ngài thì bà được tin chồng và tất cả các con bị người ta phục kích, giết chết lúc đang đi hòa giải một cuộc tranh chấp. Bà không tỏ vẻ buồn phiền. Thản nhiên, bà lặng lẽ cất giữ thơ vào túi rồi tiếp tục để bát chư Tăng như không có gì xảy ra. Lúc ấy một người tỳ nữ bưng hũ mật và sửa để dâng chư Tăng rủi trật chân té, làm bể cái hũ. Nghĩ rằng có thể bà thí chủ sẽ tiếc cái hũ và thức ăn đựng trong đó Ðức Sàriputta (Xá Lợi Phất) an ủi rằng các vật như cái hũ, đã mang tính chất “bể” theo liền với nó, ắt phải bể một ngày nào. Bà tín nữ trí tuệ điềm tĩnh trả lời: “Kính bạch Ðại Ðức, đó chỉ là một mất mát tầm thường. Con vừa nhận được tin chồng và các con của con bị kẻ sát nhân giết chết. Con bỏ thơ vào túi và vẫn giữ tâm bình thản, không bấn loạn. Và mặc dầu được tin dữ, con vẫn tiếp tục để bát Ngài và chư Tăng.”
Ðức quả cảm quý báu của người thiếu phụ quả thật đáng ca ngợi và đáng làm gương cho người khác.
Lần kia Ðức Phật đi trì bình trong một làng nọ. Do sự phá rối của Ma Vương, hôm ấy Ðức Phật không được ai để bát và không có gì để độ ngọ. Ðến khi Ma Vương sống sượng hỏi Ngài có nghe đói bụng không, Ðức Phật nghiêm chỉnh giải thích thái độ tinh thần của người đã vượt khỏi mọi trở ngại và đáp: “Hạnh phúc thay, Như Lai sống không bị chướng ngại. Dưỡng nuôi phỉ lạc, Như Lai lúc nào cũng như các vị Trời ở cảnh Quang Âm Thiên.”
Lần khác, Ðức Phật và các môn đệ an cư kiết hạ trong làng nọ, theo lời cung thỉnh của một người Bà La Môn. Nhưng vị nầy hoàn toàn lãng quên bổn phận là phải chăm lo các Ngài. Suốt trọn thời gian ba tháng Hạ, Ðức Phật và chư Tăng bình thản dùng những thức ăn của ngựa mà một người lái ngựa đã dâng đến, mặc dầu Ðức Moggallàna (Mục Kiền Liên) tình nguyện dùng thần thông đi tìm vật thực khác. Ðức Phật không một lời than van hay phản đối.
Bà Visakhà, vị nữ thí chủ quan trọng trong thời Ðức Phật, thường đến chùa chăm lo mọi nhu cầu của Ðức Phật và chư Tăng. Một hôm, bà đắp một cái áo choàng rất quý giá để đi chùa. Khi đến cổng chùa, như thường lệ, bà cổi áo choàng ra đưa cho người tỳ nữ cầm giữ. Lúc ra về, cô nữ tỳ vô ý bỏ quên lại. Ðức Ànanda (A Nan Ða) thấy, đem cất lại một nơi, chờ khi bà Visakhà đến chùa sẽ trao lại. Về đến nhà bàVisakhà sực nhớ, bảo người nữ tỳ quay trở lại tìm. Nhưng nếu có vị tỳ khưu nào đã đụng đến thì không nên lấy về. Cô tỳ nữ đến chùa hỏi thăm, biết rằng Ðức Ànanda (A Nan) đã cất giữ cái áo choàng nên trở về báo tin cho chủ. Bà Visakhà liền đến hầu Phật và tỏ ý muốn làm việc thiện với số tiền bán cái áo choàng quý giá ấy. Ðức Phật khuyên bà nên kiến tạo một ngôi tịnh xá để chư Tăng có nơi cư trú. Vì không ai có đủ tiền mua cái áo choàng quý giá như thế nên chính bà mua lại, và dùng số tiền ấy xây dựng một ngôi tịnh xá đẹp đẽ, dâng đến chư Tăng.
Sau khi dâng xong ngôi chùa bà ngỏ lời tri ân người tỳ nữ như sau: “Nếu con không lỡ bỏ quên cái áo choàng ắt ta không có cơ hội tạo nên công đức nầy. Vậy, ta xin chia phần phước nầy đến con.”
Thay vì buồn rầu hay phiền giận vì tạm thời mất một vật quý giá, và la rầy người tỳ nữ vô ý, bà cám ơn người ấy đã giúp cho bà cơ hội tạo phước.
Thái độ gương mẫu của bà thiện trí thức Visakhà đáng làm một bài học cho những ai dễ nóng giận vì lỗi lầm của người giúp việc thế cô.
Ta phải dũng cảm chịu đựng những lỗ lã, thua thiệt. Phải đương đầu với nó, và như câu “họa vô đơn chí” diễn tả, nó đến một cách đột ngột, từng đoàn, từng đám đông, chớ không đơn độc. Ta phải điềm tĩnh đối phó, với tâm Xả (upekkhà) hoàn toàn, và nghĩ rằng đây là cơ hội vàng ngọc để thực hành đức tánh cao thượng nầy.
Danh Thơm và Tiếng Xấu
(Yasa và Ayasa)
Danh thơm (yasa) và tiếng xấu (ayasa) là cặp thăng trầm khác mà ta phải đối phó hàng ngày.
Danh thơm, chúng ta hoan hỷ đón mừng. Tiếng xấu thì chúng ta không thích. Danh thơm làm phấn khởi tinh thần. Tiếng xấu làm cho ta phiền muộn, khổ đau. Chúng ta thích được trứ danh. Chúng ta mong muốn thấy tên tuổi và hình ảnh mình trên mặt báo. Chúng ta rất thỏa thích thấy những hoạt động của mình, dầu không đáng kể, được tường thuật và được nhiều người nhắc nhở, nhiều người biết đến. Lắm khi ta cũng cố gắng, một cách bất chánh, làm cho người ta chú ý đến mình.
Ðể thấy hình ảnh mình trên báo chí, vài người sẵn sàng trả một số tiền to tát. Ðể được danh dự, vài người sẵn sàng đóng góp quan trọng, hay hối lộ nhóm người quyền thế. Ðể tự quảng cáo, vài người biểu dương tâm trong sạch bố thí của mình bằng cách trai tăng cả trăm vị tỳ khưu, hay hơn nữa. Nhưng có thể những người ấy sẽ hoàn toàn thản nhiên trước những nỗi thống khổ của người nghèo nàn đói rách sống ngay bên cạnh mình. Ta có thể rầy la và hành phạt một tên trộm quá đói khát, vào vườn ăn cắp một trái dừa để làm dịu bớt cơn đói, nhưng ta sẽ không ngần ngại cho ra cả thiên dừa để đổi lại chút danh thơm.
Ðó là khuyết điểm của con người. Chí đến khi làm điều thiện, phần đông chúng ta cũng làm với ẩn ý vụ lợi. Những người hoàn toàn vị tha rõ thật hiếm hoi trên thế gian nầy. Vì lẽ ấy, người nào đã làm một việc thiện – dầu động cơ thúc đẩy đến hành động không mấy đáng được ca ngợi – cũng đáng được tán dương vì đã làm điều thiện ấy. Phần đông người thế gian chúng ta luôn luôn còn giấu một cái gì trong tay áo. Ai là người trăm phần trăm tốt? Bao nhiêu người hoàn toàn trong sạch, từ động cơ đến hành động? Bao nhiêu người tuyệt đối vị tha?
Chúng ta không cần chạy theo danh thơm tiếng tốt. Nếu ta xứng đáng ắt nó sẽ đến mà không cần tìm. Khi hoa đượm mật đầy đủ thì ong, bướm sẽ đến. Hoa không cần mời ong, hay mời bướm.
Ðúng thật vậy, chúng ta cảm nghe tự nhiên hoan hỷ, vô cùng hạnh phúc, khi thanh danh của chúng ta bay xa, lan rộng. Tuy nhiên, phải nhận định rằng tiếng tốt, danh vọng, vinh quang, chỉ theo ta đến nấm mồ, rồi tan biến ra mây, ra khói. Nó chỉ là những ngôn từ, mặc dầu là kim ngôn, là mỹ từ, làm êm dịu tai ta.
Còn tiếng xấu thì sao?
Chúng ta không thích nghe, hay nghĩ đến. Chắc chắn là khi những lời nói xấu lọt vào tai, nó sẽ làm cho tâm ta bàng hoàng, khó chịu. Nỗi khổ tâm càng sâu đậm hơn nếu những lời gọi là tường thuật hay báo cáo ấy tỏ ra bất công và hoàn toàn sai lạc.
Thông thường, phải mất cả năm trường, hay hơn nữa, để kiến tạo một ngôi nhà nguy nga vĩ đại. Nhưng chỉ trong nháy mắt khí giới tối tân hiện đại có thể tàn phá, tiêu hủy dễ dàng. Lắm khi phải mất nhiều năm hay trọn cả kiếp sống để gây dựng thanh danh. Bao nhiêu công trình lao khổ ấy có thể tàn rụi trong khoảnh khắc. Không ai có thể tránh khỏi câu nói tai hại bắt đầu bằng tiếng “nhưng”. Thật vậy, ông ấy rất tốt, ông ấy đã làm việc nầy, điều kia. Nhưng … Phần đầu tốt đẹp của câu nói đã bị cái “nhưng” đẩy vào đêm tối của lãng quên.
Bạn có thể sống đời đạo đức trong sạch như một vị Phật, nhưng bạn không thể tránh những lời chỉ trích, tấn công và nguyền rủa.
Ðức Phật là vị giáo chủ trứ danh nhất thời bấy giờ mà cũng là người bị nguyền rủa và sỉ vả nhiều nhất thời bấy giờ.
Các bậc vĩ nhân thường không được biết đến, hay có được biết chăng nữa, cũng một cách sai lạc.
Vào thời Ðức Phật, có một thiếu phụ thường lui tới Tịnh Xá lúc ban đêm. Những người ở đạo khác truyền rao tiếng đồn, vu oan Ðức Phật và các đệ tử Ngài đã sát hại thiếu phụ ấy và chôn vùi dưới một đống hoa tàn, trong vòng Tịnh Xá. Khi Ðức Phật đã hoàn thành viên mãn sứ mạng lịch sử của Ngài và khi rất nhiều người tìm đến xin xuất gia, các vị đạo sĩ đối nghịch phỉ báng rằng tại vì Ðức Phật mà mẹ phải lìa con, vợ lìa chồng. Chính Ngài đã làm trở ngại mọi tiến bộ của đất nước.
Chính người em họ, và cũng là môn đệ của Ðức Phật, nhiều lần âm mưu làm sụp đổ phẩm hạnh cao quý của Ngài, nhưng thất bại. Ông lại sanh tâm mưu sát Ðức Thế Tôn bằng cách từ trên cao lăn đá vào mình Ngài.
Ðã là một vị Phật Ngài không thể bị sát hại.
Nếu đó là số phần bất hạnh của một người vô tội và trong sạch như Ðức Phật, hạng người tầm thường còn phải chịu như thế nào nữa?
Lúc trèo núi, ta càng lên cao, người đứng dưới đồng bằng càng để ý đến ta và càng thấy ta nhỏ hơn. Và họ chỉ thấy phía sau lưng, không thấy phía trước. Thế gian thổi lông tìm vết nầy chỉ muốn trưng bày khuyết điểm và lỗi lầm của người. Bao nhiêu đức hạnh tốt đẹp thì giấu nhẹm. Cái xây quạt lúa quạt đi bụi bặm và những hột lúa hư lép, nhưng giữ lại các hột tốt, no đầy. Cái rây thì trái lại, giữ phần xác thô sơ mà lượt đi nước trái cây ngon ngọt. Người có trau giồi trí thức giữ cho mình phần tinh tế, và bỏ đi những gì thô sơ. Hạng vô học giữ cái thô sơ và vứt bỏ đi phần tinh vi tế nhị.
Mỗi khi bị hiểu lầm và bị người ta vô tình hay cố ý, truyền rao một cách bất công, ta nên sáng suốt suy tư, hay nói như Epictetus đã khuyên:
“May quá, người ta không quen mình nhiều. Họ chỉ biết mình sơ sài nên chỉ nói xấu mình có bấy nhiêu. Nếu người ta biết mình nhiều hơn chắc mình còn bị chỉ trích nhiều hơn nữa.”
Không nên phung phí thì giờ để sửa sai những lời đồn đãi sai lạc nếu hoàn cảnh không bắt buộc ta phải làm sáng tỏ vấn đề. Kẻ thù nghịch sẽ lấy làm thỏa thích mà thấy ta bực bội vì lời nói của họ. Ðó chính là điều mà họ mong muốn. Nếu ta thản nhiên, lời vu oan sẽ rơi vào tai điếc.
Trong khi thấy lỗi lầm của người khác, ta phải làm như người mù.
Trong khi nghe lời chỉ trích người khác, ta phải làm như người điếc.
Trong khi nói xấu người khác, ta phải làm như người câm.
Không thể chấm dứt những lời buộc tội, những tường thuật hay đồn đãi sai lầm.
Thế gian đầy chông gai và đá nhọn. Ta không thể dẹp sạch gai và đá. Nhưng nếu phải đi trên đó bất kể những trở ngại thì, thay vì dời gai và đá – chuyện mà ta không thể làm – tốt hơn nên mang giày và thận trọng đi từng bước. Chúng ta sẽ được an toàn.
Giáo Pháp dạy:
“Hãy như sư tử, không run sợ trước tiếng động.
Hãy như luồng gió, không dính mắc trong màn lưới.
Hãy như hoa sen, từ bùn nhơ nước đục mọc lên
Nhưng không bị nước đục và bùn nhơ làm ô nhiễm.
Hãy vững bước, đơn độc một mình, như con tê giác.”
Là chúa sơn lâm, sư tử không sợ hãi. Bẩm chất thiên nhiên của sư tử là không run rẩy giựt mình khi nghe tiếng gầm thét của các loài thú khác. Trên thế gian nầy chúng ta có nghe thuật lại những câu chuyện trái tai, bất lợi, những lời buộc tội giả mạo, những tiếng vu oan phỉ báng đê hèn, vì miệng lằn lưỡi mối không thiếu chi. Như sư tử, ta không cần nghe đến. Như một loại khí giới của người Úc (boomerang), khi được tung ra, nó bay tới đánh vào mục tiêu rồi trở về tay chủ, cùng thế ấy, những lời rêu rao xấu xa đê tiện ấy sẽ chấm dứt nơi mà nó bắt đầu.
Mặc chó chó sủa, đoàn lữ hành cứ tiến bước.
Chúng ta đang sống trong thế gian bùn nhơ nước đục. Nhiều đóa hoa sen đã từ đó vượt lên, tô điểm sơn hà, mà không bị nước đục và bùn nhơ làm hoen ố. Chúng ta phải cố gắng sống như hoa sen, một cuộc đời trong sạch và cao quý, không màng quan tâm đến bùn nhơ mà người khác có thể ném vào ta. Phải sẵn sàng đón nhận bùn dơ mà người khác có thể ném vào mình, thay vì mong đợi những đóa hoa hồng mà người ta có thể tặng. Ta sẽ không thất vọng.
Mặc dầu khó, chúng ta phải cố gắng trau giồi hạnh từ khước, buông bỏ, không luyến ái.
Chúng ta đến đây một mình, một thân.
Một thân một mình, chúng ta sẽ ra đi.
Trong thế gian nầy, không luyến ái là hạnh phúc.
Không cần để ý đến nọc độc của những lưỡi mối miệng lằn. Ðơn độc một mình, chúng ta hãy ra đi đó đây, tận lực phục vụ và tạo an lành cho kẻ khác.
Âu cũng lạ! rằng các bậc vĩ nhân thường bị vu oan, phỉ báng, đầu độc, treo lên thánh giá, hay bị bắn chết.
Ông Socrates vĩ đại bị đầu độc. Ðức Jesus Christ (Chúa Ky Tô) cao quý bị treo trên thánh giá. Ðức Mahatma Gandhi bất bạo động bị bắn chết.
Vậy phải chăng tốt quá cũng nguy hiểm?
Ðúng. Khi còn sống các vị ấy bị chỉ trích, tấn công và sát hại. Sau khi chết, các Ngài được tôn sùng và kỉnh mộ như thần, như thánh.
Bậc vĩ nhân thản nhiên khi được khen cũng như lúc bị chê. Các Ngài không để tinh thần suy sụp khi bị chỉ trích hay vu oan, bởi vì không chạy theo thanh danh. Người ta có biết được việc làm của mình không, các Ngài không quan tâm đến. “Các Ngài làm việc, phục vụ, nhưng không màng đến việc thọ hưởng.”
Ca Tụng và Khiển Trách
(Pasamsà và Nindà)
Ðược ca tụng và bị khiển trách là hai hoàn cảnh thăng trầm khác hằng ảnh hưởng đến nhân loại. Lẽ dĩ nhiên, khi được ca tụng thì ta nở mặt nở mày, hân hoan thỏa thích. Lúc bị khiển trách thì tinh thần suy sụp, ủ dột buồn rầu. Giữa những lời ca tụng hay khiển trách Ðức Phật dạy, bậc thiện trí không thỏa thích cũng không ủ dột ưu phiền, mà tựa hồ như tảng đá vững chắc, không lay chuyển dưới cơn bão táp phong ba của đời sống. Nếu chúng ta xứng đáng, những lời khen tặng quả thật êm tai. Nhưng nếu ta không xứng, như trường hợp có người nịnh bợ, thì những lời ấy dù có êm tai, cũng sẽ làm cho ta thất vọng, và là một tai hại. Dầu sao, đó cũng chỉ là những tiếng động, những âm thanh, không đem lại hậu quả nào nếu không lọt vào tai.
Ðứng về phương diện thế gian, lời ca tụng có thể đi rất xa. Một tiếng khen tặng nhẹ nhàng, đúng lúc, có thể giúp ta dễ dàng thâu đạt điều mong muốn. Một câu giới thiệu xứng đáng đủ làm cho toàn thể cử tọa chăm chú lắng nghe diễn giả. Nếu diễn giả có lời khen tặng cử tọa ắt sẽ được chú ý. Trái lại, nếu diễn giả bắt đầu bằng những lời khiển trách hay chỉ trích, thái độ đáp ứng của người nghe ắt không thuận lợi.
Người đã thuần thục không tin càn những lời nịnh bợ, cũng không muốn được nịnh bợ. Khi khen tặng ai xứng đáng, người già dặn thuần thành thật lòng khen tặng mà không ẩn ý ganh tỵ. Khi khiển trách, các Ngài khiển trách mà không ẩn ý khinh khi. Các Ngài chỉ khiển trách vì lòng bi mẫn, muốn cải thiện người lầm đường lạc nẻo.
Những bậc vĩ nhân được tất cả người lớn kẻ nhỏ khen tặng nhưng thản nhiên, không hề chao động.
Nhiều người thân cận với Ðức Phật thường ca tụng phẩm hạnh Ngài, mỗi người một cách. Upàli, một nhà triệu phú mới quy y với Ðức Phật, kể ra hằng trăm đức tánh của Ngài. Chín hồng danh của Ðức Thế Tôn thời bấy giờ người ta thường nhắc nhở, chí đến nay hàng tín đồ Phật Giáo vẫn còn đọc lên như kinh nhật tụng. Và mỗi lần tụng đến các phẩm hạnh cao quý ấy chúng ta nhìn lên pho tượng trầm ngâm tự tại với tấm lòng kỉnh mộ tôn sùng. Chín hồng danh ấy còn là đề mục hành thiền cho người có tâm đạo nhiệt thành và vẫn còn là nguồn gợi cảm quan trọng cho những ai tự xem mình là Phật tử.
Còn khiển trách thì sao?
Ðức Phật dạy: “Người nói nhiều bị khiển trách. Người nói ít bị khiển trách. Người lặng thinh cũng bị khiển trách.”
Hình như khiển trách là phần di sản chung của nhân loại.
“Người thế gian phần đông sống không kỷ luật,” Ðức Phật ghi nhận như vậy và dạy tiếp, “Như voi chiến ở trận địa, hứng lãnh lằn tên mũi đạn từ mọi hướng dồn dập bắn đến, cùng thế ấy, Như Lai hứng chịu mọi nguyền rủa của thế gian.”
Kẻ si mê lầm lạc chỉ tìm cái xấu, cái hư của người khác mà không nhìn cái tốt cái đẹp của ai. Ngoại trừ Ðức Phật, không ai trăm phần trăm tốt. Cũng không ai xấu trăm phần trăm. Giữa chúng ta, bên trong con người tốt nhất cũng có phần hư hỏng. Trong con người xấu nhất cũng có điểm tốt đẹp. Người biết làm câm như cái mõ bể khi bị tấn công, nguyền rủa, chửi mắng, người ấy, Ðức Phật dạy, đã đứng trước Niết Bàn, mặc dầu chưa chứng ngộ Niết Bàn.
Ta có thể phục vụ nhân loại với tấm lòng cao cả nhất, nhưng người thế gian thường hiểu lầm và gán cho ta những mục tiêu, những lý tưởng mà chính ta không bao giờ mơ đến.
Ta có thể tận lực phục vụ và giúp đỡ một người bạn trong cơn nguy ngập. Lắm khi muốn được việc, ta phải vay nợ hay bán cả đồ đạc, nhà cửa. Nhưng về sau, thế gian mê lầm nầy hư hỏng đến đổi chính người được phục vụ kia trở lại phủ nhận lòng tốt của ta, phiền trách, nói xấu, bôi bẩn ta và sẽ thỏa thích thấy ta suy sụp.
Trong Túc Sanh Truyện có tích chuyện một nhạc sĩ tên Guttila, hết lòng dạy dỗ các đệ tử và không bao giờ giấu giếm điều gì. Tuy nhiên, có một người học trò vô ân bạc nghĩa nọ cố tình làm đủ mọi cách để tranh giành ảnh hưởng với thầy. Về sau người đệ tử nầy thất bại.
Devadatta (Ðề Bà Ðạt Ða), đệ tử, vừa là em họ của Ðức Phật, đã có thần thông, không những cố gắng làm mất thanh danh của Ðức Thế Tôn mà còn mưu toan sát hại Ngài bằng cách lăn đá từ đỉnh núi cao xuống trong khi Ngài tới lui kinh hành dưới chân núi.
Một lần nọ có người Bà La Môn cung thỉnh Ðức Phật về nhà trai tăng. Theo lời thỉnh cầu, Ðức Phật đến. Nhưng thay vì tiếp đón phải lẽ, người Bà La Môn tuôn ra một loạt những lời lẽ thô kịch và nhơ bẩn vô cùng. Ðức Phật lễ độ hỏi thăm:
– Nầy Ông Bà La Môn, có khi nào khách đến nhà Ông không?
– Có, Ông Bà La Môn trả lời.
– Khi biết khách đến nhà thì Ông làm gì?
– Tôi sẽ dọn một bữa cơm thịnh soạn để đãi khách.
– Nhưng nếu khách bận việc không đến thì sao?
– Thì gia đình chúng tôi sẽ hoan hỷ chia nhau bữa cơm.
– Tốt lắm, nầy Ông Bà La Môn, hôm nay Ông mời Như Lai đến nhà để trai tăng và Ông đã khoản đãi Như Lai bằng những lời nguyền rủa chửi mắng thậm tệ. Như Lai không nhận. Vậy xin Ông vui lòng lấy trở lại.
Ðức Phật không giận, không trả thù, nhưng Ngài lễ độ trao trả lại người Bà La Môn những gì người nầy đã khoản đãi Ngài.
Không nên trả thù. Không nên báo oán. Ðức Phật khuyên dạy như vậy. Hận thù sẽ đối diện với hận thù. Báo oán, trả thù không bao giờ đưa đến hoà bình và an tĩnh. Sức mạnh chắc chắn phải đương đầu với sức mạnh. Bom đạn sẽ gặp bom đạn. “Sân hận không bao giờ dập tắt sân hận. Chỉ có tâm Từ mới diệt lòng sân.” Ðó là giáo từ của Ðức Bổn Sư. Không có vị giáo chủ nào được ca tụng và tôn sùng như Ðức Phật. Tuy nhiên, Ngài cũng là vị giáo chủ bị chỉ trích, bị khiển trách và bị sỉ vả nhiều nhất. Ðó là số phần của các bậc vĩ nhân.
Trước giữa đám đông, một thiếu phụ tên Cincà giả làm người có mang, vu oan Ðức Phật. Với gương mặt từ bi Ngài nhẫn nại chịu đựng những lời nguyền rủa, và đức hạnh trong sạch của Ngài được chứng minh tỏ rõ.
Ðức Phật cũng bị vu cáo là đã sát hại một thiếu phụ với sự đồng lõa của các vị đệ tử.
Lần kia những người khác đạo chỉ trích Ngài và các môn đệ với lời lẽ nặng nề đến độ Ðức Ànanda xin Ngài rời bỏ nơi đó để qua một làng khác.
– Nầy Ànanda, nếu những người ở làng kia cũng chửi mắng chúng ta nữa thì phải làm sao?
– Kính Bạch Ðức Thế Tôn, chúng ta sẽ sang một làng khác nữa.
– Nầy Ànanda, nếu làm như thế toàn thể lãnh thổ của xứ Ấn Ðộ sẽ không có đủ chỗ cho chúng ta. Hãy nhẫn nại. Những lời nguyền rủa tự nhiên sẽ chấm dứt.
Một bà thứ phi của ông vua nọ tên Màgandiya, có nuôi mối hận thù với Ðức Phật bởi Ngài tỏ ra không tôn trọng sắc đẹp mỹ miều của bà khi, vì không biết, cha bà muốn gả bà làm vợ Ðức Phật. Khi đi ngang qua quốc gia bà đang ở, Màgandiya thuê những người say rượu công khai chửi mắng Ðức Phật vô cùng thậm tệ. Với tâm Xả hoàn toàn Ðức Phật chịu đựng tất cả.
Nhưng Màgandiya phải chịu đau khổ vì hành động sai lầm của bà.
Nguyền rủa, chửi mắng là thường tình. Càng hoạt động, càng phục vụ, chúng ta càng trở nên vĩ đại hơn và càng phải chịu sỉ nhục và nguyền rủa nhiều hơn.
Ðức Chúa Ky Tô bị chửi mắng, nhục mạ và treo lên thánh giá.
Socrates bị chính vợ ông chửi mắng. Mỗi khi ra ngoài để phục vụ đồng bào Ông Socrates thường bị bà vợ tâm tánh hẹp hòi của ông rầy rà, la mắng. Ngày kia Bà Socrates lâm bệnh nên không thể thực hành “công tác” rầy rà thường lệ. Hôm ấy Ông Socrates ra đường với vẻ mặt buồn rầu. Bạn bè thăm hỏi vì sao. Ông giải thích rằng vì hôm nay bà vợ ông đang bệnh nên không có rầy ông.
– Sao lạ vậy? Ông phải vui mới phải chớ. Không bị rầy, tại sao ông lại buồn?
– Không phải vậy đâu. Khi bị rầy tôi được cơ hội để thực hành pháp nhẫn nại. Hôm nay tôi đã mất một cơ hội. Vì lẽ ấy mà tôi buồn. Trên đây là bài học quý báu cho tất cả. Khi bị chửi mắng ta phải nghĩ rằng đây là cơ hội để hành pháp nhẫn nhục. Thay vì tức giận, phải biết ơn người chửi mắng ta.
Hạnh Phúc và Ðau Khổ
(Sukha và Dukkha)
Hạnh phúc (sukha) và đau khổ (dukkha) là cặp thăng trầm cuối cùng. Nó cũng có nhiều năng lực nhất, ảnh hưởng đến đời sống nhân loại.
Ðiều gì làm được dễ dàng là hạnh phúc (sukha). Cái gì khó chịu đựng là đau khổ (dukkha). Thông thường, thỏa mãn điều mong ước là hạnh phúc. Nhưng, liền khi vừa đạt được điều mong ước ấy ta đã ước mong một loại hạnh phúc khác. Túi tham không đáy. Lòng tham không bao giờ hoàn toàn thỏa mãn, không bao giờ biết là đủ. Ðối với hạng người thường, hưởng thọ những lạc thú của nhục dục ngũ trần là hạnh phúc duy nhất và cao thượng nhất. Chắc chắn là có hạnh phúc tạm bợ cấp thời trong lúc mơ ước, trong khi thọ hưởng, và khi hồi nhớ lại những khoái lạc ấy mà người thiên về đời sống vật chất rất ưa thích. Nhưng quả thật là ngắn ngủi và ảo huyền.
Tư sản vật chất có thể đem lại cho ta hạnh phúc thật sự không? Nếu có, các nhà triệu phú hẳn không bao giờ nghĩ đến chuyện quyên sinh. Trong một quốc gia nọ mà tiến bộ vật chất đã lên đến mức tuyệt đỉnh, có khoảng mười phần trăm dân số mắc phải những chứng bệnh thần kinh.
Tại sao vậy?
Tài sản và sự nghiệp có đủ đem lại hạnh phúc thật sự không?
Cầm quyền thống trị toàn thể thế gian có phải là hạnh phúc thật sự không?
Ðại Ðế Alexander, người đã rầm rộ kéo quân vào Ấn Ðộ một cách hiên ngang, hùng vĩ và vẻ vang, người đã chinh phục tất cả lãnh thổ trên đường đi của mình, người ấy than rằng không tìm đâu ra một quốc gia nào khác để chinh phục.
Các vị đế vương, các vì vua đang còn đội mão, các vị ấy có luôn luôn hạnh phúc không? Ðời sống của các nhà lãnh đạo chánh trị và các nhà lãnh đạo quốc gia rất thường bị các phe đối nghịch lăm le hăm dọa. Cái chết của Mahatma Gandhi và của Tổng Thống J.F. Kennedy là một vài trường hợp điển hình.
Chân hạnh phúc nằm bên trong chúng ta và không thể được định nghĩa bằng những danh từ như tài sản, quyền thế, danh vọng, hay chinh phục xâm lăng.
Nếu những tư hữu trần tục kia được thâu đoạt bằng bạo lực, cường quyền, hay bằng một phương tiện bất công nào khác, hoặc theo một chiều hướng sai lầm, hoặc nữa, được nhìn với cặp mắt trìu mến hay tham lam, thì nó sẽ là nguồn đau khổ và sầu muộn cho chính người làm chủ nó. Cái gì là hạnh phúc cho người nầy có thể không phải là hạnh phúc cho người kia. Cái gì là thức ăn chất uống cho một người có thể là thuốc độc cho người khác. Ðức Phật kể ra bốn loại hạnh phúc của người tại gia cư sĩ.
Loại đầu tiên là hạnh phúc được có tư hữu (atthi sukha) như sức khoẻ, tài sản, sống lâu, sắc đẹp, vui vẻ, mạnh mẽ, sự nghiệp, đông đảo con cháu v.v…
Nguồn hạnh phúc thứ nhì là thọ hưởng những tư hữu ấy (bhoga sukha). Thông thường ai cũng muốn thọ hưởng, ai cũng ưa vui thích. Ðức Phật không bao giờ khuyên dạy rằng tất cả mọi người nên từ khước hạnh phúc trần gian và rút vào sống ẩn dật chốn rừng sâu vắng vẻ.
Thọ hưởng tài sản không phải là chỉ dùng nó cho riêng mình, mà cũng là bố thí ra để tạo an lành cho người khác. Cái gì mà ta ăn chỉ tồn tại nhất thời. Cái gì mà ta tích trữ, ta sẽ bỏ lại, và ra đi. Nhưng, cái gì mà ta cho ra sẽ trở lại với ta. Những hành động thiện mà ta làm với những tư hữu trần tục sẽ tồn tại lâu dài, không thể mất.
Không nợ nần (anana sukha) là một nguồn hạnh phúc khác. Nếu tri túc, biết an phận với những gì mình có và nếu ăn ở kiệm cần, ta sẽ không nợ nần với ai. Người mang nợ luôn luôn sống trong tâm trạng thấp thởm lo âu và nơm nớp sợ chủ nợ. Nếu không nợ nần, mặc dầu nghèo, ta vẫn cảm nghe thoải mái dễ chịu và thơ thới trong lòng.
Nếp sống trong sạch (anavajja sukha), hay hạnh phúc của người không đáng bị khiển trách, là nguồn hạnh phúc cao thượng nhất của người cư sĩ. Người có đời sống trong sạch là một nguồn phước báu cho mình và cho kẻ khác. Người trong sạch được tất cả khâm phục. Người ấy cảm nghe hạnh phúc vì nằm trong phạm vi ảnh hưởng của những rung động an lành mà nhiều người khác gởi đến mình. Tuy nhiên, ta phải ghi nhận rằng rất khó, vô cùng khó, mà được tất cả mọi người khâm phục. Người có tâm tánh cao quý chỉ biết giữ mình để sống đời trong sạch và thản nhiên trước dư luận.
Phần đông thỏa thích trong sự thọ hưởng những lạc thú của đời sống. Nhưng cũng có hạng người thỏa thích trong sự từ khước, buông bỏ các lạc thú ấy. Không luyến ái, hay vượt lên trên mọi khoái lạc vật chất, là hạnh phúc đối với người đạo đức. Hạnh phúc Niết Bàn – tức trạng thái thoát ra khỏi mọi đau khổ – là hình thức hạnh phúc cao thượng nhất.
Chúng ta vui vẻ đón mừng hạnh phúc. Nhưng đau khổ thì không được niềm nở tiếp nhận.
Ðau đớn (vật chất) và phiền muộn (tinh thần) đến với ta dưới nhiều hình thức.
Chúng ta đau khổ khi phải chịu già yếu, đó là lẽ tự nhiên. Phải bình thản chịu đựng những khổ đau của tuổi già.
Càng đau khổ hơn hoàn cảnh già nua, là bệnh hoạn. Và nếu là một chứng bệnh trầm kha làm đau nhức lâu ngày, ta sẽ cảm thấy thà chết còn hơn. Chỉ một cái răng đau hay một lúc nhức đầu, đôi khi cũng làm cho ta vô cùng khó chịu. Khi lâm bệnh, không nên lo sợ mà phải cố gắng chịu đựng. Ðúng vậy, phải tự an ủi rằng ta khỏi phải mang một chứng bệnh trầm trọng hơn.
Lắm khi chúng ta phải xa lìa thân bằng quyến thuộc. Cảnh biệt ly vô cùng đau khổ. Chúng ta phải nhận định rằng mọi kết hợp đều phải chấm dứt trong cảnh biệt ly. Ðây là cơ hội quý báu để ta thực hành tâm Xả.
Một việc thường xảy ra là chúng ta phải kết hợp với người mình không ưa thích, sống chung với người mà ta ghét. Phải cố gắng chịu đựng và nghĩ rằng mình đang gặt hái quả xấu của một cái nghiệp nào mà chính mình đã tạo, hoặc trong quá khứ, hoặc trong hiện tại. Chúng ta phải cố gắng tự tạo cho mình một nếp sống thích hợp với hoàn cảnh mới và, bằng cách nầy hay cách khác, phải cố gắng vượt qua mọi trở ngại.
Chí đến Ðức Phật, đấng toàn thiện đã tận diệt mọi ô nhiễm, mà còn phải chịu đau đớn vì bệnh hay vì tai nạn.
Ðức Phật nhiều lần bị nhức đầu. Chứng bệnh kiết lỵ sau cùng làm cho Ngài đau đớn không xiết kể. Devadatta (Ðề Bà Ðạt Ða) lăn đá từ đỉnh núi cao gây thương tích cho Ngài ở chân phải mổ. Lắm lúc Ngài phải nhịn đói. Ðôi khi Ngài phải dùng thức ăn dành cho ngựa. Một lần nọ, vì các đệ tử không vâng lời, Ngài vào rừng ở ba tháng. Giữa rừng sâu Ngài phải nằm trên một lớp lá ủ, trải trên mặt đất gồ ghề thô cứng và phải đối phó với những cơn lạnh buốt xương. Nhưng Ngài vẫn thản nhiên. Giữa những hoàn cảnh đau khổ, cũng như những lúc an vui hạnh phúc Ðức Phật luôn luôn giữ tâm Xả hoàn toàn.
Trên bước thênh thang trong vòng luân hồi, chết là mối ưu phiền trọng đại nhất mà chúng ta phải đối phó. Ðôi khi cái chết không đến lẻ loi cho một người thân mà đến trùng hợp cho nhiều người thân trong một lúc.
Bà Patàcara mất một lúc bao nhiêu người thân thuộc: cha, mẹ, chồng, anh, và hai con. Bà trở nên loạn trí. Ðức Phật khuyên giải và an ủi bà.
Bà Kisà Gotami mất người con thân yêu duy nhất. Tay bồng con, bà chạy đi tìm thuốc chữa trị và đến cầu cứu với Ðức Phật.
– Ðược, con có thể tìm ra một vài hột cải không?
– Bạch Ðức Thế Tôn, con sẽ tìm ra hột cải, chắc như vậy.
– Nhưng hột cải nầy phải lấy từ trong nhà nào mà chưa từng có ai chết.
Hột cải thì có. Nhưng bà không tìm ra nơi nào mà thần chết chưa hề đến viếng.
Bà tỉnh ngộ và nhận thức bản chất thiên nhiên của kiếp sinh tồn.
Một lần nọ bà kia được người ta hỏi tại sao không khóc cái chết thê thảm của người con. Bà trả lời: “Không ai mời mọc, nó đến. Không cho ai hay, nó đi. Ðến thế nào, nó ra đi cùng thế ấy. Tại sao ta khóc? Khóc có ích gì?
Từ cành cây có nhiều trái rơi rụng – trái non có, trái già có, trái chín có – cùng thế ấy, ta có thể lìa đời lúc sơ sinh, lúc thiếu niên, lúc tráng niên, hay khi niên cao tuổi lớn. Mặt trời mọc ở phương Ðông chỉ để lặn ở phương Tây. Hoa nở tốt tươi buổi sáng để úa tàn vào lúc chiều.
Cái chết không thể tránh, đến với tất cả mọi người, không trừ ai. Và ta phải bình thản đối phó.
“Cũng như trên đất ta có thể vứt bất luận vật gì, dầu chua, dầu ngọt, dầu sạch, dầu dơ. Ðất vẫn thản nhiên một mực trơ trơ, không giận cũng không thương. Vậy, cùng thế ấy, trong hạnh phúc, trong phiền muộn, lúc thăng lúc trầm, ta phải giữ tâm như đất.”
Ðức Phật dạy như vậy.
Trước những thăng trầm của thế gian, tâm của vị A La Hán không bao giờ chao động. Giữa những hoàn cảnh được và thua, danh thơm và tiếng xấu, ca tụng và khiển trách, hạnh phúc và đau khổ, chúng ta hãy giữ tâm bình thản.
_______________________
THE EIGHT WORLDLY CONDITIONS
Vicissitudes of Life
(Atthalokadhamma)
This ill-balanced world is not absolutely rosy. Nor is it totally thorny. The rose is soft, beautiful and fragrant. But the stem on which it grows is full of thorns. What is rosy is rosy; what is thorny is thorny. Because of the rose one will not meddle with the thorns nor will one disparage the rose on account of the thorns.
To an optimist this world is absolutely rosy; to a pessimist this world is absolutely thorny. But to a realist this world is neither absolutely rosy nor absolutely thorny. It abounds with beautiful roses and prickly thorns as well, from a realistic standpoint.
An understanding person will not be infatuated by the beauty of the rose but will view it as it is. Knowing well the nature of the thorns, he will view them as they are and will take the precaution not to be wounded.
Like the pendulum that perpetually turns to the right and left, four desirable and undesirable conditions prevail in this world which everyone, without exception, must perforce face in the course of one’s lifetime.
They are gain (làbha) and loss (alàbha), fame (yasa) and defame (ayasa), praise (pasaÑsà) and blame (nindà), happiness (sukha) and pain (dukkha).
GAIN and LOSS
Business men, as a rule, are subject to both gain (làbha) and loss (alàbha). It is quite natural to be complacent in obtaining a gain or a profit. In itself there is nothing wrong. Such righteous or unrighteous profits produce some pleasure which average men seek. Without pleasurable moments, though temporary, life would not be worth living. In this competitive and chaotic world rarely do people enjoy some kind of happiness which gladdens their hearts. Such happiness, though material, does conduce to health and longevity.
The problem arises in case of loss. Profits one can bear smilingly but not so the losses. More often than not they lead to mental derangement and sometimes to suicide when the losses are unbearable. It is under such adverse circumstances that one should exhibit moral courage and maintain a balanced mind. All have ups and downs while battling with life. One should always be prepared for the losses in particular. Then there will be less disappointment.
When something is stolen naturally one feels sad. But by becoming sad one would not be able to retrieve the loss. One should think that someone had benefited thereby though unrighteously. May he be well and happy!
Or one can console oneself thinking:- “It’s only a minor loss.” One may even adopt a highly philosophical attitude “there is nothing to be called Me or Mine.”
In the time of the Buddha once a noble lady was offering food to the Venerable Sàriputta and some monks. While serving them she received a note stating that her husband and all her sons who had gone to settle a dispute were waylaid and killed. Without getting upset, calmly she kept the note in her waist-pouch and served the monks as if nothing had happened. A maid, who was carrying a pot of ghee to offer to the monks, inadvertently slipped and broke the pot of ghee. Thinking that the lady would naturally feel sorry over the loss, Venerable Sàriputta consoled her, saying that all breakable things are bound to break. The wise lady unperturbly remarked – “Bhante, what is this trivial loss? I have just received a note stating that my husband and sons were killed by some assassins. I placed it in my pouch without losing my balance. I am serving you all despite the loss.”
Such valour on the part of courageous women is highly commendable.
Once the Buddha went seeking alms in a village. Owing to the intervention of Màra the Evil One, the Buddha did not obtain any food. When Màra questioned the Buddha rather sarcastically whether He was hungry or not, the Buddha solemnly explained the mental attitude of those who are free from Impediments, and replied:- “Ah, happily do we live, we who have no Impediments. Feeders of joy shall we be even as the gods of the Radiant Realm.”
On another occasion the Buddha and His disciples observed vassa (rainy period) in a village at the invitation of a brahmin, who, however, completely forgot his duty to attend to the needs of the Buddha and the Sangha. Throughout a period of three months, although Venerable Moggallàna volunteered to obtain food by his psychic powers, the Buddha, making no complaint, was contented with the fodder of horses offered by a horse-dealer.
Visàkhà, the Buddha’s chief female lay disciple, used to frequent the monastery to attend to the needs of the Buddha and the Sangha decked with a very valuable outer garment. On entering the monastery, she used to remove it and give it to the maid for safe custody. Once the maid inadvertently left it in the temple and returned home. Venerable Œnanda, noticing it, kept it in a safe place to be given to Visàkhà when she visited the monastery. Visàkhà discovering the loss advised the maid to look for it but not to take it back in case any Bhikkhu had touched it. On inquiry the maid understood that Venerable Œnanda had kept it in safe custody. Returning home, she reported the matter.
Visàkhà visited the monastery and inquired of the Buddha what meritorious act should she perform with the money obtained by selling the costly garment. The Buddha advised her to build a monastery for the benefit of the Sangha. As there was nobody to buy the garment because of its high cost, she herself bought it and built a monastery and offered it to the Sangha. After the offering, she expressed her gratitude to the maid, saying:- “If you had not inadvertently left my garment, I would not have got an opportunity to perform this meritorious act. Please share the merit.”
Instead of grieving over the temporary loss and reprimanding the maid for her carelessness she thanked her for granting an opportunity for service.
The exemplary attitude of cultured Visàkhà is a memorable lesson to all those who are quickly irritated over the misdoings of helpless servants.
Losses one must try to bear cheerfully with manly vigour. Unexpectedly one confronts them, very often in groups and not singly. One must face them with equanimity (upekkhà) and think it is an opportunity to practise that sublime virtue.
FAME and DEFAME
Fame (yasa) and defame (ayasa) are another pair of inevitable worldly conditions that confront us in the course of our daily lives.
Fame we welcome, defame we dislike. Fame gladdens our mind, defame disheartens us. We desire to become famous. We long to see our names and pictures appear in the papers. We are greatly pleased when our activities, however insignificant, are given publicity. Sometimes we seek undue publicity too.
To see their picture in a magazine some are ready to pay any amount. To obtain an honour some are prepared to offer any bribe or give a fat donation to the party in power. For the sake of publicity some exhibit their generosity by giving alms to one hundred monks and even more, but they may be totally indifferent to the sufferings of the poor and the needy in the neighbourhood. One may charge and punish a starving person who, to appease his hunger, were to steal a coconut in his garden, but would not hesitate to present thousand coconuts to get a good name.
These are human frailties.
Most people do even a good action with an ulterior motive. Selfless persons who act disinterestedly are rare in this world. Even if the motive is not very praiseworthy, those who do any good are to be congratulated on having done a beneficial act. Most worldlings have something up their sleeves. Well, who is hundred percent good? How many are perfectly pure in their motives? How many are absolutely altruistic?
We need not hunt after fame. If we are worthy of fame, it will come to us unsought. The bee will be attracted to the flower, laden with honey. The flower however, does not invite the bee.
True indeed, we feel naturally happy, nay extremely happy, when our fame is spread far and wide. But we must realize that fame, honour and glory only lead to the grave. They vanish in thin air. Empty words are they, though pleasing to the ear.
What about defame? It is not palatable either to the ear or mind. We are undoubtedly perturbed when unkind defamatory words pierce our ears. The pain of mind is still greater when the so-called report is unjust and absolutely false.
Normally it takes years to erect a magnificent building. In a minute or two, with modern devastating weapons, it could easily be demolished. Sometimes it takes years or a lifetime to build up a good reputation. In no long time the hard-earned good name can be ruined. Nobody is exempt from the devasting remark beginning with the infamous “but”. Yes, he is very good, he does this and that, but… His whole good record is blackened by the so-called “but”. You may live the life of a Buddha, but you will not be exempt from criticism, attacks and insults.
The Buddha was the most famous and the most maligned religious teacher in His time.
Great men are often not known; even if they are known, they are misknown.
Some antagonists of the Buddha spread a rumour that a woman used to spend the night in the monastery. Foiled in this base attempt, they spread a false rumour amongst the populace that the Buddha and His disciples murdered that very woman and hid her corpse in the rubbish-heap of withered flowers within the monastery. When His historic mission met with success and when many sought ordination under Him, His adversaries maligned Him, saying that He was robbing the mothers of their sons, depriving wives of their husbands, and that He was obstructing the progress of the nation. Failing in all these attempts to ruin His noble character, His own cousin and a jealous disciple of His, attempted to kill him by hurling a rock from above.
Being a Buddha, He could not be killed.
If such be the sad fate of faultless, pure Buddhas, what can be the state of ordinary mortals?
The higher you climb a hill, the more conspicuous you become and much smaller in the eyes of others. Your back is revealed but your front is hidden. The fault-finding world exhibits your shortcomings and misdoings but hides your salient virtues. The winnowing fan ejects the husks but retains the grains: the strainer, on the contrary, retains the gross remnants but drains out the sweet juice. The cultured take the subtle and remove the gross; the uncultured retain the gross and reject the subtle.
When you are misrepresented, deliberately or undeliberately unjustly reported, as Epictetus advises, it is wise to think or say – “O, by his slight acquaintanceship and little knowledge of myself I am slightly criticised. But if I am known better, more serious and much greater would be the accusations against me.”
It is needless to waste time in correcting the false reports unless circumstances compel you to necessitate a clarification. The enemy is gratified when he sees that you are hurt. That is what he actually expects. If you are indifferent, such misrepresentations will fall on deaf cars.
In seeing the faults of others, we should behave like a blind person.
In hearing unjust criticism of others, we should behave like a deaf person.
In speaking ill of others, we should behave like a dumb person.
It is not possible to put a stop to false accusations, reports and rumours.
The world is full of thorns and pebbles. It is impossible to remove them. But if we have to walk in spite of such obstacles, instead of trying to remove them, which is impossible, it is advisable to wear a pair of slippers and walk harmlessly.
The Dhamma teaches:
Be like a lion that trembles not at sounds.
Be like the wind that does not cling to the meshes of a net.
Be like a lotus that is not contaminated by the mud from which it springs up.
Wander alone like a rhinoceros.
Being the king of the forest, lions are fearless. By nature they are not frightened by the roaring of other animals. In this world we may hear adverse reports, false accusations, degrading remarks of uncurbed tongues. Like a lion, we should not even listen to them. Like the boomerang they will end where they began.
Dogs bark, caravans peacefully move on.
We are living in a muddy world. Numerous are the lotuses that spring therefrom. Without being contaminated by the mud, they adorn the world. Like lotuses we should try to lead blameless noble lives unmindful of the mud that may be thrown at us.
We should expect mud to be thrown at us instead of roses. Then there will be no disappointment.
Though difficult we should try to cultivate non-attachment.
Alone we come, alone we go.
Non-attachment is happiness in this world.
Unmindful of the poisonous darts of uncurbed tongues alone we should wander serving others to the best of our ability.
It is rather strange that great men have been slandered, vilified, poisoned, crucified, or shot.
Great Socrates was poisoned. Noble Jesus Christ was ruthlessly crucified. Harmless Mahatma Gandhi was shot.
Well, is it dangerous to be too good?
Yes, during their lifetime they are criticised, attacked and killed. After death they are deified and honoured.
Great men are indifferent to fame or defame. They are not upset when they are criticised or maligned for they work not for fame or name. They are indifferent whether others recognise their services or not. “To work they have the right but not to the fruit thereof.”
PRAISE and BLAME
Praise (pasamsà) and blame (nindà) are two more worldly conditions that affect mankind. It is natural to be elated when praised and to be depressed when blamed.
Amidst praise and blame, the Buddha says, the wise do not exhibit either elation or depression. Like a solid rock that is not shaken by the wind they remain unmoved.
Praise, if worthy, is pleasing to the ears; if unworthy, as in the case of flattery, though pleasing, it is deceptive. But they are all sounds which have no effect if they do not reach our ears.
From a worldly standpoint a word of praise goes a long way. By praising a little a favour can easily be obtained. One word of merited praise is sufficient to attract an audience before one speaks. If, at the outset, a speaker praises the audience, he will have attentive ears. If he criticises the audience at the outset, the response will not be satisfactory.
The cultured do not resort to flattery nor do they wish to be flattered by others. The praiseworthy they praise without any jealousy. The blame worthy they blame not contemp-tuously but out of compassion with the object of reforming them.
Great men are highly praised by the great and small who know them well though they are utterly indifferent to such praise.
Many who knew the Buddha intimately extolled the virtues of the Buddha in their own way. One Upàli, a millionaire, a new convert, praised the Buddha, enumerating hundred virtues ex tempore. Nine sterling virtues of the Buddha that were current in His time are still being recited by His followers, looking at His image. They are a subject of meditation to the devout. Those well-merited virtues are still a great inspiration to His followers.
What about blame”
The Buddha says:-
“They who speak much are blamed. They who speak a little are blamed. They who are silent are also blamed. In this world there is none who is not blamed.”
Blame seems to be a universal legacy to mankind.
The majority of the people in the world, remarks the Buddha, are ill-disciplined. Like anelephant in the battle-field that endures all arrows shot at him, even so, the Buddha says, do I suffer all insults.
The deluded and the wicked are prone to seek only the ugliness in others but not the good and beautiful.
None, except the Buddha, is hundred percent good. Nobody is hundred percent bad either. There is evil in the best of us. There is good in the worst of us. He who silences himself like a cracked gong when attacked, insulted and abused, he, I say, the Buddha exhorts, is in the presence of Nibbàna although he has not yet attained Nibbàna.
One may work with the best of motives. But the outside world very often misconstrues him and will impute motives never even dreamt of.
One may serve and help others to the best of one’s ability sometimes by incurring debt or selling one’s articles or property to save a friend in trouble. But later, the deluded world is so constituted that those very persons whom one has helped will find fault with him, blackmail him, blemish his good character and will rejoice in his downfall.
In the Jàtaka stories it is stated that Guttila the musician taught everything he knew to his pupil without a closed fist, but the ungrateful man he was, he unsuccessfully tried to compete with his teacher and ruin him.
Devadatta, a pupil and cousin of the Buddha who had developed psychic powers, not only tried to discredit the Buddha but also made an unsuccessful attempt to crush Him to death by hurling a rock from above while He was pacing up and down below.
On one occasion the Buddha was invited by a brahmin for alms to his house. As He was invited, the Buddha visited his house. Instead of entertaining Him, he poured forth a torrent of abuse with the filthiest of words.
The Buddha politely inquired:-
“Do visitors come to your house good brahmin?”
“Yes”, he replied.
“What do you do when they come?”
“Oh, we prepare a sumptuous feast.”
“If they fail to turn up, please?”
“Why, we gladly partake of it.”
“Well, good brahmin, you have invited me for alms and entertained me with abuse. I accept nothing.
Please take it back.”
The Buddha did not retaliate, but politely gave back what the brahmin gave Him. Retaliate not, the Buddha exhorts. Vengeance will be met with vengeance. Force will be met with force. Bombs will be met with bombs. “Hatreds do not cease through hatreds, but through love alone they cease” is a noble utterance of the Buddha.
There was no religious teacher so highly praised and so severely criticised, reviled and blamed like the Buddha. Such is the fate of great men.
In a public assembly a vile woman named Cincà feigning pregnancy, maligned the Buddha. With a smiling face the Buddha patiently endured the insult and the Buddha’s innocence was proved.
The Buddha was accused of murdering a woman assisted by His disciples. Non-Buddhists severely criticised the Buddha and His Disciples to such an extent that the Venerable Œnanda appealed to the Buddha to leave for another village.
– “How, Œnanda, if those villagers also abuse us?”
– “Well then, Lord, we will proceed to another village.”
– “Then Œnanda, the whole of India will have no place for us. Be patient. These abuses will automatically cease.”
Màgandiyà, a lady of the harem, had a grudge against the Buddha for speaking ill of her attractive figure when her father, through ignorance, wished to give her in marriage to the Buddha. She hired drunkards to insult the Buddha in public. With perfect equanimity the Buddha endured the insults. But Màgandiyà had to suffer for her misdemeanour.
Insults are the common lot of humanity. The more you work and the greater you become, the more are you subject to insult and humiliation.
Jesus Christ was insulted, humiliated and crucified.
Socrates was insulted by his own wife. Whenever he went out to help others his intolerant wife used to scold him. One day as she was unwell she failed to perform her unruly task. Socrates left home on that day with a sad face. His friends inquired why he was sad. He replied that his wife did not scold him on that day as she was unwell.
“Well, you ought to be happy for not getting that unwelcome scolding,” remarked his friends.
“Oh no! When she scolds me I get an opportunity to practise patience. Today I missed it. That is the reason why I am sad,” answered the philosopher.
These are memorable lessons for all.
When insulted we should think that we are being given an opportunity to practise patience. Instead of being offended, we should be grateful to our adversaries.
HAPPINESS and PAIN
Happiness (sukha) and pain (dukkha) are the last pair of opposites. They are the most powerful factors that affect mankind. What can be endured with ease is sukha (happiness), what is difficult to bear is dukkha (pain). Ordinary happiness is the gratification of a desire. No sooner is the desired thing gained than we desire some other kind of happiness. So insatiate are our selfish desires. The enjoyment of sensual pleasures is the highest and only happiness to an average person. There is no doubt a momentary happiness in the anticipation, gratification and recollection of such material pleasures highly priced by the sensualist, but they are illusory and temporary.
Can material possessions give one genuine happiness?
If so, millionaires would not think of committing suicide. In a certain country which has reached the zenith of material progress about ten percent suffer from mental diseases. Why should it be so if material possessions alone can give genuine happiness?
Can dominion over the whole world produce true happiness?
Alexander, who triumphantly marched to India, conquering the lands on the way, sighed for not having more pieces of earth to conquer.
Are Emperors and Kings who wear crowns always happy?
Very often the lives of statesmen who wield power are at stake. The pathetic cases of Mahatma Gandhi and J. F. Kennedy are illustrative examples.
Real happiness is found within, and is not to be defined in terms of wealth, power, honours or conquests.
If such worldly possessions are forcibly or unjustly obtained, or are misdirected, or even viewed with attachment, they will be a source of pain and sorrow for the possessors. What is happiness to one may not be happiness to another. What is meat and drink to one may be poison to another.
The Buddha enumerates four kinds of happiness for a layman.
They are the happiness of possession (atthi sukha), namely, health, wealth, longevity, beauty, joy, property, strength, children, etc.
The second source of happiness is derived by the enjoyment of such possessions (bhoga sukha). Ordinary men and women wish to enjoy themselves. The Buddha does not advise all to renounce their worldly pleasures and retire to solitude.
The enjoyment of wealth lies not only in using it for ourselves but also in giving it for the welfare of others. What we eat is only temporary. What we preserve we leave and go. What we give we take with us. We are remembered for ever by the good deeds we have done with our worldly possessions.
Not falling into debt (ananasukha) is another source of happiness. If we are contented with what we have and if we are economical, we need not be in debt to any one. Debtors live in mental agony and are under obligation to their creditors. Though poor, when debt free, you feel relieved and are mentally happy.
Leading a blameless life (anavajjasukha) is one of the best sources of happiness for a layman. A blameless person is a blessing to himself and to others. He is admired by all and feels happier, being affected by the peaceful vibrations of others. It should be stated however that it is very, very difficult to get a good name from all. The noble-minded persons are concerned only with a blameless life and are indifferent to external approbation. The majority in this world delight themselves in enjoying pleasures while some others seek delight in renouncing them. Non-attachment or the transcending of material pleasures is happiness to the spiritual. Nibbànic bliss, which is a bliss of relief from suffering, is the highest form of happiness.
Ordinary happiness we welcome, but not its opposite – pain, which is rather difficult to endure.
Pain or suffering comes in different guises.
We suffer when we are subject to old age which is natural. With equanimity we have to bear the sufferings of old age.
More painful than sufferings due to old age are sufferings caused by disease, which, if chronic, we feel that death is preferable. Even the slightest toothache or headache is sometimes unbearable.
When we are subject to disease, without being worried, we should be able to bear it at any cost. Well, we must console ourselves thinking that we have escaped from a still more serious disease.
Very often we are separated from our near and dear ones. Such separation causes great pain of mind. We should understand that all association must end with separation. Here is a good opportunity to practise equanimity.
More often than not we are compelled to be united with the unpleasant which we detest. We should be able to bear them. Perhaps we are reaping the effects of our own Kamma, past or present. We should try to accommodate ourselves to the new situation or try to overcome the obstacle by some means or other.
Even the Buddha, a perfect being, who has destroyed all defilements, had to endure physical suffering caused by disease and accidents.
The Buddha was constantly subject to headache. His last illness caused Him much physical suffering. As a result of Devadatta’s hurling a rock to kill Him, His foot was wounded by a splinter which necessitated an operation. Sometimes He was compelled to starve. At times He had to be contented with horse-fodder. Due to the disobedience of His own pupils, He was compelled to retire to a forest for three months. In the forest, on a couch of leaves spread on rough ground, facing piercing cool winds, He slept with perfect equanimity. Amidst pain and happiness He lived with a balanced mind. Death is the greatest sorrow we are compelled to face in the course of our wanderings in samsàra. Sometimes, death comes not singly but in numbers which may even cause insanity.
Patàcàrà lost her near and dear ones – parents, husband, brother and two children – and she went mad. The Buddha consoled her.
Kisà Gotami lost her only infant, and she went in search of a remedy for her dead son, carrying the corpse. She approached the Buddha and asked for a remedy.
“Well, sister, can you bring some mustard seed?”
“Certainly, Lord!”
“But, sister, it should be from a house where no one has died.”
Mustard seeds she found, but not a place where death had not visited.
She understood the nature of life.
When a mother was questioned why she did not weep over the tragic death of her only son, she replied; “Uninvited he came, uninformed he went. As he came, so he went. Why should we weep? What avails weeping?”
As fruits fall from a tree – tender, ripe or old – even so we die in our infancy, in the prime of manhood or even in old age.
The sun rises in the East only to set in the West.
Flowers bloom in the morning to fade in the evening.
Inevitable death, which comes to all without exception, we have to face with perfect equanimity.
“Just as the earth whate’er is thrown
Upon her, whether sweet or foul,
Indifferent is to all alike,
No hatred shows, nor amity,
So likewise he in good or ill,
Must even-balanced ever be.”
The Buddha says:-
When touched by worldly conditions the mind of an Arahant never wavers.
Amidst gain and loss, fame and defame, praise and blame, happiness and pain, let us try to maintain a balanced mind.