Close Menu
Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest YouTube
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc
    Facebook X (Twitter) Instagram YouTube
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    • PHẬT HỌC
      • Đức Phật
        • Thánh đản
        • Thành đạo
      • Phật học phổ thông
      • Nghiên cứu
      • Giảng luận
      • Pháp thoại
      • Ứng dụng
      • Trích dẫn Phật pháp
    • KINH – LUẬT – LUẬN
      • Kinh
        • Giới thiệu kinh
        • Giảng giải
      • Luật
        • Luật học
      • Luận
    • PHẬT GIÁO VIỆT NAM
      • Lịch sử
      • Nhân vật
        • Chư Tôn đức
        • Cư sĩ hữu công
        • Tiểu sử
      • Sự kiện
      • Tưởng niệm
    • CHUYÊN ĐỀ
      • Dân tộc
      • Giáo dục
      • Khoa học
      • Xã hội
      • Triết học
      • Biên khảo
      • Phật giáo thế giới
      • Nhìn ra thế giới
      • Chuyên mục khác
    • TUỔI TRẺ
      • Đời sống
      • Hành trang
      • Gia đình Phật tử
    • VĂN HÓA
      • Xuân Vạn Hạnh
      • Quán Thế Âm
      • Kiết hạ
      • Vu Lan
      • Nghi lễ – Phong tục
      • Mỹ thuật – Kiến trúc
      • Âm nhạc
    • VĂN HỌC
      • Văn
      • Thơ
      • Truyện
      • Tùy bút
      • Phê bình
      • Giới thiệu – Điểm sách
    • PHẬT SỰ
      • Tin tức
    • THƯ VIỆN
      • Báo chí
        • Kỷ yếu
        • Tạp chí
        • Tập san
      • Sách
      • Tham luận
      • Luận văn
      • Tư liệu
      • Media
        • Audio – MP3
        • Video Clips
      • Hình ảnh
    • NGOẠI VĂN
      • General Buddhist Studies
      • Buddhism with Youth
      • Buddhist Education
      • Buddhist History
      • Buddhist Culture
      • Buddhist Literature
      • Buddhist Sociology
    Thư viện Phật ViệtThư viện Phật Việt
    Trang chủ » Vĩnh Hảo: Đọc thơ Nguyễn Mạnh Trinh

    Vĩnh Hảo: Đọc thơ Nguyễn Mạnh Trinh

    28/08/20218 Mins Read
    ng manh trinh
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Thơ mới của Nguyễn Mạnh Trinh đọc lên, nghe như nhạc. Một loại nhạc buồn thấm thía. Một loại buồn rất đau. Nhất là bài này, giọng thơ thật trầm tĩnh, mà nỗi đau thì lạnh tê vào tận tim gan:

    Dặn Anh Khói Sóng

    Anh, rẽ thẳng ngôi em làn tóc xõa
    Không quanh co khuất khúc mối tình em
    Dù biển gió sẽ rối tung trăm ngả
    Anh vuốt ve cho giấc ngủ em mềm

    Anh, ru em lời ca dao mật ngọt
    Cho em quên cơn khát biển nhọc nhằn
    Nhìn thẳng mắt em chân trời hy vọng
    Cho mênh mông anh trán phẳng vết nhăn

    Anh, vuốt khẽ cho em tà áo mộng
    Khép sau lưng tia nắng đẹp phố phường
    Ô kìa anh tung tăng đôi bướm đẹp
    Ðang nô đùa bãi cỏ biếc quê hương

    Anh đọc nhỏ thơ anh lời dưới mộ
    Có phải em đang dần rã xác thân
    Có phải đang bập bềnh muôn khói sóng
    Ðường hải hành trăm lối dạt phân vân

    Anh, hãy hôn em bờ môi vời vợi
    Ấm vòng tay tà áo đẹp em đan
    Ðợt phiêu bạt gió bên trời tiếng gọi
    Ơi nụ cười sao đau xót vô vàn

    Anh, em đã vùi trong lòng biển thẳm
    Vèo cánh chim qua nhịp sóng đoạn trường
    Rêu xanh sẽ muôn đời xây nấm mộ
    Trái tim không ngưng nhịp đập quê hương.

    Lãng mạn. Chung tình. Nỗi nhớ và niềm đau, thoáng hiện, thoáng ẩn. Rất nhẹ nhàng, thi vị.

    Thấp Thoáng Bóng Một Người

    Nghe thoang thoảng từng bài thơ anh viết
    Hương một người nồng mái tóc thân quen
    Nhớ man mác rong rêu sân Thành Nội
    Mùi hoa quỳnh trong nỗi nhớ lênh đênh

    Gió phớt nhẹ nắng bên thềm ríu rít
    Sầu vu vơ từng phiến dấu gót chân
    Ngọn cỏ non e dè môi mật ngọt
    Nghe chiều về chầm chậm đến, phân vân

    Bỗng trời mưa hình như đang gợi nhớ
    Mù lê thê buồn mấy nhánh sông đời
    Tóc ai bay xõa trăm miền ngóng đợi
    Qua chuyến đò soi bóng nước mù khơi.

    Em còn giữ màu áo vàng tôn nữ
    Lụa trinh nguyên áo mỏng khép hồn thơ
    Hồng chút nhớ phảng phất chiều sương khói
    Như nụ cười vỡ vụn nét ngu ngơ

    Dáng em nhẹ buổi sáng trường vôi tím
    Bài học vui như một chút ân cần
    Tà áo bay quấn bàn chân quyến luyến
    Như gió trời hôn nhẹ những bàn chân

    Có tiếng hát vọng đáy hồn miên viễn
    Trên môi cười trong giấc nhớ khôn nguôi
    Mùa xuân đến xin cành hoa quỳnh nở
    Trong nhịp đàn thấp thoáng bóng một người.

    Tự gẫm thân phận mình, có vẻ như loài sâu mọn. Ðây không đơn giản như những lời than thở mà kỳ thực là một tra vấn sâu xa ý nghĩa cuộc đời và về sự tồn hữu của mình. Tra vấn ấy làm cho con sâu mọn có thể tồn tại và có thể vươn lên được.

    Chỗ Ẩn Của Loài Sâu

    Chiều bước khẽ trên ngõ về của gió
    Thập tự buồn tay phất phới hạt mưa
    Ðầy lá úa nẻo vô cùng đã lỡ
    Môi đằm đằm sương khói chốn rừng xưa

    Ở một chỗ ai cũng hèn như cỏ
    Thân sâu đo đếm mãi lối chông gai
    Lửa trời nung óc người loang dấu đỏ
    Dốc lầy thêm gót mỏi đỡ thân gầy

    Giông bão đập nhát roi đời quạnh quẽ
    Môi tả tơi bầm tím một hồn sầu
    Cây ngả nghiêng vắng bặt loài chim sẻ
    Mắt ngại ngùng nhìn đêm tối về mau

    Ở một chỗ ai cũng buồn như lá
    Dẫm dòn tan tiếng vỡ bóng trời xa
    Lán tranh thấp náu nương hình tượng lạ
    Ta về đâu mây xuống giữa đời qua.

    Ðôi khi say tràn như một gã bất đắc chí. Lời thơ ngã nghiêng theo hồn sầu. Lưỡi gươm không vung được thì vung cả túi thơ, ném vào những chiếc mặt nạ trơ lì. Lạc lõng giữa chốn phù hoa. Sầu dâng ngút ngàn mà không rơi lấy một giọt lệ. Thơ anh là như thế. Ðau niềm đau thật dữ tợn, mà khô khốc làm sao ấy. Chỉ thấy lửa sầu bốc, miệng đắng, môi khô, môi lạnh, hiếm niềm vui và không nụ cười, chứ không thấy khóc. Gã thơ nầy, tuy say, tuy sầu, tuy lạc lõng, ngơ ngác, mà hạo khí vẫn ngất trời.

    Bài Thơ Cuối Năm

    Năm hết một mình ngất ngưởng say
    Chiều sương hơi núi lạnh môi đời
    Chân chồn bước lạc vào hoang lộ
    Cửa đóng mộng đời trai thoáng bay

    Ta đếm đời ta hiếm nét vui
    Chiều thiêu nắng lửa sáng sương đầy
    Quanh ta đá tảng sầu vương nặng
    Phố cũ tìm quên bóng áo ai

    Ta vẫn bậm môi tiếng thở thầm
    Bạn bè ôi đầy đọa chung thân
    Xó rừng hiu hắt đời bóng lặn
    Xa thẳm cỏ sầu lối phân vân

    Ta muốn ngâm thơ như tráng sĩ
    Vung gươm miệng hát đời biên cương
    Thế nhân đầy dẫy phường mắt trắng
    Phù thế thân tàn giấc mộng hoang

    Hắt chén về nam chờ đêm hết
    Ngày đang hửng nắng xuống phương nào
    Ta thân đất trích sầu chắn lối
    Quê nhà ai đợi dưới hàng cau?

    Ta nốc hơi men đầy miệng đắng
    Lửa sầu bốc ngọn ngả nghiêng đời
    Ðêm ba mươi tết sầu chắn lối
    Tìm thử quê nhà lửa biếc soi

    Mộng vẫn còn lưng trong cốc nhớ
    Men bốc hoang sơ một cõi người
    Mới hay ngơ ngác chiều phố chợ
    Mỏi mắt không ra một nụ cười.

    Tìm không ra nổi nụ cười của người khác, hay là chính mình không cười nổi? Có lẽ cả hai. Có chăng là nụ cười gượng, nụ cười tái tê, không còn gì để nói.

    Riêng Một Chút Tình Cờ

    Thì thôi còn lại nụ cười
    Cây khô ngọn vẩy cành vời mộng nhau
    Xa người tưởng đã ngàn sau
    Sao ngơ ngác vẫn nỗi sầu chưa phai
    Xứ người lạnh bủa đôi vai
    Nhìn nhau mặt lạ thở dài bỗng nghe

    Thì thôi đã lỡ ngõ về
    Áo trưa hè trắng hàng me thuở nào
    Gió cuồng vút khoảng trời cao
    Yêu người lộng cánh chim chao chập chùng
    Một khuôn đá tảng lạnh lùng
    Dấu muôn lượng sóng bão bùng vết đau

    Thì thôi chẳng đủ trầu cau
    Người mang kỷ niệm dãi dầu tuổi vui
    Tiếng đàn rớt xuống ngậm ngùi
    Khoé nhăn mắt đỏ dập vùi cõi sâu
    Bởi sông ai gẫy nhịp cầu
    Ba năm thoảng mặt nước cau ngỡ ngàng

    Thì thôi, thư cũ ố vàng
    Phận riêng con nước bàng hoàng mùa trăng
    Ðủ rồi, giọng nói giá băng
    Sao run tay những hằng hằng nhịp tim
    Chào ông, vẳng cõi lặng im
    Mũi dao đỏ ngọn máu chìm nhớ ai
    Chào ông, phải tiếng gió lay
    Hay muôn kỷ vật đong đầy, náu quanh
    Lạ rồi mượt sợi tóc xanh
    Chào bà, thoảng một âm thanh, cũng đành.

    [divider style=”normal” top=”20″ bottom=”20″]

    [author title=”Nguyễn Mạnh Trinh (1949-2021)” image=”https://thuvienphatviet.com/wp-content/uploads/2021/08/nguyen-manh-trinh-2.jpg”]

    Nguyễn Mạnh Trinh sinh năm 1949 tại Hà Nội, lớn lên ở miền Nam. Năm 1969, ông tình nguyện gia nhập quân đội Việt Nam Cộng hòa, phục vụ tại Không đoàn 60 Bảo trì tiếp liệu thuộc Sư đoàn 6 Không quân Pleiku từ khi thành lập đơn vị nầy vào những năm 1971 cho đến ngày tàn cuộc chiến.

    Sau biến cố 1975, ông tị nạn tại Hoa Kỳ và bắt đầu dấn thân vào những sinh hoạt văn học nghệ thuật tại tiểu bang California. Ngoài viết văn và làm thơ, ông thường viết những nhận định văn học liên quan đến tác phẩm của những tác giả nổi danh như Xuân Vũ, Trần Văn Minh, Dương Hùng Cường, Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, Vũ Hữu Định, Quang Dũng, Phạm Đình Chương, Phạm Công Thiện, Tô Thùy Yên, Kim Tuấn, Du Tử Lê… Những bài viết của ông xuất hiện trên hầu hết các tạp chí văn học tại hải ngoại.

    Ông chủ trương tủ sách tác giả tác phẩm Đời và là thành viên trong nhóm chủ trương Hợp Lưu – Hoa Kỳ. Hiện nay, Nguyễn Mạnh Trinh cùng với Nhã Lan chủ trương chương trình “Tản Mạn Văn Học” trên đài phát thanh Little Saigon mỗi sáng thứ bảy, được đông đảo người Việt tại California theo dõi.

    Tác phẩm đã xuất bản:

    • Thơ Nguyễn Mạnh Trinh (Người Việt, 1985)
    • Tập truyện Hai Mươi Ba Người Viết Sau 1975 (Biên tập cùng Trịnh Y Thư, Văn Nghệ Hoa Kỳ, 1989)
    • Rì Rào Sóng Vỗ – tập truyện ngắn
    • Tạp Ghi Văn Nghệ

    (Nguồn: Thica)

    [/author]

    Nguyễn Mạnh Trinh Vĩnh Hảo
    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Previous ArticleBhikkhu Bodhi | Nguyên Giác dịch: Hướng về ngưỡng cửa hiểu biết
    Next Article Thích Nữ Thuần Tuệ & Tâm Thường Định: Lãnh đạo trong Chánh Niệm – 5 Nghệ thuật lãnh đạo cho hàng Huynh Trưởng

    Bài viết liên quan

    Tâm Huy Huỳnh Kim Quang: Xưng tán Ân Sư, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

    02/12/2023

    Tiểu Lục Thần Phong: 15 bài thơ dâng Thầy

    01/12/2023

    Từ Niệm: Người đi

    01/12/2023
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài mới

    Võ Quang Nhân: Khảo luận Nālandā: Truyền Thừa, Truyền Nhân và Giáo Pháp (PDF)

    02/12/2023

    Tâm Huy Huỳnh Kim Quang: Xưng tán Ân Sư, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

    02/12/2023

    Điện Phân Ưu về sự viên tịch của Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ

    01/12/2023

    Nguyệt san Chánh Pháp số 145 | tháng 12.2023

    01/12/2023

    Tiểu Lục Thần Phong: 15 bài thơ dâng Thầy

    01/12/2023

    Từ Niệm: Người đi

    01/12/2023

    Hội Thân Hữu Già Lam: Điện thư phân ưu Tang lễ Trưởng lão HT Thích Tuệ Sỹ

    29/11/2023

    Thích Nguyên Hiền: Kính dâng Tuệ Sỹ Thượng Nhân

    29/11/2023

    Thích Thanh Thắng: Tuệ Sỹ – Thượng sĩ, Thầy ơi!

    29/11/2023

    Thị Nghĩa Trần Trung Đạo: Ôn ra đi để lại nụ cười

    29/11/2023
    Mạng xã hội
    • Facebook
    • Twitter
    • Pinterest
    • Instagram
    • YouTube
    • Soundcloud
    Website Phật giáo

    Hội Đồng Hoằng Pháp | GHPGVNTN

    Phật Giáo Úc Châu

    Viên Giác Pagoda

    Quảng Ðức Homepage

    Thư Viện Hoa Sen

    Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam

    Làng Mai

    Hoa Vô Ưu

    Hương Tích Phật Việt

    GÐPT/VN Trên Thế Giới

    GÐPT Việt Nam

    Sen Trắng | Đạo tràng Lam viên bốn phương

    © Copyright 2023, ThuVienPhatViet.Com. All Rights Reserved
    • Mục đích & Chủ trương
    • Tác giả
    • Liên lạc

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version