Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook Twitter Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook Twitter Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
      • Chuyên mục khác
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Giới thiệu – Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Home»VĂN HỌC»Văn»Viên Linh: Dịch giả nữ Trí Hải
    Văn

    Viên Linh: Dịch giả nữ Trí Hải

    27/02/202212 Mins Read
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Có một điều gì đó ngoài ý muốn xảy ra mỗi khi người viết bài này sửa soạn viết về nhà văn nữ, dịch giả uy tín của Miền Nam những năm ’60 – ’70, Cô Phùng Khánh hay Ni Sư Thích Nữ Trí Hải. Có khi bỏ qua vì nghĩ rằng tài liệu thu góp chưa đủ, cách đây một tuần thì nghĩ rằng tài liệu đã kha khá, bèn bày cả lên bàn, rồi khi ngồi xuống giữa đêm khuya, tìm hơn ba tiếng đồng hồ, không thấy ba tài liệu cốt cán đâu mất. Nhưng dù tìm không ra, cũng vẫn viết vậy, vì chỉ còn vài ba ngày nữa là đúng ngày 7 tháng 12, (14 tháng 11 năm Quí Mùi), tròn mười năm viên tịch của dịch giả mà tên tuổi vừa xuất hiện đã gắn liền với văn học, từ Câu Chuyện Dòng Sông tới Bắt Trẻ Đồng Xanh, từ Herman Hesse tới J. D. Salinger.

    (Hòa thượng Mãn Giác viết: “Sống ở Hoa Kỳ những năm đầu ’60 với cõi lòng ẩn mật rất Huế, khi về Việt Nam, Cô [Phùng Khánh] đã ra mắt với người đọc quê hương hai bản dịch nổi tiếng […} mà không lâu sau đó người đọc đều đã nhận ra gương mặt tuyệt vời của một dịch giả vừa uyên bác cẩn trọng, vừa trong sáng nghiêm túc. Mãi cho tới mấy chục năm sau, Cô vẫn giữ vị trí của người chuyển ngữ tài hoa nhất.” (Huyền Không-Thích Mãn Giác, Hạt Bụi Theo Về). Riêng Trí Hải sau này có dịp nói ra quan niệm của mình về dịch thuật: “Dịch là phản, nhưng đồng thời dịch cũng là tái tạo.” (Thích nữ Trí Hải, Tâm Bất Sinh, dịch Ngữ Lục Bankei, Thanh Văn, 1997)

    Nó trải khắp quá khứ hiện tại,
    Bao trùm vũ trụ
    Nhìn không thấy
    Nhưng gọi nó sẽ trả lời
    Một cây đàn không dây
    Bản nhạc vô thanh
    Không liên can gì đến tăng hay tục.
    (Thiền sư Bankei – Trí Hải dịch, “Chỉ giáo cho một nhà nho”, trong Tâm Bất Sinh.)

    Cách xưng hô trong bài này hơi phức tạp, từ những năm cuối thập niên ’60 chúng tôi quen gọi là cô Phùng Khánh, vì tới năm 1964 cô mới xuống tóc qui y. Bùi Giáng hay nhắc tới cô trong thơ. Nhiều lần tới Viện Đại Học Vạn Hạnh thăm Tuệ Sỹ, Chơn Pháp, dăm ba lần thấy cô Quản thủ ở trong Thư Viện, song tôi không có dịp vào tiếp xúc. Lúc ấy em tôi Chơn Pháp Nguyễn Hữu Hiệu là Trưởng ban Tu thư của Viện, có lần nói cho tôi hay Cô Trí Hải hỏi “Viên Linh là em hay là anh của Chốn Pháp?” Tôi không ngạc nhiên vì câu hỏi ấy đã nghe nhiều người hỏi.

    Phùng Khánh dịch nhiều hơn sáng tác, dịch giả đúng hơn là tác giả, nhưng văn xuôi của tác giả thì cuồn cuộn như thác nước, nhất là văn kể truyện, và nhất là trong tập san văn hóa Tuệ Uyển do cô sáng lập điều hành từ 1994 ở Sài Gòn, ra tới năm thứ chín thì con thiên nga đầu đàn bay về cõi Phật. Có thể nói Tuệ Uyển là tập san mà chủ nhiệm chủ bút viết từ đầu tới cuối, từ “Lời Đầu Quyển” cho tới “Kho Tàng Nguyên Thủy” (dịch kinh), “Phật Pháp Song Ngữ” và nhất là ký sự “Những Chuyến Đi,” đều do một người dịch, giảng, và kể. Trong bài “Đàm Hoa Lạc Khứ,” đặc biệt viết về Huế, Huế của riêng mình, mà Huế là tất cả của Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh:

    ni truong tri hai 5 2305
    Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải (1938 – 2003)

    “Mỗi lần đi Huế lòng tôi lại nôn nao khôn tả. Huế là đạo, là thơ, là nghĩa tình ý vị, là tinh hoa văn hóa của ba miền đất Việt, nhưng cũng là mảnh đất khô cằn của đói nghèo khốn khổ “mùa đông thiếu áo mùa hè thiếu cơm” đã hứng chịu nhiều thiên tai nhân họa… Tôi không thể nào quên được cái cảm giác lâng lâng khó tả khi viếng tháp tổ Liễu Quán. Phải đi một mình mới thấy được, nghe được tất cả cái linh thiêng. Mình như nghe được cả cái im lặng tĩnh mịch ở đấy, tiếng của vô thanh (la voix du silence) ngân vang trong hồn và khắp vũ trụ, và khi ấy dường như không còn cái gì gọi là “mình” được nữa vì mình đã tan loãng ra, hòa với thời không vô tận.” (Trí Hải, Đàm Hoa Lạc Khứ, Tuệ Uyển số 29, tr. 63).

    Tả về Huế nói về Huế thì có cả trăm bài, riêng bài của Trí hải, lạ thay, cô có thái độ không còn mình khi nói về Huế “dường như không còn cái gì gọi là ‘mình’ được nữa.” Nhưng sao quyết liệt thay, Trí Hải viết rõ ràng “yêu Huế là muốn chết với Huế”: “và khi ấy mình đã tan loãng ra, hòa với thời không vô tận. Giá mà cái báo thân này được xả bỏ trong giây phút ấy thì rất tuyệt vời, như giọt nước tan hòa vào biển cả và thể nhập làm một với đại đương.”

    Suy nghĩ sâu sắc, đọc càng sâu sắc, đúng hơn: đọc thơ văn người mà vừa đọc vừa sáng tác theo tư tưởng vận hành của mình. Hòa thượng Thiện Siêu có một bài kệ cảm ứng trong mộng như sau:

    Phật biết Phật không,
    Tâm biết tâm không,
    Khi Phật chuyển thân
    Tâm biết Phật không.

    Trí Hải viết: “Và khi nằm trên xe lửa về Huế lần này, tôi đã nghiệm ra ý nghĩa bài kệ ấy. Hai chữ Phật và Tâm trong bài kệ có thể thay bằng Sóng với Nước:

    Sóng biết Sóng không
    Nước biết Nước không
    Khi Sóng chuyển thân
    Nước biết Sóng không.

    Hay Sắc với Không, Thân với Tâm:

    Thân biết Thân không
    Tâm biết Tâm không
    Khi Thân chuyển thân
    Tâm biết Thân không.

    Trí Hải viết thêm nhiều giải thích khác như Tướng với Tánh, hoặc Hiện tượng với Bản thể, và giải thích:

    “Chữ Không trong bài kệ phải hiểu là ‘không có thực chất, chỉ tùy theo các duyên hay điều kiện mà có ra.’ Phật là Không, vì như Kinh Pháp Hoa dạy: chư Phật các đấng tôn quí trong loài hai chân – biết rằng các pháp vốn không có tính chất quyết định. Hạt giống là do các điều kiện phát sinh, do vậy ta chỉ có một cỗ xe duy nhất là con đường thành Phật. Tâm như hồ lặng, Phật như vừng trăng phản chiếu trong gương nước. Khi Phật chuyển thân thì cũng như khi vừng trăng đã luồn qua một đám mây nên không còn in bóng trong gương hồ.” (nt).

    Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh, pháp hiệu Trí Hải, sinh ngày 9.3.1938 Mậu Dần tại Vỹ Dạ, Huế, nguyên quán Gia Miêu Thanh Hóa, khi còn là thai nhi đã được qui y tam bảo bởi Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, sau này là đệ nhất Tăng thống Phật Giáo Việt Nam. Cô đậu Tú tài năm 17 tuổi, tốt nghiệp Sư phạm và dạy học tại trường Phan Chu Trinh, Đà Nẵng.

    Khoảng 1959 lớp bạn hữu văn nghệ chúng tôi ở Sài Gòn vừa vào tuổi hai mươi, cũng là tuổi một vài người trong bọn lập gia đình. Ba người bạn quanh tôi thời đó đều lấy vợ Huế, hai trong số đó quen biết chị em họ Phùng. Họ cho tôi biết hai cô thuộc dòng dõi Tuy Lý Vương, sống và lớn lên trong cung điện, quanh quẩn với đền đài, miếu mạo của kinh thành nhà Nguyễn. Hòa thượng Mãn Giác thì sau này viết “Phùng Khánh… gia đình quý phái và thâm nghiêm bên bờ sông Hương.” Những hình ảnh thanh thoát và thâm nghiêm ấy một cách vô tình đã lan vào dăm vần thơ lục bát:

    thôi cồn với tháp bao la
    ngựa đi bước nhỏ mây là cửa Ô
    mai quen với dạ bơ thờ
    đã nghe lãng đãng sương mù nhớ nhau
    thôi còn giấc ngủ đêm thâu
    một hành lang rộng vây sầu phượng liên.
    (Viên Linh, Bài phượng lên, Hiện Đại 2, 5.1960)

    Cồn, tháp, người trên ngựa ra đi, kẻ ở lại trong hành lang bao la, những hình ảnh ấy là hình ảnh của hoàng cung tưởng tượng từ chuyện nghe kể, thực tế mãi ba bốn năm sau tác giả bài thơ mới đặt chân tới Huế.

    Tôi nghe tên Trí Hải nhiều hơn từ khi cô về nước năm 1963, trông coi Thư viện Đại học Vạn Hạnh. Từ đó qua bạn hữu, được nghe biết về sinh hoạt của cô, nhất là khi cô qui y. Năm 1970 thọ Bồ tát giới tại đại trai đàn Vinh Gia, sau đó giảng dạy tại các trường Cao đẳng và Đại học.

    Chuyện quy y của một thiếu nữ con nhà dân dã vốn là một đề tài khiến người ta tò mò, không thiếu gì những cuốn tiểu thuyết hay tuồng tích cải lương mà vai chính mang tâm trạng “hoa rơi cửa Phật,” nhưng với Phùng Khánh, chuyện giản dị và cao viễn hơn. Cô đi tu như ý nguyện tự nhiên. Người thày và cũng là người khuyến dụ Phùng Khánh đi tu, để trở thành Tâm Hỷ, Trí Hải, là Sư Bà Diệu Không (1905-1997) trụ trì chùa Tường Vân. Chính Trí Hải kể lại trong một bài thơ lời Sư Bà nói với mình thuở còn nhỏ: “Cái chi ta cũng dành cho mi Mà mi không chịu tu, mi chết.”

    Hai câu này nằm trong bài thơ sau đây:

    CHÙA TƯỜNG VÂN
    Chốn tổ Tường Vân bao kỷ niệm
    Những ngày theo mẹ học ôn thi
    Sớm khuya kinh kệ nương theo chúng
    Bát nhã thuộc làu trước đại bi.

    Đi dạo vườn chùa mô đất cao
    Bốn mùa cây trái tốt xinh sao
    Bồ quân khế ngọt cùng cam quít
    Tha hồ vơ vét đựng đầy bao.

    Xuống đến chỗ ngồi dưới bóng cây
    Thầy còn cho bánh quà đơm đầy
    Mâm bổng dân cúng nơi bàn Phật
    “Con hãy nhận quà của Phật đây.”

    Thầy lại trao cho Kinh Pháp Hoa
    Bản kinh Việt dịch mới in ra
    “Chứng minh Hòa thượng” câu đề tặng
    Thầy dậy con về ráng đọc qua.

    Thầy bố thí quà ăn học thi
    “Cái chi ta cũng dành cho mi
    Mà mi không chịu tu, mi chết.”
    Nhớ mãi lời thầy dậy những khi.
    02. 7.2003

    Mai đây cuộc thế vô thường
    Thầy là sao sáng soi đường con đi
    Huyễn thân mộng trạch sá gì
    Bước chân đồng tử trên kỳ tái lai.
    1984
    (Chép theo bản của Ninh Giang Thu Cúc, tập san Chánh Pháp.)

    Người ta ít nhắc đến chuyện ni sư Trí Hải đã ở tù cộng sản trong hơn bốn năm vì những hoạt động liên hệ tới các Thượng tọa Trí Siêu Lê Mạnh Thát và Tuệ Sỹ Phạm Văn Thương. Hai ông này kẻ thì bị lên án tử hình, người thì bị chung thân rồi qua những phản đối của dư luận quốc tế, nhất là Hội Ân Xá và Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại nằm trong Văn Bút Thế Giới, mấy bản án nặng nề ấy đã phải giảm dần, và thu ngắn.

    Trong thời gian vừa tham gia các công tác cứu tế xã hội vừa dịch thuật, sáng tác, Trí Hải đã cho xuất bản các tác phẩm chính sau đây:

    – Câu Chuyện Dòng Sông, dịch Herman Hesse, Lá Bối, 1965.
    – Con Đường Thoát Khổ, dịch W. Rahula, Ban Tu Thư Vạn Hạnh, 1966.
    – Huyền Trang, Nhà Chiêm Bái và Học giả, Vạn Hạnh, 1966.
    – Bắt Trẻ Đồng Xanh, dịch D. Salinger, Thanh Hiên 1967, Nhã Nam 2008.
    – Gandhi Tự Truyện, dịch Gandhi, Võ Tánh, 1971.
    – Câu Chuyện Triết Học, dịch cùng Bửu Đích, Will Durant, Viện Đại Học Vạn Hạnh.
    – Thanh Tịnh Đạo, dịch B. Buddhaghosa.
    – Tư Tưởng Phật Học, dịch W. Rahula, Vạn Hạnh, 1974.
    – Giải Thoát Trong Lòng Tay, Thanh Văn xuất bản.
    – Đường Vào Nội Tâm, dịch, 1993.
    – Tạng Thư Sống Chết, dịch The Tibetan Book of Living and Dying của S. Rinpoche, 1996.
    – Ngọa Bệnh Ca, thơ, Tuệ Dung xuất bản, 2003.
    – Tâm Bất Sinh, dịch Bankei, Thanh Văn hải ngoại xuất bản, 1995, Hoa Đàm tái bản 2005.
    – Kinh Pháp Hoa.

    Người viết bài may mắn có một tập thơ nhan đề Ngọa Bệnh Ca do nhà văn Trí Hải sáng tác các tháng đầu năm 2003, khoảng 9 tháng trước khi “rời chiếc xe thể xác” trên đường lưu chuyển tự nguyện đi cứu tế xã hội, lúc từ Phan Thiết về Sài gòn, ở thế 66 năm. Tập thơ do ni sư Tuệ Dung dàn trang và in ra bằng máy vi tính, dày 250 trang, với non 200 bài thơ ngắn dài. Xin trích dẫn vài bài, chúng ta cùng đọc để tưởng niệm một nhà văn nữ, một nhà Phật học, một dịch giả trong sáng, tự nhiên và tài trí của Văn học Việt Nam:

    SỐNG CHẾT
    Sống trong hơi thở vào
    Chết cùng với hơi ra
    Ngày đêm liên tục chuyển
    Kiếp số như hằng sa.

    Hít vào, ta còn đó
    Thở ra, đã hết ta
    Ta hòa cùng với gió
    Thành vũ trụ bao la.

    Ta như làn sóng nhỏ
    Giữa đại dương cuộc đời
    Sóng có khi còn mất
    Biển cả không đầy vơi.
    (Trí Hải, Ngọa Bệnh Ca, tr. 23)

    Viên Linh
    (Khởi Hành số 207-208, March-April 2014)

    Viên Linh
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticlePháp Hoan dịch Việt: 1-Tháng Chín-1939
    Next Article HT Thích Nguyên Lý: Cảm niệm và Lời trình bạch kính dâng Đức Đệ Ngũ Tăng Thống

    Bài viết liên quan

    Vĩnh Hảo: Lửa tam muội

    05/06/2023

    Tiểu Lục Thần Phong: Vài điều căn bản

    27/05/2023

    Tuệ Sỹ: Ngày mai tìm bóng tử thần mà yêu

    15/05/2023
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Thích Tâm Nhãn: Mùa an cư – Nguồn gốc nghi thức cúng Quá đường và giá trị tu tập tâm linh

    06/06/2023

    Nguyệt san Chánh Pháp số 139 | tháng 06.2023

    05/06/2023

    Vĩnh Hảo: Lửa tam muội

    05/06/2023

    Nguyên Giác: Mừng Phật Đản, nghĩ về Thiền Tông

    05/06/2023

    Tỷ kheo Thích Thái Hòa: Cảm niệm Phật Đản – Phật lịch 2567

    31/05/2023

    Trang tưởng niệm Huynh trưởng Nguyên Tín Nguyễn Châu, Vụ trưởng GĐPT Vụ

    30/05/2023

    Thanh Nguyễn: Nhật ký một Phật tử [P2]

    30/05/2023

    HT Thích Phước An: Nhớ lại 60 năm – Hòa thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân

    29/05/2023

    GHPGVNTN: Thông Điệp Phật Đản PL 2567

    27/05/2023

    Tâm Minh Ngô Tằng Giao: Cuộc đời Đức Phật Thích Ca

    27/05/2023
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Phật Giáo Úc Châu

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Thư Viện Hoa Sen

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2023, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version